Du lịch trong nước

Du lịch trong nước, tin tức du lịch trong nước, các tour du lịch trong nước, các địa điểm du lịch trong nước hấp dẫn được chúng tôi tổng hợp và đưa tin hàng ngày đến cho khách du lịch trên khắp mọi miền đất nước có được thông tin du lịch trong nước để có những thông tin hữu ích nhất cho mình và gia đình khi quyết định chọn chuyến du lịch trong nước cho mình và người thân

Cái khó của COVAX giữa một thế giới bất bình đẳng vaccine sâu sắc

Dù đã hạ thấp mức cam kết chia sẻ vaccine ngừa Covid-19 cho các nước thu nhập thấp, COVAX giờ đây vẫn khó lòng đạt mục tiêu cung cấp hơn một triệu liều mỗi giờ tới cuối năm.

bat binh dang vaccine anh 1

COVAX, sáng kiến ​​toàn cầu nhằm chia sẻ vaccine ngừa Covid-19 một cách công bằng, đã cắt giảm mức cam kết của cơ chế này đối với người nghèo trên thế giới. Giờ đây, để đáp ứng ngay cả lời hứa hạn chế đó, COVAX sẽ phải cung cấp hơn một triệu liều mỗi giờ cho đến cuối năm ở những nơi khó khăn nhất thế giới.

Mục tiêu đó dường như khó có thể đạt được. GAVI, liên minh vaccine giúp vận hành COVAX, đã cảnh báo trong các tài liệu nội bộ rằng một số lượng đáng kể liều vaccine có thể chỉ xuất hiện vào cuối năm 2022 hoặc thậm chí năm 2023.

Ngay cả khi sáng kiến này đảm bảo được số liều vaccine và vượt qua các rào cản về hậu cần, các quốc gia đang phát triển vẫn sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, theo AP.

Những khó khăn của COVAX

Cam kết mới của COVAX là dành tặng 1,4 tỷ liều, nhưng theo các tài liệu, các nước thu nhập trung bình và thấp cần 4,65 tỷ liều để tiêm chủng cho 70% dân số của họ.

Và nhu cầu đó dự kiến ​chỉ tăng lên, khi nhiều quốc gia theo đuổi mũi tăng cường và vaccine đã được tinh chỉnh để có thể đối phó với biến chủng mới.

Tại thời điểm này, hơn một nửa dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi, nhưng chỉ 6% dân số ở các nước nghèo nhất được tiêm. Trong khi đó, các nước giàu hơn đang đẩy mạnh việc mua liều thứ ba và thứ tư cho công dân của họ.

bat binh dang vaccine anh 2

Nhân viên Liên Hợp Quốc kiểm tra lô vaccine được tài trợ thông qua COVAX ở sân bay Hamid Karzai, Afghanistan. Ảnh: AP.

Cơ chế COVAX được thành lập ngay sau khi Covid-19 trở thành đại dịch, nhằm đảm bảo rằng các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ nhanh chóng nhận được liều vaccine.

COVAX giúp nhóm nước này không cần phải cố gắng tham gia vào thị trường cạnh tranh với các quốc gia có thể trả giá cao hơn hoặc phụ thuộc vào nguồn quyên góp không đáng tin cậy.

Phân phối vaccine đến mọi nơi trên thế giới là đặc biệt quan trọng. Các chuyên gia cho rằng cho đến khi sự bảo vệ của vaccine được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, mọi người vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Nhưng COVAX lại thiếu tiền mặt trong những tháng quan trọng mà Mỹ, các quốc gia châu Âu và các nước giàu có khác đã ký hợp đồng mua vaccine.

Các nước nghèo càng ngày càng bị bỏ lại phía sau, và COVAX đã bị giáng một đòn mới vào tháng 3 khi Viện Huyết thanh của Ấn Độ, được cho là nhà cung cấp chính của họ, cắt giảm lượng xuất khẩu để thúc đẩy nguồn cung vaccine trong nước. Những hoạt động xuất khẩu đó chỉ mới tiếp tục trở lại gần đây.

Vào tháng 9, COVAX đã từ bỏ mục tiêu ban đầu là cung cấp 2 tỷ liều vào cuối năm nay và giảm xuống còn 1,4 tỷ liều.

GAVI và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh từng cam kết quyên góp bằng những tiêu đề đậm nét trong các bản tin, trong khi lặng lẽ che giấu số lượng vaccine được phân phối trên thực tế nhỏ hơn nhiều.

“Chúng tôi đã lên tiếng chỉ trích các quốc gia có thu nhập cao tích lũy vaccine, và các nhà sản xuất đã không ưu tiên cho COVAX. Điều này thể hiện sự thất bại của chủ nghĩa đa phương, không phải của COVAX”, Aurelia Nguyen, Giám đốc điều hành COVAX, nói.

Song GAVI và WHO đều tránh chỉ trích đích danh các quốc gia tài trợ lớn nhất của họ, ngay cả khi những nước này bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em hoặc cung cấp liều tăng cường cho người lớn khỏe mạnh.

Bất chấp những thất bại, trong các cuộc họp riêng với các đối tác, GAVI luôn khẳng định rằng nguồn cung vaccine tăng vào cuối năm nay sẽ cứu vãn mục tiêu của họ.

Niềm hy vọng là các quốc gia giàu có sẽ kết thúc các chiến dịch tiêm chủng của họ vào cuối năm 2021 và gửi nhiều liều vaccine hơn đến phần còn lại của thế giới.

Theo đuổi mũi tiêm tăng cường

Điều đó đã không xảy ra. Việc thúc đẩy các mũi tiêm tăng cường ở nhiều quốc gia giàu có là trở ngại đầu tiên.

Không chỉ vậy, những ưu tiên dành cho một số vaccine nhất định – với sự an toàn và hiệu quả tốt hơn hoặc yêu cầu vận chuyển dễ dàng hơn – đã làm suy yếu hy vọng của COVAX trong việc sử dụng nhiều loại vaccine được WHO cho phép, bao gồm cả những loại được sản xuất tại Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

bat binh dang vaccine anh 3

Sự ưu tiên đối với một số loại vaccine nhất định làm gia tăng thêm khoảng cách vaccine trên thế giới. Ảnh: AFP.

Khi COVAX chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang nỗ lực lâu dài hơn, một số quan chức y tế cộng đồng muốn từ bỏ mô hình này.

“Chưa có bất kỳ sự thừa nhận nào về việc họ đã tính toán sai mọi thứ đến mức nào”, Kate Elder, cố vấn cấp cao về chính sách vaccine của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới, cho biết.

Bà giải thích rằng một tỷ lệ đáng kể của số liều vaccine trong COVAX hiện nay dựa trên sự quyên góp. Đó là bởi vì các quốc gia giàu có, bao gồm Anh, Canada, Đức và những nước khác, đã ký các thỏa thuận sớm với các hãng dược phẩm.

Các hãng dược phẩm này đã dự trữ phần lớn nguồn cung cấp vaccine Covid-19 và cắt giảm vaccine cho COVAX. Trong khi đó, các khoản quyên góp đã hứa của họ chỉ đang nhỏ giọt.

Sajid Javid, Bộ trưởng Y tế Anh, đã được hỏi về sự khác biệt giữa các quốc gia giàu và nghèo về vấn đề vaccine và mũi tiêm nhắc lại. Ông cho biết hôm 29/11 rằng ông và những người đồng cấp của mình trong nhóm G-7 hiểu nhu cầu chia sẻ vaccine với các quốc gia nghèo cũng như tầm quan trọng của việc này.

Bốn ngày sau, Anh thông báo họ đã ký hợp đồng vào năm 2023 nhằm cung cấp cho người dân liều tiêm thứ tư.

“Tôi không biết liệu có cách nào để khiến chính phủ các nước không tích lũy vaccine hay không. Vì vậy, có lẽ, chúng ta cần một cách để buộc họ quyên góp một tỷ lệ nhất định”, ông Elder cho biết.

Nhưng tiến sĩ Madhukar Pai, thuộc Trường Dân số và Y tế Cộng đồng của Đại học McGill, cho biết trách nhiệm chủ yếu thuộc về việc chính phủ của các quốc gia giàu có đang phớt lờ những nguyên tắc cơ bản về sức khỏe cộng đồng.

“Có vẻ như họ đã quyết định chiến lược chính của mình để đối phó với đại dịch là hoàn toàn tự bảo vệ với liều vaccine ngày càng nhiều hơn và đóng cửa biên giới với bất kỳ ai có thể mang virus vào”, ông Pai nói.

Nguồn: News.zing.vn

HLV Xavi: ‘Tôi đang rất bực’

Nhà cầm quân sinh năm 1980 cảm thấy bất lực khi nhìn màn trình diễn của học trò trước Bayern Munich ở lượt trận cuối vòng bảng Champions League.

Highlights Champions League: Bayern 3-0 Barca Đội bóng xứ Catalunya không thể gây bất ngờ trước nhà đương kim vô địch Bundesliga ở lượt trận cuối vòng bảng Champions League 2021/22.

“Tôi đang rất bực. Mục tiêu của Barcelona là Champions League, không phải Europa League. Chúng tôi phải đòi hỏi bản thân nhiều hơn nữa bởi chúng tôi là Barca. Chúng tôi sẽ xây dựng mọi thứ lại từ đầu. Tôi yêu đội bóng này và sẵn sàng làm việc đến chết”, Marca dẫn lại phát biểu của huấn luyện viên Xavi Hernandez.

Rạng sáng 9/12 (giờ Hà Nội), Barca hành quân đến Allianz Arena với quyền tự quyết trong tay. Thầy trò Xavi cần đánh bại Bayern để giữ vị trí thứ hai tại bảng E. Tuy nhiên, “Blaugrana” lại có màn trình diễn bế tắc và bị chủ nhà chọc thủng lưới đến 3 lần.

Xavi bat luc truoc Bayern anh 1

Xavi cùng học trò thua trận thứ 2 liên tiếp trong chưa đầy một tuần. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi muốn làm chủ trận đấu nhưng mọi chuyện diễn ra ngược lại. Barca bị Bayern khuất phục hoàn toàn. Chúng tôi đã không chơi bóng một cách đúng nghĩa. Thực tại này khiến tôi bực mình, nhưng đó là thứ Barca phải đối mặt một cách nghiêm túc”, nhà cầm quân người Tây Ban Nha nói thêm.

Tân thuyền trưởng Barca thừa nhận đã cảm thấy bất lực. Xavi cho biết Barca hiện tại không cùng đẳng cấp với Bayern. Tuy nhiên, ông khẳng định điều này sẽ không xảy ra thêm một lần nào nữa. Cựu danh thủ sinh năm 1980 cũng cho biết CLB chủ sân Camp Nou sẽ hướng đến chức vô địch Europa League.

“Đó không phải kịch bản chúng tôi mong muốn nhưng không còn cách nào khác. Barca phải thắng mọi trận đấu và giành chức vô địch”, Xavi nhấn mạnh.

Lần đầu tiên sau 20 năm, Barca nếm trải cảm giác bị loại khỏi Champions League ngay từ vòng bảng. Sau khi rớt xuống Europa League, Barca sẽ phải đá play-off tranh vé dự vòng 16 đội với một đối thủ đứng thứ hai ở vòng bảng của giải đấu này.

Xavi bat luc truoc Bayern anh 2

Nguồn: News.zing.vn

F0 trốn viện từ Hà Nội về Hưng Yên

Người đàn ông này điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và có tiền sử uống rượu nhiều.

Tối 8/12, ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, xác nhận cơ sở y tế này vừa có một trường hợp bỏ trốn khỏi bệnh viện khi đang điều trị Covid-19.

Đó là bệnh nhân nam, 54 tuổi, trú tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Người này có tiền sử xơ gan cổ trướng, viêm gan B và uống rượu nhiều. Ông có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV ngày 5/12 và nhập viện ngay sau đó.

benh nhan covid-19 tron vien anh 1

Các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Thạch Thảo.

Trước đó, khoảng 15h ngày 8/12, các nhân viên y tế phát hiện bệnh nhân đã mang theo đồ đạc cá nhân, mặc quần áo bệnh viện bỏ trốn khỏi phòng.

Bệnh viện đã ngay lập tức huy động nhân lực tìm kiếm và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, Hưng Yên cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ. Theo ông Thạch, người này đã được CDC Hưng Yên quản lý và kiểm soát.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là cơ sở y tế tuyến đầu tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng từ nhiều địa phương thuộc khu vực phía Bắc. Cơ sở y tế này đang có tổng cộng 510 F0. Trong đó, số bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch là 103 người.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Số lượng F0 diễn biến nặng tăng cao ở nhiều địa phương

Không chỉ số ca mắc mới có chiều hướng tăng nhanh thời gian qua, những trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch cũng nhiều hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình số ca mắc Covid-19 trong nước được ghi nhận 7 ngày vừa qua của Việt Nam là khoảng 13.777 người/ngày. Đây là ngưỡng ca mắc mới tương đương thời điểm dịch diễn biến phức tạp ở TP.HCM.

Dù có tốc độ tiêm chủng khá nhanh, tính đến nay, tỷ lệ dân số đã được bảo phủ đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam mới đạt 55,51%. Trong khi đó, một số địa phương cũng như cơ sở y tế đã gặp nhiều áp lực từ việc tiếp nhận và điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 lớn.

Hà Nội, TP.HCM duy trì ngưỡng ca mắc mới cao

TP.HCM đang kiểm soát tốt tình hình dịch với tỷ lệ tiêm chủng cao cùng chủ trương nới lỏng, sống chung an toàn với SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, thành phố này vẫn đang đứng đầu cả nước về số ca mắc Covid-19 mới trong ngày. Riêng trong ngày 8/12, TP.HCM đã ghi nhận 1.473 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Theo thống kế của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), TP.HCM có tổng cộng 13.387 F0 đang phải điều trị tại bệnh viện, số còn lại gồm hơn 70.000 người được theo dõi tại nhà và khu cách ly. Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM diễn biến nặng, nguy kịch là 3.299 người, chỉ chiếm khoảng gần 4%.

tinh hinh dich covid-19 tai viet nam anh 1

Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại TP.HCM tái khởi động khoa 2B (khu tiếp nhận F0 nặng và nguy kịch) công suất 50 giường. Ảnh: Duy Hiệu.

Các quận, huyện và TP Thủ Đức đều đã bao phủ mũi một vaccine Covid-19 cho 100% dân số trên 18 tuổi (trừ quận 10). Đa số địa phương trên địa bàn cũng đã bao phủ mũi 2 (trừ huyện Cần Giờ, Hóc Môn, quận 1, 3, 4, 6, 12, Bình Tân và Tân Phú). Xét trên phạm vi toàn thành phố, tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho người trên 18 tuổi của TP.HCM đã đạt 94,27%.

Trong khi đó, Hà Nội cũng đang ghi nhận số ca mắc mới tăng cao ở ngưỡng kỷ lục. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố liên tục dao động ở ngưỡng 600-700 trường hợp mỗi ngày.

tinh hinh dich covid-19 tai viet nam anh 2

Số ca nhiễm mới tại Hà Nội dao động từ 600 đến 700 ca mỗi ngày trong thời gian gần đây. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.

Liên quan tình hình điều trị các bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn, Hà Nội có tổng cộng 5.636 F0 đang được tiếp nhận và theo dõi tại bệnh viện. Trong đó, 4.665 trường hợp diễn biến nhẹ và không có triệu chứng (chiếm khoảng 71% tổng số bệnh nhân). Số ca ở mức độ từ trung bình đến nặng, nguy kịch của Hà Nội là hơn 900 người.

Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Hà Nội cũng đã bao phủ 2 mũi vaccine cho 90,36% người dân trên 18 tuổi.

Cần Thơ, Đồng Tháp lo ngại nguy cơ quá tải

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Cần Thơ, thành phố ghi nhận 875 ca nhiễm nCoV trong ngày 8/12. Xét trung bình số F0 mới trong vòng 7 ngày qua, Cần Thơ đứng thứ 2 cả nước và chỉ xếp ngay sau TP.HCM với khoảng 980 ca (TP.HCM là 1.399).

Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế trên địa bàn Cần Thơ đang tiếp nhận hơn 2.800 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, số bệnh nhân thuộc tầng 1 trong mô hình điều trị là 472, tầng 2 là 1.856 và tầng 3 có 490 người.

Đáng nói, khả năng điều trị tại tầng 3 của thành phố Cần Thơ hiện chỉ đạt 330 giường, thấp hơn số bệnh nhân ở nhóm này.

Số liệu tính đến 14h ngày 8/12 F0 đang điều trị tại nhà F0 đang điều trị tại cơ sở y tế
Tầng 1 Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3
Khả năng điều trị (giường) 640 2.120 330
Tổng số bệnh nhân đang điều trị 14.859 472 1.856 490

Trong số các bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch tại Cần Thơ, 215 trường hợp phải thở oxy qua mặt nạ, 37 ca thở oxy dòng cao (HFNC), một người thở máy không xâm lấn, 58 ca thở máy xâm lấn, 2 trường hợp lọc máu và một ca phải sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO).

Tại Cần Thơ, tỷ lệ dân số được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 là 69,8%. Trong đó, nhóm trên 50 tuổi có hơn 80% người được tiêm đủ liều vaccine.

Các địa phương ở khu vực phía Nam vẫn đang trở thành điểm nóng của đợt dịch lần này khi ghi nhận số ca mắc mới ở ngưỡng cao. Đồng Tháp trong ngày 8/12 cũng ghi nhận tới 725 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong một tuần qua, tỉnh trung bình cũng phát hiện khoảng 664 ca mắc mới/ngày.

10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày qua
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn TP.HCM Cần Thơ Tây Ninh Đồng Tháp Sóc Trăng Bến Tre Bà Rịa – Vũng Tàu Bình Phước Hà Nội Cà Mau
Trung bình số F0 trong 7 ngày ca 1399 980 818 664 662 621 589 583 552 537

Số bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh là 7.751 trường hợp. Tuy nhiên, 7.412 ca trong số này không có triệu chứng hoặc diễn biến nhẹ. Số bệnh nhân ở mức độ trung bình là 171, diễn biến nặng là 111 và rất nặng có 57 trường hợp. Nhóm có diễn biến từ trung bình đến rất nặng chỉ chiếm hơn 4% tổng số bệnh nhân.

Tỉnh Đồng Tháp có tổng cộng 19 cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến trên địa bàn với công suất tối đa là 3.352 giường. Tính đến hết ngày 8/12, 2.017 giường đã được sử dụng.

Tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi vaccine Covid-19 cho người trên 18 tuổi của địa phương này đến nay cũng đã đạt 81,4%.

Diễn biến dịch phức tạp ở Hải Phòng

Tại khu vực phía Bắc, Hải Phòng cũng đang trở thành một trong những điểm nóng của dịch Covid-19 khi ghi nhận số ca nhiễm mới tăng khá cao trong thời gia gần đây.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng, từ 6h đến 18h ngày 8/12, thành phố đã ghi nhận thêm 157 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số F0 trong làn sóng dịch thứ 4 của địa phương này lên 1.691 trường hợp.

Số ca mắc Covid-19 tại Hải Phòng trong 7 ngày qua
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn 2/12 3/12 4/12 5/12 6/12 7/12 8/12
Số ca mắc mới ca 37 198 81 91 154 156 265

Đáng chú ý, nhiều F0 vừa được phát hiện thời gian gần đây tại Hải Phòng có liên quan Công ty Regina thuộc khu công nghiệp VSIP. Trong ngày 8/12, địa phương này cũng xác định trường hợp tử vong đầu tiên do Covid-19.

Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Hải Phòng cũng thuộc nhóm có tốc độ bao phủ vaccine khá nhanh. Đến nay, 95,42% người dân trên 18 tuổi sống trên địa bàn thành phố đã được bao phủ đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19.

Việt Nam chuẩn bị ban hành hướng dẫn người nhập cảnh khi có biến chủng Omicron

Chiều 8/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành về rà soát công tác phòng, chống dịch Covid-19 liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo Phó thủ tướng, ngoài nhu cầu đón chuyên gia, kỹ sư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài, du khách quốc tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, các bộ ngành cần đặc biệt lưu ý nhu cầu của công dân Việt Nam đi lao động, học tập, công tác, thăm thân nhân bị mắc kẹt lại nước ngoài do dịch.

“Đây là nhu cầu rất chính đáng và chúng ta phải có trách nhiệm giải quyết rất khẩn trương, nhất là trong điều kiện Tết Nguyên Đán đang đến gần”, ông nói.

Phó thủ tướng đã giao Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh vào Việt Nam chậm nhất trước ngày 15/12, trên tinh thần tương tự đối với người từ vùng dịch đến các địa phương khác trong nước.

Cụ thể, đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính chỉ tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà với thời gian bảo đảm an toàn dịch bệnh. Người chưa tiêm vaccine phải có cơ sở cách ly trong nước với thời gian, điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho bà con và tổ chức tiêm chủng.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Thủ tướng Phần Lan xin lỗi vì đi tiệc khi đang là F1

Thủ tướng Phần Lan đã bị chỉ trích sau khi có thông tin tiết lộ bà đi chơi tại hộp đêm vào cuối tuần, dù biết mình từng tiếp xúc gần với một bộ trưởng mắc Covid-19.

Thủ tướng Sanna Marin (36 tuổi) đã lời xin lỗi hôm 6/12 sau khi một tạp chí đăng những bức ảnh cho thấy bà vẫn ra ngoài khuya và có mặt ở một hộp đêm tại thủ đô Helsinki tới 4h sáng, sau khi biết tin Ngoại trưởng Pekka Haavisto, người mà bà tiếp xúc gần, dương tính với Covid-19, Guardian đưa tin ngày 8/12.

“Tôi và chồng đã đi ăn, đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè và cũng dành thời gian (tận hưởng) cuộc sống về đêm”, nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội viết trên Facebook.

Bà Marin ban đầu giải thích rằng trợ lý đã gọi điện và nói rằng bà “không cần áp dụng biện pháp đặc biệt nào”, mặc dù đã tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh.

“Lẽ ra tôi nên đánh giá tốt hơn và kiểm tra lại khuyến cáo mà trợ lý đưa ra đêm đó. Tôi rất xin lỗi vì không nhận ra đó là điều mình cần làm”, bà cho biết.

nu thu tuong Phan Lan anh 1

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Ảnh: Bloomberg.

Trong một cuộc thăm dò của kênh truyền hình MTV3, 2/3 số người được hỏi cho rằng việc đi chơi ở hộp đêm của bà Marin là một “sai lầm nghiêm trọng”.

Các đảng đối lập đã chỉ trích bà Marin vì có khả năng vi phạm các hướng dẫn Covid-19 và bỏ lỡ một tin nhắn văn bản sau đó cảnh báo bà nên tự cách ly.

Thủ tướng Phần Lan đã xét nghiệm Covid-19 và nhận được kết quả âm tính.

Phần Lan là nước có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất châu Âu trong suốt đại dịch. Cho đến nay, nước này ghi nhận hơn 196.000 trường hợp mắc và 1.384 ca tử vong do Covid-19.

Tuy nhiên, Phần Lan đang chứng kiến số ca bệnh tăng cao kỷ lục, với tỷ lệ 308 trường hợp mới trên 100.000 người trong hai tuần qua. Quốc gia này đã ghi nhận 8 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

HLV Rangnick bất ngờ thay thủ môn Man Utd ở phút 68

Nhà cầm quân người Đức khiến truyền thông và người hâm mộ bất ngờ với quyết định điều chỉnh nhân sự trong trận đấu với Young Boys.

Highlights MU 1-1 Young Boys: Greenwood volley ghi bàn Mason Greenwood ghi bàn sau đường tạt bóng của Luke Shaw ở trận hòa 1-1 của Man United trước Young Boys tại lượt trận cuối vòng bảng Champions League 2021/22.

Phút 68, Manchester United thực hiện hai sự thay đổi người. Huấn luyện viên Ralf Rangnick tung tiền đạo Shola Shoretire và thủ môn Tom Heaton vào sân thay Amad Diallo và Dean Henderson.

Đây là quyết định bất ngờ của chủ nhà bởi trước đó, Henderson chơi ổn và không gặp bất kỳ chấn thương nào. Thủ môn người Anh làm CĐV hài lòng với 3 pha cứu thua và 3 tình huống băng ra ngoài vùng cấm để phá bóng chuẩn xác.

Chiều ngược lại, đây là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Heaton. Anh gia nhập lò đào tạo trẻ Man United từ năm 2002, lên đội một vào năm 2005 nhưng không có lần ra sân nào cho “Quỷ đỏ”. Heaton liên tục bị đẩy đi dưới dạng cho mượn sau đó được MU bán đứt cho Cardiff City vào hè 2010.

MU thay thu mon o phut 68 anh 1

Heaton có màn ra mắt MU sau 16 năm kể từ khi anh được lên đội một.

Sau hơn 10 năm phiêu bạt, Heaton được cựu HLV Ole Gunnar Solskjaer đưa trở lại MU dưới dạng tự do trong kỳ chuyển nhượng hè 2021. Đến hôm nay, anh đã có trận đấu chính thức đầu tiên dưới màu áo CLB chủ sân Old Trafford.

Nếu tính cả Heaton, HLV Rangnick đã trao cơ hội cho 9 cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo Carrington trong trận đấu với Young Boys gồm Dean Henderson, Teden Mengi, Charlie Savage, Zidane Iqbal, Shola Shoretire, Anthony Elanga, Jesse Lingard và Mason Greenwood.

“Chẳng ai ngờ Heaton lại được vào sân. Rangnick thật đặc biệt”, một CĐV bày tỏ bất ngờ với quyết định của tân thuyền trưởng Man United. “Nếu nhìn cách Heaton chỉ huy hàng thủ, anh ấy hoàn toàn có cơ hội dưới thời HLV Rangnick”, tài khoản Jay bình luận.

Trận đấu thủ tục với Young Boys là cơ hội tốt để HLV Rangnick kiểm chứng tài năng của dàn cầu thủ dự bị Man United. Eric Bailly để lại ấn tượng nhiều nhất với màn trình diễn lăn xả ở mặt trận phòng ngự.

MU thay thu mon o phut 68 anh 2

Nguồn: News.zing.vn

Tài xế làm bê tông rơi khiến một người chết chịu trách nhiệm ra sao?

Luật sư cho biết nếu bị xác định có lỗi, lái xe đầu kéo phải chịu trách nhiệm hình sự do vi phạm quy định về giao thông đường bộ, đồng thời bồi thường cho người bị thiệt hại.

Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đang điều tra vụ xe đầu kéo làm rơi 10 khối bê tông cỡ lớn xuống đường khiến một người tử vong.

Theo cơ quan chức năng, chiều muộn 6/12, ôtô đầu kéo do anh V.Đ.H. (ở TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) điều khiển đánh lái tránh một người đi ngang qua xe. Pha xử lý khiến nhiều khối bê tông cỡ lớn rơi xuống đường, đè trúng khiến người đi đường tử vong.

Tài xế H. sau đó đã tới trình diện tại cơ quan công an. Với hậu quả gây chết người, tài xế này có thể phải chịu trách nhiệm ra sao?

Luật sư Quách Thành Lực – Giám đốc Công ty Luật Pháp trị

Trường hợp này, cơ quan chức năng cần điều tra, xác định rõ yếu tố lỗi của những người liên quan trong vụ việc này. Đây là yếu tố quyết định, xác định trách nhiệm của tài xế H.

Nếu anh H. vi phạm các quy định về an toàn giao thông như thiếu quan sát; không đảm bảo tốc độ trên đoạn đường; xử lý chủ quan, cẩu thả khi phát hiện người đi đường hay chằng giữ thiếu cẩn thận các khối bê tông… gây hậu quả chết người, tài xế này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

Với hậu quả làm chết người, người phạm tội sẽ bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

xe dau keo roi be tong lam chet nguoi anh 1

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: N.C.

Trường hợp được xác định không vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ, không có lỗi dẫn tới việc phải đánh lái, phanh gấp gây trượt, khiến các khối bê tông rơi xuống đường mà lỗi thuộc về phía người đi bộ thì anh H. sẽ không bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trường hợp không bị xử lý hình sự, lái xe này vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tính mạng do việc vận hành nguồn nguy hiểm cao độ là phương tiện giao thông gây ra.

Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguồn nguy hiểm cao độ gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới; hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền lợi hợp pháp của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải có một hành động gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Trường hợp này, có thể thấy thiệt hại do hành vi đánh lái của anh H. là thiệt hại về người, không nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, nên không thể coi đây là tình thế cấp thiết. Do đó, lái xe này sẽ chỉ được miễn trách nhiệm dân sự nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, tức trong trường hợp người này xuất hiện đột ngột, lao thẳng vào đầu xe khiến người điều khiển xe đầu kéo không thể xử lý khác để tránh thiệt hại.

Nguồn: News.zing.vn

Giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2022 ở mức thấp

Các hãng hàng không đều đã mở bán vé máy bay cao điểm Tết Nguyên đán 2022. Giá vé đang ở mức thấp với lượng chuyến bay rất dồi dào.

Theo khảo sát của Zing, giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2022 vẫn chưa có dấu hiệu tăng nhiệt dù chỉ còn gần 2 tháng là tới cao điểm Tết. Trên hành trình khứ hồi TP.HCM – Hà Nội khởi hành ngày 29/1/2022 (27 Tết) và trở lại vào 6/2/2022 (mùng 6 Tết) theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2022 được đề xuất Thủ tướng, giá rẻ nhất đang ở mức 3,7 triệu đồng đã bao gồm thuế phí.

Với mức giá vé trên, hành khách sẽ di chuyển trên chuyến bay khứ hồi của Vietjet Air. Những lựa chọn còn lại của hành khách lần lượt là Bamboo Airways (rẻ nhất 4,4 triệu đồng), Vietravel Airlines (4,6 triệu đồng).

Mức giá trên rẻ chỉ bằng một nửa so với các cao điểm Tết trước năm 2020 và chỉ nhỉnh hơn vé sát giờ cao điểm Tết 2021 khoảng 500.000 đồng. Lượng chuyến bay cũng còn rất dồi dào với đa dạng giờ bay cho hành khách lựa chọn.

Do diễn biến dịch bệnh phức tạp, dự kiến giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2022 sẽ không tăng đột biến. Hành khách cũng đã quen với tâm lý mua vé máy bay Tết sát ngày để hưởng mức giá tốt hơn sau khi nhiều người hớ tiền triệu mỗi vé vì đặt sớm vé máy bay Tết 2021.

gia ve may bay tet 2022 anh 1

Hàng không Việt đứng trước nguy cơ mất cao điểm Tết Nguyên đán 2022 khi giá vé vẫn đang ở mức thấp. Ảnh: Hoàng Hà.

Trên hành trình khứ hồi TP.HCM – Đà Nẵng với cùng lịch bay, giá vé rẻ nhất đang ở mức 2,4 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí, chuyến bay được thực hiện bởi Vietjet Air.

Bamboo Airways cũng đang bán vé khứ hồi hành trình này ở mức rẻ nhất 3,6 triệu đồng. Mức giá mà các hãng đang đưa ra cao hơn khoảng 300.000 đồng so với vé mua sát ngày Tết Nguyên đán 2021.

Trước đó, theo kế hoạch khôi phục các đường bay nội địa của Cục Hàng không, từ ngày 1/12, Vietjet Air đã tăng tần suất các chặng bay như Hà Nội – TP.HCM, Hà Nội – Đà Nẵng và TP.HCM – Đà Nẵng lên 6 chuyến khứ hồi/ngày.

Hãng cũng nâng tần suất khai thác các đường bay kết nối 3 thành phố trên với các điểm đến như Vinh, Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách.

Trong nửa đầu tháng 12, Bamboo Airways cũng thực hiện tăng tần suất khai thác đường bay trục Hà Nội – TP.HCM lên 3-4 chuyến khứ hồi/ngày và sẽ tiến tới khai thác 4-5 chuyến khứ hồi/ngày từ ngày 15/12. Các đường bay Hà Nội/TP.HCM – Đà Nẵng sẽ được hãng khai thác với tần suất 2-3 chuyến khứ hồi/ngày.

Hãng đồng thời tăng tần suất khai thác tối đa 2 chuyến khứ hồi/ngày đối với các đường bay khác, trong đó có nhiều đường bay du lịch như Hà Nội/TP.HCM – Phú Quốc, Hà Nội – Cam Ranh… và đường bay địa phương như TP.HCM – Vinh, TP.HCM – Thanh Hóa.

Vietravel Airlines cho biết sẽ chính thức mở bán vé trở lại trên toàn mạng bay nội địa của hãng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong giai đoạn cuối năm và cao điểm Tết Nguyên đán 2022.

Trong giai đoạn này, hãng tập trung khôi phục và tăng tần suất các đường bay khứ hồi kết nối giữa Hà Nội – TP.HCM và các điểm đến du lịch lớn bao gồm Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) và Quy Nhơn (Bình Định).

Nguồn: News.zing.vn

Những thách thức của TP.HCM trong năm 2022

Dịch bệnh kéo dài, kinh tế giảm sâu, giải ngân đầu tư công chậm và nguồn vốn hạn hẹp là những thách thức với TP.HCM trong năm 2022 và những năm còn lại của nhiệm kỳ này.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 1

Quyết tâm chính trị của TP.HCM là lấy lại vị trí đầu tàu kinh tế của khu vực phía nam và cả nước khi mà tăng trưởng năm 2021 ước giảm tới -6,78%. Tuy nhiên, 4 phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa X vừa qua cơ bản phác họa một bức tranh đầy thách thức mà TP.HCM phải đối mặt trong năm 2022.

“Có thể nói việc đưa tốc độ tăng trưởng từ âm 6,78% lên 6-6,5% sau một năm là nhiệm vụ rất khó khăn”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận thực tế.

Bên cạnh những khó khăn đã nêu, bức tranh kinh tế của TP.HCM trong năm 2022 và những năm còn lại của nhiệm kỳ này cũng có những điểm sáng để thành phố có thể phát triển, bứt phá.

Bất cập y tế cơ sở

TP.HCM vẫn đang ở giai đoạn dịch, có giai đoạn tạm kiểm soát nhưng vẫn đáng lo ngại khi số ca mắc, ca nặng và tử vong tăng. Ngoài những giải pháp phòng chống dịch TP.HCM đã và đang làm, một vấn đề cấp thiết được nhiều đại biểu HĐND chỉ ra đó là phải sớm cải thiện y tế cơ sở, cả về lực lượng và cơ sở vật chất.

Bức xúc lớn nhất hiện nay là bất chấp sự chênh lệch dân số giữa các phường, xã, thị trấn, số định biên cho nhân viên trạm y tế không khác nhau. Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lấy ví dụ một phường ở quận 3 khoảng 20.000 dân có biên chế tương tự phường 140.000 dân ở quận Bình Tân với từ 5 đến 10 nhân viên y tế/trạm.

Đây là vấn đề tồn tại hàng chục năm nay. Về lâu dài, thành phố mong Quốc hội xem xét, điều chỉnh lại để trạm y tế không phân theo hành chính mà theo dân số, lý tưởng là 10.000 dân/trạm y tế.

Trước mắt, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM kiến nghị tăng gấp đôi số nhân viên y tế hiện hữu lên từ 10 đến 20 người/trạmy tế. Trong số này, ngoài bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ, y sĩ như hiện nay, cần có thêm cần hộ lý, bảo vệ, cử nhân y tế công cộng. Sở Y tế tính toán nhu cầu định biên của TP.HCM là 4.126 biên chế, tăng hơn 1.800 so với hiện nay.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 2

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông báo tin vui rằng trong buổi làm việc mới đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã thống nhất chủ trương đẩy nhanh việc triển khai thí điểm tổ chức trạm y tế theo quy mô dân số. Trước mắt, các trạm y tế lưu động sẽ chung sức cùng trạm y tế cơ hữu đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Theo ông Phan Văn Mãi, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cũng cần được quan tâm bởi đây là nhu cầu chính đáng. Thời gian tới, thành phố sẽ ưu tiên nguồn lực để thay đổi vấn đề này.

Như vậy, lời giải cho sự quá tải của trạm y tế xã, phường hiện đã có và chỉ chờ được thực hiện hóa. Khó khăn tiếp theo của TP.HCM là phải giải quyết những dự án đầu tư công bị tồn đọng từ năm 2021 do bối cảnh dịch bệnh, không thể triển khai.

Đầu tư công – nhu cầu quá lớn, khả năng hạn hẹp

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, gia tăng khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây đang là thách thức lớn của TP.HCM.

Tính đến ngày 26/11, TP.HCM đã giải ngân được 40% tổng kế hoạch vốn đầu tư công được giao (gồm cả dự án ODA) của năm 2021. Con số rất khiêm tốn so với chỉ tiêu 95%. Trong khi tỷ lệ giải ngân năm nay thấp, tình hình đầu tư công của TP.HCM từ nay đến hết nhiệm kỳ được Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai tóm gọn: “Nhu cầu quá lớn, khả năng hạn hẹp”.

Thực tế, nguồn vốn đầu tư trung hạn cho các dự án của TP.HCM đang rất thiếu. Chỉ tính riêng dự án chuyển tiếp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, có tới 4.200 dự án với tổng số vốn gần 180.000 tỷ đồng. Trong khi đó, toàn bộ vốn trung hạn Trung ương giao thành phố giai đoạn này là 142.000 tỷ đồng.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 3

Dự án nút giao Mỹ Thủy là một trong những công trình giao thông chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm của TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.

Trước tình hình đó, kỳ trung hạn vừa qua, thành phố bố trí khoảng 121.000 tỷ đồng cho các dự án chuyển tiếp, còn 21.000 tỷ đồng dành để dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn. 173 dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm triển khai hoặc gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cũng được điều chỉnh giảm tổng cộng hơn 6.444 tỷ đồng đã giao.

Dù vậy, nhu cầu vốn của các dự án vẫn rất cao, nhiều dự án cấp bách, TP.HCM buộc phải “liệu cơm gắp mắm”, lựa chọn những ưu tiên phù hợp để bố trí vốn sao cho vừa phát triển được hạ tầng đô thị, vừa kích thích kinh tế đi lên.

Dù đối mặt nhiều khó khăn, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vẫn tin tưởng kinh tế thành phố hoàn toàn có thể phục hồi theo hình chữ V.

Các tính toán cũng cho thấy mục tiêu tăng trưởng GRDP 6-6,5% là khả thi. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM năm 2022 là 6,5%, dự báo khoảng là 5,94%-7,06%. Ba kịch bản dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cũng cho thấy con số này nằm trong khả năng của thành phố.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 4

Để thực hiện mục tiêu này, nhiều giải pháp đã được đặt ra như cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh; triển khai chiến lược phát triển kinh tế trên từng lĩnh vực…

Tuy nhiên, để những giải pháp này thật sự hiệu quả, một mô hình quản trị đồng nhất từ trên xuống dưới là rất cần thiết cho người dân, doanh nghiệp và chính các cán bộ làm nhiệm vụ.

Quy hoạch chồng chéo

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết dự án Rạch Xuyên Tâm lại đang lâm vào tình trạng bế tắc về vốn và đang chờ Trung ương phân bổ ngân sách.

Đây là dự án được lãnh đạo thành phố “quan tâm”, đưa vào danh mục đầu tư. Thế nhưng, người dân nơi đây đã trải qua hơn 19 năm mòn mỏi chờ đợi. Dự án đội vốn hơn 75 lần, nay là 9.300 tỷ đồng và vẫn chưa rõ ngày khởi công.

Ở TP.HCM, những dự án có số phận “long đong” như rạch Xuyên Tâm không ít.

phuc hoi kinh te TP.HCM anh 5

Huyện Hóc Môn là một trong những địa phương được quy hoạch lên quận hoặc thành phố trong tương lai. Ảnh: Quỳnh Danh.

Khi nói đến công tác quản lý Nhà nước về quyền và giá trị sử dụng đất, Bí thư huyện Hóc Môn Trần Văn Khuyên phải thốt lên rằng: “Chính quyền vì dân, do dân mà nhiều lúc không giải quyết được cho dân, dân khiếu nại không biết trả lời thế nào”.

Ông kể Hóc Môn có những khu vực đất đang phải gánh đến 4 lớp quy hoạch, tháo lớp này lại vướng lớp kia. “Vướng chồng vướng nên đâu phát triển được. Có đất cũng không có nhà, có giấy tờ sổ sách mà cũng không sang nhượng, mua bán, chuyển quyền được”, vị bí thư huyện kể.

Nguyên nhân từ sự chồng chéo về quy hoạch như quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đất ở… Bên cạnh đó, các khu quy hoạch “treo” như khu quy hoạch Khánh Long, khu quy hoạch dân cư Thanh niên xung phong… cũng khiến người dân có sổ đỏ mà xin cất nhà không được, giao dịch không xong.

“Có tối, tôi đứng ở ngay Nhị Bình, nhìn sang Bình Dương, thấy đèn người ta sáng rực. Lẽ ra huyện Hóc Môn cũng phải được như vậy”, ông Khuyên trăn trở.

Nhận thức rõ vấn đề trong công tác quản trị, Chủ tịch Phan Văn Mãi nhận định TP.HCM hiện có 3 giải pháp cần đặc biệt quan tâm. Đó là quản trị thành phố trong tình hình mới; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, liên thông cơ sở dữ liệu trong hoạt động, vận hành công tác quản trị thành phố; và từ đổi mới công tác quản trị, tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng thành phố trong tương lai.

“Chặng đường phục hồi kinh tế sẽ còn gặp nhiều trở ngại nếu không có hệ thống các giải pháp đồng bộ, với tầm nhìn dài hạn và triển khai linh hoạt, kịp thời, phù hợp trong thời gian tới”, ông Mãi nhìn nhận vấn đề.

Nguồn: News.zing.vn

Bắt đầu sự nghiệp lại từ con số 0 trong dịch

Nếu dịch Covid-19 không bùng phát, Sen, Hoàng Đức, Thùy Uyên đều không nghĩ họ sẽ chuyển hướng nghề nghiệp, bắt đầu lại từ con số 0.

Đều làm việc trong ngành du lịch ở Sa Pa (Lào Cai), vợ chồng Ma Thị Sen (27 tuổi) lâm vào cảnh thất nghiệp khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Họ không có nguồn thu nhập trong gần 2 năm.

Không thể chờ hết dịch để đi làm lại, vợ chồng Sen quyết định mở homestay nhỏ. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4, nơi này phải ngừng hoạt động do không còn khách du lịch và tránh nguy cơ lây lan virus.

Sau đó, chồng Sen xin làm đầu bếp cho nhà hàng được 5 tháng nay. Còn cô chuyển sang lĩnh vực bất động sản từ 2 tháng trước.

“Mình phải vật vã mãi mới tìm được việc. Bắt đầu từ con số 0, mọi thứ khá khó khăn với mình do không có chuyên môn hay thế mạnh gì trong nghề mới. Thế nhưng, mình cố gắng học hỏi, thích ứng vì không biết khi nào du lịch mới phục hồi”, Sen nói với Zing.

Chuyen viec trong dich anh 1

Đại dịch khiến vợ chồng Sen mất việc và 2 lần phải chuyển hướng sự nghiệp.

Cô chia sẻ thêm: “Nếu dịch không xảy ra, mình chưa bao giờ nghĩ sẽ chuyển nghề vì du lịch là chuyên môn và đam mê của bản thân. Sau dịch, mình sẽ cố gắng quay lại làm du lịch vì đó là thế mạnh và giúp mình tìm thấy nhiều niềm vui trong công việc”.

Tương tự vợ chồng Sen, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người phải nghỉ việc nhiều tháng không lương. Một số phải tìm hướng đi mới, khác hẳn so với công việc vẫn gắn bó, vì không thể chờ đợi thêm.

Bấp bênh

Vốn thích không khí náo nhiệt và tổ chức chương trình, party, Hoàng Đức (28 tuổi), quản lý quán bar ở Hà Nội, gắn bó với mảng dịch vụ nightlife khoảng 3 năm nay.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, nơi Đức làm việc nhiều lần phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu từ chính quyền.

Bạn gái Đức là Minh Phương (24 tuổi), quản lý dancer ở quán bar, cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

“Từ Tết năm ngoái đến nay, mình và bạn gái phải nghỉ gần một năm rồi. Sau đợt dịch thứ 2, chúng mình quyết định thuê mặt bằng, mở quán bánh mì để kiếm thêm sinh hoạt phí hàng ngày vì thấy dịch còn dai dẳng. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự tính của hai đứa”, Đức chia sẻ.

Trước đó, khi phải tạm nghỉ vì dịch, Đức kinh doanh online nhưng thấy không ổn vì ít khách và việc ship hàng gặp nhiều khó khăn.

Khi mới mở quán bánh mì, Đức và Phương thuê nhân viên phụ giúp. Lượng khách ban đầu khá ổn định, chủ yếu là sinh viên.

Tuy nhiên, đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến sinh viên chuyển sang học online và về quê. Cửa hàng của đôi trẻ mất đi lượng lớn khách hàng.

“Sau đợt giãn cách xã hội, chúng mình không thuê nhân viên nữa mà tự làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí. Hai đứa cố gắng duy trì để có đồng ra đồng vào”, Đức nói.

Chuyen viec trong dich anh 2

Minh Phương và Hoàng Đức mở cửa hàng kinh doanh riêng khi công việc chính bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.

Về công việc ở quán bar, Đức và nhiều đồng nghiệp vẫn mòn mỏi chờ thông báo được mở cửa trở lại. Nhiều người phải về quê sống nhờ bố mẹ hoặc chuyển sang làm nhân viên kinh doanh, môi giới bất động sản, bán xe máy cũ.

“Trong dịch, mình nhận thấy ngành nightlife bấp bênh, không có gì chắc chắn. Hôm nay được mở cửa nhưng có khi mai phải đóng rồi. Bởi vậy, mình luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống. Khi dịch kết thúc, mình vẫn quay lại làm quản lý bar vì đó là công việc bản thân yêu thích. Quán bánh mì mình vẫn duy trì để kiếm thêm thu nhập”, Đức nói.

Giống như Đức, Minh Phương cũng mong dịch sớm qua đi để trở lại với cuộc sống sôi động và công việc bận rộn trước kia.

Dịch đẩy nhanh kế hoạch

Tháng 6/2020, Thùy Uyên (29 tuổi) xin nghỉ việc, rời TP.HCM lên Đà Lạt trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh. Khi đó, cô là nhân viên tập đoàn về công nghệ thông tin của Singapore với mức lương khá.

Trước đó, trong lần về quê tránh dịch, không chỉ vì vấn đề sức khỏe, Uyên tự hỏi bản thân rằng “Sẽ thế nào nếu đại dịch thực sự tấn công Sài Gòn trong khi cuộc sống của mình ở đây đang phụ thuộc rất nhiều thứ?” và “Mục đích lao đầu vào kiếm tiền của mình là gì?”.

Bên cạnh đó, từ lâu, Uyên ấp ủ về cuộc sống an yên bên vườn tược nên bắt đầu suy tính đến chuyện thay đổi môi trường sống.

Lên thành phố sương mù với số tiền tiết kiệm không nhiều, Uyên bắt đầu xây dựng căn nhà đầu tiên sau nửa năm trải qua vài biến cố, phải bỏ dở và sang lại 2 căn khác.

“Để hoàn thành căn nhà, mình đã trải qua những chuyện bản thân chưa từng làm và không bao giờ nghĩ có thể làm được. Đó là bào gỗ ngày qua ngày, một mình ngủ lại canh công trình suốt 3 tháng mà xung quanh toàn là cây cối và căn villa sát bên ít khi mở cửa, rồi cuốc đất làm cỏ trồng thảo mộc, ươm hạt giống… chỉ để tiết kiệm tối đa chi phí. Có những đêm bị đau, ở một mình vừa sợ, vừa tủi, nghĩ lại những ngày tháng đi làm, ăn ngon mặc đẹp ở Sài Gòn mà khóc, nhưng rồi lại động viên bản thân cố gắng”, Uyên nhớ lại.

Khi căn nhà dần thành hình và dịch ập tới, bạn trai Uyên là Hải Nam (32 tuổi), kỹ sư lập trình cho công ty trụ sở ở Australia, chuyển sang “work from home” nên lên Đà Lạt đoàn tụ với bạn gái. Trong khi đó, Uyên vẫn duy trì công việc online dựa trên công việc từng làm ở TP.HCM.

Chuyen viec trong dich anh 3

Hải Nam và Thùy Uyên xây dựng căn nhà mơ ước trong đợt dịch kéo dài.

Uyên và Nam quyết định tự tay làm tất cả vật dụng trong nhà có thể như bàn, giường, kệ sách, kệ bếp, khu làm đồ handmade.

Đầu tháng 11, căn nhà gỗ của đôi trẻ đi vào hoàn thiện. Ngoài không gian sống, họ phân thêm các phòng để mở homestay.

“Hiện homestay của chúng mình bắt đầu nhận khách nhưng vì dịch vẫn phức tạp nên chỉ hoạt động 50% công suất và luôn trong tâm thế thực hiện 5K để đảm bảo an toàn cho mọi người”, cô nói.

Theo lời Uyên, khi lập nghiệp trong dịch, cô và bạn trai đối diện nhiều khó khăn từ chi phí xây dựng, vận hành và duy trì đến tâm lý khi dịch kéo dài, thủ tục khi đón khách. Tuy nhiên, họ có nhiều thời gian hơn để chăm chút không gian sống và chỉn chu homestay.

“Nếu Covid-19 không xuất hiện, mình nghĩ bản thân vẫn sẽ chọn rời thành phố để thực hiện ước mơ ấp ủ. Nhưng dịch giúp thúc đẩy suy nghĩ và hành động của mình nhanh hơn”, Uyên nói.

Cô chia sẻ thêm: “Hiện tại, mình chưa thấy hối hận với quyết định chuyển hướng. Dù còn nhiều khó khăn, mình học được rất nhiều thứ, đặc biệt là việc xây dựng và vận hành homestay nhỏ. Những trải nghiệm, kiến thức, kỹ năng này sẽ giúp ích cho mình rất nhiều mà sau này, khi có gia đình, mình chưa chắc đủ can đảm để làm”.

Uyên và Nam dự định dành 3 năm tới để trải nghiệm và tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống ở Đà Lạt. Nếu cảm thấy phù hợp, hai người sẽ chọn miếng đất ở ngoại ô để gắn bó và phát triển mô hình hướng đến sự thảnh thơi và tự chữa lành.

Nguồn: News.zing.vn

TIN MỚI NHẤT