HLV Darby: ‘Sao không ai nói cho Quang Hải biết cậu ấy đã sai lầm’

0
63

Thay vì tranh cãi về quyết định của trọng tài, bóng đá Việt Nam nên tập trung cải thiện những khía cạnh khác, để hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

Bình luận

tuyen Viet Nam anh 1

Các chuyên gia tâm lý là một phần không thể thiếu trong bóng đá đỉnh cao. Nếu bạn hỏi bất kỳ một cầu thủ chuyên nghiệp nào, họ đều sẽ nói với bạn rằng tâm lý thi đấu là cực kỳ quan trọng. Bạn chỉ chơi tốt nếu cái đầu hoàn toàn làm chủ đôi chân.

Đừng lo lắng về những gì bạn không thể kiểm soát

Trong giới bóng đá chuyên nghiệp, một trong những cụm từ thường được tôi và các đồng nghiệp sử dụng, đó là “đừng lo lắng về những gì bạn không thể kiểm soát”.

Một ví dụ điển hình là thời tiết. Các HLV không thể ngăn được trời mưa, nhưng họ có thể giúp đội bóng của mình thích nghi với mặt sân ẩm ướt. Nói cách khác, bạn không thể khiến trời không mưa, nhưng có thể thích nghi với nó bằng lối chơi.

Chính vì vậy, các HLV chỉ tập trung vào những thứ mà họ kiểm soát được. Nếu áp dụng nguyên tắc này vào trận đấu giữa Việt Nam và Australia (tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á – PV), chúng ta có thể thấy tất cả đang phí thời gian để tranh cãi về VAR hay quyết định của trọng tài chính.

VAR đã lên tiếng, nhưng trọng tài chính không thổi phạt đền. Dù thích hay không, bạn phải chấp nhận rằng những quyết định của trọng tài luôn là một phần của bóng đá. Các HLV không thể kiểm soát các quyết định của trọng tài.

tuyen Viet Nam anh 2

Trọng tài Abdulrahman Ibrahim Al-Jassim gây tranh cãi khi không thổi phạt đền cho Việt Nam trong trận gặp Australia. Ảnh: Việt Linh.

Sẽ là lãng phí năng lượng nếu tiếp tục tranh cãi về quyết định của trọng tài. Tôi cho rằng Việt Nam xứng đáng hưởng phạt đền trong trận gặp Australia, tuy nhiên không ai có thể thay đổi quyết định của trọng tài chính khi trận đấu đã kết thúc.

Hãy nói về những khía cạnh khác của trận đấu. Hãy bắt đầu từ những tiểu tiết định đoạt kết quả trận đấu. Những chi tiết nhỏ tạo ra sự khác biệt.

Trong thể thao đỉnh cao có một học thuyết nói về những tiểu tiết sẽ tạo ra sự khác biệt giữa hai đối thủ. Khi tranh tài ở đẳng cấp cao nhất, các vận động viên thể thao thường không có sự chênh lệch đáng kể về trình độ.

Chỉ 1% sự chênh lệch về trình độ hay các điều kiện khách quan có thể tạo ra khác biệt, dẫn đến kết quả cuối cùng. Ở trận Việt Nam gặp Australia, theo tôi, một trong những sự khác biệt ấy đến từ việc tuyển Việt Nam không thể kiểm soát bóng tốt trên mặt sân Mỹ Đình.

Tuyển Việt Nam sở hữu nhiều cầu thủ nhỏ con và chơi kỹ thuật, vì thế, nếu họ được chơi trên mặt sân tốt hơn, mọi thứ có thể đã khác. Việt Nam có thể kiểm soát thế trận tốt hơn nhờ kỹ thuật cá nhân hay các đường chuyền ngắn.

Mặt sân không tốt khiến Việt Nam phải dùng nhiều đường chuyền bổng, khiến họ thua thiệt so với Australia. Tình huống điển hình đến ở đầu trận, khi Quang Hải sút bóng lên trời trước khung thành Australia.

Sân bóng mấp mô là nguyên nhân không nhỏ khiến Quang Hải dứt điểm không thành công trong tình huống đó. Câu hỏi trách nhiệm nên được đặt ra cho những người quản lý sân bóng.

Việc sân Mỹ Đình hai năm không tổ chức bóng đá quốc tế không thể là nguyên nhân khiến mặt cỏ tệ đến như vậy. Nhìn trên truyền hình, chúng ta cũng có thể thấy mặt sân xấu như thế nào.

Khi huấn luyện Home United ở Singapore, tôi luôn yêu cầu sân bóng của đội phải ở trạng thái tốt nhất, vì tôi có các cầu thủ giàu kỹ thuật. Khi tôi làm việc ở Malaysia, tôi luôn đảm bảo mặt cỏ của sân phải hơi cao và mấp mô một chút.

Vì sao? Vì khi đó, tôi đang có nhiều cầu thủ giàu thể lực và mạnh mẽ trong đội hình, nhưng họ không giỏi chơi kỹ thuật hay thích kiểm soát bóng. Đó là lý do chúng ta nên tập trung vào những gì chúng ta có thể kiểm soát.

tuyen Viet Nam anh 3

Quang Hải có cơ hội tốt ở đầu trận nhưng không thể tận dụng. Ảnh: Việt Linh.

Sự tập trung của tuyển Việt Nam

Tuyển Việt Nam rõ ràng chơi một trận đấu tốt trước Australia. Và họ có thể chơi tốt hơn nữa nếu các khía cạnh bóng đá ngoài lề được cải thiện. Bàn thắng mà Australia ghi được đến từ hai lỗi liên tiếp của các cầu thủ Việt Nam. Đó là vấn đề về sự tập trung khi thi đấu.

Tôi không chỉ trích thủ môn Đặng Văn Lâm vì tình huống đó như nhiều người khác. Lỗi đầu tiên trong bàn thua trước Australia có lẽ đến từ Quang Hải, người đã không thể cản quả tạt của cầu thủ đối phương.

Cậu ấy dường như hời hợt trong pha tranh chấp, khi không nhảy mà chỉ quay lưng chiếu lệ trong tình huống đó. Làm sao Quang Hải có thể cản quả tạt của đối thủ theo cách như thế? Cậu ấy phải áp sát nhanh nhất có thể khi bóng bật ra từ vòng cấm.

Lỗi thứ hai đến từ Hồng Duy, khi cậu ấy chỉ biết nhìn vào bóng mà không quan sát khoảng trống xung quanh, để phát hiện ra cầu thủ Australia đang xâm nhập vòng cấm.

Đó là một sai lầm sơ đẳng trong bóng đá đỉnh cao. Bạn phải quan sát đối thủ thay vì chỉ tập trung nhìn vào quả bóng. Thủ môn không có lỗi vì quả tạt có độ cuộn và cú đánh đầu là quá hiểm hóc.

Tôi sẽ không nghi ngờ gì về việc HLV Park Hang-seo sẽ xem lại băng ghi hình và có thể nhìn thấy hai lỗi sơ đẳng của cầu thủ Việt Nam. Họ cần phải cải thiện ở khía cạnh đó.

Tuy nhiên, thực tế hai lỗi này chỉ là hệ quả từ một vấn đề lớn hơn. Cả Hồng Duy hay Quang Hải đều chỉ chơi ở V.League và họ không thường xuyên được đối đầu với những đối thủ ở đẳng cấp cao như Australia.

Chỉ khi được thường xuyên thi đấu với những đối thủ mạnh, chơi bóng ở cường độ cao, các cầu thủ Việt Nam mới có thể cải thiện việc mất tập trung.

Hãy nhìn các cầu thủ Ngoại hạng Anh phải trả giá như thế nào, với chỉ một thoáng sơ sẩy trong các trận đấu diễn ra với tốc độ cao. Tôi không thấy cầu thủ Việt Nam nào chỉ trích Quang Hải vì thái độ thi đấu hời hợt trong pha bóng đó.

Tại sao các trung vệ hay thủ môn Việt Nam không quát vào mặt và nói cho Quang Hải biết cậu ấy đã sai lầm trong tình huống đó? Hãy nhìn Virgil van Dijk giận dữ thế nào mỗi khi đồng đội ở Liverpool chơi mất tập trung. Roy Keane và Bryan Robson sẽ không tha thứ cho các đồng đội nếu họ mắc sai lầm như vậy trong thi đấu.

tuyen Viet Nam anh 4

Việc mất tập trung khiến tuyển Việt Nam nhận bàn thua trước Australia. Ảnh: Việt Linh.

V.League là chìa khóa

V.League phải là xương sống của nền bóng đá. Để cải thiện chất lượng của ĐTQG, hãy bắt đầu làm từ việc nâng cao chất lượng các giải quốc nội, điển hình là V.League.

Mỗi đội bóng phải tập trung nâng cao cơ sở vật chất, đặc biệt là mặt sân thi đấu. Họ cần có những người chuyên nghiệp chăm sóc mặt cỏ, để tạo ra những sân đấu ở tình trạng tốt nhất. Những tiêu cực của V.League cũng nên được dẹp bỏ, dù không dễ dàng.

Chất lượng của cầu thủ ngoại cần được tăng cường. Đừng đem đến giải đấu những ngoại binh kém chất lượng. V.League cần những ngoại binh có chuyên môn tốt và chuyên nghiệp bên ngoài sân cỏ. Họ sẽ trở thành những hình mẫu cho các cầu thủ Việt Nam nhìn vào.

Thay vì sử dụng ngoại binh to cao nhưng kém kỹ thuật, hãy mang về những người khác tốt hơn. Tố chất cầu thủ Việt Nam hợp với lối chơi bóng ngắn, thay vì bóng bổng và chuyền dài như nhiều CLB V.League đang sử dụng.

Bên cạnh đó, hãy mạnh dạn khuyến khích các cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Nếu muốn trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp hàng đầu, bạn phải thích nghi với tất cả.

Các cầu thủ cũng nên nhìn vào bản thân và cải thiện lối sống. Họ không được hút thuốc. Cầu thủ cần uống sữa nhiều hơn, ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đó là những chi tiết có thể tạo ra sự khác biệt cho một vận động viên.

Bóng đá Việt Nam đang phát triển, nhưng chúng ta cần thực tế. Tôi nghĩ tuyển Việt Nam đã quá thành công khi góp mặt ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á. Mục tiêu chính vẫn là World Cup 2026. Theo quan điểm của tôi, tuyển Việt Nam đang là đội bóng số 1 Đông Nam Á.

Tuy nhiên, những giải đấu như SEA Games hay AFF Cup nên là sân chơi cho những cầu thủ trẻ, thay vì sử dụng các con người tốt nhất hiện có. Asian Cup hay vòng loại World Cup mới là sân chơi tuyển Việt Nam phải tập trung tối đa. Những cầu thủ trẻ được cọ xát nhiều ở SEA Games hay AFF Cup sẽ sẵn sàng cho vòng loại World Cup 2026 bắt đầu vài năm tới.

Việt Nam đang thu hẹp khoảng cách với các nền bóng đá lớn trên thế giới. Nền bóng đá này đang đi đúng hướng.

Trọng tài từ chối cho Việt Nam hưởng phạt đền Sau khi tham khảo VAR, trọng tài người Qatar Ibrahim Al-Jassim từ chối cho tuyển Việt Nam hưởng phạt đền ở trận gặp Australia ở vòng loại World Cup 2022 tối 7/9.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn