Khách nước ngoài kể lần bị ‘chặt chém’ khi đi lễ chùa Hương

0
168

Những người phụ nữ bản địa ngỏ ý dẫn tour cho gia đình David thăm chùa Hương với giá 4 triệu đồng gồm phí đi cáp treo và thuyền máy. Họ cố gắng bán thêm lễ vật và vòi tiền tip từ du khách cuối hành trình.

David Lozad, đến từ Philippines, cùng gia đình đã tận hưởng trọn vẹn hai ngày tại Hà Nội nhưng chuyến vãn cảnh chùa Hương vào dịp Tết Nguyên đán năm 2015 trở thành thảm họa với anh.

David đặt tour thăm chùa Hương qua một đại lý có tiếng tại Hà Nội. Người hướng dẫn trễ hẹn một giờ, thông báo đổi lịch trình cho nhà David qua đêm trên du thuyền ngoài vịnh Hạ Long.

Anh không chấp nhận lý do đại lý đổi lịch vì ngày hôm đó chùa Hương rất đông, gia đình kiên định với kế hoạch cũ vì không thể thay đổi lịch đặt phòng khách sạn. Hướng dẫn viên hoàn tiền cho họ và rời đi.

Gia đình David sau đó thuê ôtô tự lái, nhân viên khách sạn vẫn nhắc nhở anh rằng phí thuê xe có thể rẻ hơn, nhưng gia đình phải chi thêm tiền ăn uống, phí đò và vé vào chùa. Họ mất 3 giờ để tới chùa Hương vì thời tiết không thuận lợi và giao thông đình trệ.

khach-nuoc-ngoai-ke-lan-bi-chat-chem-khi-di-le-chua-huong

Chùa Hương đông đúc ngày đầu năm. Ảnh: David Lozad.

Khi cả nhà ăn trưa, hai người phụ nữ Việt lân la hỏi chuyện, gọi món giúp vì họ biết tiếng Anh. Hai người ngỏ ý dẫn nhà David thăm thú khu vực chùa Hương với giá 3,5 triệu đồng, gồm tour đi hai chùa di chuyển bằng thuyền máy.

Bà David đi cùng cả nhà, anh quyết định hỏi giá đi cáp treo vì biết sẽ có đoạn đường leo núi. Hai người phụ nữ ra giá 4 triệu đồng. Cả nhà chỉ muốn tới chùa nên đồng ý trả giá.

Lúc đầu, hai phụ nữ rất nhiệt tình khi đưa gia đình David lên thuyền, đỡ bà David khi leo bậc thang dẫn lên núi. Khi đến đền Trình, họ đưa gia đình David qua cửa hàng của mình và bán một phần lễ vật giá 450.000 đồng để dâng lên Đức Phật. David hiểu việc dâng lễ khi đi chùa nên không cảm thấy phiền hà khi chi tiền.

Tuy nhiên, anh bắt đầu khó chịu khi thấy có điều bất ổn. Hướng dẫn viên đem theo một phần lễ vật khác đồng giá để dâng Phật Bà, mẹ David mất cảnh giác nên tiếp tục trả tiền.

khach-nuoc-ngoai-ke-lan-bi-chat-chem-khi-di-le-chua-huong-1

Đường vào động Hương Tích quá đông nên David không thể len vào trong. Ảnh: David Lozad.

David để ý thấy một trong hai phụ nữ mang theo một túi lễ vật và gắng thuyết phục cả nhà anh tới thăm những ngôi đền khác trên đường xuống núi, mọi người từ chối vì biết họ chỉ muốn bán đồ.

Cả đoàn ra thuyền máy để về bến đò. Hai phụ nữ đòi thêm 500.000 đồng tiền tip cho mỗi người sau khi nhà David thanh toán 4 triệu. Dù họ đã giúp đỡ bà David nhưng mẹ anh vẫn mất tiền mua lễ vật, cả nhà quyết định chỉ tip thêm 300.000 đồng.

David chưa từng cảm thấy khó chịu với người Việt như vậy, mặc dù anh từng bị người dân bản địa tại nhiều nước “chặt chém” và anh chấp nhận đó là một trải nghiệm trên đường du lịch.

Anh cho rằng hai phụ nữ này không biết xấu hổ khi lợi dụng đức tin để moi tiền từ du khách. Gia đình anh đã ở đất Phật nhưng vẫn bị hét giá. Tất cả chi phí bị đẩy lên 8 triệu đồng (khoảng 400 USD) thay vì 125 USD như giá mua tour từ đại lý.

David cho rằng những rủi ro trong chuyến đi xuất phát từ ngoại cảnh. Trải nghiệm vãn cảnh chùa Hương có lẽ sẽ đẹp hơn nếu gia đình anh không đi đúng dịp Tết Nguyên đán và đại lý du lịch xử lý chuyên nghiệp hơn.

khach-nuoc-ngoai-ke-lan-bi-chat-chem-khi-di-le-chua-huong-2

David tới chùa Hương vào đúng dịp lễ hội đầu năm. Ảnh: David Lozad.

Thật lòng David rất thích cảm giác đi thuyền trên suối Yến, ngắm cảnh nên thơ hai bên bờ. Những bậc thang lên núi sẽ đỡ nhọc nhằn nếu không có quá nhiều người. Những đền thờ rất đẹp, không hề hào nhoáng như đền chùa tại Bangkok hay Hong Kong nhưng mỗi di tích ẩn chứa giá trị lịch sử tuyệt vời. David chắc chắn sẽ quay lại nơi này trong tương lai, sau tất cả những trắc trở gia đình anh gặp phải.

Nguồn: Vnexpress.net

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn