Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ga Đà Lạt – ga xe lửa cổ đẹp nhất Đông Dương vẫn duy trì các đội tàu du lịch chạy thường xuyên vào cả ban ngày và đêm để phục vụ hành khách.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mỗi ngày Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức chạy tối đa 14 chuyến tàu tàu du lịch Đà Lạt – Trại Mát – Đà Lạt để phục vụ du khách. Chuyến sớm nhất xuất phát lúc 7h50 phút tại ga Đà Lạt và chuyến muộn nhất xuất phát tại Trại Mát là 21h20.
Các chuyến tàu được bố trí linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của hành khách. Chuyến tàu cao nhất có thể phục vụ được tới 166 hành khách. Giá vé phục vụ khách đi tàu Đà Lạt – Trại Mát dịp Tết vẫn không thay đổi so với ngày thường dao động từ 72.000 đồng đến 150.000 đồng cho một lượt đi hoặc về.
“Hành trình đêm Đà Lạt” là sản phẩm du lịch mới của ngành đường sắt nhằm tiếp tục mang đến cho hành khách những trải nghiệm mới, cảm nhận vẻ đẹp của Đà Lạt về đêm, góp phần đa dạng dịch vụ và phát triển du lịch địa phương.
Trước khi lên tàu, du khách có thể thoải mái tham quan, check-in tại ga Đà Lạt – một công trình kiến trúc cổ độc đáo được lấy cảm hứng thiết kế từ núi Langbiang huyền thoại và mái nhà rông Tây Nguyên truyền thống, hoặc check-in tại những toa tàu cổ mang phong cách Đông Dương.
Khách đi tàu du lịch Đà Lạt – Trại Mát bên cạnh được trải nghiệm trên những toa xe được thiết kế theo phong cách cung đình, còn được thưởng thức các dịch vụ miễn phí như: nước trà, wifi, âm nhạc và suất ăn nhẹ miễn phí…
Đại diện Ga Đà Lạt cho biết, trong thời gian tới, ngành đường sắt sẽ phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát trở thành con đường hoa đẹp nhất Việt Nam; xây dựng điểm đến ga Trại Mát; phát triển ga Đà Lạt trở thành điểm đến văn hoá thu hút khách du lịch…
Với những giá trị đặc biệt về kiến trúc, văn hóa, ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 2001. Từ lâu, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với thành phố Đà Lạt.
Tháng 7/2024, “Ga đường sắt Đà Lạt” được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là điểm du lịch, hiện thực hoá mong muốn của ngành Đường sắt là đưa Ga Đà Lạt trở thành điểm đến của văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và di sản…, với những việc làm cụ thể như: đổi mới nâng cấp nhà ga, đầu tư nâng cấp, cải tạo toa xe, phát động phong trào “Đường tàu, đường hoa”, khai trương đoàn tàu “Hành trình đêm Đà Lạt”, đoàn tàu khách chất lượng cao..…
Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, là nhà ga xe lửa duy nhất của khu vực Tây Nguyên, được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương.
Bảo Ngân
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mỗi ngày Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức chạy tối đa 14 chuyến tàu tàu du lịch Đà Lạt – Trại Mát – Đà Lạt để phục vụ du khách. Chuyến sớm nhất xuất phát lúc 7h50 phút tại ga Đà Lạt và chuyến muộn nhất xuất phát tại Trại Mát là 21h20.
Các chuyến tàu được bố trí linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của hành khách. Chuyến tàu cao nhất có thể phục vụ được tới 166 hành khách. Giá vé phục vụ khách đi tàu Đà Lạt – Trại Mát dịp Tết vẫn không thay đổi so với ngày thường dao động từ 72.000 đồng đến 150.000 đồng cho một lượt đi hoặc về.
“Hành trình đêm Đà Lạt” là sản phẩm du lịch mới của ngành đường sắt nhằm tiếp tục mang đến cho hành khách những trải nghiệm mới, cảm nhận vẻ đẹp của Đà Lạt về đêm, góp phần đa dạng dịch vụ và phát triển du lịch địa phương.
Trước khi lên tàu, du khách có thể thoải mái tham quan, check-in tại ga Đà Lạt – một công trình kiến trúc cổ độc đáo được lấy cảm hứng thiết kế từ núi Langbiang huyền thoại và mái nhà rông Tây Nguyên truyền thống, hoặc check-in tại những toa tàu cổ mang phong cách Đông Dương.
Khách đi tàu du lịch Đà Lạt – Trại Mát bên cạnh được trải nghiệm trên những toa xe được thiết kế theo phong cách cung đình, còn được thưởng thức các dịch vụ miễn phí như: nước trà, wifi, âm nhạc và suất ăn nhẹ miễn phí…
Đại diện Ga Đà Lạt cho biết, trong thời gian tới, ngành đường sắt sẽ phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát trở thành con đường hoa đẹp nhất Việt Nam; xây dựng điểm đến ga Trại Mát; phát triển ga Đà Lạt trở thành điểm đến văn hoá thu hút khách du lịch…
Với những giá trị đặc biệt về kiến trúc, văn hóa, ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 2001. Từ lâu, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với thành phố Đà Lạt.
Tháng 7/2024, “Ga đường sắt Đà Lạt” được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là điểm du lịch, hiện thực hoá mong muốn của ngành Đường sắt là đưa Ga Đà Lạt trở thành điểm đến của văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và di sản…, với những việc làm cụ thể như: đổi mới nâng cấp nhà ga, đầu tư nâng cấp, cải tạo toa xe, phát động phong trào “Đường tàu, đường hoa”, khai trương đoàn tàu “Hành trình đêm Đà Lạt”, đoàn tàu khách chất lượng cao..…
Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, là nhà ga xe lửa duy nhất của khu vực Tây Nguyên, được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương.
Bảo Ngân
Nguồn: Vietnamnet.vn