DMZ – khu bảo tồn ‘bất đắc dĩ’ trên bán đảo Triều Tiên

0
DMZ – khu bảo tồn ‘bất đắc dĩ’ trên bán đảo Triều Tiên

Nằm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, khu vực phi quân sự DMZ là khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo được bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới.

David Guttenfelder, một nhà báo đã tới Triều Tiên hơn 40 lần, cho biết: “Người Hàn Quốc và người Triều Tiên không đi quá biên giới – chỉ có một người như tôi có thể đi đến hai quốc gia và thực sự thấy rõ quan điểm của từng bên”.

DMZ nhìn từ phía Hàn Quốc (trái) và Triều Tiên. Ảnh: David Guttenfelder.

Theo Guttenfelder nói, Triều Tiên và Hàn Quốc đều tuyên bố nước còn lại bắt đầu chiến tranh. Họ sử dụng DMZ để phát thanh tuyên truyền. Nhiều người Hàn Quốc coi DMZ là nơi để các gia đình đi thăm các đài tưởng niệm và buộc ruy băng kèm những lời nhắn lên hàng rào, mong muốn người thân phía bên kia biên giới sẽ có ngày đọc được. “DMZ không chỉ là một đường biên giới, nó mang tính biểu trưng rất lớn, về cả mặt tích cực và tiêu cực”, Guttenfelder nói.

Vùng đất bất đắc dĩ bị cô lập

Hàng trăm nghìn lính trang bị vũ khí hạng nặng được phân chia trong khu vực xung quanh DMZ, nhưng hầu như khu vực này được giữ nguyên kể từ khi hiệp định đình chiến được ký kết. 

Trải qua 60 năm, mưa gió đã xóa nhòa dấu vết chiến tranh tại DMZ, những bông hoa dại nở bung trên mảnh đất mà bao người lính đã ngã xuống. Rừng và núi bị tàn phá trong cuộc chiến dần dần được tái sinh khi không bị con người tác động, tạo ra một trong những khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo nhất trên trái đất. Khoảng 3.500 loài thực vật, động vật, trong đó hơn 80 loài nguy cấp và được bảo vệ đang trú ngụ tại khu phi quân sự DMZ và Khu kiểm soát dân sự CCZ.

dmz-khu-bao-ton-bat-dac-di-tren-ban-dao-trieu-tien-3

Du khách dùng ống nhòm nhìn sang Triều Tiên từ khu phi quân sự DMZ tại Hàn Quốc. Ảnh: David Guttenfelder.

Triều Tiên và Hàn Quốc tiếp tục trải qua nhiều thời kỳ căng thẳng, nhưng một số người tin rằng mục tiêu bảo tồn chung sẽ thúc đẩy các hoạt động chuyển dịch liên biên giới, thông qua du lịch sinh thái. Năm 1998, dự án Khu du lịch núi Geumgang đã đưa gần 2 triệu khách du lịch Hàn Quốc đến vùng núi của Triều Tiên trong suốt một thập kỷ.

Walter Keats, chủ tịch của Asia Pacific Travel, tiết lộ về sự chia cắt trên bán đảo liên Triều: “Có những người không hề biết tin tức hoặc nhìn thấy gia đình, họ hàng ở Triều Tiên trong 50 năm. Những người này tranh thủ đến những khu du lịch nằm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên để tới gần người thân hơn”.

Nhưng dưới sự canh phòng cẩn thận của quân đội hai bên, rất ít người từ hai miền bán đảo Triều Tiên được đoàn tụ với các thành viên trong gia đình.

Trong năm 2008, lính Triều Tiên bắn chết một khách du lịch Hàn Quốc vượt qua ranh giới, căng thẳng nhanh chóng leo thang tại khu vực biên giới giữa hai nước chỉ trong vài ngày. Quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng xấu đi kể từ đó.

Mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên hiện là đề tài chính xuất hiện trong nhiều cuộc đối thoại quốc tế. Những nỗ lực nhằm dùng ​​du lịch để cải thiện tình hình chính trị giữa quốc này với Hàn Quốc gần như chấm dứt.

dmz-khu-bao-ton-bat-dac-di-tren-ban-dao-trieu-tien-4

Nhiều du khách phương Tây lựa chọn khu phi quân sự DMZ là một trong những điểm đến phải ghé thăm khi tới Hàn Quốc. Ảnh: David Guttenfelder.

Du lịch là con đường dẫn tới hòa bình

Mặc dù sự tương tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên không đáng kể, một số cho rằng du lịch vẫn có thể có ảnh hưởng tích cực, đặc biệt là tại Triều Tiên.

Ông Keats nói: “Do không có bất cứ phương tiện thông tin liên lạc nào với bên ngoài, thật khó để người Triều Tiên có ấn tượng tích cực về phần còn lại của thế giới”.

Theo Keats, phần lớn công dân Triều Tiên vẫn nghĩ người Mỹ đã bắt đầu chiến tranh. Một số ít tiếp xúc với người nước ngoài có thể mang tư tưởng xây dựng hòa bình về lâu dài.

Nhưng khả năng này cũng giảm dần. Kể từ ngày 1/9, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấm công dân đến Triều Tiên. Mới đây, một quan chức Nhà Trắng cũng thông báo rằng Tổng thống Donald Trump sẽ bỏ qua chuyến thăm DMZ trong đợt công du châu Á tháng 11.

Keats nhận định du khách nên ghé thăm DMZ, cũng như họ nên đến Hiroshima, bảo tàng Holocaust và trại tập trung Auschwitz để chứng kiến ​​những gì con người gây ra trong chiến tranh.

Vùng biên giới trên bán đảo Triều Tiên hút khách giữa căng thẳng/Vùng biên giới căng thẳng trong mắt

 
 
Vùng biên giới trên bán đảo Triều Tiên hút khách giữa căng thẳng/Vùng biên giới căng thẳng trong mắt

Binh sĩ Triều Tiên chụp ảnh du khách tại khu phi quân sự DMZ. Video: Pitufomx.

Trải dài hơn 240 km dọc theo vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên, Khu phi quân sự DMZ là một trong những biên giới được canh gác nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Đây cũng được coi là di tích sống động của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời là một điểm thu hút khách du lịch.

Năm 1945, khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên bang Xô Viết đã chia rẽ bán đảo Triều Tiên ở vĩ tuyến 38. Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nhanh chóng leo thang vào cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài ba năm, khiến 5 triệu binh sĩ và dân thường thiệt mạng.

Ngày 27/7/1953, DMZ được thành lập như là một phần trong hiệp định đình chiến giữa Triều Tiên, quân tình nguyện Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, hiệp ước hòa bình chưa bao giờ được ký.

Ngày nay du khách có thể đến thăm khu phi quân sự khi tới Triều Tiên hoặc Hàn Quốc.

Theo National Geographic

Nguồn: Vnexpress.net