Hiện tượng dư lái, thiếu lái trên ôtô là gì?

0
60

Trong một vài tình huống, chiếc xe có thể bị mất kiểm soát dù người lái đã đánh vô lăng theo hướng mong muốn.

Understeer (thiếu lái) hay oversteer (dư lái) là những hiện tượng thường gặp khi điều khiển xe vượt quá giới hạn của phương tiện. Có thể hiểu đơn giản dư lái, thiếu lái là tình trạng xe không đi theo quỹ đạo mong muốn của người lái khi vào cua.

Vậy dư lái, thiếu lái có gì khác nhau và cách xử lý khi gặp phải tình trạng này như thế nào?

du lai thieu lai tren oto la gi anh 1

Phân biệt dư lái, thiếu lái

Dư lái là tình trạng 2 bánh sau bị mất bộ bám và trượt khỏi quỹ đạo vào cua, khiến cho phần đuôi xe bị mất kiểm soát và văng ra phía trước. Nếu không kiểm soát được, xe sẽ có xu hướng xoay ngang.

Ngược với dư lái là tình trạng thiếu lái. Hiện tượng này xảy ra khi bánh trước bị mất độ bám đường, xe sẽ di chuyển theo hướng của bánh sau dù người lái cố đánh vô lăng theo hướng mong muốn.

du lai thieu lai tren oto la gi anh 2

Tùy thuộc vào hệ dẫn động mà phương tiện sẽ có xu hướng thiếu lái hoặc dư lái khi vào cua.

Hầu hết xe có hệ dẫn động cầu trước dễ gặp tình trạng thiếu lái khi đánh lái gấp hay lực phanh quá lớn trong lúc vào cua. Việc phanh gấp khiến khối lượng xe bị dồn về phía trước nhiều, vượt quá khả năng bám đường của lốp trước và gây ra tình trạng thiếu lái.

Ngược lại, dư lái rất dễ gặp trên những xe cầu sau. Nguyên nhân là tất cả sức mạnh của động cơ đều được truyền xuống bánh sau, đạp ga đột ngột hay quá nhanh sẽ khiến cho bánh sau mất độ bám đường. Việc vào cua ở tốc độ quá nhanh cũng có thể khiến bánh sau bị trượt.

Tuy nhiên vẫn có một vài tình huống xe dẫn động cầu trước gặp phải tình trạng dư lái, trong khi xe cầu sau vẫn có thể gặp tình trạng thiếu lái. Điều này bị ảnh hưởng bởi cách xử lý cũng như cách chạy của từng người.

Cách xử lý

Không ai chạy xe thông thường trên đường muốn gặp phải hiện tượng thiếu lái hay dư lái. Trong trường hợp gặp phải một trong 2 tình trạng này hoặc cả 2, người điều khiển cần phải giữ bình tĩnh và tránh đánh lái lung tung nếu không muốn tình trạng diễn ra tồi tệ và mất kiểm soát hơn.

Đối với thiếu lái, việc xử lý khá đơn giản và hầu hết lái xe đều có thể làm và vượt qua dễ dàng. Nếu thiếu lái xảy ra do xe vào cua nhanh hơn khả năng bám đường của bánh trước, người lái chỉ cần nhẹ nhàng đạp phanh đến khi xe đi vào quỹ đạo mong muốn. Lưu ý không được đánh thêm lái, nếu có thể thì nên trả lái nhẹ để lốp nhanh chóng lấy lại độ bám đường.

Trong trường hợp thiếu lái do dùng phanh quá mạnh trong lúc vào cua, cần bình tĩnh và ngưng việc đạp phanh. Càng cố đạp phanh và đánh lái nhiều hơn thì chiếc xe sẽ càng bị mất kiểm soát và đi theo hướng của bánh sau thay vì chạy theo hướng đánh lái.

du lai thieu lai tren oto la gi anh 3

Không nên thử giới hạn của xe khi chưa có đủ kỹ năng và kinh nghiệm.

Kiểm soát chiếc xe khi gặp phải tình trạng dư lái sẽ khó khăn hơn, nếu áp dụng theo cách của việc bị thiếu lái thì xe sẽ hoàn toàn mất kiểm soát và xoay vòng.

Khi phát hiện bánh sau có dấu hiệu mất độ bám và chiếc xe bắt đầu xoay ngang, người lái cần tuyệt đối không đạp phanh hoặc thêm ga, thay vào đó là thực hiện thao tác đánh vô lăng theo hướng ngược lại của góc cua. Ví dụ như vào cua phải mà xe bị trượt bánh sau thì cần đánh vô lăng ngược sang trái.

Những cách xử lý về lý thuyết trông đơn giản, tuy nhiên để cảm nhận và xử lý được chiếc xe ngoài thực tế còn dựa vào kỹ năng cũng như điều kiện mặt đường. Vì thế, hãy chạy xe trong giới hạn của bản thân. Nếu muốn chạm đến giới hạn của chiếc xe, cần tìm những nơi khép kín như sân đua để tập luyện và cảm nhận.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn