Kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò, đặc biệt buổi tựu trường đầu tiên thường được học sinh ghi nhớ mãi.
1. “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường” là câu trích trong tác phẩm nào?
Đây là câu mở đầu truyện ngắn Tôi đi học, in trong tập Quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh. Ông sinh ra ở xóm Gia Lạc thuộc làng Dương Nỗ, một làng quê ở ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Theo SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1, NXB Giáo dục, sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ảnh: Unicef Việt Nam. |
2. Ngôi trường được nhắc đến trong truyện “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh tên là gì?
Trong truyện ngắn Tôi đi học, trích từ Tổng tập văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, tác giả miêu tả “Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa”. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, trường Mỹ Lý trong truyện ngắn là ngôi trường trong trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn. Ảnh: Quỳnh Trang. |
3. Trong truyện ngắn “Tôi đi học”, nhân vật tôi bắt đầu vào học lớp mấy?
Trong tác phẩm, Thanh Tịnh có nhắc đến lời của ông đốc (hiệu trưởng) dặn dò học sinh mới: “Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy chúng em được sung sướng”. Theo chú giải của SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1, NXB Giáo dục, trong hệ thống giáo dục thời trước Cách mạng, lớp năm là lớp thấp nhất. Ảnh: Duy Anh. |
4. Nhà giáo ưu tú nào đã viết tự truyện “Tôi đi học”?
Theo lời giới thiệu của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai trong tự truyện Tôi đi học, từ cậu bé tật nguyền đôi tay, được gia đình, bạn bè, thầy cô hết lòng yêu thương chăm sóc, Nguyện Ngọc Ký đã dùng đôi chân viết nên cuộc đời mình như một huyền thoại. Nguyễn Ngọc Ký được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1992, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006. Ảnh: Báo Lao động. |
5. Tự truyện “Tôi đi học” của Nguyễn Ngọc Ký được tái bản mới nhất vào năm nào?
Năm 1970, ngày sinh viên Nguyễn Ngọc Ký bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp cũng là ngày cuốn sách được ra mắt bạn đọc cả nước với tựa Những năm tháng không quên. Từ đó đến nay, cuốn sách được tái bản nhiều lần không chỉ ở NXB Kim Đồng và còn nhiều nhà xuất bản khác với tựa mới Tôi đi học. Mới nhất, cuốn sách này được First News tái bản năm 2014, đưa vào tủ sách Hạt giống tâm hồn và ra mắt trong Hội sách TP.HCM lần VIII-2014. Ảnh: First News. |
6. Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh và bị liệt cả hai tay năm bao nhiêu tuổi?
Theo lời kể của tác giả trong Tôi đi học, lúc vừa tròn 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký trải qua một trận sốt kéo dài nhiều ngày. Khi ngồi dậy được, mẹ của Ký đưa một quả cam đã bóc sẵn, nhưng Ký không thể nhấc tay lên, hai cánh tay bỗng trở nên nặng trịch. Cơn sốt qua đi, Ký dần khỏe lại, nhưng “đôi tay của tôi đã chẳng còn nguyên vẹn. Nó như hai cục thịt lủng lẳng đeo vào hai bên mình tôi. Tôi cảm thấy nằng nặng như không phải chính tay của mình”. Ảnh: Hội kỷ lục gia Việt Nam. |
7. Danh hiệu “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết” được trao tặng cho Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký vào năm nào?
Năm 2005, trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng thầy Nguyễn Ngọc Ký danh hiệu “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Hiện ông đã nghỉ hưu, nhưng với nghị lực phi thường, ông vẫn tư vấn tâm lý, giáo dục qua tổng đài 1088 và tiếp tục sáng tác tại TP.HCM. Ảnh: First News. |
Nguồn: News.zing.vn