Trong khi Cục Thú y chỉ 2 ngày trả lời đồng ý, thì Cục An toàn thực phẩm lại đề nghị TP.HCM hỏi Chính phủ về lô hàng 22.000 lon sữa do đồng bào ta ở Australia ủng hộ.
-
Đề nghị Chính phủ cắt giảm các khoản chi không cần thiết
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng công tác quy hoạch
đóng vai trò cốt lõi trong phát triển kinh tế – xã hội và đô thị ở nước ta.
Song, thời gian qua ông cho rằng việc triển khai, áp dụng Luật Quy hoạch vẫn rất
chậm, không đủ cơ sở, hoặc gây khó khăn cho việc kết hợp các quy hoạch chung,
quy hoạch nông thôn, đô thị, quy hoạch rừng…Ông đề nghị sớm ban hành quy hoạch tổng thể quốc gia bảo đảm
kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng gắn với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, các nguồn lực.Về cân đối thu chi ngân sách, đại biểu tỉnh Lâm Đồng cho rằng
do diễn biến dịch bệnh phức tạp kéo dài, nguồn lực cho doanh nghiệp, nhân dân
phục hồi, phát triển sản xuất cũng như tăng cường hệ thống y tế cơ sở tiếp tục
yếu và thiếu.Ông đề nghị Chính phủ rà soát, cắt giảm chi các nhiệm vụ
chưa cần thiết, điều tiết kịp thời dự án chậm triển khai, phấn đấu tăng thu
ngân sách qua các nguồn còn dư địa.Ông cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, tránh nhiêu khê làm phiền doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng dự án hạ
tầng, giao thông trọng điểm; cho phép chính quyền địa phương làm chủ đầu tư dự
án trên địa bàn mình để tăng tính tự chủ, chịu trách nhiệm. -
Lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được
Phát biểu trực tuyến từ TP.HCM, đại biểu Quốc hội Tô Thị
Bích Châu (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) chia sẻ đợt dịch vừa qua tại
TP làm hơn 400.000 người nhiễm và gần 17.000 người tử vong. Bà thay mặt nhân
dân TP.HCM cảm ơn sự giúp đỡ từ các nơi giúp TP vượt qua cơn đại dịch.Góp ý vào báo cáo phòng chống dịch và việc thực hiện mục
tiêu năm tới, bà Châu cho rằng chưa thấy giải pháp thấy thúc đẩy sự mạnh dạn, ý
thức của các bộ ngành, địa phương, nhất là các đơn vị tham mưu, để thấy được
trách nhiệm của các cơ quan này trong việc tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng
dẫn.“Không phải cứ khó thì về địa phương, dễ và đúng quy định
thì Trung ương làm”, bà Châu nói.Với những việc mà địa phương cần xin ý kiến trong tình cảnh
“nước sôi lửa bỏng”, nữ đại biểu cho rằng cần cơ chế cho sự đột phá.Bà dẫn chứng câu chuyện lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do đồng
bào ta ở Australia ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại
TP.HCM. MTTQ TP đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm và Cục Thú y. Trong khi Cục
Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý, thì Cục An toàn thực phẩm lại đề nghị
TP.HCM hỏi Chính phủ.“Chúng tôi gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về cho Cục
An toàn thực phẩm trả lời, vậy tại sao không tham mưu luôn nêu chính kiến của
mình?”, bà Châu nói và cho rằng cách làm của Cục An toàn thực phẩm là đúng quy
trình nhưng không đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”.Bà cũng đặt câu hỏi “Lô hàng cứu trợ TP.HCM về gần 1 tháng
chưa lấy ra được là lỗi do ai?”.Từ đó, nữ đại biểu mong Chính phủ tạo ra cơ chế hành chính
thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của từng bộ ngành và từng cán bộ
trong việc tham mưu, để “không cần nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy”.“Chúng tôi cần một sự phân cấp mạnh, một hướng dẫn rõ ràng
trong những tình huống như thế này”, nữ đại biểu TP.HCM nhấn mạnh. -
Đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi
Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) chia sẻ về những tác
động tiêu cực của đại dịch Covid-19 với người dân, doanh nghiệp cũng như những
chỉ đạo quyết liệt của Đảng, sự đồng hành nhịp nhàng giữa Quốc hội và Chính phủ
trong phòng chống dịch.Đánh giá dịch bệnh đến nay đã cơ bản được kiểm soát, chiến dịch
tiêm chủng đã đạt những thành công bước đầu, vị đại biểu nêu một số giải pháp
căn cơ trong giai đoạn bình thường mới.Ông kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách cả ngắn hạn
và dài hạn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Trong khi nguy
cơ chậm phục hồi nền kinh tế và suy giảm tăng trưởng vẫn còn hiện hữu nếu không
kiểm soát tốt dịch bệnh.Ông cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có những biện pháp lấp lỗ
hổng về kiến thức cho học sinh giữa các vùng học sinh học trực tiếp và trực tuyến,
giảm tải một số chương trình không cần thiết.Đại biểu Thích Thanh Quyết cũng nêu vấn đề sau đợt dịch đợt
dịch bùng phát ở các tỉnh phía Nam khiến hàng chục nghìn người tử vong, nhiều
trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, tác động tiêu cực tới tâm, sinh lý của các em.
Do đó, ông kiến nghị Chính phủ cần có chính sách huy động nhiều nguồn lực để hỗ
trợ các em. -
Các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai còn chậm
Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ) bày tỏ ý kiến về các
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ông nhấn mạnh đây là các nội
dung chiến lược hướng đến phát triển kinh tế – xã hội các vùng miền một cách bền
vững, song triển khai còn rất chậm, đặc biệt là chương trình đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.Để đảm bảo mục tiêu đã đề ra, ông Tuấn Anh đề nghị Chính phủ
chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện ngay các chương trình, sớm quyết định đầu tư,
ban hành các quy tắc thống nhất triển khai chương trình cũng như tiêu chí xác định
các dân tộc còn khó khăn; nguyên tắc phân bổ ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng
của ngân sách địa phương.Ông bày tỏ thống nhất với việc Quốc hội ủy quyền cho Chính
phủ phân bổ chi tiết và chịu trách nhiệm cho việc phân bổ vốn cho các chương
trình mục tiêu quốc gia. Quốc hội và các cơ quan liên quan sẽ giám sát, kiểm
tra sau. -
Nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải tăng cấp độ dịch
Đại biểu Thái Thu Xương (Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang) chia sẻ về sự bào mòn của dịch với người dân, doanh nghiệp cũng như những hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong phòng chống dịch.
Nêu dự báo dịch diễn biến khó lường, bà Xương cho biết tình hình dịch trong nước phức tạp, những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gần đây số ca mắc tăng nhanh, có tỉnh phải tăng cấp độ dịch. Bên cạnh đó, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh tế có nguy cơ chậm phục hồi, tăng trưởng thấp, đời sống nhân dân khó khăn.
Nữ đại biểu tỉnh Hậu Giang kiến nghị Chính phủ giải pháp căn cơ hơn trong phòng chống dịch để đất nước chuyển trạng thái bình thường mới.
“Chính phủ cần xây dựng chương trình tổng thể, chuẩn bị nguồn lực và con người để phòng dịch”, bà Xương nói.
Bên cạnh đó, bà cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về công tác phòng chống dịch; kiểm tra, giám sát, xử nghiêm hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.
Chính phủ cũng cần giảm bớt thủ tục hành chính, hỗ trợ cho lao động tự do từ nguồn ngân sách Trung ương.Ngoài ra, đại biểu Xương đề nghị có biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ em bằng việc tiêm vaccine cho trẻ; tích cực nghiên cứu, phát triển vaccine, thuốc điều trị Covid-19 và huy động y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch.
Nguồn: News.zing.vn