Đỉnh núi nào là ‘nóc nhà’ của Đà Lạt?

0
87

Cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) về phía bắc, đỉnh núi này là điểm đến thu hút du khách bởi sở hữu tầm view đẹp.

Da Lat anh 1

1. Đỉnh núi nào được ví là “nóc nhà” của Đà Lạt?

  • Lang Biang
  • Pinhatt
  • Đại Bình

Ở độ cao hơn 2.100 m, đỉnh Lang Biang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt. Ngọn núi này thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 12 km về phía bắc. Nơi đây được ví như biểu tượng văn hóa quan trọng của vùng đất cao nguyên sương mù, thu hút du khách mọi nơi. Ảnh: _nga_dtn.

Da Lat anh 2

2. Tên gọi của ngọn núi này thường được giải thích thế nào?

  • Huyền thoại tình mẹ con giữa K’Lang và H’Biang
  • Huyền thoại tình huynh muội giữa K’Lang và H’Biang
  • Huyền thoại tình yêu giữa chàng K’Lang và nàng H’Biang

Tên gọi Lang Biang thường được giải thích do ghép từ tên chàng K’Lang và nàng H’Biang, theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho với nhiều dị bản khác nhau. Vì mâu thuẫn giữa các bộ tộc, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tạo nên huyền thoại lãng mạn, bi thương nổi tiếng. Ảnh: Lopinanadya.

Da Lat anh 3

3. Địa điểm nào ở Đà Lạt có thiết kế cách điệu của đỉnh núi Lang Biang?

  • Phân viện sinh học Đà Lạt
  • Ga Đà Lạt
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Nằm ở phường 10, cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) 5 km, ga Đà Lạt được xem là nhà ga tàu hỏa cổ đẹp nhất Việt Nam và khu vực Đông Dương. Tòa nhà chính của ga có phong cách kiến trúc độc đáo với ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Lang Biang và nhà rông Tây Nguyên. Chóp trung tâm vẽ mặt đồng hồ to ghi lại thời gian bác sĩ Yersin phát hiện ra Đà Lạt.

Da Lat anh 4

4. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm nào?

  • 2015
  • 2014
  • 2013

Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang là khu dự trữ sinh quyển thứ 9 của Việt Nam được UNESCO công nhận (9/5/2015). Nơi đây đặc trưng bởi sự đa dạng, phong phú trong thảm thực vật, với khoảng 1.940 loài thực vật khác nhau. Ảnh: Limsy0808.

Da Lat anh 5

5. Thời tiết ở Đà Lạt thường chia thành mấy mùa trong ngày?

  • 4 mùa trong một ngày
  • 3 mùa trong một ngày
  • 2 mùa trong một ngày

Do nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu Đà Lạt ôn hòa mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở Đà Lạt thường có 4 mùa trong ngày: Sáng sớm là thời tiết của mùa xuân, buổi trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu, và đêm là mùa đông. Nhiệt độ trung bình cả năm là 17-19 độ C nên bạn có thể tới Đà Lạt du lịch vào bất kỳ thời điểm nào. Ảnh: Bùi Huy Tưởng.

Da Lat anh 6

6. Ngày nay Đà Lạt được mệnh danh là gì?

  • Thành phố mù sương, thành phố buồn, tiểu Paris
  • Thành phố tình yêu, xứ hoa anh đào, xứ sở ánh sáng
  • Cả 2 đáp án trên

Đà Lạt ngày nay có nhiều tên gọi, nổi bật trong số đó là “thành phố buồn”, “thành phố mù sương”, “thành phố tình yêu”, “xứ hoa anh đào” hay “tiểu Paris”… Tất cả những tên gọi này đều rất thơ mộng và lãng mạn, mang theo sự yêu mến của mọi người về Đà Lạt. Ảnh: Thuần Võ.

Da Lat anh 7

7. Quảng trường lớn ở trung tâm TP Đà Lạt có tên là gì?

  • Quảng trường Xuân Hương
  • Quảng trường Lang Biang
  • Quảng trường Lâm Viên

Quảng trường Lâm Viên có diện tích hơn 7.200 m2, nằm cạnh hồ Xuân Hương, “trái tim” của TP Đà Lạt. Khuôn viên quảng trường là các công trình kiến trúc đặc sắc, trung tâm thương mại, sân khấu, quán cà phê, đài phun nước… phục vụ du khách vui chơi, ngắm cảnh. Ảnh: Quang Ngọc.

Nguồn: News.zing.vn

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn