Độc đáo nhà cổ 244 tuổi hút khách bậc nhất Hội An

0
Độc đáo nhà cổ 244 tuổi hút khách bậc nhất Hội An

Sở hữu không gian kiến trúc ấn tượng có 1-0-2 và là điểm đến thu hút du khách bậc nhất ở Hội An, nhà cổ Phùng Hưng được bảo tồn nguyên trạng dù đã 244 tuổi.

Nhà cổ Phùng Hưng có dạng hình ống, 2 tầng, với mặt tiền rộng rãi, nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Hội An), kế bên Chùa Cầu. 

Công trình này được một thương nhân người Việt xây dựng năm 1780. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng, cũng là tên hiệu buôn, mang ý nghĩa là hưng thịnh, làm ăn phát đạt.

Thời xưa, ngôi nhà là nơi kinh doanh các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối cùng lụa tơ tằm, gốm sứ, thủy tinh,… Chủ nhân hiện tại là con cháu đời thứ 8, đang sinh sống và bảo tồn nhà cổ.

Kiến trúc của ngôi nhà là sự kết hợp của 3 nền văn hóa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.

Ban công và cửa đậm màu sắc Trung Quốc. Mái nhà giữa được thiết kế theo kiểu “tứ hải”, mang ý nghĩa bốn bể một nhà theo truyền thống người Nhật xưa. Sườn gỗ, xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau theo kiểu Việt Nam.

Đặc biệt, toàn bộ 80 cột chèo đều làm bằng gỗ lim và được đặt trên chân đá cực kì vững chãi. Nhiều dầm, xà gỗ được chạm trổ công phu, tinh xảo.

Nhà cổ Phùng Hưng được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

Một số hình ảnh về ngôi nhà cổ nổi tiếng ở Hội An:

W-Anh 16 gigapixel low resolution v2 4x.jpeg
Nhà cổ Phùng Hưng nổi bật với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm màu sắc và dấu ấn Á Đông

W-2024_12_08_11_11_IMG_3235 gigapixel standard v2 6x 2.jpeg
Phía trên cửa chính có 2 mắt cửa (thần môn). Mắt cửa vừa là vật trang trí, vừa mang yếu tố tâm linh canh giữ cho ngôi nhà, tránh điều xấu

W-Anh 3.jpeg
Khung nhà và sàn được làm từ gỗ lim và mít, tường hồi xây gạch và mái lợp ngói âm dương

W-2024_12_08_12_20_IMG_3277 gigapixel standard v2 4x faceai.jpeg
Phòng khách khá rộng và có một bộ bàn ghế khảm xà cừ tuổi đời hơn 200 năm. Tường nhà được trang trí bằng nhiều bức chạm trổ tinh tế

W-Anh 5.jpg
Đi vào gian bên trong phải qua một cửa giữa, phía trên có bức hoành phi “Thế Đức Lưu Quang”, nghĩa là đức hạnh của tổ tiên lưu truyền tỏa sáng. Hai bên cửa là cặp câu đối cổ.

W-Anh 6.jpeg
Tại đây có một ô cửa vuông (cửa sập) thông tầng 1 với tầng 2, dùng để chuyển hàng lên trên tầng khi có lũ lụt

W-Anh 7.jpeg
Đây cũng là di tích về nghệ thuật kiến trúc và lối sống của tầng lớp thương nhân Hội An xưa, đồng thời là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa ở Hội An thời còn là thương cảng phồn thịnh

W-Anh 8.jpeg
Gian trong cùng là nơi ở của người nhà. Trong trận lũ lịch sử năm 1964, nơi đây trở thành chỗ trú ẩn an toàn cho khoảng 100 người dân suốt 3 ngày đêm

W-Anh 9.jpeg
Gian ngoài của tầng 2 là nơi thờ cúng và sinh hoạt của gia đình

W-Anh 10 gigapixel standard v2 6x.jpeg
Cửa ra hiên ở tầng 2 được làm theo lối thượng song hạ bản, phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín, mang đến sự kín đáo mà vẫn thông thoáng

W-Anh 11.jpeg
Ngôi nhà sở hữu vị trí “mặt tiền” đắc địa, nằm cạnh Chùa Cầu

W-Anh 12.jpg
Bộ phận đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép, mang ý nghĩa thịnh vượng, quyền lực và may mắn

W-Anh 13.jpg
Trải qua bao thăng trầm, đến nay ngôi nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các đường nét kiến trúc, nội thất

W-Anh 14.jpeg
Bên trong nhà còn lưu giữ nhiều đồ vật từng được các thế hệ của gia đình sử dụng

W-Anh 15.jpeg
Nhà cổ Phùng Hưng là một trong những điểm đến đặc sắc mà du khách không thể bỏ qua khi ghé Hội An

Nguồn: Vietnamnet.vn