Giáo đường nham thạch Lalibela ở Ethiopia

0
241

Xây dựng từ thế kỷ 16, cho tới nay, 11 ngôi giáo đường này vẫn hấp dẫn và gây nhiều hứng thú, hiếu kỳ cho vô số người. Những kiến trúc độc đáo, lạ lùng tới mức ngay cả người kiến tạo nên nó cũng nghi ngờ, không biết người ta có tin vào những gì ông làm hay không.

Giáo đường được dựng hoàn toàn trong nham thạch của thế núi. Đầu tiên, chung quanh nham thạch cỡ lớn ở sườn núi người ta đào rãnh rất sâu, tách rời nó ra khỏi thế núi. Sau đó, từ trên xuống dưới từng chút một, người ta đào từng mét đá trong nham thạch, tạo thành một giáo đường nham thạch với nóc tròn, cửa sổ, hành lang, cửa phòng lớn… Bên trong giáo đường, ngoài cột đá chống đỡ vùng nóc và cổng vòm, toàn bộ đều bị khoét rỗng.

Giao đường được đục trên đá.

Giáo đường được đục trên đá của thế núi.

Nhiều thế kỷ nay, những người sống tại Lalibela hầu hết là giáo sĩ và hòa thượng. Họ trông coi giáo đường và khoản đãi khách hành hương tới đây triều bái. Lalibela nằm ở rặng núi Lasta miền Trung Ethiopia địa thế tương đối cao, dựa vào ngọn núi Abuna Zis cao nhất rặng, tới 4.117 m.

Giáo đường đầu tiên có tên là Lohan, về sau mới đổi thành Lalibela để kỷ niệm tên người xây dựng, vị quốc vương vương triều Zagwe. Vương triều Zagwe thống trị khu vực này từ năm 1173 đến 1270. Tương truyền, vị quốc vương này khi mới ra đời bị một đàn ông mật vây lấy, mẹ ông vì thế đặt tên ông là Lalibela, ý là: “Ong mật thừa nhận quyền lực làm vua”.

Lalibela lớn lên, là một giáo đồ cơ đốc nhiệt thành. Ông thường xuyên đắm say trong cảnh mộng. Một lần, ông mơ mình đến Jerusalem, và quyết tâm xây trong núi đá vững chãi đó một thánh thành. Để xây dựng thánh thành này, Lalibela cho mời thợ đá thành thạo từ Jerusalem và thành Alexandria tới, phối hợp với lượng lớn nhân lực bản địa. Sau khi Lalibela qua đời năm 1212, người vợ góa tiếp tục xây ngôi giáo đường thứ nhất để kỷ niệm ông.

Điều khiến người ta phải kinh ngạc, đó là dù gặp trăm nghìn khổ cực, những giáo đường được xây dựng vẫn vững chãi và rộng lớn. Trong đó lớn nhất là giáo đường Chúa cứu thế, dài 33,5 m, rộng 23,5 m, cao 10,6 m. Được tôn sùng nhất phải kể đến giáo đường Sainte Maria, với cửa sổ hình thập tự Latin và cổ Hy Lạp, hình chữ vạn và chữ thập cuộn vòng tròn. Cột đá chính giữa trong giáo đường dùng vải bao bọc.

Ngôi giáo đường này nằm trong một vườn lớn. Những giáo đường khác được nối liền với nhau bởi đường thông nham thạch giống như mê cung chằng chịt. Cả khối nham thạch cỡ lớn xây nên giáo đường Saint Georges được khắc hình thập tự đều nhau. Saint Georges tọa lạc trong hầm nham thạch rất sâu, đường thông dưới đất nối liền với cửa vào, trở thành bia kỷ niệm sự nghiệp anh hùng và nghị lực phi thường của những người xây dựng giáo đường.

(Theo sách 100 kỳ quan thế giới)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn