Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không?

0
Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không?

Hãy quên không khí tấp nập, sôi động của Thái Lan hoặc Singapore đi. Myanmar xứng đáng được bạn dành thời gian để chiêm nghiệm đấy.

Châu Á vốn là xứ sở chứa đựng nhiều điều kỳ diệu và hàng loạt những cảnh đẹp hùng vĩ, không thua gì xứ Tây Âu. Đối với dân du lịch, thì từ lâu, các địa danh nổi tiếng như Thái Lan, Singapore… luôn là địa điểm du lịch yêu thích. Nhưng hầu hết, khi đến thăm những nơi nổi tiếng như vậy, bạn buộc phải sống nhanh, phải hối hả, theo guồng quay của sự phát triển đô thị lớn… Vậy đã bao giờ bạn thử sống chậm ở một đất nước châu Á nào chưa? Nếu chưa, thì hãy đến Myanmar thông qua bộ ảnh dưới đây. 

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 1.

Bộ ảnh Sống chậm ở Burma của nhiếp ảnh gia Tâm Bùi ngay khi vừa lên sóng đã nhận được sự chú ý rất lớn của cư dân mạng, đặc biệt là những ai đam mê du lịch bụi châu Á. Với nét trầm buồn, những góc chụp độc đáo cùng màu ảnh đầy chất nghệ thuật, Myanmar hiện ra như một vùng đất kỳ bí mà bất cứ ai cũng nên dành thời gian để đến thăm và chiêm nghiệm. 

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 2.

Chuyến đi này kéo dài trong 12 ngày, đi qua nhiều địa danh kỳ thú của Myanmar như Yangon, Hồ Inle, Bagan, cầu cạn Goteik … Hành trình được tóm tắt như sau: Đi xe bus từ Yangon đến hồ Inle. Ở lại đây trong vòng 3 ngày. Sau đó, dành 3 ngày nữa để thăm thú Bagan. 3 ngày còn lại, anh khám phá Mandalay. Tổng chi phí cho chuyến đi là gần 15 triệu, chưa bao gồm chi phí mua sắm. 

Đến Burma, bạn không cần book trước nhà nghỉ, khách sạn. Hãy cứ đến những khu vực trung tâm và tìm phòng. Giá sẽ rẻ dần khi càng xa chợ, xa trung tâm hoặc nằm trên đường nhỏ. Để có được lựa chọn tốt nhất, bạn hãy cứ thử nghía qua danh sách các khách sạn, nhà nghỉ được đánh giá cao trên TripAdvisor hoặc Lonely Planet. 

Và vì Myanmar là quốc gia Phật giáo, do đó bạn nên hết sức lưu ý về trang phục cũng như cử chỉ của mình. Một điều quan trọng, đó là bạn tránh không sờ, không được trỏ ngón tay vào tượng phật, tuyệt đối giữ im lặng khi đi chùa chiền.

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 3.

 Người bắt cá ở hồ Inle

Đây là lần thứ 2 Tâm Bùi đến Burma. 2 năm trước, ở Burma, cái gì cũng cũ kỹ. Nhưng bây giờ, mọi thứ thay đổi rất nhanh. Burma hiện đại hơn, đã có mạng 3G hoạt động rất nhanh, bắt đầu xây dựng đường cao tốc từ sân bay vào thành phố Yangon. Tuy vậy, nét mộc mạc, chân chất của người dân vẫn còn nguyên, và đó chính là điều khiến anh ấn tượng. 

Theo những chia sẻ của riêng mình, thì hình ảnh lôi cuốn anh ở vùng đất này nhất chính là những ngôi đền trầm mặc ở Burma mờ ảo trong nắng sớm, những quả khinh khí cầu bay chầm chậm trên nền của một thời đại hưng thịnh đã qua đi. Ngoài cảnh đẹp, thì sự chân thành và tốt bụng của người dưng cũng là điều đã níu giữ anh ở lại với Burman. “Quả là một đất nước tuyệt vời” – anh thốt lên như vậy. 

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 4.

 

Khinh khí cầu ở Bagan

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 5.

 Một điều đặc biệt khác được Tâm Bùi tiết lộ, rằng vị thầy chùa trong ảnh thật ra là được “cosplay”. Cả nhóm đã tìm vào một ngôi chùa, xin sư ở đó thỉnh 1 bộ đồ và 1 cây dù màu đỏ rất đẹp. Các sư hỗ trợ rất nhiệt tình ngoài sức tưởng tượng, và từ đó, một “thầy chùa” ra đời và “diễn” rất sâu trong các shoot ảnh. 

Tâm Bùi là một nhiếp ảnh gia khá nổi của Sài Gòn. Anh sinh năm 1985, là tác giả của hàng loạt bộ ảnh gây sốt mạng xã hội như Gà trống, Gà mái, Daydreamers… Những bộ ảnh của anh vừa chân thật, vừa nghệ thuật,  thường tập trung vào hai chủ đề chính là tình yêu và du lịch. Đặc biệt, anh còn là một nhiếp ảnh gắn liền với giới LGBT vì những bộ ảnh làm nổi bật lên vẻ đẹp của các mối tình đồng tính. 

Còn bây giờ, hãy cùng xem trọn vẹn bộ ảnh “Sống chậm ở Burma” của Tâm Bùi nhé. 

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 6.

 Đền ở Bagan

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 7.

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 8.

 Cô bé Hnin Hnin 15 tuổi bán quà lưu niệm ở Bagan

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 9.

 Người bắt cá ở hồ Inle

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 10.

 Mandalay

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 11.

 Xe bò ở Bagan

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 12.

 Đàn bò ở Bagan

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 13.

 Cầu Ubein, cây cầu gỗ Tek dài nhất thế giới

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 14.

 Đàn bò ở Bagan

Du lịch Myanmar: Cảnh đẹp, rẻ, văn hoá đặc sắc, tại sao không? - Ảnh 15.

– Nên đi Burma vào mùa thu, từ tháng 10 đến tháng 2. 

– Chi phí dự kiến: Xấp xỉ 800k/ngày. 

– Từ Việt Nam – Myanmar có hai đường chính, một là đường hàng không từ TP. HCM/ Hà Nội – Yangon/Mandalay. Hai là đường bộ từ Thái Lan (Từ Việt Nam – Thái Lan bằng máy bay). Giá vé máy bay dao động từ 3-5 triệu đồng tùy hãng. Nếu may mắn “săn” được vé giá rẻ thì chi phí càng thấp.

– Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia được miễn visa khi đến Myanmar.

– Những địa danh bạn nên ghé thăm: Thành phố Yangon với các ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Botataung, chùa Sule…; Bagan; Golden Rock; Hồ Inle…

– Giao thông ở Burma rất thuận tiện. Có nhiều xe bus di chuyển giữa các tỉnh, chất lượng dịch vụ vô cùng tốt. 

– Tiền tệ của Myanmar là đồng Kyat (1 Kyat = 17.55 VND). Bạn có thể đổi tiền mặt ở các cửa hàng nằm xung quanh khu vực chợ Sule Paya and Bogyoke Aung San tại thủ đô Yangon. 

– Sân bay quốc tế Yangon chỉ cho đổi mệnh giá 100$ trở lên và người Myanmar hạn chế nhận $ lẻ cũng như $ xấu,

– Đồng USD không phải lúc nào cũng được chấp nhận, nên bạn hãy cố gắng tiêu xài bằng đồng Kyat. 

Chi phí ăn uống ở đây khá rẻ. Các món ăn đường phố nên thử: bánh bột chiên (200 Kyat/cái), cơm chiên (500 Kyat/dĩa), mì trộn (300-500 Kyat/dĩa). Cơm bình dân có giá từ 1.200-2.500 Kyat/ dĩa tùy món.

– Thẻ điện thoại có giá 20,000kyat – được 20 USD trong thẻ, 1 phút gọi về Việt Nam mất 1$, sau đó cũng có thể mua thêm thẻ cào với giá trị tương tự.

Ảnh: Tâm Bùi

Nguồn: KENH14.VN