Khách Việt thăm Tây Tạng, cảm nhận điều đặc biệt trước cảnh sắc mê hoặc

0
Khách Việt thăm Tây Tạng, cảm nhận điều đặc biệt trước cảnh sắc mê hoặc

Chuyến đi Tây Tạng không chỉ mang lại trải nghiệm về phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cơ hội để thử thách khả năng thích nghi của bản thân.

Tây Tạng nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc. Với độ cao trung bình hơn 4.500m, nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”. Mặc dù có diện tích hơn 1,2 triệu km2 nhưng dân số Tây Tạng chỉ khoảng 3,64 triệu người (năm 2022, theo Statista). 

Những năm gần đây, Tây Tạng trở thành điểm hút khách du lịch. Nhưng để tới được đây, ngoài việc phải có thị thực nhập cảnh Trung Quốc, du khách còn phải xin giấy phép riêng vào Tây Tạng. Phần lớn du khách đi theo đoàn, do các công ty du lịch tổ chức. 

Đoàn chúng tôi gồm 14 người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như doanh nhân, luật sư, bác sỹ,… Nhờ chị Hải (trưởng đoàn) đã từng dẫn dắt 16 đoàn khách du lịch đến Tây Tạng trước đó, nên việc xin thị thực, giấy phép đều được chuẩn bị chu đáo.

Tây Tạng nằm ở độ cao lớn nên nhiệt độ lạnh và không khí loãng. Do đó, việc chuẩn bị thể lực cũng rất cần thiết. Trước chuyến đi, chúng tôi được khuyến khích tập chạy, tập yoga và ngồi thiền để sớm thích nghi với điều kiện khắc nghiệt trên cao nguyên. 

Trung tuần tháng 10, chúng tôi lên đường đi Tây Tạng. Sau khi đáp chuyến bay buổi chiều từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) qua sân bay Thiên Phủ (Thành Đô, Trung Quốc), buổi tối, chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn gần sân bay để sáng sớm hôm sau bay tiếp đến Lhasa. 

Máy bay hạ cánh xuống Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, lúc 11h trưa. Sân bay nằm trong thung lũng, xung quanh là núi đá. Bầu trời xanh biếc và trong trẻo. Dù nắng hơi gắt nhưng nhiệt độ ban ngày chỉ khoảng 5 độ C, lý tưởng để khám phá vùng đất này. 

Pema, anh hướng dẫn viên người dân tộc Tạng, đón chúng tôi ở ngay lối ra với vòng tay mở rộng và nụ cười rạng rỡ. Anh choàng lên vai mỗi người tấm khăn khata trắng truyền thống để thể hiện sự hiếu khách và chúc những điều tốt đẹp đến với đoàn. 

Cung điện Potala đồ sộ

cungdien.jpg
 Cung điện do Quốc vương Songsten Gampo xây dựng vào năm 637 trên sườn núi Potolaka ở độ cao 3.700m so với mực nước biển

Sau khi tham quan một số điểm gần nơi nghỉ, chúng tôi tới cung điện Potala. Đây là công trình biểu tượng mà du khách đến Lhasa không nên bỏ qua. Cung điện do Quốc vương Songsten Gampo xây dựng vào năm 637 trên sườn núi Potolaka ở độ cao 3.700m so với mực nước biển. 

Cung điện gồm hai phần Bạch Cung và Hồng Cung, trong đó Hồng Cung là nơi dành cho các hoạt động tôn giáo.

Cung điện có những bức tường dốc lớn với hàng mái bằng, cao thấp khác nhau, xen kẽ bởi những hàng cửa sổ dài. Phía nam cung điện là không gian rộng được bao bọc bởi những bức tường và cửa, bên trong là những cổng vòm đồ sộ. Một loạt cầu thang bên trong dẫn lên đỉnh đồi.

Phần nội cung bao gồm nhiều tòa nhà nằm trong khu vực tứ giác rộng lớn. Công trình trung tâm tại phần này nổi bật với màu đỏ thẫm khiến nó dễ dàng được phân biệt với những phần còn lại, nên được gọi là Hồng Cung. Tại đây có các sảnh, hội trường, nhà nguyện, đền thờ. 

Ngoài ra còn có những bức tranh trang trí phong phú, với các tác phẩm trang sức, chạm khắc và trang trí khác. Trải qua nhiều thăng trầm, hiện tại Potala vẫn lưu giữ được khoảng 700 bức tranh tường và 10.000 bức tranh Thangka. 

cungdien1.jpg
Potala vẫn lưu giữ được khoảng 700 bức tranh tường và 10.000 bức tranh Thangka

Khi bước vào cung điện Potala, tôi cảm giác như đang đứng trước một phần lịch sử sống động của Tây Tạng. Những bức tranh tường, Thangka, và kiến trúc đồ sộ khiến tôi không khỏi khâm phục trước sự kỳ công và tôn nghiêm mà nơi này lưu giữ.

Từ đây phóng tầm mắt ra dãy núi bao quanh, tôi cảm nhận được sự kết nối thiêng liêng giữa con người và thiên nhiên ở nơi này.

Rời cung điện Potala, chúng tôi đi thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng của Lhasa như tu viện Drepeng và Sera. Cả hai đều nằm trong số những tu viện lớn nhất của Tây Tạng. 

“Dải lụa” xanh màu ngọc bích

Tạm chia tay Lhasa, chúng tôi lên xe đến Gyantse. Mặc dù diện tích lớn và dân cư thưa thớt nhưng các con đường ở Tây Tạng được đầu tư rất bài bản. Các đường chính được trải nhựa phẳng phiu. Tuy vậy, đường có nhiều khúc cua và thay đổi độ cao liên tục nên du khách dễ say xe. 

Hồ Yamdrok cách Lhasa khoảng 100km về phía Tây Nam, trên đường từ Lhasa đến Gyantse, là một trong 4 hồ thiêng lớn nhất ở Tây Tạng. Hồ nằm trong vùng trũng tự nhiên được hình thành bởi các sông băng từ hàng triệu năm trước ở độ cao 4.440m so với mực nước biển. 

ho taytang.jpg
Khi hồ Yamdrok hiện ra trước mắt, tôi như bị mê hoặc bởi màu xanh ngọc bích

Yamdrok trải dài hơn 72km với độ sâu trung bình 20-40m, điểm sâu nhất 60m. Hồ còn có hàng chục hòn đảo nhỏ. Nhìn từ xa, hồ có màu xanh ngọc bích rất đặc biệt, như một dải lụa vắt hờ hững trên lưng chừng núi. 

Khi hồ Yamdrok hiện ra trước mắt, tôi như bị mê hoặc bởi màu sắc mặt hồ. Đứng giữa không gian bao la, nơi trời và đất gần như hòa làm một, tôi cảm thấy bản thân thật nhỏ bé. Tâm trí như được “giải phóng” khỏi những lo toan hàng ngày, tôi thả hồn trôi theo làn gió mát lành từ mặt hồ.

Trong hồ có nhiều loài cá sinh sống nhưng người Tây Tạng không đánh bắt, vì họ tin cá là hiện thân của thần nước.

Phía Tây của hồ Yamdrok là một trong những sông băng nguyên sơ nhất ở Tây Tạng, sông băng Karola. Ngay gần đó là những đỉnh núi băng hà vĩnh viễn màu trắng xóa.

Sự bao dung và từ bi

Rời Yamdrok, chúng tôi tiếp tục di chuyển về phía Tây, tới thành phố Shigatse, nơi có tu viện Tashilunpo. Tọa lạc trên sườn đồi Drolmari, cách Lhasa 250km về phía Tây, tu viện được xây dựng vào năm 1447 bởi Gedun Drupa, đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên. 

tuvien1.jpg
Tu viện Tashilunpo

Đây là một trong những tu viện lớn nhất của Tây Tạng và có lẽ là tu viện đẹp nhất mà chúng tôi đã được đến thăm ở đây. Cả quần thể tu viện gồm nhiều tòa tháp, nhà được xây dựng trên sườn núi.

Phía Tây của tu viện là tháp thờ Phật Di Lặc được xây dựng vào năm 1914. Nơi đây có bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới với chiều cao lên tới 26,2m, được đúc và trang trí bằng 279kg vàng, 15.000kg đồng và nhiều loại đá quý.

Quần thể tu viện có rất nhiều tòa nhà cổ kính, du khách có thể thong thả đi dạo ngắm nhìn cả ngày không chán. Chốc chốc, chúng tôi bắt gặp các tu sĩ đang đàm đạo kinh sách dưới gốc liễu cổ thụ hoặc các chú tiểu đi lại phụ giúp công việc của tu viện.

tuvien.jpg
Quần thể tu viện có rất nhiều tòa nhà cổ kính, du khách có thể thong thả đi dạo, ngắm cảnh cả ngày không chán

Tu viện Tashilunpo mang đến cho tôi cảm giác hoành tráng, uy nghiêm và an yên. Ngắm nhìn tượng Phật Di Lặc khổng lồ được chạm khắc tinh xảo, tôi cảm nhận được sự bao dung và từ bi. 

Vòng quanh núi thiêng Kailash

Rời Shigatse, chúng tôi tiếp tục hành trình đến núi Kailash, đích đến chính của chuyến đi lần này. Núi nằm ở phía Tây của Tây Tạng, cách Lhasa khoảng 1.200km với độ cao 6.638m so với mực nước biển. Ngọn núi này được xem là nơi trú ngụ của các vị thần và nơi giác ngộ tâm linh. 

Núi thiêng Kailash – ảnh chụp ban ngày và khi màn đêm buông xuống

Tại đây, chúng tôi có hành trình đi bộ vòng quanh (kora) ngọn núi này. Đây là nghi thức hành hương trong Phật giáo Tây Tạng, người ta tin rằng đi bộ vòng quanh núi Kailash là một thực hành có lợi về mặt tâm linh, có thể mang lại công đức trên con đường giác ngộ.

Đi kora ở núi Kailash được thực hiện ở độ cao khoảng 4.600-5.600m với địa hình dốc cao trong điều kiện thiếu dưỡng khí. Phần lớn du khách chọn đi bộ, một vài người cưỡi ngựa nhưng chỉ đến được đèo Dromala rồi quay lại. Hành trình kora của chúng tôi kéo dài 2,5 ngày. 

Trong ngày đầu tiên, từ Darchen, một thị trấn nhỏ gần núi Kailash, chúng tôi ngồi ô tô khoảng 7km đến điểm tập trung tại Sarhung. Người hỗ trợ mang đồ (sherpa) đã đợi sẵn ở đây. Hướng dẫn viên Pema luôn đi cùng với người chậm nhất trong đoàn, đảm bảo cả đoàn về trại an toàn.

Quãng đường ngày đầu tiên chúng tôi đi khoảng 13km, đường có lên và xuống dốc nhưng không quá cao. Dọc đường chỉ có đất, đá và băng đọng trên những khe nước. Bên dưới có những dòng suối đóng băng một phần. Tuy nhiên, trời lạnh và không khí loãng khiến việc đi bộ mệt nhọc hơn nhiều.

nuithieng1.jpg
Một ngọn núi bên cạnh núi thiêng Kailash

Sau khoảng 5 tiếng đi bộ, tầm 16h, chúng tôi đến được trại số 1 tại Drirapuk. Những người cuối cùng về đến nơi lúc 17-17h30. Ban đầu chúng tôi tưởng đây chỉ là khu lều trại kiểu du mục, nhưng hóa ra ở đây hơi giống homestay với một phòng tập thể được xây bằng gạch. 

Buổi tối, cả đoàn được nhà trọ nấu cho nồi cháo loãng. Ăn tối xong, hướng dẫn viên yêu cầu cả đoàn đi ngủ ngay để dưỡng sức cho ngày tiếp theo. Buổi tối nhiệt độ giảm còn -8 độ C. Không khí loãng khiến một số thành viên phải dùng bình ôxy vì khó thở và đau đầu.

Hành trình tìm hiểu bản thân

Hôm kế tiếp là ngày vất vả nhất, với gần một nửa thời gian là leo đèo. Để không về đến trại thứ hai quá muộn, cả đoàn phải khởi hành từ 5h khi trời còn tối mịt. Trăng vẫn còn sáng, soi ánh sáng mờ mờ trên lối đi, nên mọi người có thể quan sát địa hình thuận lợi hơn. 

trainghiem.jpg
Đoàn khách Việt tới thăm Tây Tạng

Dọc đường phần lớn là các lối mòn do con người đi lại mà thành, luồn lách qua những tảng đá đủ kích cỡ và hình thù. Những chỗ hiểm trở đã được người dân xếp đá thành những đoạn đường nhỏ. Trở ngại lớn nhất là việc leo đèo Dromala với độ cao hơn 5.600m so với mặt nước biển. 

Sau khi leo được 1-2 tiếng, phần lớn mọi người đều thấy kiệt sức. Bộ trang phục nhiều lớp để đi tuyết và đôi giày cồng kềnh khiến chân càng nặng trĩu. Cứ đi được tầm 10-20m, đoàn lại phải dừng nghỉ. Lúc đầu, mỗi người còn đeo một cái balo nhỏ, sau đều phải nhờ sherpa vác hộ. 

Dọc đường không có nhà cửa và dấu hiệu cư ngụ của con người nhưng đâu đâu cũng bắt gặp những chồng đá mani ngay ngắn xếp bên đường, nhiều tảng đá được khắc câu chú “Om Mani Padme Hum”, bất kỳ đỉnh cao lộng gió nào cũng phấp phới cờ ngũ sắc.

Khoảng 11h, tốp đầu tiên cũng leo được đến đỉnh đèo Dromala. Tất cả du khách dừng ở đỉnh đèo một lúc để ngắm toàn cảnh con đèo hiểm trở mà mình vừa chinh phục, ngắm những lá cờ cầu nguyện ngũ sắc được người hành hương chăng bạt ngàn trên đỉnh đèo. 

trainghiem1.jpg
Tác giả tại Tây Tạng

Sau khi dừng lại ở đỉnh đèo khoảng 15 phút, chúng tôi bắt đầu đổ đèo. Đường xuống rất dốc và toàn là đá. Đến chân đèo, tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ. 17h chúng tôi về đến khu trại thứ 2. Cuối ngày, tuyết bắt đầu rơi dày, cản đường những người về sau. 

Ngày thứ 3 là ngày nhẹ nhàng nhất trong hành trình. Cả đoàn thong thả ăn sáng xong thì lên đường. Bình minh ở Tây Tạng rất muộn nên 7h sáng, trời vẫn hơi tối. Chặng đường hôm nay tương đối bằng phẳng, dọc đường là dòng sông với một số phần bị đóng băng. 

Khoảng 10h sáng thì tốp đầu tiên đã đến điểm dừng chân. Tài xế đã đợi sẵn, cả đoàn ngồi nhấm nháp tách trà bơ nghi ngút hơi nước, đợi những người cuối cùng về đến nơi, cả đoàn chụp ảnh kỷ niệm và chia tay với sherpa để quay lại Lhasa, rồi trở về Việt Nam. 

nuithieng.jpg
Ngay phía sau đèo Dromala, hồ Kadoe hiện lên như một viên ngọc bích

12 ngày là quá ngắn ngủi để trải nghiệm một vùng đất mênh mông như Tây Tạng. Trong chuyến đi, chúng tôi còn có cơ hội thăm nhiều thắng cảnh khác. Mỗi điểm đến đều để lại những ấn tượng sâu sắc về phong cảnh, văn hóa, lịch sử, con người và đức tin nơi đây. 

Chuyến đi không chỉ mang lại trải nghiệm về phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cơ hội để thử thách khả năng thích nghi của bản thân. Đây còn là hành trình đi vào sâu bên trong con người để tự tìm hiểu về bản thân, rút ra bài học về sự khiêm nhường và hài hòa với thiên nhiên. 

Chúng tôi, không ai bảo ai, đều mong mỏi có cơ hội được quay trở lại với vùng đất này ít nhất một lần nữa để có thể trải nghiệm sâu hơn về vùng đất, văn hóa và con người ở nơi đây.

Tây Tạng nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc. Với độ cao trung bình hơn 4.500m, nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”. Mặc dù có diện tích hơn 1,2 triệu km2 nhưng dân số Tây Tạng chỉ khoảng 3,64 triệu người (năm 2022, theo Statista). 

Những năm gần đây, Tây Tạng trở thành điểm hút khách du lịch. Nhưng để tới được đây, ngoài việc phải có thị thực nhập cảnh Trung Quốc, du khách còn phải xin giấy phép riêng vào Tây Tạng. Phần lớn du khách đi theo đoàn, do các công ty du lịch tổ chức. 

Đoàn chúng tôi gồm 14 người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như doanh nhân, luật sư, bác sỹ,… Nhờ chị Hải (trưởng đoàn) đã từng dẫn dắt 16 đoàn khách du lịch đến Tây Tạng trước đó, nên việc xin thị thực, giấy phép đều được chuẩn bị chu đáo.

Tây Tạng nằm ở độ cao lớn nên nhiệt độ lạnh và không khí loãng. Do đó, việc chuẩn bị thể lực cũng rất cần thiết. Trước chuyến đi, chúng tôi được khuyến khích tập chạy, tập yoga và ngồi thiền để sớm thích nghi với điều kiện khắc nghiệt trên cao nguyên. 

Trung tuần tháng 10, chúng tôi lên đường đi Tây Tạng. Sau khi đáp chuyến bay buổi chiều từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) qua sân bay Thiên Phủ (Thành Đô, Trung Quốc), buổi tối, chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn gần sân bay để sáng sớm hôm sau bay tiếp đến Lhasa. 

Máy bay hạ cánh xuống Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, lúc 11h trưa. Sân bay nằm trong thung lũng, xung quanh là núi đá. Bầu trời xanh biếc và trong trẻo. Dù nắng hơi gắt nhưng nhiệt độ ban ngày chỉ khoảng 5 độ C, lý tưởng để khám phá vùng đất này. 

Pema, anh hướng dẫn viên người dân tộc Tạng, đón chúng tôi ở ngay lối ra với vòng tay mở rộng và nụ cười rạng rỡ. Anh choàng lên vai mỗi người tấm khăn khata trắng truyền thống để thể hiện sự hiếu khách và chúc những điều tốt đẹp đến với đoàn. 

Cung điện Potala đồ sộ

cungdien.jpg
 Cung điện do Quốc vương Songsten Gampo xây dựng vào năm 637 trên sườn núi Potolaka ở độ cao 3.700m so với mực nước biển

Sau khi tham quan một số điểm gần nơi nghỉ, chúng tôi tới cung điện Potala. Đây là công trình biểu tượng mà du khách đến Lhasa không nên bỏ qua. Cung điện do Quốc vương Songsten Gampo xây dựng vào năm 637 trên sườn núi Potolaka ở độ cao 3.700m so với mực nước biển. 

Cung điện gồm hai phần Bạch Cung và Hồng Cung, trong đó Hồng Cung là nơi dành cho các hoạt động tôn giáo.

Cung điện có những bức tường dốc lớn với hàng mái bằng, cao thấp khác nhau, xen kẽ bởi những hàng cửa sổ dài. Phía nam cung điện là không gian rộng được bao bọc bởi những bức tường và cửa, bên trong là những cổng vòm đồ sộ. Một loạt cầu thang bên trong dẫn lên đỉnh đồi.

Phần nội cung bao gồm nhiều tòa nhà nằm trong khu vực tứ giác rộng lớn. Công trình trung tâm tại phần này nổi bật với màu đỏ thẫm khiến nó dễ dàng được phân biệt với những phần còn lại, nên được gọi là Hồng Cung. Tại đây có các sảnh, hội trường, nhà nguyện, đền thờ. 

Ngoài ra còn có những bức tranh trang trí phong phú, với các tác phẩm trang sức, chạm khắc và trang trí khác. Trải qua nhiều thăng trầm, hiện tại Potala vẫn lưu giữ được khoảng 700 bức tranh tường và 10.000 bức tranh Thangka. 

cungdien1.jpg
Potala vẫn lưu giữ được khoảng 700 bức tranh tường và 10.000 bức tranh Thangka

Khi bước vào cung điện Potala, tôi cảm giác như đang đứng trước một phần lịch sử sống động của Tây Tạng. Những bức tranh tường, Thangka, và kiến trúc đồ sộ khiến tôi không khỏi khâm phục trước sự kỳ công và tôn nghiêm mà nơi này lưu giữ.

Từ đây phóng tầm mắt ra dãy núi bao quanh, tôi cảm nhận được sự kết nối thiêng liêng giữa con người và thiên nhiên ở nơi này.

Rời cung điện Potala, chúng tôi đi thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng của Lhasa như tu viện Drepeng và Sera. Cả hai đều nằm trong số những tu viện lớn nhất của Tây Tạng. 

“Dải lụa” xanh màu ngọc bích

Tạm chia tay Lhasa, chúng tôi lên xe đến Gyantse. Mặc dù diện tích lớn và dân cư thưa thớt nhưng các con đường ở Tây Tạng được đầu tư rất bài bản. Các đường chính được trải nhựa phẳng phiu. Tuy vậy, đường có nhiều khúc cua và thay đổi độ cao liên tục nên du khách dễ say xe. 

Hồ Yamdrok cách Lhasa khoảng 100km về phía Tây Nam, trên đường từ Lhasa đến Gyantse, là một trong 4 hồ thiêng lớn nhất ở Tây Tạng. Hồ nằm trong vùng trũng tự nhiên được hình thành bởi các sông băng từ hàng triệu năm trước ở độ cao 4.440m so với mực nước biển. 

ho taytang.jpg
Khi hồ Yamdrok hiện ra trước mắt, tôi như bị mê hoặc bởi màu xanh ngọc bích

Yamdrok trải dài hơn 72km với độ sâu trung bình 20-40m, điểm sâu nhất 60m. Hồ còn có hàng chục hòn đảo nhỏ. Nhìn từ xa, hồ có màu xanh ngọc bích rất đặc biệt, như một dải lụa vắt hờ hững trên lưng chừng núi. 

Khi hồ Yamdrok hiện ra trước mắt, tôi như bị mê hoặc bởi màu sắc mặt hồ. Đứng giữa không gian bao la, nơi trời và đất gần như hòa làm một, tôi cảm thấy bản thân thật nhỏ bé. Tâm trí như được “giải phóng” khỏi những lo toan hàng ngày, tôi thả hồn trôi theo làn gió mát lành từ mặt hồ.

Trong hồ có nhiều loài cá sinh sống nhưng người Tây Tạng không đánh bắt, vì họ tin cá là hiện thân của thần nước.

Phía Tây của hồ Yamdrok là một trong những sông băng nguyên sơ nhất ở Tây Tạng, sông băng Karola. Ngay gần đó là những đỉnh núi băng hà vĩnh viễn màu trắng xóa.

Sự bao dung và từ bi

Rời Yamdrok, chúng tôi tiếp tục di chuyển về phía Tây, tới thành phố Shigatse, nơi có tu viện Tashilunpo. Tọa lạc trên sườn đồi Drolmari, cách Lhasa 250km về phía Tây, tu viện được xây dựng vào năm 1447 bởi Gedun Drupa, đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên. 

tuvien1.jpg
Tu viện Tashilunpo

Đây là một trong những tu viện lớn nhất của Tây Tạng và có lẽ là tu viện đẹp nhất mà chúng tôi đã được đến thăm ở đây. Cả quần thể tu viện gồm nhiều tòa tháp, nhà được xây dựng trên sườn núi.

Phía Tây của tu viện là tháp thờ Phật Di Lặc được xây dựng vào năm 1914. Nơi đây có bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới với chiều cao lên tới 26,2m, được đúc và trang trí bằng 279kg vàng, 15.000kg đồng và nhiều loại đá quý.

Quần thể tu viện có rất nhiều tòa nhà cổ kính, du khách có thể thong thả đi dạo ngắm nhìn cả ngày không chán. Chốc chốc, chúng tôi bắt gặp các tu sĩ đang đàm đạo kinh sách dưới gốc liễu cổ thụ hoặc các chú tiểu đi lại phụ giúp công việc của tu viện.

tuvien.jpg
Quần thể tu viện có rất nhiều tòa nhà cổ kính, du khách có thể thong thả đi dạo, ngắm cảnh cả ngày không chán

Tu viện Tashilunpo mang đến cho tôi cảm giác hoành tráng, uy nghiêm và an yên. Ngắm nhìn tượng Phật Di Lặc khổng lồ được chạm khắc tinh xảo, tôi cảm nhận được sự bao dung và từ bi. 

Vòng quanh núi thiêng Kailash

Rời Shigatse, chúng tôi tiếp tục hành trình đến núi Kailash, đích đến chính của chuyến đi lần này. Núi nằm ở phía Tây của Tây Tạng, cách Lhasa khoảng 1.200km với độ cao 6.638m so với mực nước biển. Ngọn núi này được xem là nơi trú ngụ của các vị thần và nơi giác ngộ tâm linh. 

Núi thiêng Kailash – ảnh chụp ban ngày và khi màn đêm buông xuống

Tại đây, chúng tôi có hành trình đi bộ vòng quanh (kora) ngọn núi này. Đây là nghi thức hành hương trong Phật giáo Tây Tạng, người ta tin rằng đi bộ vòng quanh núi Kailash là một thực hành có lợi về mặt tâm linh, có thể mang lại công đức trên con đường giác ngộ.

Đi kora ở núi Kailash được thực hiện ở độ cao khoảng 4.600-5.600m với địa hình dốc cao trong điều kiện thiếu dưỡng khí. Phần lớn du khách chọn đi bộ, một vài người cưỡi ngựa nhưng chỉ đến được đèo Dromala rồi quay lại. Hành trình kora của chúng tôi kéo dài 2,5 ngày. 

Trong ngày đầu tiên, từ Darchen, một thị trấn nhỏ gần núi Kailash, chúng tôi ngồi ô tô khoảng 7km đến điểm tập trung tại Sarhung. Người hỗ trợ mang đồ (sherpa) đã đợi sẵn ở đây. Hướng dẫn viên Pema luôn đi cùng với người chậm nhất trong đoàn, đảm bảo cả đoàn về trại an toàn.

Quãng đường ngày đầu tiên chúng tôi đi khoảng 13km, đường có lên và xuống dốc nhưng không quá cao. Dọc đường chỉ có đất, đá và băng đọng trên những khe nước. Bên dưới có những dòng suối đóng băng một phần. Tuy nhiên, trời lạnh và không khí loãng khiến việc đi bộ mệt nhọc hơn nhiều.

nuithieng1.jpg
Một ngọn núi bên cạnh núi thiêng Kailash

Sau khoảng 5 tiếng đi bộ, tầm 16h, chúng tôi đến được trại số 1 tại Drirapuk. Những người cuối cùng về đến nơi lúc 17-17h30. Ban đầu chúng tôi tưởng đây chỉ là khu lều trại kiểu du mục, nhưng hóa ra ở đây hơi giống homestay với một phòng tập thể được xây bằng gạch. 

Buổi tối, cả đoàn được nhà trọ nấu cho nồi cháo loãng. Ăn tối xong, hướng dẫn viên yêu cầu cả đoàn đi ngủ ngay để dưỡng sức cho ngày tiếp theo. Buổi tối nhiệt độ giảm còn -8 độ C. Không khí loãng khiến một số thành viên phải dùng bình ôxy vì khó thở và đau đầu.

Hành trình tìm hiểu bản thân

Hôm kế tiếp là ngày vất vả nhất, với gần một nửa thời gian là leo đèo. Để không về đến trại thứ hai quá muộn, cả đoàn phải khởi hành từ 5h khi trời còn tối mịt. Trăng vẫn còn sáng, soi ánh sáng mờ mờ trên lối đi, nên mọi người có thể quan sát địa hình thuận lợi hơn. 

trainghiem.jpg
Đoàn khách Việt tới thăm Tây Tạng

Dọc đường phần lớn là các lối mòn do con người đi lại mà thành, luồn lách qua những tảng đá đủ kích cỡ và hình thù. Những chỗ hiểm trở đã được người dân xếp đá thành những đoạn đường nhỏ. Trở ngại lớn nhất là việc leo đèo Dromala với độ cao hơn 5.600m so với mặt nước biển. 

Sau khi leo được 1-2 tiếng, phần lớn mọi người đều thấy kiệt sức. Bộ trang phục nhiều lớp để đi tuyết và đôi giày cồng kềnh khiến chân càng nặng trĩu. Cứ đi được tầm 10-20m, đoàn lại phải dừng nghỉ. Lúc đầu, mỗi người còn đeo một cái balo nhỏ, sau đều phải nhờ sherpa vác hộ. 

Dọc đường không có nhà cửa và dấu hiệu cư ngụ của con người nhưng đâu đâu cũng bắt gặp những chồng đá mani ngay ngắn xếp bên đường, nhiều tảng đá được khắc câu chú “Om Mani Padme Hum”, bất kỳ đỉnh cao lộng gió nào cũng phấp phới cờ ngũ sắc.

Khoảng 11h, tốp đầu tiên cũng leo được đến đỉnh đèo Dromala. Tất cả du khách dừng ở đỉnh đèo một lúc để ngắm toàn cảnh con đèo hiểm trở mà mình vừa chinh phục, ngắm những lá cờ cầu nguyện ngũ sắc được người hành hương chăng bạt ngàn trên đỉnh đèo. 

trainghiem1.jpg
Tác giả tại Tây Tạng

Sau khi dừng lại ở đỉnh đèo khoảng 15 phút, chúng tôi bắt đầu đổ đèo. Đường xuống rất dốc và toàn là đá. Đến chân đèo, tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ. 17h chúng tôi về đến khu trại thứ 2. Cuối ngày, tuyết bắt đầu rơi dày, cản đường những người về sau. 

Ngày thứ 3 là ngày nhẹ nhàng nhất trong hành trình. Cả đoàn thong thả ăn sáng xong thì lên đường. Bình minh ở Tây Tạng rất muộn nên 7h sáng, trời vẫn hơi tối. Chặng đường hôm nay tương đối bằng phẳng, dọc đường là dòng sông với một số phần bị đóng băng. 

Khoảng 10h sáng thì tốp đầu tiên đã đến điểm dừng chân. Tài xế đã đợi sẵn, cả đoàn ngồi nhấm nháp tách trà bơ nghi ngút hơi nước, đợi những người cuối cùng về đến nơi, cả đoàn chụp ảnh kỷ niệm và chia tay với sherpa để quay lại Lhasa, rồi trở về Việt Nam. 

nuithieng.jpg
Ngay phía sau đèo Dromala, hồ Kadoe hiện lên như một viên ngọc bích

12 ngày là quá ngắn ngủi để trải nghiệm một vùng đất mênh mông như Tây Tạng. Trong chuyến đi, chúng tôi còn có cơ hội thăm nhiều thắng cảnh khác. Mỗi điểm đến đều để lại những ấn tượng sâu sắc về phong cảnh, văn hóa, lịch sử, con người và đức tin nơi đây. 

Chuyến đi không chỉ mang lại trải nghiệm về phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là cơ hội để thử thách khả năng thích nghi của bản thân. Đây còn là hành trình đi vào sâu bên trong con người để tự tìm hiểu về bản thân, rút ra bài học về sự khiêm nhường và hài hòa với thiên nhiên. 

Chúng tôi, không ai bảo ai, đều mong mỏi có cơ hội được quay trở lại với vùng đất này ít nhất một lần nữa để có thể trải nghiệm sâu hơn về vùng đất, văn hóa và con người ở nơi đây.

Nguồn: Vietnamnet.vn