Việc này có thể áp dụng với một số trường hợp đặc biệt. Những người còn lại tốt nhất nên đảm bảo khoảng cách 2 mũi 8-12 tuần.
TP.HCM vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, cho ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.
Trao đổi với Zing chiều tối 13/9, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết đã nhận được đề nghị này. Theo ông Tấn, Bộ Y tế đang xem xét đề nghị. Nguyên tắc là thực hiện theo hướng dẫn lịch tiêm của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Một chuyên gia về tiêm chủng cũng cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hiện với vaccine AstraZeneca, lịch tiêm 2 mũi cách nhau 8-12 tuần. Đây là khoảng thời gian hiệu lực bảo vệ của vaccine cao.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng cho hay một số trường hợp thường xuyên tiếp xúc nguồn bệnh và có nguy cơ cao lây nhiễm cao cần tiêm đủ 2 mũi vaccine. Trong đó, mũi 2 có thể tiêm sớm hơn so với lịch nhưng không dưới 4 tuần.
Đồng thời, chuyên gia này thông tin hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine AstraZeneca cũng cho biết có thể tiêm 2 liều trong khoảng cách 4-12 tuần.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành nghiên cứu tại một số quốc gia và nhận thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm với vaccine AstraZeneca nếu 8-12 tuần, sẽ đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Vì thế, hướng dẫn Bộ Y tế cũng quy định tiêm mũi 2 sau mũi một 8-12 tuần.
Tại Hà Nội, văn bản số 255/SYT-NVY do bà Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) ký ban hành ngày 22/7 cũng đã có hướng dẫn về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca.
Theo đó, các cơ sở tại Hà Nội thực hiện tiêm 2 mũi cho các đối tượng theo nguyên tắc đảm bảo khoảng cách ít nhất 8 tuần. Một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành đủ 2 mũi vaccine sớm có thể thực hiện tiêm trả mũi 2 với khoảng cách ít nhất 4 tuần.
Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này, Việt Nam đã tiếp nhận trên 35 triệu liều vaccine Covid-19 từ các nguồn khác nhau, trong đó nhiều nhất là vaccine AstraZeneca. Đây cũng là vaccine đầu tiên về Việt Nam từ ngày 24/2 và được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 8/3, mũi vaccine AstraZeneca đầu tiên được tiêm chủng cho một nữ nhân viên y tế tại Hải Dương.
Cập nhật đến trưa 13/9, Việt Nam đã tiêm chủng được hơn 29,3 triệu liều vaccine Covid-19, cao hơn hôm qua khoảng hơn một triệu liều (28.213.392 liều).
Về tiến độ tiêm vaccine theo thống kê từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, TP.HCM đã thực hiện tất cả 7.899.206 mũi tiêm.
Dịch Covid-19
9,5% F0 tại Việt Nam có nhu cầu thở oxy
Sức khỏe
Sức khỏe
Đây là kết quả thống kê từ các làn sóng dịch Covid-19 tại Việt Nam với nhu cầu thở oxy từ nhẹ đến dòng cao và nặng.
Địa điểm ở TP.HCM có nhiều F0 đang điều trị tại nhà
Sức khỏe
Sức khỏe
Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố có 80.858 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, trong đó, số bệnh nhân ở quận Bình Tân là nhiều nhất.
Quyền lợi của F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch tại TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo Sở Y tế TP.HCM, các F0 tình nguyện tham gia chống dịch sau khi khỏi bệnh được hưởng chế độ bồi dưỡng, tiền ăn, trang bị vật dụng như quy định của Chính phủ.
Khu vực có nhiều ca nhiễm nCoV tại TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Dịch Covid-19 tại TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp với số lượng lớn ca mắc mới mỗi ngày. Trong ngày 12/9, quận Tân Bình ghi nhận nhiều người nhiễm nCoV nhất.
Hơn 1,3 triệu người ở TP.HCM đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
TP.HCM đã tiêm gần 7,9 triệu liều vaccine Covid-19. Trong đó, 1.360.449 người được tiêm đủ 2 mũi.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn