Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, sau nửa chặng đường, đã có 404.700 người tiêm vaccine Covid-19.
Trưa 25/6, TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại thành phố. Chủ trì họp báo có Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh và ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh, ngày 19/6, TP.HCM chính thức thực hiện chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Mũi tiêm đầu tiên được thực hiện sáng cùng ngày với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, Phó thủ tướng Chính phủ, chỉ tiêu 877 mũi tiêm. Đến nay, thành phố đã thực hiện được 1/2 chặng đường.
Công tác tiêm chủng những ngày đầu còn lúng túng
Ngày 20/6, TP.HCM thực hiện tiếp tục hơn 5.700 liều vaccine tại khu công nghiệp. Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các đơn vị nhanh chóng chuẩn bị thật kỹ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là chuẩn bị các đội xe cấp cứu thường trực.
Ngày 21/6, TP.HCM thực hiện chính thức chiến dịch. Ông Bỉnh cho rằng những ngày đầu có nhiều thiếu sót, sự phối hợp giữa người tiêm, người đến tiêm khó đảm bảo an ninh trật tự, nhất là tại các điểm tiêm chủng công cộng. Do đó, sự điều phối còn nhiều cập rập.
Chẳng hạn, có đội tiêm bị dồn lại 1.000 người nhưng theo quy định chỉ được không quá 200 người/buổi tiêm.
“Như đợt rồi, thành phố được phân bố hơn 70.000 liều trong đợt 3, việc tiêm chủng chưa thực hiện hoàn tất thì đến đợt phân bổ tiếp theo, thành phố đã gấp rút thực hiện tiêm chủng hoàn tất trong vòng 2 ngày”, ông Bỉnh nói.
Ngày 24/6, Bộ Y tế hỗ trợ thành phố 200 bác sĩ tham gia khám sàng lọc, cấp cứu. Một đội tiêm cần 2 bác sĩ (một sàng lọc, một theo dõi sau tiêm), 3 nhân viên y tế để tiêm chủng.
Về chuyên môn, TP.HCM cần 2.000 bác sĩ và 3.000 điều dưỡng. Ngoài ra, thành phố cần lực lượng hậu cần, theo quy định của UBND TP là 12.000 người, mỗi đội tiêm gồm có dân phòng địa phương, nhân viên y tế địa phương, 4 người là thanh niên, đoàn viên tình nguyện để hỗ trợ nhập số liệu, trật tự an ninh. Với sự hỗ trợ này, trong ngày hôm qua, tiến độ tiêm của TP.HCM tăng đáng kể.
TP.HCM đã tiêm vaccine cho hơn 400.000 người
Ngày 22/6, TP.HCM thực hiện 95.000 mũi, ngày 24/6 tăng lên 172.930 liều. Tổng cộng trong 22, 23 và 24/6, TP.HCM có 438.502 lượt người được tiêm. Sau khám sàng lọc, có hơn 3.000 người tạm hoãn tiêm do nhiều nguyên nhân. Như vậy, sau khi loại trừ, thành phố có tổng cộng 404.700 người được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong chiến dịch này.
Ông Bỉnh cho rằng thành phố sẽ thực hiện được kỳ vọng đúng như dự kiến, sau khi có sự điều phối chặt chẽ, quản lý người đến tiêm theo khung giờ (1 đội tiêm thực hiện 25 người/giờ). “Từ ngày hôm qua, thành phố đã điều chỉnh tiến độ tiêm chủng. Còn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang thực hiện với tiến độ rất tốt”, Giám đốc Sở Y tế nhận định.
Theo Giám đốc Sở Y tế, dù nhiều bất cập, đây là lần đầu TP.HCM có tốc độ chuẩn bị nhanh như vậy. Do đó, thành phố sẽ dồn hết nguồn lực để hoàn tất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. “Chúng tôi rất vui vì ý thức của người dân khi đến tiêm, không tranh giành, sự kỷ luật trong tổ chức tiêm. Lần này chúng ta tiêm 800.000 liều, nhưng thành phố cần đến 15 triệu liều để tiêm chủng cho 70% người dân thành phố”, ông Bỉnh nói.
Đại diện Sở Y tế đề nghị các đơn vị chuẩn bị đầy đủ việc hồi sức cấp cứu, sẵn sàng trong tình huống phản vệ, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dân đến tiêm, đảm bảo chiến dịch hoàn hảo trong thời gian tới.
Trong 5 ngày qua, thành phố ghi nhận 1.109 trường hợp gặp phản ứng phụ sau tiêm. Trong đó, 73 người bị sốc phản vệ, 26 người phản vệ độ 2, 15 người phản vệ độ 3, 2 người phản vệ độ 4 và 10 trường hợp khác. Trong 10 người phản vệ độ 4 có 1 người ngưng tim.
“Bất cứ loại thuốc nào cũng có phản ứng phụ, tùy theo cơ địa của người được tiêm. Quan trọng là thành phố đã có bước xử lý kịp thời. Như vậy, chúng ta đã đi được hơn một nửa chặng đường. Còn 2 ngày đã hoàn tất chiến dịch và ngày cuối cùng dành để tiêm vét”, ông Bỉnh khẳng định.
Ông Bỉnh nhấn mạnh nhiệm vụ tiên quyết của TP.HCM hiện nay là hoàn tất công tác tiêm chủng vaccine Coivd-19 cho người dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng ưu tiên đợt này được thực hiện theo nghị định 21, trong các đợt phân bổ tiếp theo, những trường hợp còn lại cũng sẽ được tiêm chủng.
TP.HCM đang có 2 nguồn cung cấp gồm vaccine do Bộ Y tế phân bổ và dự kiến là nguồn tự tiếp cận. Thành phố đảm bảo 15 triệu liều cho người dân thành phố từ đây đến cuối năm 2021.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng khẳng định đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thành phố với tốc độ triển khai thần tốc trong 7 ngày. Chiến dịch diễn ra trước khi thành phố đánh giá lại tình hình dịch bệnh để có những quyết sách quan trọng tiếp theo.
Thành phố tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm/ngày tại Trung tâm y tế, trạm y tế và các điểm lưu động. Để đảm bảo việc giãn cách trong quá trình tiêm chủng, mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày.
Mới đây, Bộ Y tế có Việt Nam!n bản khẩn đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tăng tốc độ triển khai tiêm chủng ngay số vaccine đã được cấp. Theo cơ quan này, tổng số liều vaccine được phân bố cho TP.HCM trong hai đợt là 870.870 liều.
Tuy nhiên đến nay, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 hàng ngày của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới triển khai tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bố của cả 2 đợt).
Dịch Covid-19
Thêm 2 bệnh nhân Covid-19 cao tuổi tử vong
Sức khỏe
Sức khỏe
Trước khi mắc Covid-19, những người này có nhiều bệnh lý nền nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường.
Nhật Bản tiếp tục viện trợ 1 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam
Sức khỏe
Sức khỏe
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết chính phủ nước này sẽ viện trợ thêm một triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca cho Việt Nam.
Việt Nam có hơn 11.000 người mắc Covid-19 sau 60 ngày
Sức khỏe
Sức khỏe
Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 11.015 người mắc Covid-19. Phú Yên và Bình Thuận là 2 địa phương mới nhất phát hiện bệnh nhân đầu tiên.
Người đến bệnh viện cần làm gì để không bị lây nhiễm nCoV?
Sức khỏe
Sức khỏe
Gần đây, nhiều ca bệnh được phát hiện trong các cơ sở y tế. Người dân cần làm gì để bảo vệ bản thân khi tới khám, điều trị tại các bệnh viện?
Các địa điểm phát hiện 8 ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây tại TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Những trường hợp này được phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện và đang được điều tra dịch tễ.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021
11.015Ca nhiễm
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Hà Nội | 0 | 466 |
Bắc Ninh | 0 | 1589 |
Vĩnh Phúc | 0 | 92 |
Đà Nẵng | 0 | 225 |
Bắc Giang | 1 | 5498 |
Hà Nam | 0 | 48 |
Hưng Yên | 0 | 47 |
TP.HCM | 57 | 2291 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Quảng Nam | 0 | 4 |
Đồng Nai | 0 | 4 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Thái Bình | 0 | 25 |
Quảng Ngãi | 0 | 1 |
Lạng Sơn | 0 | 104 |
Thanh Hóa | 0 | 5 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Nam Định | 0 | 7 |
Nghệ An | 0 | 41 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 1 | 2 |
Hải Phòng | 1 | 5 |
Thừa Thiên Huế | 0 | 5 |
Đắk Lắk | 0 | 4 |
Hòa Bình | 0 | 9 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Long An | 1 | 26 |
Bạc Liêu | 0 | 1 |
Gia Lai | 2 | 4 |
Tây Ninh | 0 | 3 |
Đồng Tháp | 0 | 1 |
Trà Vinh | 0 | 3 |
Hà Tĩnh | 0 | 84 |
Tiền Giang | 0 | 50 |
Bình Dương | 10 | 201 |
Bắc Kạn | 0 | 3 |
Lào Cai | 0 | 4 |
Vĩnh Long | 0 | 1 |
Kiên Giang | 0 | 1 |
Khánh Hòa | 1 | 2 |
Bình Thuận | 5 | 5 |
Nguồn: News.zing.vn