Hai người nắm thế độc quyền bán hàng livestream ở Trung Quốc

0
30

Dữ liệu thống kê cho thấy Lý Giai Kỳ và Vi Á đã đạt đến mức độc quyền trên thực tế đối với khách hàng ngành phát sóng trực tuyến thương mại điện tử ở Trung Quốc.

Trong buổi phát sóng trực tiếp hôm 20/10, “ông hoàng son môi” Lý Giai Kỳ chốt đơn 12 tỷ nhân dân tệ sau 12 tiếng rưỡi. “Nữ hoàng livestream” Vi Á bắt đầu phát sóng sớm hơn nửa tiếng và đạt doanh thu 8,25 tỷ nhân dân tệ.

Doanh số bán hàng của 2 streamer hàng đầu Trung Quốc đạt mức 20 tỷ nhân dân tệ chỉ trong 1 ngày. Hiệu ứng lưu lượng truy cập “khủng” của họ còn liên quan đến sự cố sập máy chủ của sàn thương mại điện tử Taobao thời điểm đó.

Với mức hoa hồng 20%, Lý Giai Kỳ và Vi Á có thể kiếm được 2 tỷ nhân dân tệ mỗi người chỉ trong một đêm. Nếu chiết khấu là 50%, số tiền họ kiếm được còn lớn hơn nhiều.

ong hoang son moi anh 1

“Ông hoàng son môi” chốt đơn 10 tỷ nhân dân tệ tiền hàng chỉ trong một buổi livestream.

Tổng số người theo dõi trên Taobao của Lý Giai Kỳ và Vi Á là 141,3 triệu người. Nếu tính lượng follower trên cả Douyin, Xiaohongshu và Weibo, con số này có thể lên tới 200 triệu.

Dựa trên tổng quy mô người dùng phát sóng trực tiếp thương mại điện tử, có tới một nửa trong số người dùng có thể đã vào xem livestream của Lý Giai Kỳ và Vi Á, và hầu hết trong số họ đã là fan của hai ngôi sao bán hàng này.

Theo The Paper, những con số trên thực sự “đáng sợ”. Từ dữ liệu thống kê, có thể thấy hai người đã đạt tới mức độc quyền trên thực tế đối với người dùng của ngành phát sóng trực tuyến thương mại điện tử.

Nắm thế độc quyền

Theo “Báo cáo thống kê về tình trạng phát triển Internet của Trung Quốc” do Trung tâm Thông tin Mạng Internet công bố, tính đến tháng 6/2021, số người dùng phát sóng trực tuyến ở Trung Quốc đạt 638 triệu, trong đó số người dùng phát sóng trực tiếp thương mại điện tử là 384 triệu, chiếm 38% tổng số người dùng mạng.

Với sự phát triển của thị trường phát sóng trực tuyến, chỉ riêng Lý Giai Kỳ và Vi Á đã có thể chiếm hơn một nửa cơ sở người dùng.

ong hoang son moi anh 2

Vi Á được mệnh danh “nữ hoàng livestream” ở Trung Quốc.

Dù còn nhiều nghi vấn về doanh số thực tế của cả hai “thánh bán hàng”, sau khi trừ đi tỷ lệ hoàn trả và các chi phí thất thoát, doanh số thu về của họ vẫn là con số khổng lồ.

Nhìn chung, thành công của Lý Giai Kỳ và Vi Á đến từ nhiều khía cạnh. Một là lưu lượng truy cập nền tảng, hai là sức ảnh hưởng cá nhân, mức độ phổ biến và lượng fan của họ, 3 là cách tiếp thị sáng tạo và độc đáo.

Lý Giai Kỳ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lựa chọn sản phẩm và thương hiệu chất lượng.

Anh cũng thể hiện tài hùng biện cá nhân, khả năng đàm phán bán hàng và xây dựng thương hiệu. Anh bộc lộ sự chân thành trong lựa chọn mặt hàng để giới thiệu, sự am hiểu sản phẩm và luôn muốn “mang tới lợi ích cho các cô gái”.

Hai ngôi sao này được xem là hình mẫu thành công trong thời đại phát sóng trực tiếp và thương mại điện tử.

Tuy nhiên, kỷ lục bán hàng của Lý Giai Kỳ và Vi Á cũng làm dấy lên sự băn khoăn và nghi ngờ trong ngành. Từ góc độ phát triển của ngành thương mại điện tử, mô hình bán hàng dựa trên “đỉnh cao lưu lượng” có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái kinh doanh.

ong hoang son moi anh 3

Khi người dùng tập trung vào một vài streamer nổi tiếng, các doanh nghiệp nhỏ sẽ ngày càng khó tiếp cận khách hàng.

Hiệu ứng tập trung vào một số streamer nổi tiếng, độc quyền về lưu lượng người dùng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ.

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ngày càng khó trong việc tiếp cận khách mua hàng. Khi Lý Giai Kỳ và Vi Á có sức ảnh hưởng lớn hơn, họ có xu hướng nghiêng về các thương hiệu hạng nhất hoặc những nhãn hàng nội địa mạnh.

Càng nhiều doanh thu, các streamer càng nhận được nhiều hoa hồng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhỏ, ít tiếng tăm sẽ ngày càng khó bán hàng khi người xem chỉ đổ dồn vào các kênh nổi tiếng.

Như vậy, những doanh nghiệp nhỏ sẽ phải đổ nhiều tiền hơn vào các phòng phát sóng trực tiếp, thuê các ngôi sao livestream quảng bá sản phẩm mới xây dựng được tiếng vang.

Càng nhiều tiền hoa hồng trả cho chủ kênh quảng cáo, doanh nghiệp mất càng nhiều chi phí để bán được hàng. Và những người như Lý Gia Kỳ và Vi Á có doanh số càng cao, đồng nghĩ một bộ phận những doanh nghiệp khác không bán đủ hàng để tồn tại.

Ở một góc độ khác, tỷ lệ các sản phẩm phát trực tiếp quá cao là một sức ép của toàn bộ chuỗi cung ứng thương mại điện tử.

Như đã đề cập ở trên, Lý Giai Kỳ và Vi Á có thể bán 20 tỷ nhân dân tệ tiền hàng hóa mỗi ngày, và họ nhận được 20-30% tiền hoa hồng.

Một sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng, lợi nhuận được chia cho các công tác sản xuất, hậu cần đến lao động, cửa hàng, nhưng phần lớn lợi nhuận hiện tại về cơ bản là vào túi streamer. Điều này được cho là không hợp lý.

Để tìm kiếm lợi nhuận và cân bằng chi phí, chủ doanh nghiệp sẽ chỉ có thể thông qua giảm chi phí cho đầu tư chất lượng sản phẩm hoặc các yếu tố khác. Điều đó đồng nghĩa khách hàng có thể là người chịu thiệt hại.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn