Du lịch trong nước

Du lịch trong nước, tin tức du lịch trong nước, các tour du lịch trong nước, các địa điểm du lịch trong nước hấp dẫn được chúng tôi tổng hợp và đưa tin hàng ngày đến cho khách du lịch trên khắp mọi miền đất nước có được thông tin du lịch trong nước để có những thông tin hữu ích nhất cho mình và gia đình khi quyết định chọn chuyến du lịch trong nước cho mình và người thân

Xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi

Thủ tướng giao Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để sớm báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi trước ngày 10/12.

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vaccine, thuốc điều trị Covid-19 ngày 5/12. Theo người đứng đầu Chính phủ, đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt 95,6%, tiêm mũi 2 đạt 74,2%.

Bộ Y tế khẳng định số lượng vaccine mua, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, đã cam kết trong năm 2021 đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa phải xem xét tiếp việc xin, mua thêm. Các trường hợp tài trợ miễn phí hoặc cho, tặng vaccine vẫn tiếp tục được khuyến khích, ghi nhận và hoan nghênh.

Người đứng đầu Chính phủ giao Ban cán sự Đảng Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện Chương trình tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 báo cáo xin ý kiến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trước khi báo cáo Thủ tướng.

bao cao Bo Chinh tri viec tiem vaccine cho tre 5-11 tuoi anh 1

Các học sinh lớp 12 xếp hàng chờ tiêm vaccine ở huyện Củ Chi. Ảnh: Duy Hiệu.

Trong đó, kế hoạch bảo đảm vaccine phòng Covid-19 cần chi tiết về số lượng, chủng loại, độ tuổi, thời gian, phương án tiêm, việc tiêm trộn và tiêm tăng cường, bổ sung, nhắc lại, kế hoạch bảo quản, chú ý hạn sử dụng.

Thủ tướng đồng thời chỉ đạo Bộ Y tế tích cực tiêm mũi 3 và đề xuất lộ trình xã hội hóa việc tiêm vaccine phòng Covid-19 để báo cáo, xin ý kiến Bộ chính trị.

Đặc biệt, theo chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, Bộ Y tế cần xây dựng kế hoạch để sớm báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án tiêm (mũi 1 và 2) cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, trong đó thể hiện rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, giải pháp trên cơ sở khoa học, diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước trước ngày 10/12; đề xuất cấp có thẩm quyền kế hoạch mua vaccine năm 2022 và đặc biệt là vaccine cho trẻ em cần phải ký được hợp đồng trong tháng 12.

Bộ Y tế cũng được giao xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, số lượng, chủng loại, lứa tuổi cần tiêm vaccine cho năm 2022 để báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19. Việc này phải xong trước ngày 20/12.

Giao mục tiêu đến 15/12, chậm nhất cuối tháng 12, phải cơ bản phải tiêm xong 2 mũi cho số người từ 18 tuổi trở lên, nhất là những người 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền, Thủ tướng quán triệt địa phương nào không hoàn thành, chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng.

Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ lưu ý bám sát tiến độ giao nhận, tiêm vaccine để đảm bảo đủ tiêm mũi 3 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên (phấn đấu trước tháng 6/2022), đồng thời đẩy mạnh việc tiêm mũi 3, trong đó ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì rà soát quy trình vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá chính xác, khách quan, khoa học các sự cố xảy ra để truyền thông kịp thời, đúng bản chất; kiến nghị rút kinh nghiệm và xử lý nếu có sai phạm.

Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo soạn thảo thư của Thủ tướng gửi Chương trình Tiếp cận toàn cầu vaccine Covid-19 (COVAX) để đề xuất việc sử dụng vaccine do COVAX tài trợ tiêm cho các nhóm khác ngoài đối tượng đã cam kết.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, các doanh nghiệp nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 chịu trách nhiệm về quyết định chuyên môn của mình; chống mọi hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm, cạnh tranh không lành mạnh.

Thủ tướng giao các cơ quan chủ động cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, nhất là về phân bổ, chủng loại vaccine, tiến độ tiêm chủng, phản ứng phụ sau tiêm… để người dân yên tâm, tiếp tục tiêm, không phân biệt đối xử với các loại vaccine đã được cấp phép.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Giá thuê đất ở Hội An tăng 400-1.000% sau 5 năm

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang lý giải việc giá thuê đất ở Hội An tăng vì thị trường bất động sản địa phương nóng lên trong 5 năm qua.

Sáng 8/12, kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X bước vào ngày làm việc thứ 2 với phiên chất vấn và trả lời chất vấn, liên qua đến các lĩnh vực gồm tài nguyên và môi trường, xây dựng, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch.

Đại biểu Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đặt vấn đề với Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường về giá đất tăng vọt sau 5 năm. Theo đại biểu Thanh, hiện nay có nhiều doanh nghiệp rơi vào chu kỳ điều chỉnh giá đất năm 2020 và 2021 nhưng giá tăng động biến so với chu kỳ 2015-2019.

gia dat Hoi An tang 1.000 lan anh 1

Giá thuê đất tại một số khu vực ở Hội An tăng 400-1.000% so với năm 2015. Ảnh: Thanh Đức.

Vị đại biểu dẫn ví dụ tiền thuê nhà của một doanh nghiệp ở số 10, Trần Hưng Đạo, TP Hội An (Quảng Nam) trong giai đoạn 2015-2019 với mỗi năm hơn 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiện, khi áp giá thuê đất năm 2021 tăng đến 6,9 tỷ đồng (tăng 444,5%). Ngoài ra, còn có doanh nghiệp khi áp giá thuê đất mới tăng hơn 1.000%.

Đại biểu Phan Xuân Thanh cho rằng với mức tăng động biến quá cao trong thời điểm khó khăn là yếu tố làm cho doanh nghiệp kiệt quệ về kinh tế, gia tăng số lỗ, mất vốn điều lệ và không có khả năng chi trả.

Vị này kiến nghị địa phương cũng cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong chu kỳ tăng giá đất mới.

Trả lời đại biểu Phan Xuân Thanh, ông Trần Thanh Hà, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, cho biết với trách nhiệm của mình, ông chia sẻ tâm tư với đại biểu Thanh cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

Theo ông Hà, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay diễn biến phức tạp, Sở TN&MT đã trực tiếp giải thích với các doanh nghiệp về vấn đề tăng giá thuê đất và có văn bản vào ngày 7/12 vừa qua.

Ông Hà cho hay đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm của những doanh nghiệp được Nhà nước cho phép thuê đất trả tiền hàng năm thì theo chu kỳ 5 năm một lần theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

“Hiện nay, các doanh nghiệp đã qua chu kỳ cũ và việc thuê đất phải thanh toán nằm trong chu kỳ mới là 2021-2025. Theo quy định của pháp luật, giá đất trả tiền hàng năm được xác định theo công thức là bảng giá đất thời kỳ 5 năm ở vị trí doanh nghiệp đứng chân, nhân với hệ số điều chỉnh giá đất và nhân với hệ số thuê đất”, ông Hà nói.

Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam lý giải bảng giá đất chu kỳ 2015-2019 có mức giá thấp vì giai đoạn trước cơ quan có thẩm quyền đã xác định giá đất trong bảng giá đất không sát.

Ông Hà cho biết với mức giá thuê đất mới, Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn, có trách nhiệm thẩm định, xác định giá đất và trình ra Hội đồng Thẩm định giá đất do Sở Tài chính chủ trì và hội đồng thẩm định giá đất trình ra UBND tỉnh.

“Từ 3 yếu tố nêu trên và dựa vào giá đất thực tế, khi tính ra số tiền tuyệt đối các doanh nghiệp hiện nay rơi vào trong chu kỳ trả tiền thuê đất chu kỳ 2021-2025 đúng như đại biểu đã nêu tăng gấp 400%, có nơi tăng gấp 1.000%”, ông Hà lý giải.

gia dat Hoi An tang 1.000 lan anh 2

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang lý giải việc giá thuê đất ở Hội An tăng vì thị trường bất động sản địa phương nóng lên sau 5 năm. Ảnh: Thanh Đức.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết vừa qua Hiệp hội doanh nghiệp và một số doanh nghiệp đã kiến nghị UBND tỉnh xem xét về vấn đề giá thuê đất chu kỳ mới tăng quá cao so với trước.

“UBND tỉnh đã chủ trì tiếp doanh nghiệp và cũng đã có giải thích. Chúng tôi chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ”, ông Quang nói.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam lý giải rằng có sự chênh lệch giá thuê đất 400-1.000% vì có sự so sánh bảng giá đất năm 2021 với chu kỳ trước là năm 2015, 2016. Hiện nay bất động sản ở Quảng Nam tăng rất cao so với thời kỳ trước nên giá thuê đất cũng tăng.

“Thời điểm 2015-2016 thị trường giá đất Quảng Nam cơ bản thấp và bảng giá đất của tỉnh ban hành hàng năm nó đa mục tiêu nên xảy ra tình trạng chênh lệch. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng bảng giá đất năm 2022 và sẽ cân nhắc, tính toán ở mức độ phù hợp với giá thị trường, phù hợp tình hình thực tế địa phương”, ông Quang nói.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Đem lại xúc cảm mới khi đọc tác phẩm văn chương Việt

Tủ sách Văn chương và Mỹ thuật gồm các tác phẩm văn học Việt Nam giá trị. Mỗi cuốn sách được một họa sĩ đương đại vẽ minh họa.

Đầu tháng 12 này, Thương nhớ mười haiBỉ vỏ – hai tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt – tái xuất trong một diện mạo mới. Đây là hai ấn phẩm thuộc tủ sách Văn chương và Mỹ thuật. Tủ sách được thực hiện từ mong muốn đưa đến bạn đọc các ấn phẩm trang nhã, đẹp mắt, không những đáp ứng niềm vui đọc sách mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức hội họa.

Theo đó, các danh tác được lựa chọn, thực hiện minh họa mới là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của văn chương và hội họa.

Van chuong va My thuat anh 1

Sách Bỉ vỏThương nhớ mười hai. Ảnh: Đ.A.

Tôn vinh tác phẩm văn chương

Thương nhớ mười hai do Đông A và Nhà xuất bản Văn học sử dụng văn bản từ cuốn Thương nhớ mười hai được in lần đầu năm 1972.

Đơn vị thực hiện đã đặt họa sĩ Duy Hưng minh họa cho 13 chương sách của Vũ Bằng, gồm 12 chương về 12 tháng trong năm và chương cuối – “Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh”. Cuốn sách đầy ắp tình cảm tha thiết, duyên dáng, ý nhị về ẩm thực, thú vui, phong tục miền Bắc trong nỗi nhớ của tác giả.

Thực hiện minh họa cho cuốn sách là Duy Hưng, một họa sĩ trẻ sinh ra và lớn lên ở TP.HCM. Vốn có cha mẹ là người gốc Bắc nên khi vẽ minh họa Thương nhớ mười hai, họa sĩ phần nào cảm nhận được hoài niệm, tình cảm nhớ quê qua trang viết của Vũ Bằng.

“Tôi có thể đồng cảm với tác giả cuốn sách phần nào đó khi bố mẹ, gia đình nội ngoại tôi ở miền Bắc vào. Khi vẽ, tôi tìm hiểu phong vị miền Bắc. Điều tôi muốn thể hiện trong tranh là tình cảm, nỗi nhớ nhung của tác giả”, họa sĩ Duy Hưng nói.

Tranh minh họa được thực hiện dựa trên cảm hứng từ tranh lụa Việt Nam đầu thế kỷ XX của các danh họa như Lê Phổ, Mai Trung Thứ… Họa sĩ Duy Hưng cho biết anh vẽ tranh kỹ thuật số nhưng cố gắng gợi lại không khí của tranh lụa xưa để phù hợp nội dung tác phẩm văn học.

Bỉ vỏ, tiểu thuyết đầu tay của Nguyên Hồng, từng giành giải văn chương của Tự lực Văn đoàn, nhận được sự yêu thích của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Ấn phẩm lần này sử dụng văn bản theo bản in lần đầu năm 1938 của Nhà xuất bản Đời nay, được biên tập, chỉnh lý theo quy tắc chính tả hiện hành.

Hoàng Phượng Vỹ, một họa sĩ thành danh của hội họa Việt hiện nay, đã thực hiện bộ tranh minh họa mới cho Bỉ vỏ. Họa sĩ vốn là con của nhà thơ Hoàng Trung Thông – một người bạn của nhà văn Nguyên Hồng. Thuở nhỏ, họa sĩ được nhiều lần gặp tác giả Bỉ vỏ.

Bởi vậy, khi Hoàng Phượng Vỹ tham gia vẽ tranh cho Bỉ vỏ, ông không chỉ minh họa tác phẩm văn học, mà còn thực hiện bộ tranh từ ký ức, tình cảm trìu mến, trân trọng với một người bạn của cha mình.

Van chuong va My thuat anh 2

Tiểu thuyết Số đỏ qua minh họa của họa sĩ Thành Phong. Ảnh: Hoàng Thu Phố.

Giới thiệu tinh hoa văn học

PGS.TS Võ Văn Nhơn, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đánh giá những cuốn như Bỉ vỏThương nhớ mười hai đã nổi tiếng trong văn chương Việt và được in lại nhiều. Ở lần phát hành này, các tác phẩm được làm mới lại, đẹp hơn, góp phần lan tỏa tác phẩm tới nhiều bạn đọc của hôm nay.

Nói về việc tranh được minh họa mới, PGS.TS Võ Văn Nhơn cho rằng sách được làm công phu, mỗi tác giả có một phong cách riêng, phần nào thể hiện được nội dung tác phẩm văn chương.

“Đây là cách để giới thiệu tinh hoa văn học Việt Nam. Tôi nghĩ ngoài những tác giả nổi tiếng như Nguyên Hồng, Vũ Bằng, chúng ta cũng có thể thêm sách của thời kỳ trước, hoặc của các tác giả hiện đại”, PGS.TS Võ Văn Nhơn nói.

Ông Đạt Nhân, biên tập viên Công ty Đông A, cho biết trước đây, công ty ông từng thực hiện những ấn phẩm trong đó đặt một họa sĩ vẽ minh họa mới cho một tác phẩm như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Thành Phong minh họa), Người kép già của Kim Lân (Thành Chương minh họa).

Tiếp nối những ấn phẩm hay và đẹp đó, Bỉ vỏThương nhớ mười hai được thực hiện, là hai ấn phẩm đầu trong tủ sách Văn chương và Mỹ thuật. Những người thực hiện tủ sách mong muốn tạo ra ấn phẩm có sự kết hợp hài hòa nội dung văn học và tranh minh họa.

Về tiêu chí lựa chọn, tủ sách sẽ in lại các tác phẩm đi vào lòng bạn đọc Việt Nam nhiều thế hệ.

Việc minh họa cho tác phẩm được thực hiện mới hoàn toàn, trong đó tủ sách không dựa vào độ nổi tiếng của họa sĩ mà sẽ mời họa sĩ có phong cách phù hợp nội dung tác phẩm văn chương. Biên tập viên này tiết lộ khâu minh họa chiếm 70% chi phí đầu tư làm sách.

“Chúng tôi mong muốn mỗi ấn phẩm đến tay bạn đọc được trọn vẹn cả về hình thức và nội dung, chạm đến và nâng lên những cảm xúc đẹp nơi bạn đọc đối với nghệ thuật nói chung, văn chương và mỹ thuật Việt Nam nói riêng. Vừa đọc sách, vừa xem tranh minh họa, hy vọng độc giả thêm yêu mến tác phẩm văn học Việt”, ông Đạt Nhân nói.

Nguồn: News.zing.vn

Giám đốc công ty bất động sản tự tử tại tòa

Khi HĐXX tuyên án, ông Cường bất ngờ lấy chai nước có ghi là chế phẩm diệt côn trùng ra uống để tự tử.

Sau 8 ngày xét xử, ngày 8/12, TAND quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) tuyên án vụ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bồi thường hợp đồng.

Vụ tranh chấp dân sự này liên quan đến Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, trụ sở tại Hà Nội) và Công ty TNHH MTV Land Hà Hải (Land Hà Hải, trụ sở tại quận Hải Châu, Đà Nẵng).

HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Sudico, đồng ý chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa 2 công ty đối với 2 lô đất có tổng diện tích hơn 12 ha tại phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn).

Giam doc cong ty bat dong san o Da Nang tu tu ngay khi toa tuyen an anh 1

Ông Cường lấy chai nước có ghi chế phẩm diệt côn trùng ra uống rồi nằm lăn tại phòng xét xử. Ảnh: N. Vũ.

HĐXX không chấp nhận yêu cầu khởi kiện, đề nghị tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng 2 lô đất nêu trên của Land Hà Hải; bác các yêu cầu đòi Sudico bồi thường thiệt hại cho Land Hà Hải vì quá trình chuyển nhượng kéo dài.

Khi thẩm phán Lương Thị Anh tuyên án xong, ông Võ Văn Cường (Giám đốc Công ty TNHH MTV Land Hà Hải) đứng dậy kêu oan và cho rằng phán quyết của tòa thiếu công tâm.

Giam doc cong ty bat dong san o Da Nang tu tu ngay khi toa tuyen an anh 2

Vợ ông Cường lấy chai nước ra định uống thì được người thân hất đổ xuống nền phòng xét xử. Ảnh: N. Vũ.

Ngay sau đó, người đàn ông này lấy từ túi áo ra một chai nước có ghi dòng chữ là chế phẩm diệt côn trùng trong gia dụng và y tế ra để uống. Vợ ông Cường cũng lấy ra chai nước có ghi dòng chữ tương tự với ý định tự tử nhưng được người thân kịp thời hất đổ.

Ông Cường sau đó được lực lượng Cảnh sát bảo vệ Tư pháp tại phiên toà cùng người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu. Hiện người đàn ông này đã qua cơn nguy kịch.

Nguồn: News.zing.vn

Cuối tuần cắm trại nghỉ dưỡng, ăn beefsteak, ngắm hoàng hôn

Ngọc Trâm (TP.HCM) chia sẻ với Zing về chuyến đi glamping ở Đồng Nai vào cuối tuần. Đây là lần đầu tiên cô trải nghiệm hình thức cắm trại cao cấp.

di glamping o dau anh 1

Ngọc Trâm (TP.HCM) chia sẻ với Zing về chuyến đi glamping ở Đồng Nai vào cuối tuần. Đây là lần đầu tiên cô trải nghiệm hình thức cắm trại cao cấp.

di glamping o dau anh 2di glamping o dau anh 3

Glamping là từ được ghép bởi “glamorous” (hào nhoáng, cao cấp) và “camping” (cắm trại). Khái niệm này bắt đầu phổ biến với giới trẻ TP.HCM từ đầu năm 2021.

Trong tình hình dịch Covid-19, nhiều người ưu tiên đi dã ngoại ở những địa điểm không quá xa thành phố. Với glamping, họ không cần tự đóng cọc, giăng lều mà vẫn có thể tận hưởng thiên nhiên bên người thân hoặc bạn bè.


Cắm trại kiểu tiện nghi, an toàn

Nhóm chúng tôi gồm 4 người: 2 nam và 2 nữ. Cả nhóm đều không phải dân thể thao hay có nhiều kinh nghiệm dựng trại ngoài trời. Vì vậy khi có ý định đổi gió, chúng tôi đã nghĩ ngay đến glamping.

Tiêu chí chọn chỗ của chúng tôi là một bãi cắm ổn định, có vị trí đỗ xe để không phải vác balo đi đường dài. Ngoài ra, lều trại riêng tư, không ồn ào và nhà vệ sinh sạch sẽ cũng là điểm tôi quan tâm.

Sau khi bàn bạc, chúng tôi tìm được một khu trại ưng ý ở La Ngà (Định Quán, Đồng Nai). Mất 2 tiếng di chuyển, khoảng 13h trưa thứ 7, chúng tôi đã có mặt ở đó và sẵn sàng cho 1 ngày 1 đêm nghỉ ngơi đúng nghĩa.

di glamping o dau anh 4di glamping o dau anh 5

Nơi cắm trại tọa lạc trên đồi cao, giữa một vườn điều xanh mát và có hướng nhìn trực diện ra hồ Trị An nổi tiếng.

Thời điểm tôi đến, không gian khá yên tĩnh vì lượng khách thưa thớt. Ngoài chúng tôi chỉ có 1-2 gia đình trẻ và vài nhóm bạn từ 4 người đến 6 người.

Không giống với cắm trại truyền thống, đa số khu glamping có mức độ tiện nghi có thể so sánh với khách sạn. Nhóm tôi đặt loại lều dành cho 4 khách với giá 1,7 triệu đồng/người/đêm. Vì vải tương đối dày, bên trong có trang bị máy lạnh giúp thoáng khí.

di glamping o dau anh 6di glamping o dau anh 7

Ảnh: Tropical EGlamping.

Tất cả lều biệt lập và kết nối với nhau bằng những bậc thang. Do đó, chúng tôi hầu như chỉ tiếp xúc với khách khác tại khu sinh hoạt chung. Đây là nơi cung cấp trà, cà phê, nước lọc, mì gói và kem chống muỗi.

Dầu gội, sữa tắm và nước nóng cũng có sẵn trong phòng tắm. Khách hàng có thể sử dụng tự do mà không trả thêm phí.


Nạp năng lượng và thư giãn với bạn bè

Từ trưa đến trước giờ ăn tối, một số người sẽ ra bờ hồ chèo SUP, chụp ảnh hay đi tham quan xung quanh, còn chúng tôi quyết định ở lại lều chơi boardgame và chuyện trò.

Khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống là lúc tôi thích nhất. Không có những tòa nhà cao tầng và khói bụi, ở đây, tôi có thể ngắm bầu trời chuyển màu đỏ rực rất rõ ràng.

Đó là một trong số ít lần tôi thấy đầu óc hoàn toàn thanh thản kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

di glamping o dau anh 8di glamping o dau anh 9

Khoảng 18h30, nhân viên khu glamping giúp chúng tôi chuẩn bị lò và nguyên liệu nướng BBQ. Thực đơn có cá hồi Na Uy, beefsteak ướp sẵn ăn kèm với salad, xúc xích hun khói và rau củ. Chúng tôi gọi thêm một chai rượu vang để vừa nhâm nhi, vừa thưởng thức món mặn.

Sau bữa ăn thịnh soạn, mọi người quây quần và hát acoustic đến nửa đêm.

di glamping o dau anh 10di glamping o dau anh 11

Bên bếp lửa ấm áp, tôi đã có dịp gắn kết với bạn mình hơn, đồng thời quen thêm những gương mặt mới dễ thương, lịch sự.

Buổi sáng chủ nhật, tôi dậy sớm đón bình minh và ăn sáng với sandwich, trứng ốp la. Chúng tôi đi dạo một chút, hít thở không khí trong lành trước khi thu dọn đồ đạc trở về nhà.

Với tôi, 24 tiếng là thời gian vừa đủ để bản thân xả stress và tìm nguồn năng lượng mới. Đã lâu không du lịch, chuyến đi nhỏ này thật sự giúp tôi giải tỏa cảm giác ngột ngạt trong nhiều tháng qua. Có lẽ, những người bạn đi cùng tôi cũng có suy nghĩ tương tự.

di glamping o dau anh 12di glamping o dau anh 13
di glamping o dau anh 14di glamping o dau anh 15

Nếu muốn trải nghiệm glamping, bên dưới là một số lưu ý bạn có thể tham khảo:

  • Tổng chi phí cho chuyến đi của tôi khoảng 2,3 triệu đồng. Bạn nên ước lượng ngân sách phù hợp và nắm dịch vụ trong gói lưu trú để tránh mua sắm không cần thiết.
  • Các khu vực trên cao thường có nhiệt độ ban ngày, ban đêm khá chênh lệch. Ngay cả khi cắm trại ở nơi nắng gắt như Đồng Nai, bạn đừng quên đem vớ và áo ấm phòng hờ.
  • Lý tưởng nhất là nhóm bạn ăn brunch thật no rồi khởi hành, khi đến nơi chỉ cần dùng trái cây, chụp ảnh và chờ bữa tối.
  • Nhiều khu glamping có thể không trang bị kem chống muỗi. Hãy chắc rằng bạn có nó trong hành lý của mình.
  • Nếu ngủ qua đêm, bạn nên úp giày xuống để tránh côn trùng bò vào.
  • Bạn có thể chuẩn bị kẹo marshmallow với chocolate để nướng ăn vặt. Món này ngon và là một phần không thể thiếu trong các chuyến picnic.

Nguồn: News.zing.vn

Tuyển Việt Nam có nỗi lo trước trận gặp Malaysia

Chiến thắng 2-0 trước Lào mang lại 3 điểm cho tuyển Việt Nam, nhưng không thể khiến người hâm mộ hoàn toàn yên tâm.

Trước đối thủ yếu hơn, huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo chủ động đưa ra những thay đổi. Ông muốn giữ sức cho một số trụ cột vừa trải qua khoảng thời gian cày ải ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 cũng như tạo điều kiện ra sân cho các nhân tố dự bị.

Dù vậy, tuyển Việt Nam vẫn dễ dàng lấn lướt lào trong cả 90 phút. Chiến thắng 2-0 là chấp nhận được đối với tuyển Việt Nam, nhưng chưa tạo ra cảm giác hài lòng, yên tâm.

tuyen viet nam anh 1

Chất lượng dứt điểm của tuyển Việt Nam trong trận gặp Lào chưa cao.

Hàng công thiếu sắc bén

Tuyển Việt Nam đã tạo ra 23 cú dứt điểm về phía khung thành tuyển Lào. Trong đó, Công Phượng cùng các đồng đội có 6 lần đưa bóng đi trúng đích và 2 bàn thắng.

Tỷ lệ chuyển hóa thành công của tuyển Việt Nam là 12%, xếp thứ 3 tại AFF Cup 2020. Đây là con số chưa thuyết phục. Hai đội bóng đang dẫn đầu là Malaysia và Singapore với cùng tỷ lệ 21%.

Hai bàn thắng của tuyển Việt Nam đều được kiến tạo bởi 2 hậu vệ Nguyễn Phong Hồng Duy và Hồ Tấn Tài. Tuy nhiên, khả năng tấn công biên của tuyển Việt Nam chưa thật sự ấn tượng khi tỷ lệ tạt bóng, căng ngang chính xác chỉ là 17%, đứng thứ 5 tại giải. Con số này kém xa các đối thủ như Singapore (53%), Thái Lan (38%), Myanmar (29%) hay Malaysia (27%).

Ngoài bàn thắng của Phan Văn Đức, tuyển Việt Nam không có pha đánh đầu thực sự nguy hiểm nào dù các trung vệ tuyển Lào có thể hình kém trung phong Nguyễn Tiến Linh. Bên cạnh đó, tuyển Việt Nam thiếu những tình huống chồng biên, rồi căng ngang cho tiền đạo cắt mặt dứt điểm hoặc trả ngược về tuyến 2 có chất lượng cao.

“Những đường căng ngang vào vùng cấm đối phương, tuyển Việt Nam chưa thực hiện tốt. Trong nhiều tình huống, không có ai băng vào đón đường chuyền, cũng có nhiều tình huống, các cầu thủ phía trong lại xếp thành một hàng ngang, khiến cơ hội bị bỏ lỡ”, chuyên gia Phan Anh Tú, Cựu quyền Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, chia sẻ với Zing.

Trước hàng thủ được tổ chức kỷ luật và chơi khá chủ động của tuyển Lào, rõ ràng tuyển Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khâu triển khai tấn công. Những tiền vệ như Hoàng Đức, Xuân Trường tích cực sút xa. Thậm chí, các cầu thủ dứt điểm nhiều nhất tuyển Việt Nam là Văn Đức (5 lần) và Hoàng Đức (4 lần) chứ không phải là những tiền đạo như Công Phượng, Tiến Linh.

Trước các đối thủ ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, tuyển Việt Nam thi đấu với vị thế đội cửa dưới và chọn phương án phòng ngự phản công. Vì vậy, đoàn quân của HLV Park Hang-seo thể hiện sự chệch choạc khi chơi áp đặt trước Lào.

“Một số vấn đề lộ ra ở đội tuyển khi áp đặt tấn công. Đó là độ chính xác trong những đường chuyền quyết định, hoặc những pha dứt điểm sai mục tiêu. Vấn đề này nằm ở cảm giác và phong độ của các cầu thủ tuyến trên. Họ phải khắc phục ngay để sẵn sàng đối đầu Malaysia”, bình luận viên Quang Huy nhận định cùng Zing.

tuyen viet nam anh 2

Hàng thủ tuyển Việt Nam cần phải hạn chế những pha phạm lỗi không đáng có.

Nỗi lo cũ

Tuyển Việt Nam áp đặt thế trận hoàn toàn, kiểm soát bóng lên đến 77%. Tuy nhiên, chính các học trò ông Park lại phạm lỗi nhiều hơn với 9 lần, gấp 3 so với đối thủ.

Việc tuyển Lào sở hữu Billy Ketkeophomphone, mẫu tiền đạo giỏi tỳ đè và hoạt động độc lập tốt, cũng khiến hậu vệ tuyển Việt Nam gặp khó khăn. Tuy nhiên, các cầu thủ vẫn có những đường chuyền hỏng, hoặc mất bóng khá nguy hiểm, đặt đồng đội vào thế phải phạm lỗi.

Tuyển Việt Nam có những pha phạm lỗi không đáng hoặc các động tác thừa. Thậm chí, Thành Chung phản ứng thái quá vì những quyết định của trọng tài. Khán giả xem trực tiếp trận đấu có thể nghe rõ tiếng trợ lý tuyển Việt Nam nhắc nhở trung vệ của CLB Hà Nội giữ bình tĩnh.

Những động tác thừa khiến tuyển Việt Nam chịu 2 quả phạt đền ở trận gặp Oman. Trong cuộc đối đầu Saudi Arabia, việc phản ứng cũng khiến tuyển Việt Nam rơi vào cảnh thiếu người. Đó là những thói quen khó bỏ của các cầu thủ. Họ cần sớm khắc phục điều này nếu không muốn chịu bất lợi ở những trận cầu căng thẳng hơn, mang tính chất quan trọng hơn với các đối thủ khó chịu hơn.

“Tuyển Việt Nam đá với đối thủ mạnh, phải căng mình, chiến đấu, lúc nào cũng trong tâm thế sẵn sàng bằng mọi cách để hạn chế. Giờ họ về đá với Đông Nam Á, nơi trình độ thấp hơn, nhưng có thể cầu thủ vẫn giữ thói quen đó, tạo thành phản xạ, chưa thoát ra được”, chuyên gia Phan Anh Tú lý giải.

Ngoài ra, hàng thủ tuyển Việt Nam còn có khoảnh khắc chơi chủ quan, dẫn đến tình huống đối mặt thủ môn Nguyên Mạnh của Ketkeophomphone. Nếu chân sút này dứt điểm sắc bén hơn, tuyển Lào sẽ rút ngắn tỷ số và có thể gây nhiều áp lực hơn trong những phút cuối trận.

Để con đường bảo vệ ngôi vương Đông Nam Á bằng phẳng hơn, đánh bại Malaysia là nhiệm vụ bắt buộc. Điều này không chỉ giúp tuyển Việt Nam hưng phấn hơn, mà còn có thể tránh Thái Lan ở bán kết.

Muốn làm được điều đó, tuyển Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục những vấn đề đã nêu ở trên. Đoàn quân của HLV Tan Cheng Hoe không còn Mohamadou Sumareh, nhưng các chân sút bản địa như Safawi Rasid, Syafiq Ahmad sẵn sàng trừng phạt sai lầm của tuyển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Tuyển Việt Nam tập chuẩn bị cho trận gặp Malaysia Chiều 7/12, tuyển Việt Nam trở lại sân tập để tiếp tục chuẩn bị cho lượt hai vòng bảng AFF Cup 2020 gặp á quân Malaysia.

Nguồn: News.zing.vn

Có thể lĩnh án tù khi mua bán thuốc trị Covid-19 chưa được cấp phép?

Hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được phép lưu hành có thể bị phạt đến 80 triệu đồng hoặc phạt tù cao nhất 15 năm.

Sau khi xuất hiện một số người ở TP.HCM rao bán Molnupiravir, thuốc dùng điều trị Covid-19, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, xác minh.

Cơ quan chức năng đánh giá việc bán thuốc chưa được phép lưu hành là vi phạm nghiêm trọng. Theo các quy định của pháp luật, người rao bán Molnupiravir trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến bị xử lý ra sao?

Tiến sĩ Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư Hà Nội

Thuốc chữa bệnh là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, mục đích để cứu người nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, việc sản xuất, mua bán, bảo quản, vận chuyển, cấp phát thuốc chữa bệnh được quản lý chặt chẽ.

Tại Việt Nam, các loại thuốc chữa bệnh trước khi sản xuất, nhập khẩu để lưu hành phải được sự cho phép của Cục quản lý Dược (Bộ Y tế).

Mua ban thuoc dieu tri Covid-19 anh 1

Thuốc Molnupiravir thử nghiệm do Merck và Ridgeback Biotherapeutics phát triển. Ảnh: Reuters.

Việc rao bán thuốc trị Covid-19 chưa được cấp phép tại TP.HCM là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về chế tài hành chính, hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được phép lưu hành hoặc mới thử nghiệm, chưa được phép sản xuất, nhập khẩu có thể bị phạt tiền từ 60 triệu đến 80 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 57 Nghị định 117/2020 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ngoài phạt tiền, tổ chức hay cá nhân vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước các loại giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến lĩnh vực hoạt động, sản xuất và khắc phục toàn bộ hậu quả.

Trường hợp xảy ra sự cố chết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài ra, theo Công văn số 45 ngày 30/3/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, người nào nói sai công dụng của thuốc chữa bệnh, đưa thông tin gian dối khi bán thuốc nhằm chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Nguồn: News.zing.vn

Thế giới có công cụ chấm dứt dịch Covid-19 nhưng chưa sử dụng tối ưu

Vaccine được cho là công cụ hữu ích trong việc đối phó với Covid-19 nhưng vẫn chưa được thế giới sử dụng một cách tối ưu, thể hiện qua sự bất bình đẳng vaccine.

bat binh dang vaccine anh 1

Thế giới đã bắt đầu bước vào năm thứ 3 của Covid-19 và đại dịch được dự đoán là sẽ còn kéo dài với sự xuất hiện của biến chủng mới, sự suy yếu của vaccine, trong khi các biện pháp hạn chế đang ngày càng được nới lỏng.

“Phần lớn các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đều nghĩ rằng SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại”, ông Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, Anh, cho biết.

“Con cháu của chúng ta vẫn sẽ nhiễm virus. Covid-19 sẽ là một phần lịch sử của chúng ta cho đến khi nó trở thành một loại cảm cúm thông thường”, ông nói.

Kể từ khi Covid-19 nổ ra, con người đã có những nỗ lực trong việc phát triển vaccine, truy vết nguồn lây nhiễm, phân tích bộ gene, các biện pháp ngăn chặn, và hợp tác quốc tế. Những biện pháp trên được xem là bộ công cụ hữu ích nhằm chấm dứt đại dịch càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, sau hơn 20 tháng, bộ công cụ đó vẫn chưa được sử dụng một cách tối ưu, theo CNN.

Andrea Taylor, trợ lý giám đốc tại Viện Y tế Toàn cầu Duke, cho rằng: “Vấn đề chính là chưa bao giờ có một kế hoạch nào ở cấp độ toàn cầu”.

Một số quốc gia có kết quả tốt hơn khi đối mặt với Covid-19 so với những quốc gia khác. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình kết thúc đại dịch trên toàn thế giới, các chuyên gia kêu gọi một cách tiếp cận toàn cầu mới, đặc biệt là về vaccine, phương pháp điều trị và chia sẻ thông tin.

Họ cho rằng nỗ lực như vậy là cách tốt nhất để nhanh chóng chấm dứt đại dịch, nếu không, con người vẫn có thể phải sống trong nỗi ám ảnh về Covid-19 trong năm 2022, hoặc thậm chí lâu hơn.

“Chúng ta biết trước điều gì sẽ xảy ra nếu cứ áp dụng cách tiếp cận mang tính phân mảnh này. Chúng ta đang sống với hậu quả của điều đó”, bà Taylor nói.

bat binh dang vaccine anh 2

Du khách đến từ Nam Phi được xét nghiệm Covid-19 tại sân bay Schiphol, Hà Lan, ngày 30/11. Ảnh: AFP.

Công cụ chính yếu

Roberto Burioni, giáo sư vi sinh và virus học tại Đại học San Raffaele ở Milan, Italy, cho biết: “Công cụ đầu tiên mà chúng ta có là vaccine”.

Đây là lần đầu tiên thế giới có thể phát triển vaccine trong thời gian ngắn, với tất cả loại vaccine Covid-19 hiện hành đều có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh nặng. Kỷ lục trước đó trong việc phát triển vaccine là 4 năm.

Tuy nhiên, vaccine cần phải tiếp cận được càng nhiều người càng tốt, với đủ số lượng cần thiết.

“Những gì chúng ta cần đạt được là tiêm chủng rộng rãi. Nếu chúng ta có thể tiêm chủng cho một số lượng lớn người, loại virus này có thể vẫn lây truyền, nhưng sẽ không gây nhiều thiệt hại”, ông Burioni nói.

Cùng với nỗ lực không ngừng nhằm khuyến khích những người chưa được tiêm phòng tiêm liều đầu tiên, các nước giàu hiện tiến hành tiêm chủng cho học sinh và tiêm nhắc lại cho người đã nhận đủ 2 liều.

Nước Anh ngày 2/12 cũng đã công bố một thỏa thuận mua thêm 114 triệu liều vacine Pfizer để chủng ngừa cho 67 triệu công dân nước này trong năm 2022 và 2023. Đây là động thái mà nhiều quốc gia phát triển dự kiến thực hiện khi chuẩn bị cho một tương lai sống chung với Covid-19.

Trong khi đó, sự xuất hiện của biến chủng Omicron ở châu Phi, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược tiêm chủng cho các quốc gia nghèo hơn.

“Vẫn chưa có một kế hoạch nào ở cấp độ toàn cầu. Nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới có tỷ lệ tiêm vaccine thấp đến mức không thể chấp nhận được”, theo bà Taylor.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chưa đầy 8% người dân ở các nước thu nhập thấp nhận được liều vaccine đầu tiên. Trong khi đó, 63,9% người dân ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một mũi.

bat binh dang vaccine anh 3

Tiêm ngừa Covid-19 ở Katlehong, Nam Phi, tháng 10/2021. Ảnh: AP.

Ở cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, khoảng 70% người dân đã được tiêm ít nhất một mũi, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

Hậu quả tiềm ẩn của sự chênh lệch đó là các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh ra toàn cầu. Hầu hết chúng đều lần đầu tiên được phát hiện ở những nơi từng trải qua các đợt bùng phát lớn, không được kiểm soát, và có tỷ lệ tiêm vaccine thấp, chẳng hạn như Delta ở Ấn Độ vào tháng 2, và Omicron ở châu Phi.

“Sự bất bình đẳng về vaccine sẽ kéo dài đại dịch”, Michael Head, một nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton, nhận định.

Cần thành lập các trung tâm sản xuất vaccine mới

Chương trình chia sẻ vaccine COVAX của WHO hồi tháng 9 đã dự báo rằng số liều vaccine được cung cấp cho các nước đang phát triển sẽ ít hơn 25% so với dự kiến ban đầu.

Bà Taylor cho rằng nguồn cung vaccine đến một cách không theo kế hoạch cũng là một vấn đề. Tại một số nước, có khi suốt ba tháng họ không nhận được liều vaccine nào, nhưng lại có lúc họ nhận được hàng triệu liều vaccine.

“Nguồn cung phải đến một cách có thể dự đoán được và đáng tin cậy”, bà Taylor nói.

Ông Head, người nghiên cứu về nguồn cung vaccine ở Ghana trong năm qua, nói thêm rằng khi nước này nhận được vaccine thông qua COVAX, số vaccine này thường gần hết hạn sử dụng, và chúng thường được vận chuyển trong điều kiện không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

Ông kêu gọi thành lập các trung tâm sản xuất vaccine mới ở châu Phi để có thể thiết lập chương trình tiêm chủng đáng tin cậy hơn.

WHO cho biết sự chậm trễ trong việc giao vaccine của họ là do Johnson & Johnson không thể cung cấp vaccine theo đúng thời gian dự kiến ban đầu là vào tháng 9. Một số bất cập của nhà máy AstraZeneca ở Ấn Độ cũng đã gây ra các vấn đề về nguồn cung cho Anh và EU trong những tháng đầu năm 2020.

Điều này đã cho thấy tác động đáng kể khi mà toàn cầu chỉ dựa vào một vài cơ sở sản xuất vaccine.

Bà Taylor bổ sung: “Nguồn cung phải đi đôi với hỗ trợ tài chính để đảm bảo rằng những liều vaccine đó có thể đến tay người dân”.

Các quốc gia giàu có hơn cũng nên tài trợ cho nghiên cứu và thực địa cho các quốc gia khan hiếm vaccine, hai chuyên gia Head và Taylor đồng ý.

bat binh dang vaccine anh 4

Các nhà khoa học tại một phòng thí nghiệm ở Nam Phi. Ảnh: AP.

Toàn cầu hóa vaccine

Bên cạnh đó, các chuyên gia kêu gọi sự lãnh đạo mang tính toàn cầu để đại dịch nhanh chóng kết thúc hơn.

“Chúng ta có những nhà lãnh đạo của riêng từng quốc gia, nhưng không thực sự có nhà lãnh đạo toàn cầu”, bà Taylor nói.

Ana García, giáo sư về y tế dự phòng và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Valencia ở Tây Ban Nha, chia sẻ: “Chúng ta đã nói suốt về toàn cầu hóa trong thương mại, tài chính, du lịch. Đại dịch này nghiêm túc đòi hỏi chúng ta phải hành động một cách toàn cầu như vậy”.

Ý kiến đó đã được các nhà lãnh đạo lặp đi lặp lại, nhưng các chuyên gia cho rằng thế giới vẫn chưa thật sự hành động.

Họ kêu gọi các quốc gia xích lại gần nhau để cùng chống chọi với Covid-19. WHO trong tuần này đã kêu gọi thành lập một hiệp ước toàn cầu để tránh những sai lầm tương tự nếu có đại dịch khác xảy ra.

“Omicron đã chứng minh lý do thế giới cần một hiệp định mới về đại dịch. Đại dịch là một cuộc khủng hoảng của sự đoàn kết và chia sẻ”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

“Một loại thỏa thuận pháp lý ràng buộc mà các quốc gia ký kết có thể cung cấp một kế hoạch phối hợp toàn cầu là những gì chúng ta thiếu hiện nay”, bà Taylor bổ sung.

Nguồn: News.zing.vn

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Ca tử vong không phải do thiếu thuốc’

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ hiện nay TP.HCM vẫn còn ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, ông khẳng định ca tử vong không phải do thiếu thuốc.

Trao đổi với Zing bên lề kỳ họp thứ 4 HĐND TP.HCM sáng 8/12, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lý giải rõ hơn về tỷ lệ tử vong hiện tại của TP.HCM và giải pháp của Sở Y tế.

“Tôi khẳng định số ca tử vong hiện nay không phải do thiếu thuốc. Vấn đề là làm thế nào để người dân tiếp cận thuốc sớm hơn. Thiếu khác, tiếp cận khác, và giải pháp của ta hiện nay là chủ động phát hiện bệnh nhân nguy cơ, giúp họ tiếp cận thuốc từ sớm”, Giám đốc Sở Y tế nói.

tu vong do Covid-19 tai TP.HCM anh 1

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trả lời chất vấn sáng 8/12. Ảnh: Phạm Ngôn.

Ông Tăng Chí Thượng khẳng định “thuốc thì không phải thiếu” mà cần tăng khả năng tiếp cận. Do đó, từ sáng nay, ngành y tế TP đã bắt đầu chiến dịch “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để lập danh sách nhóm nguy cơ, xét nghiệm và cho uống thuốc ngay nếu là F0. Hoạt động này thuộc “Chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ mắc Covid-19” được sở tập trung thực hiện từ nay đến hết 2022.

Chiến dịch này chia làm 2 nhóm giải pháp. Thứ nhất là giảm nguy cơ lây nhiễm và phát hiện, điều trị sớm, theo dõi từ xa. 6 hoạt động được triển khai gồm: Cập nhật danh sách nhóm nguy cơ; test nhanh tất cả nhóm nguy cơ; tăng truyền thông; tiêm vaccine; hướng dẫn uống thuốc kháng virus nếu phát hiện dương tính; và theo dõi, tư vấn sức khỏe từ xa qua mạng lưới thầy thuốc đồng hành.

Trong phần trả lời chất vấn tại kỳ họp sáng cùng ngày, ông Tăng Chí Thượng cho biết Sở Y tế vừa tiếp nhận 25.000 liều thuốc Molnupirvir và đã lập tức phân bổ về các địa phương.

“Số này cũng chưa đủ cho số F0 mắc hiện nay (85.000 F0 – PV) nên chúng tôi kêu gọi ưu tiên cho nhóm nguy cơ”, ông Thượng cho hay.

Số ca tử vong tại TP.HCM từ 22/8 đến nay
Nguồn: HCDC
Nhãn 22/8 23/8 24/8 25/8 26/8 27/8 28/8 29/8 30/8 31/8 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/9 9/9 10/9 11/9 12/9 13/9 14/9 15/9 16/9 17/9 18/9 19/9 20/9 21/9 22/9 23/9 24/9 25/9 26/9 27/9 28/9 29/9 30/9 1/10 2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10 11/10 12/10 13/10 14/10 15/10 16/10 17/10 18/10 19/10 20/10 21/10 22/10 23/10 24/10 25/10 26/10 27/10 28/10 29/10 30/10 31/10 1/11 2/11 3/11 4/11 5/11 6/11 7/11 8/11 9/11 10/11 11/11 12/11 13/11 14/11 15/11 16/11 17/11 18/11 19/11 20/11 21/11 22/11 23/11 24/11 1/12 2/12 3/12 4/12 5/12
Số ca tử vong Ca 340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94
Xu hướng ca tử vong 340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94

Giải thích rõ hơn vấn đề này khi trao đổi với Zing, ông Thượng cho biết nếu dùng thuốc này một cách đại trà, thoải mái thì sẽ thiếu, nhưng hiện phải tập trung cho các đối tượng ưu tiên.

Vị bác sĩ chia sẻ nhiều F0 mắc bệnh nhưng còn trẻ, có sức khỏe tốt, không triệu chứng thì chưa cần dùng thuốc này. Thay vào đó, F0 khỏe mạnh có thể uống thuốc đông y để nâng cao đề kháng, thậm chí ăn uống bình thường cũng có thể cải thiện sức khỏe. Thuốc nên được ưu tiên cho các nhóm nguy cơ, có khả năng trở nặng cao.

Ngoài ra, ông cho biết thêm 2 công ty nắm bản quyền thuốc điều trị Covid-19 của Pfizer đã đồng ý nhượng quyền cho Việt Nam. Bộ Y tế thời gian tới xem xét cấp phép sản xuất trong nước.

“Nếu sắp tới, thuốc này được sản xuất trong nước thì sẽ thoải mái hơn”, ông Thượng chia sẻ.

Nguồn: News.zing.vn

Đến lượt ngành dệt may ‘cán đích’ mục tiêu xuất khẩu

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, xuất khẩu ngành dệt may vẫn tăng 11,2% so với năm 2020, ước đạt 39 tỷ USD. Con số này còn cao hơn cả năm 2019 khi chưa có dịch.

Thông tin trên được ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra tại buổi họp báo về Hội nghị tổng kết của Hiệp hội năm 2021 diễn ra ngày 7/12.

“Năm 2021 là năm cực kỳ khó khăn của ngành dệt may Việt Nam. Tiền đề tăng trưởng âm 9,8% của năm 2020 khiến dệt may bước vào năm 2021 với nhiều nỗi lo”, ông Trương Văn Cẩm chia sẻ.

Nếu ở quý I/2021, doanh nghiệp trong ngành dệt may phấn khởi bởi ngay từ đầu năm đã ký được hợp đồng đến hết quý III, thậm chí hết năm thì sang quý II/2021, dịch bùng phát ở khu vực phía bắc và bùng phát ở TP.HCM, lan rộng ra các tỉnh khu vực phía nam khiến sản xuất của các doanh nghiệp dệt may gần như đóng băng.

“Xuất khẩu dệt may tháng 7, 8, 9 liên tục giảm, đơn hàng không thể trả cho đối tác. Tình hình này chỉ chấm dứt khi sang tháng 10, Nghị quyết 128/NQ-CP được Chính phủ ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 thì sản xuất của doanh nghiệp mới bắt đầu hồi phục, đã có thể ‘trả nợ’ các đơn hàng”, ông Cẩm cho biết.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA DỆT MAY VIỆT NAM
Nhãn Mỹ Trung Quốc EU Hàn Quốc
Khu vực tỷ USD 15.9 4.4 3.7 3.6

Theo đại diện VITAS, việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục vào cuối năm 2021 đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019. Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc…

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi.

VITAS cho biết Hiệp hội đã xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản: Kịch bản tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5-43,5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022.

Kịch bản trung bình đạt 40-41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm. Kịch bản thấp nhất đạt 38-39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết 11 tháng năm 2021, xuất khẩu ước đạt gần 43,48 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, ngành NNPTNT đã về đích trước hạn 1 tháng, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 1,5 tỷ USD và dự kiến hết tháng 12, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chắc chắn vượt con số 45 tỷ USD.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

TIN MỚI NHẤT