Hải cảng ở Caesarea

0
207

Hải cảng nhân tạo rộng mênh mông ở Caesarea là một trong những thành tựu kỹ thuật táo bạo nhất trong thế giới cổ đại. Thành phố do Herod đại đế sáng lập từ 37 đến 4 TCN, với mục đích tưởng nhớ người bảo trợ của ông, hoàng đế La Mã Augustus.

Hình ảnh hải cảng Caesarea.

Hình ảnh hải cảng Caesarea.

Hải cảng bên ngoài, diện tích khoảng 20 ha, được hình thành bằng hai đê chắn sóng nhân tạo khổng lồ rộng về phía Bắc. Đê chắn sóng dài, uốn cong ở phía Nam và phía Tây là phần chính chống chọi với thời tiết. Bên trong đê là một vịnh nhỏ thứ hai có kích thước tương tự, ban đầu là một phần khu định cư của Tháp Strato. Có nhiều tháp đặt cách khoảng dọc theo đê chắn sóng mới, ở mỗi cạnh của cửa vào hải cảng có ba pho tượng khổng lồ đặt trên các cột cao, tựa lên một công trình phụ đồ sộ. Có một hải đăng để hướng dẫn tàu bè vào cảng, tháp Drusion(mang tên của Drusus, một thành viên nổi tiếng trong gia đình Augutus), được mô tả là công trình cao nhất, nguy nga nhất trong toàn khu phức hợp.

Herod đã lấy cảm hứng từ các cảng biển lớn ở Địa Trung Hải như Alexandra và Carthage, nhưng công nghệ lại du nhập từ Rome. Những đá tảng dài xấp xỉ 15×3 x 2,5 m được sử dụng trong công trình. Sự thật lạ lùng phía sau chi tiết này hầu như không ai nghĩ đến là lời tuyên bố từ các cuộc khai quật dưới nước trong dự án Khai quật cảng Caesarea cổ đại trong thập niên 1980. Như người ta khám phá, các tảng đá địa phương được sử dụng trong công trình thực ra đều nhỏ hơn, còn các tảng đá lớn không phải bằng đá, mà bằng bê-tông, kể cả phần đầu khổng lồ của đê chắn sóng phía Bắc đo được 11,5 x 15 x 2,4 m.

Một hình ảnh còn lại của Caes

Một hình ảnh còn lại của Caesarea.

Vì điều kiện ẩm ướt, một số ván khuôn bằng gỗ để định dạng đá cũng được bảo toàn, để thiết lập tiến độ thi công. Ván khuôn là thành tựu chính có cái lợi riêng của nó, bao gồm các lỗ mộng công phu và các mốc nối. Nhiều thanh gỗ lớn nhập khẩu với nhiều chủng loại ở châu Âu như gỗ thông và linh sam không có ở địa phương. Trên một phần đế bằng các dầm nặng, người ta dựng lên hai lớp ván hẹp, bên trong khung khổng lồ này được gia cố thêm bằng các dầm ngang. Phân tích bê-tông cho thấy được chế tạo bằng công nghệ rất tinh vi. Lúc khô, khối bê-tông này nhẹ đến nỗi có thể nổi trên mặt nước một khoảng thời gian ngắn. Khi khối bê-tông đã định vị và ngấm nước, sẽ bắt đầu chìm, dầm ngấm nước xuống đúng vị trí, tạo ra một hình dạng vĩnh cửu dưới lòng biển, sau đó lại lấp đầy bằng nhiều khối bê-tông khác để tạo ra khối khổng lồ.

Chất dính Pozzolana dùng để làm bê-tông được nhập khẩu, rất có thể nhập từ vùng Pozzuoli trên vịnh Naplé, do đó mới lấy tên địa danh đặt cho vật liệu này. Herod có vẻ nhờ Rome giúp sức hơn là nguyện vọng chính trị trong việc xây cảng “chinh phục tự nhiên”.

(Theo 70 kỳ quan cổ đại trên thế giới)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn