Người ta suy luận có 6 yếu tố khiến cho thi thể không bị phân hủy trong suốt hàng nghìn năm qua.
Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc được thành lập vào đầu những năm 1950. Bảo tàng này có hơn 180.000 các món cổ vật được tìm thấy ở tỉnh Hồ Nam. Hằng năm, tại đây thường diễn ra các cuộc triển lãm như gốm đất nung, tranh thư tháp nhà Minh, nhà Thanh, di tích trong lăng mộ thời Hán, đồng hồ cổ Tây Chu…
Trong số nhiều cổ vật tại đây, nổi bật bất là xác ướp trong lăng mộ Mawangdui. Đây là sự kỳ diệu nhất trong lịch sử khảo cổ học ở tỉnh Hồ Nam.
Vào những năm 1970, các nhà khảo cổ học đã tình cờ phát hiện ra lăng mộ Mawangdui, bên trong có xác ướp một người phụ nữ, ước tính có tuổi đời lên tới hàng nghìn năm. Vào thời điểm đó, nhiều người rất muốn xem dung mạo của một tiểu thư quý tộc cách đây hơn 2000 năm như thế nào.
Một câu hỏi đặt ra là: “Người đẹp ngủ trong rừng thiên niên kỷ này là ai?”
Qua các con dấu, vết niêm phong, chữ khắc trên quan tài, các nhà khảo cổ nhận ra xác ướp của người phụ nữ là vợ của Lý Cang – tể tướng thời Tây Hán. Điều khiến mọi người ngạc nhiên nhất là thi hài này dù trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn không phân hủy, có thể nói rằng kỹ thuật ướp xác của người xưa thật quá công phu.
Cho dù bây giờ có công nghệ tiên tiến đến mấy cũng khó có thể đạt được trình độ này. Một xác ướp hơn 2000 năm tuổi có thể được bảo quản tốt như vậy, toàn thân được dưỡng ẩm, tóc vẫn còn, đường chỉ tay rõ ràng, da mềm vẫn còn đàn hồi, các khớp tay chân vẫn cử động được.
Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh xác ướp này, trong đó có những suy luận như:
– Chôn sâu dưới lòng đất
Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho xác ướp 2000 năm tuổi không bị phân hủy. Chúng ta đều biết rằng tử thi sẽ bị thối rữa nếu tiếp xúc với không khí. Trong khi đó, xác ướp kia được chôn sâu dưới lòng đất hàng chục mét, hoàn toàn tách biệt với không khí.
– Đất
Trong những lăng mộ cổ xưa ở Trung Quốc, người ta thường dùng một loại đất đặc biệt để xây dựng. Độ cứng của nó giống như xi măng hiện đại, có thể bịt kín các lỗ hổng trong lăng mộ, ngăn không cho không khí lọt vào.
– Than củi
Chức năng chính của than củi là hút nước. Theo như những gì các nhà khảo cổ phát hiện ra, trong lăng mộ Mawangdui có một lớp than củi dày hơn 1 mét. Chính vật liệu này đã giúp cho xác chết tránh khỏi tình trạng ẩm ướt trong suốt 2000 năm qua.
– Quan tài nhiều lớp
Quan tài trong lăng mộ Mawangdui có đến 4 lớp. Người ta đặt ra một giả thuyết rằng quan tài nếu được làm nhiều lớp có thể bảo vệ thi thể tốt, tránh được nhiều yếu tố bên ngoài tác động.
– Chất lỏng trong quan tài
Khi quan tài trong lăng mộ Mawangdui được mở ra, bên trong có chứa một lượng lớn chất lỏng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, người ta phát hiện ra đó chỉ là nước ngầm. Đặc biệt xung quanh thi thể có một ít chất lỏng, khi đem đi xét nghiệm, loại chất lỏng này có thành phần sát trùng.
– Ngọn lửa màu xanh
Trước khi khai quật ngôi mộ, trong hang xuất hiện rất nhiều ngọn lửa xanh. Điều đáng tiếc là khi con người bước vào, mang theo không khí từ bên ngoài đã khiến ngọn lửa này tắt ngay, nó trở thành một sự tiếc nuối rất lớn đối với các nhà khoa học. Có lẽ ngọn lửa màu xanh này cũng là một trong yếu tố giúp xác chết không bị phân hủy trong hàng nghìn năm.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/hoa-ra-nguoi-trung-quoc-co-dai-da-uop-xac-nhu-the-nay-khien-thi-the-2000…Nguồn: https://baogiaothong.vn/hoa-ra-nguoi-trung-quoc-co-dai-da-uop-xac-nhu-the-nay-khien-thi-the-2000-nam-khong-thoi-rua-d475969.html
Nguồn: 24H.COM.VN