Hoá ra Travel Mission chính là nơi ghi dấu những câu chuyện tâm tình đầy cảm xúc của các “Thổ Địa Du Hí”

0
Hoá ra Travel Mission chính là nơi ghi dấu những câu chuyện tâm tình đầy cảm xúc của các “Thổ Địa Du Hí”

Có người kể về những kỉ niệm khó quên trong một chuyến đi ngẫu hứng, có người nói về những điều tâm đắc của văn hoá và ẩm thực tại một vùng đất nào đó…bài viết nào cũng nhiều cảm xúc và đầy ấn tượng.

Bên cạnh những diễn biến hấp dẫn của vòng 2 Here We Go 2019, một phần thi phụ cũng đang diễn ra sôi động không kém trên fanpage của chương trình, đó chính là: “Thổ Địa Du Hí”  Với thể lệ vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần đăng tải từ 1 đến 4 bức ảnh thể hiện được yếu tố văn hoá bản địa (món ăn, trang phục, địa điểm, con người,…) ở nơi mà bạn từng đặt chân tới kèm nội dung tối thiểu 50 chữ chia sẻ về bức ảnh đó là đã có thể tham gia vào sân chơi hấp dẫn này rồi.

Điểm qua một số bài thi nhận được lượt vote cao trong phần thi “Thổ Địa Du Hí”, có thể nhận ra một điều rằng: Đi du lịch bây giờ đâu còn gói gọn trong đôi ba tấm ảnh check-in nữa mà nó còn là cơ hội để người trẻ tìm hiểu và khám phá truyền thống cùng những nét văn hóa đặc sắc của bất kỳ vùng đất nào mà họ đặt chân đến.

Nhìn chung, bài dự thi của các “Thổ Địa Du Hí” không đơn thuần chỉ là những thông tin review khô khan mà còn là nơi để người trẻ giãi bày, tâm tình về trải nghiệm du lịch của mình. Có người kể về những kỉ niệm khó quên trong một chuyến đi ngẫu hứng, có người nói về những điều tâm đắc của văn hoá và ẩm thực tại một vùng đất nào đó…bài viết nào cũng nhiều cảm xúc và đầy ấn tượng.

Trước khi tìm ra những cái tên xuất sắc nhất của “Thổ Địa Du Hí”, cùng điểm qua những câu chuyện thú vị được các thí sinh chia sẻ trên website chính thức của chương trình:

Du hí đến Gia Lai cùng cô bạn Nguyễn Thuý Đoan

Năm 25 tuổi, tôi đã có một mùa hè thật đáng sống! Tây Nguyên lạ lắm! Tây Nguyên không hề giống như những vùng đất mà trước đây tôi từng đặt chân đến. Gia Lai của tôi, lại càng lạ hơn nữa … Buổi trưa cuối cùng tại Ia Hlop, trời cứ hết nắng rồi lại mưa, chẳng khác mấy những ngày đầu tiên. Tôi muốn dành một khoảng không gian riêng cho mình.

Chọn một góc hành lang, hai cái ghế gỗ nhỏ, ly cafe, điện thoại cứ replay mãi bài hát “Về nghe gió kể” … Tôi ngồi một mình ôm trọn hết những kỷ niệm như vậy. Chưa bao giờ ký ức lại rõ ràng đến thế. Như một thước phim quay ngược, tôi lật lại từng “trang nhật ký” đang hiện ra trong đầu mình. Gia Lai luôn làm tôi phân vân mãi ngay từ những ngày đầu… Gia Lai đẹp, nhưng cái sự khổ, cái sự xa xôi lại khiến người ta phải đắn đo. Và đến ngày về, Gia Lai vẫn đẹp, đẹp đến nỗi chẳng muốn rời đi. Đẹp không chỉ ở cảnh vật. Đẹp ở chút tình yêu mà người ta dành cho nhau.


Với Trương Hoàng Thanh Nhi, Tây Nguyên thực sự là nơi gột rửa mọi vật và cả những hỗn độn trong tâm hồn.

Ôm trong mình giấc mơ khám phá núi trời Tây Nguyên, bọn mình tạm lánh khỏi công việc nơi thành phố ồn ào, nắm tay nhau băng rừng lội thác bất chấp mưa nắng, đến khi nhìn lại chỉ có thể miêu tả bằng một từ “điên”. Nhưng, tuổi trẻ mà, phải đôi lần “điên” để sau này ngồi lại còn có cái mà mỉm cười.


Hà Nội hiền hoà và bình yên trong câu chuyện của “thổ địa” Hải Quyên.

Hà Nội buổi sớm bình yên đến lạ, dường như nhịp sống ở trung tâm thủ đô- hồ Hoàn Kiếm vào sáng cuối tuần như trôi chậm lại, không còn cái xô bồ, ồn ã, vội vã như mọi ngày.


Lại là một Tây Nguyên chất chứa những tâm tình tuổi trẻ của Alex Trần:

Đôi khi thấy mình tẻ nhạt, đôi khi thấy mình như một cỗ máy vô tri. Mở mắt công việc, cả ngày công việc, đêm nằm lăn bên này bên kia cũng là công việc. Quên nó đi! Hãy nhớ căn phòng homestay có ban công với hai chiếc ghế gỗ trước cửa, đó là căn phòng nhỏ nằm trên triền dốc.

Một buổi tối mùa se, rót ly vang đỏ, nhâm nhi cùng người thương. Hãy để những bộn bề của thành phố ở phía sau… Thay vào đó là tiếng thác, tiếng của những thân cây va vào nhau giữa một ngày đầy nắng và gió. Tuổi trẻ nói dài cũng thật dài nhưng ngắn cũng thật ngắn, chớp mắt một cái, xoay lưng lại, năm tháng rồi cũng sẽ qua . Ta còn giữ lại gì cho nhau , chỉ là những khoảnh khắc ghi lại trên những tấm hình ghi dấu một thời tuổi trẻ.


Khương Duy dành mùa hè năm 20 tuổi để được sống như một người Thái Lan thực thụ:

Tớ đến Thái Lan để được một lần “sống như người Thái”. Tránh xa Bangkok, tớ về với mảnh đất cố đô Ayutthaya để tận mắt nhìn thấy cái cách người Thái trân trọng từng khoảnh khắc lịch sử của họ. Là những chiếc Tuk Tuk chạy ngược chạy xuôi trên từng ngõ đường. Wat Maha That trầm mặc với bức tượng Phật được bao trọn trong cội sung cổ thụ, lặng nhìn hậu thế qua dòng thời gian đầy biến động. Wat Chai Watthanaram thong thả soi bóng bên dòng Chao Phraya yên bình, với hàng tượng Phật ám màu thời gian. Hay chỉ đơn giản là người nghệ sĩ guitar đường phố ở Wat Phra Si Sanphet, một vài cuốn sách cũ, mấy thứ trái cây ăn cầm hơi, rồi thong thả đàn hát dưới tán cây mát rượi.

Tất cả những điều đó, chính là màu sắc của Ayutthaya, màu sắc của sự trầm mặc, thong thả, bình yên qua thời gian. Bạn có đang chán ngán với những con đường kẹt cứng người và xe ở Bangkok? Thử đến Ayutthaya nhé, bạn sẽ yêu ngay đấy!

Năm 2019, Here We Go trở lại với phiên bản đặc biệt nhất từ trước đến nay với chủ đề Thánh Ăn Đại Chiến một cuộc chiến ẩm thực bùng nổ, mãn nhãn dành cho các tín đồ ẩm thực, du lịch.

Here We Go mùa 4 đã chính thức diễn ra từ ngày 12/6 đến ngày 23/7 với 2 vòng thi vô cùng gay cấn để tìm ra đại sứ ẩm thực Việt Nam. Cùng theo dõi những chuyến du lịch ẩm thực ấn tượng theo cách riêng của các bạn trẻ tại https://herewego.kenh14.vn nhé!

Chương trình Here We Go – Thánh Ăn Đại Chiến với sự đồng hành của GrabFood để tôn vinh ẩm thực Việt. GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn có mạng lưới rộng khắp Đông Nam Á, hiện có mặt ở 6 quốc gia: Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, và Philippines. Tại Việt Nam, GrabFood hiện đang có mặt tại 15 tỉnh thành, với thời gian giao nhận thức ăn trung bình khoảng 20 phút.

Nguồn: KENH14.VN