
Nằm sâu trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Luông, xã Pù Luông (tỉnh Thanh Hóa), hang Dơi ở bản Kho Mường được ví như “động Phong Nha” thu hút nhiều khách nước ngoài đến khám phá.
XEM CLIP:
Cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa khoảng 133km, bản Kho Mường nép mình trong thung lũng Húa Mường, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh của dãy núi Pù Luông.
Khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, trong lành. Đường đến bản đã được trải nhựa nhưng vẫn có đủ những thử thách để du khách cảm nhận được trọn vẹn sự kỳ vĩ của thiên nhiên.
Đến đây, du khách không chỉ được đắm mình trong thiên nhiên nguyên sơ, mà còn được khám phá nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của người Thái. Nhà sàn truyền thống 3-4 gian làm từ gỗ, mái lợp cọ, vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Đường vào hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Kho Mường chính là hang Dơi (hay còn gọi là hang Kho Mường). Nằm ẩn mình trong lòng núi, hang Dơi là một kiệt tác địa chất kỳ vĩ, thuộc hệ trầm tích Karst, tương tự như khu Phong Nha – Kẻ Bàng.
Khách Tây dùng gậy trợ giúp để vào trong hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Cửa hang cao hơn 10m, mở ra không gian mát lạnh, âm u và huyền bí. Lòng hang cao, rộng có thể chứa đến hàng trăm người cùng lúc.
Càng đi sâu vào hang, không gian càng mở rộng. Trong hang có một khu vực được người địa phương gọi là “phòng lớn”. Đó là một bãi đá rộng và phẳng, dài chừng 30m, giống như sân khấu tự nhiên nằm giữa lòng núi.
Sâu bên trong hang là nơi trú ngụ của nhiều loại dơi. Ảnh: Lê Dương
Bên trong là những nhũ đá, măng đá hình búp sen, vòm nhà, thác nước hóa đá… Đặc biệt, hang là nơi cư trú của nhiều loài dơi.
Trên đỉnh hang có nhiều nhũ đá lăn tăn rất đẹp mắt. Ảnh: Lê Dương
Ở những đoạn sâu và tối nhất, du khách có thể nghe thấy rõ tiếng cánh dơi bay lượn đập vào nhau.
Mảng thực vật mọc bao phủ trên bề mặt nhũ đá. Ảnh: Lê Dương
Dơi ở đây sống theo từng đàn, treo mình trên các mái hang ẩm ướt. Chúng thường ra khỏi hang vào lúc chiều tối, bay là là trên những thửa ruộng để kiếm ăn.
Một du khách nước ngoài chụp ảnh lưu niệm ở hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Ông Lò Văn Nam – hướng dẫn viên bản địa cho biết, hang Dơi giống như một thế giới cổ xưa, bí ẩn mà thanh bình. Du khách đến tham quan, khám phá, ai cũng ngỡ ngàng.
Cặp vợ chồng người nước ngoài thích thú khi đến hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Cũng theo ông Nam, hang Dơi còn hoang sơ nên các đoàn khách nước ngoài rất thích thú đến khám phá, trải nghiệm.
Các nhũ đá trong hang được bao phủ bởi lớp bì thực vật. Ảnh: Lê Dương
Năm 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng tại bản Kho Mường hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
XEM CLIP:
Cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa khoảng 133km, bản Kho Mường nép mình trong thung lũng Húa Mường, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh của dãy núi Pù Luông.
Khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, trong lành. Đường đến bản đã được trải nhựa nhưng vẫn có đủ những thử thách để du khách cảm nhận được trọn vẹn sự kỳ vĩ của thiên nhiên.
Đến đây, du khách không chỉ được đắm mình trong thiên nhiên nguyên sơ, mà còn được khám phá nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của người Thái. Nhà sàn truyền thống 3-4 gian làm từ gỗ, mái lợp cọ, vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Đường vào hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Một điểm đến không thể bỏ qua khi tới Kho Mường chính là hang Dơi (hay còn gọi là hang Kho Mường). Nằm ẩn mình trong lòng núi, hang Dơi là một kiệt tác địa chất kỳ vĩ, thuộc hệ trầm tích Karst, tương tự như khu Phong Nha – Kẻ Bàng.
Khách Tây dùng gậy trợ giúp để vào trong hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Cửa hang cao hơn 10m, mở ra không gian mát lạnh, âm u và huyền bí. Lòng hang cao, rộng có thể chứa đến hàng trăm người cùng lúc.
Càng đi sâu vào hang, không gian càng mở rộng. Trong hang có một khu vực được người địa phương gọi là “phòng lớn”. Đó là một bãi đá rộng và phẳng, dài chừng 30m, giống như sân khấu tự nhiên nằm giữa lòng núi.
Sâu bên trong hang là nơi trú ngụ của nhiều loại dơi. Ảnh: Lê Dương
Bên trong là những nhũ đá, măng đá hình búp sen, vòm nhà, thác nước hóa đá… Đặc biệt, hang là nơi cư trú của nhiều loài dơi.
Trên đỉnh hang có nhiều nhũ đá lăn tăn rất đẹp mắt. Ảnh: Lê Dương
Ở những đoạn sâu và tối nhất, du khách có thể nghe thấy rõ tiếng cánh dơi bay lượn đập vào nhau.
Mảng thực vật mọc bao phủ trên bề mặt nhũ đá. Ảnh: Lê Dương
Dơi ở đây sống theo từng đàn, treo mình trên các mái hang ẩm ướt. Chúng thường ra khỏi hang vào lúc chiều tối, bay là là trên những thửa ruộng để kiếm ăn.
Một du khách nước ngoài chụp ảnh lưu niệm ở hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Ông Lò Văn Nam – hướng dẫn viên bản địa cho biết, hang Dơi giống như một thế giới cổ xưa, bí ẩn mà thanh bình. Du khách đến tham quan, khám phá, ai cũng ngỡ ngàng.
Cặp vợ chồng người nước ngoài thích thú khi đến hang Dơi. Ảnh: Lê Dương
Cũng theo ông Nam, hang Dơi còn hoang sơ nên các đoàn khách nước ngoài rất thích thú đến khám phá, trải nghiệm.
Các nhũ đá trong hang được bao phủ bởi lớp bì thực vật. Ảnh: Lê Dương
Năm 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng tại bản Kho Mường hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Nguồn: Vietnamnet