Hoàng Sơn hiểm trở và nên thơ

0
250

Đỉnh Hoàng Sơn ở Trung Quốc là địa danh được ca ngợi nhiều trong lịch sử văn học thế giới. Phong cảnh tươi đẹp, kỳ bí của dãy núi này có sức hút bất tận với du khách, thi nhân, họa sĩ cũng như giới nhiếp ảnh khắp nơi.

Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn, Hoàng Sơn quy lai bất khán Nhạc”, có nghĩa là, trước khi đi thăm Hoàng Sơn, nếu mà đã đi thăm quan Ngũ nhạc (5 ngọn núi Thái Sơn Đông nhạc, Hoa Sơn Tây nhạc, Côn Sơn Trung nhạc, Hằng Sơn Nam nhạc và Hành Sơn Bắc nhạc, thì chẳng cần phải đặt chân đến tất cả các núi khác của thiên hạ nữa, thế nhưng nếu đi du lịch Hoàng Sơn rồi, thì chẳng cần phải đi thăm năm ngọn núi nói trên nữa. Qua đó có thể thấy, cảnh đẹp hoành tráng của Hoàng Sơn có sức hấp dẫn đến thế nào rồi.

a

Mây phủ trên đỉnh Hoàng Sơn.

Hoàng Sơn nằm ở khu phong cảnh Hoàng Sơn, miền trung nam Trung Quốc, trong khu vực rộng khoảng 1.200 km2. Hoàng Sơn cao, có vực thẳm, khí hậu thay đổi từ thấp lên cao, hình thành đặc điểm khí hậu nhiều mây, độ ẩm lớn và mưa nhiều.

Hoàng Sơn tập trung cảnh đẹp của các núi lớn Trung Quốc, là một kỳ tích của tạo hóa thiên nhiên, nổi tiếng về “tứ tuyêṭ”. Cái tuyệt thứ nhất là: cây tùng là cảnh quan đẹp nhất của Hoàng Sơn, hàng mấy trăm nghìn gốc thông có vòng đời trên một trăm năm, những gốc thông này đều sinh trưởng trong các kẽ đá, rễ cây chằng chịt, chúng ngang nhiên thẳng đứng, thể hiện sức sống hết sức ngoan cường, đặc biệt là cây thông nghênh khách trên ngọn Ngọc Nữ càng trở thành tượng trưng của Hoàng Sơn. Cái tuyệt thứ hai là quái thạch Hoàng Sơn: Hoàng Sơn hiểm nghèo cao chọc trời, vách đá treo leo, dưới chân núi là thung lũng thẳng đứng sâu hoắm, đỉnh núi, sườn núi và thung lũng…, đâu đâu cũng có rất nhiều quái thạch kỳ dị, trông rất thú vị. Cái tuyệt thứ ba là biển mây của Hoàng Sơn: vì thời tiết của Hoàng Sơn phân bố theo chiều dọc từ thấp lên cao, cho nên lũng núi đều bị mây bao bọc, đỉnh núi lúc ẩn lúc hiện trông rất đẹp mắt. Cái tuyệt thứ tư là nước suối: những dòng nước suối của Hoàng Sơn có rất nhiều.

Môi trường tự nhiên của Hoàng Sơn phức tạp. Hệ thống sinh thái của Hoàng Sơn ổn định. Các thảm thực vật phân bố dọc từ trên xuống dưới một cách rõ rệt. Quần thể thực vật rất hoàn chỉnh, còn bảo tồn khu đầm lầy núi cao và thảm cỏ núi cao, là nơi tập chung nhiều loài thực vật. Tỷ lệ diện tích tán cây rừng che phủ là 56 %, tỷ lệ diện tích thảm thực vật là 83%. Đặc biệt là chè “Mao phong Hoàng Sơn” nổi tiếng, thuốc bắc “Linh chi Hoàng Sơn” tiếng tăm vượt cả biên giới Trung Quốc. Hoàng Sơn có rất nhiều cây cổ thụ, gốc cây lớn, hình dáng kỳ dị. Trong đó, cây thông Hoàng Sơn nổi tiếng hơn cả. Hoàng Sơn còn là nơi sinh sống và sinh nở của nhiều loài động vật quý hiếm.

a

Thông trên đỉnh Hoàng Sơn.

Về mặt nghệ thuật, trường phái hội họa Hoàng Sơn thể hiện vẻ đẹp thanh tú, êm đềm của ngọn núi, là hòn ngọc sáng ngời của văn hóa Hoàng Sơn. Các họa sĩ của trường phái hội họa Hoàng Sơn không ngừng hấp thu nguồn dinh dưỡng từ non nước Hoàng Sơn để làm phong phú sáng tác mỹ thuật của mình, với đường nét lắng đọng và thành thạo, với đồ án thanh thoát tươi mát, phong cách thanh tao bi tráng, ý tưởng sâu lắng rộng mở khiến những tác phẩm của họ trở thành ngọn cờ độc đáo trên làng hội họa Trung Quốc. Các nhà nhiếp ảnh hiện đại lại càng coi Hoàng Sơn là nguồn sáng tác bất tận của mình. Ngoài ra, tương truyền rằng, Hiên Viên Hoàng đế, tổ sư của dân tộc Trung Hoa, từng đến tu hành tại Hoàng Sơn, cuối cùng đã thăng thiên, khiến cho suốt mấy trăm năm qua, đến nay vẫn còn lưu giữ tên tại những ngọn núi của Hoàng Sơn như ngọn Hiên Viên, ngọn Phù Khưu, và ngọn Luyện Đan liên quan đến chuyện thần thoại trên đây. Chính như vậy, Hoàng Sơn có địa vị khá quan trọng trọng lịch sử Đạo giáo Trung Quốc.

(Theo Chinabroadcast)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn