Hai nước Đông Nam Á muốn nhập khẩu dâu tây Mộc Châu

0
Hai nước Đông Nam Á muốn nhập khẩu dâu tây Mộc Châu

Singapore và Malaysia đã đặt đơn hàng dâu tây Sơn La của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Lương, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tây Sơn La, cho biết đang chờ chính vụ để thu hoạch và xuất khẩu.

Ngày 2/12, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La (từ 2/12 đến 5/12) đã khai mạc và diễn ra tại siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội. Sự kiện thu hút 15 doanh nghiệp, hợp tác xã với 24 gian hàng có nguồn gốc xuất xứ tại tỉnh Sơn La.

Ông Nghiêm Văn Tuấn, giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La, cho biết các mặt hàng tại tuần lễ nông sản đều đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, GolbalGAP, Organic như cam, bưởi, táo đại, dâu tây, chuối tây, bí ngô, rau cải mèo, bí xanh…

“Sơn La kỳ vọng nông sản an toàn của tỉnh sẽ được nhiều người dùng trong nước biết đến, qua đó tạo thị trường tiêu thụ ổn định”, ông Tuấn nói.

Riêng đối với mặt hàng dâu tây, trao đổi với Zing, bà Nguyễn Thị Lương, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tây Sơn La, cho biết sản phẩm này đã có gần 20 năm rồi, nhưng để phát triển thành hàng hóa, từ tháng 10/2020 mới bắt đầu triển khai đại trà và đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi và bài bản.

Hai nuoc Dong Nam A muon nhap khau dau tay Son La anh 1

Quy trình từ thu hoạch đến lên kệ siêu thị của dâu tây Sơn La phải đảm bảo không quá 18 tiếng. Ảnh: Văn Hưng.

Về quy trình, tỉnh Sơn La đang thực hiện nghiêm ngặt các bước từ thu hoạch cho đến khi sản phẩm được bày bán trên kệ siêu thị để đảm bảo độ tươi của quả dâu. Hiện nay, tổng diện tích trồng dâu của Liên hiệp Dâu tây Sơn La khoảng 50 ha, cho ra sản lượng 750 tấn/vụ (từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau).

“Dâu tây Sơn La đã có mặt tại hầu khắp các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch tại miền Bắc và đang triển khai để tiến vào thị trường phía Nam. Về xuất khẩu, Singapore và Malaysia đã đặt đơn hàng và chờ chính vụ để thu hoạch”, bà Lương chia sẻ.

Trong khi đó, ông Đỗ Thế Long, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn hỗ trợ liên minh hợp tác tỉnh Sơn La, cho biết dịch Covid-19 khiến nhiều đặc sản của tỉnh gặp khó khi xuất khẩu. Do vậy, cuối năm nay tỉnh tập trung mở rộng thị trường trong nước cho đầu ra sản phẩm nông sản.

Tham gia tuần lễ nông sản lần này, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ liên minh hợp tác tỉnh Sơn La mang đến sản phẩm mới như cà phê, đông trùng hạ thảo, tỏi đen… Đây cũng là tuần lễ nông sản đầu tiên trung tâm tham gia trong năm nay.

Phát biểu, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng ngày các lớn của thương mại điện tử trong việc tiêu thụ sản phẩm như: bán hàng qua các kênh online trực tuyến, livestream, các sàn thương mại điện tử. Bà Lan khẳng định Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với tỉnh Sơn La để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên cả 2 kênh online và offline.

“Qua các hệ thống phân phối sẽ kết nối tiêu thụ sản phẩm không chỉ trên toàn quốc mà hướng đến mục tiêu xuất khẩu”, bà Lan nói.

Năm 2021, tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La ước đạt 161,2 triệu USD, trong đó giá trị hàng hóa nông sản khoảng 150,7 triệu USD, chiếm đến 94%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm chè, cà phê, tinh bột sắn, xoài, nhãn, chuối, chanh leo.

Đại diện tỉnh Sơn La cho biết một số sản phẩm gặp khó trong việc xuất khẩu đã chuyển sang hướng tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh sơ chế, chế biến dễ kéo dài thời gian bảo quản và nâng cao giá trị sản phẩm.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết

<!– Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021 –>

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn