Du khách chịu rét đi leo núi, check-in vùng băng giá phủ trắng xóa ở Lào Cai

0
Du khách chịu rét đi leo núi, check-in vùng băng giá phủ trắng xóa ở Lào Cai

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, nhiều đỉnh núi cao ở vùng núi phía Bắc như Lảo Thẩn, Kỳ Quan San (Lào Cai), Phja Oắc (Cao Bằng),… xuất hiện băng giá, thu hút nhiều du khách tới trekking, chiêm ngưỡng.

Từng chiêm ngưỡng khung cảnh băng giá phủ trắng xóa ở đèo Ô Quy Hồ và đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vài năm trước, anh Nguyễn Trọng Cung (ở Thái Bình) may mắn tiếp tục săn băng thành công ở đỉnh Lảo Thẩn (cao 2.860m, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vào ngày 11/1 vừa qua, nhờ theo dõi tình hình thời tiết kỹ lưỡng.

“Khi thấy thông tin về đợt không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc, tôi quyết định dành 2 ngày nghỉ cuối tuần để tới Lào Cai săn băng. May mắn, tôi lại được trải nghiệm hiện tượng thời tiết độc đáo này thêm lần nữa và chụp được những bức ảnh về khoảnh khắc kỳ thú của tạo hóa, thiên nhiên”, anh Cung chia sẻ.

Anh Cung cùng vợ chinh phục đỉnh Lảo Thẩn trong ngày băng giá xuất hiện tại đây. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Vốn có kinh nghiệm leo núi nhiều lần, anh Cung không gặp nhiều trở ngại trong việc chinh phục đỉnh Lảo Thẩn vào ngày rét đậm, có băng.

Theo anh, rào cản duy nhất là nhiệt độ giảm sâu khiến cơ thể bị lạnh cóng, chân tay tê buốt.

Du khách muốn săn băng thành công nên xuất phát sớm vì băng giá không kéo dài cả ngày. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Để săn băng trên đỉnh Lảo Thẩn, anh Cung di chuyển từ Sa Pa tới Y Tý bằng xe khách trong 3 tiếng. Sau đó, anh tiếp tục đi bộ 2 giờ đồng hồ.

Thời điểm anh ghé thăm, nhiệt độ ở khu vực chỉ khoảng 4-5 độ C, băng đóng trên cành cây cả ngày không tan.

“Mặc dù trời rất lạnh, việc di chuyển có chút vất vả hơn nhưng bù lại, tôi được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp khác của đỉnh núi cao Việt Nam vào mùa đông”, nhiếp ảnh gia kiêm bác sĩ y học cổ truyền nói thêm.

Hình ảnh băng đọng ở ngọn cỏ, cành cây được nhiếp ảnh gia Thái Bình ghi lại trên đường chinh phục đỉnh Lảo Thẩn. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Tương tự anh Cung, Kiều Tùng Lâm (ở Hà Nội) cũng may mắn bắt gặp hiện tượng băng giá trong tour dẫn đoàn khách tới trải nghiệm đỉnh ở Kỳ Quan San (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

“Sau khi xem dự báo thời tiết, mình đoán đỉnh Kỳ Quan San sẽ xuất hiện băng giá nhưng không biết ở mức độ nào. May mắn là mình và đoàn khách được chiêm ngưỡng thời điểm băng đẹp nhất ở đây vì chỉ 1 ngày sau, băng đã tan hết”, Lâm kể.

Tùng Lâm (ngoài cùng bên trái) cùng nhóm khách check-in khu rừng đầy băng trên đỉnh núi Kỳ Quan San. Ảnh: Lam Steven

Nam hướng dẫn viên trẻ cho biết, khi băng giá xuất hiện, việc leo núi trở nên khó khăn hơn, nhất là sau khi băng tan, đường trơn trượt.

Điều quan trọng nhất dành cho du khách khi leo núi thời điểm này là phải đảm bảo giữ ấm tối đa cho cơ thể, ưu tiên dùng giày đế mềm, có độ bám tốt.

“Thời tiết lạnh sâu, du khách cần chuẩn bị đầy đủ khăn đa năng, găng tay, bịt tay, quần áo giữ nhiệt… Đặc biệt, bạn nên dùng áo mưa chuyên dụng để giữ nhiệt hiệu quả hơn”, Lâm cho hay.

Du khách ngỡ ngàng trước khung cảnh băng giá phủ trắng xóa ở Kỳ Quan San (Lào Cai). Nguồn: Dreamer Trekking

Dù việc leo núi trong điều kiện băng giá có khó khăn hơn nhưng 9X cùng nhóm du khách vẫn cảm thấy chuyến đi xứng đáng, vì được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh băng phủ trắng xóa, đẹp như pha lê trên những ngọn cỏ, cành cây.

“Gần đỉnh Kỳ Quan San có 1 khu vực được gọi dân dã là đồi bò (vì người địa phương thường chăn thả bò). Ở đây có 1 con đường băng tuyết khiến bất cứ ai đặt chân tới cũng phải thốt lên kinh ngạc rồi thích thú tận hưởng vẻ đẹp núi rừng vào mùa đông.

Đây thực sự là trải nghiệm thú vị, xen chút may mắn vì không phải ai, lúc nào cũng có thể bắt gặp hiện tượng băng giá thế này”, Lâm nói thêm.

đỉnh lảo thẩn 1.png
Hiện tượng băng giá ở miền núi phía Bắc thường xuất hiện vào cuối tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Du khách muốn săn băng thành công nên theo dõi sát dự báo thời tiết và chọn thời điểm có không khí lạnh tràn về. Ảnh: Lam Steven

Dự báo những ngày tới, không khí lạnh tăng cường tiếp tục hoạt động, khả năng xuất hiện băng giá hoặc sương muối ở vùng núi cao Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như: Sa Pa, Y Tý (Lào Cai); Phja Oắc (Cao Bằng); Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái)…

Theo gợi ý của 9X, du khách có thể chủ động lên kế hoạch đi săn băng, trang bị sẵn các vật dụng cần thiết để có trải nghiệm ấn tượng, đẹp chẳng kém nước ngoài mà không cần đi xa.

Từng chiêm ngưỡng khung cảnh băng giá phủ trắng xóa ở đèo Ô Quy Hồ và đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vài năm trước, anh Nguyễn Trọng Cung (ở Thái Bình) may mắn tiếp tục săn băng thành công ở đỉnh Lảo Thẩn (cao 2.860m, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vào ngày 11/1 vừa qua, nhờ theo dõi tình hình thời tiết kỹ lưỡng.

“Khi thấy thông tin về đợt không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc, tôi quyết định dành 2 ngày nghỉ cuối tuần để tới Lào Cai săn băng. May mắn, tôi lại được trải nghiệm hiện tượng thời tiết độc đáo này thêm lần nữa và chụp được những bức ảnh về khoảnh khắc kỳ thú của tạo hóa, thiên nhiên”, anh Cung chia sẻ.

Anh Cung cùng vợ chinh phục đỉnh Lảo Thẩn trong ngày băng giá xuất hiện tại đây. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Vốn có kinh nghiệm leo núi nhiều lần, anh Cung không gặp nhiều trở ngại trong việc chinh phục đỉnh Lảo Thẩn vào ngày rét đậm, có băng.

Theo anh, rào cản duy nhất là nhiệt độ giảm sâu khiến cơ thể bị lạnh cóng, chân tay tê buốt.

Du khách muốn săn băng thành công nên xuất phát sớm vì băng giá không kéo dài cả ngày. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Để săn băng trên đỉnh Lảo Thẩn, anh Cung di chuyển từ Sa Pa tới Y Tý bằng xe khách trong 3 tiếng. Sau đó, anh tiếp tục đi bộ 2 giờ đồng hồ.

Thời điểm anh ghé thăm, nhiệt độ ở khu vực chỉ khoảng 4-5 độ C, băng đóng trên cành cây cả ngày không tan.

“Mặc dù trời rất lạnh, việc di chuyển có chút vất vả hơn nhưng bù lại, tôi được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp khác của đỉnh núi cao Việt Nam vào mùa đông”, nhiếp ảnh gia kiêm bác sĩ y học cổ truyền nói thêm.

Hình ảnh băng đọng ở ngọn cỏ, cành cây được nhiếp ảnh gia Thái Bình ghi lại trên đường chinh phục đỉnh Lảo Thẩn. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Tương tự anh Cung, Kiều Tùng Lâm (ở Hà Nội) cũng may mắn bắt gặp hiện tượng băng giá trong tour dẫn đoàn khách tới trải nghiệm đỉnh ở Kỳ Quan San (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

“Sau khi xem dự báo thời tiết, mình đoán đỉnh Kỳ Quan San sẽ xuất hiện băng giá nhưng không biết ở mức độ nào. May mắn là mình và đoàn khách được chiêm ngưỡng thời điểm băng đẹp nhất ở đây vì chỉ 1 ngày sau, băng đã tan hết”, Lâm kể.

Tùng Lâm (ngoài cùng bên trái) cùng nhóm khách check-in khu rừng đầy băng trên đỉnh núi Kỳ Quan San. Ảnh: Lam Steven

Nam hướng dẫn viên trẻ cho biết, khi băng giá xuất hiện, việc leo núi trở nên khó khăn hơn, nhất là sau khi băng tan, đường trơn trượt.

Điều quan trọng nhất dành cho du khách khi leo núi thời điểm này là phải đảm bảo giữ ấm tối đa cho cơ thể, ưu tiên dùng giày đế mềm, có độ bám tốt.

“Thời tiết lạnh sâu, du khách cần chuẩn bị đầy đủ khăn đa năng, găng tay, bịt tay, quần áo giữ nhiệt… Đặc biệt, bạn nên dùng áo mưa chuyên dụng để giữ nhiệt hiệu quả hơn”, Lâm cho hay.

Du khách ngỡ ngàng trước khung cảnh băng giá phủ trắng xóa ở Kỳ Quan San (Lào Cai). Nguồn: Dreamer Trekking

Dù việc leo núi trong điều kiện băng giá có khó khăn hơn nhưng 9X cùng nhóm du khách vẫn cảm thấy chuyến đi xứng đáng, vì được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh băng phủ trắng xóa, đẹp như pha lê trên những ngọn cỏ, cành cây.

“Gần đỉnh Kỳ Quan San có 1 khu vực được gọi dân dã là đồi bò (vì người địa phương thường chăn thả bò). Ở đây có 1 con đường băng tuyết khiến bất cứ ai đặt chân tới cũng phải thốt lên kinh ngạc rồi thích thú tận hưởng vẻ đẹp núi rừng vào mùa đông.

Đây thực sự là trải nghiệm thú vị, xen chút may mắn vì không phải ai, lúc nào cũng có thể bắt gặp hiện tượng băng giá thế này”, Lâm nói thêm.

đỉnh lảo thẩn 1.png
Hiện tượng băng giá ở miền núi phía Bắc thường xuất hiện vào cuối tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Du khách muốn săn băng thành công nên theo dõi sát dự báo thời tiết và chọn thời điểm có không khí lạnh tràn về. Ảnh: Lam Steven

Dự báo những ngày tới, không khí lạnh tăng cường tiếp tục hoạt động, khả năng xuất hiện băng giá hoặc sương muối ở vùng núi cao Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như: Sa Pa, Y Tý (Lào Cai); Phja Oắc (Cao Bằng); Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái)…

Theo gợi ý của 9X, du khách có thể chủ động lên kế hoạch đi săn băng, trang bị sẵn các vật dụng cần thiết để có trải nghiệm ấn tượng, đẹp chẳng kém nước ngoài mà không cần đi xa.

Nguồn: Vietnamnet.vn