Chưa được phân loại

Du lịch đen – loại hình bị hiểu nhầm về đạo đức

Du lịch đen đưa du khách đến những địa điểm đau thương từng là thảm kịch, thường bị hiểu nhầm là tò mò bệnh hoạn hay ám ảnh với cái chết.

Những địa điểm từng chứng kiến thảm kịch như nhà máy hạt nhân Chernobyl, Hiroshima hay Cánh đồng Chết ở Campuchia thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm.

Chuyến tham quan đến những nơi này được gọi là du lịch đen (dark tourism).
Xu hướng này khiến nhiều nhà nghiên cứu và du khách truyền thống băn khoăn. Họ đặt câu hỏi tại sao nhiều người không chọn tận hưởng kỳ nghỉ trên bãi biển mà lại bị thu hút bởi những địa danh gắn liền với quá khứ đau thương.

Tiến sĩ Philip Stone, sáng lập Viện nghiên cứu du lịch Đen (Institute of Dark Tourism Research – iDTR) tại Đại học Central Lancashire, Anh, cho biết du lịch đen chủ yếu xoay quanh hoạt động tưởng niệm những người đã khuất thông qua bảo tàng, triển lãm, đài tưởng niệm và các di tích lịch sử. Một số địa điểm nổi tiếng của loại hình này có thể kể đến Di tích diệt chủng Tuol Sleng ở Campuchia – một nhà tù khét tiếng dưới thời Khmer Đỏ; Hiroshima và Nagasaki – nơi hứng chịu hai quả bom nguyên tử vào năm 1945; rừng tự sát Aokigahara; đảo Hashima – thành phố ma bị bỏ hoang sau sự sụp đổ của ngành công nghiệp than Nhật Bản.

Những con chó lang thang trong ‘thị trấn ma” Pripyat thuộc Chernobyl. Ảnh:Dimitar Dilkoff/Agence France-Presse

Mỗi du khách có lý do riêng để tham gia loại hình này. Có người muốn đối diện với nỗi đau quá khứ, có người tò mò và mong muốn hiểu thêm về lịch sử. Việc tận mắt nhìn thấy di vật của các nạn nhân tại trại tập trung Auschwitz hay đọc tên những người đã khuất tại Đài tưởng niệm 11/9 có thể giúp họ nhận thức sâu sắc hơn về những mất mát trong lịch sử.

Tuy nhiên, du lịch đen không chỉ gợi nhớ về các bi kịch mà còn đặt ra câu hỏi về cách xã hội ghi nhớ quá khứ và tưởng niệm những sự kiện đau thương. Không phải ai cũng đồng tình với xu hướng này, vì lo ngại rằng những địa điểm bi kịch có thể bị thương mại hóa. Một số quốc gia cũng hạn chế quảng bá hình ảnh gắn với ký ức đau buồn.

Dù ngày càng phổ biến, du lịch đen vẫn bị hiểu lầm theo nhiều cách khác nhau. Một trong những quan niệm là cho rằng du khách bị hấp dẫn bởi cái chết và nỗi đau. Tiến sĩ Duncan Light, chuyên gia về quản lý du lịch tại Đại học Bournemouth (Anh), cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn du khách đến những địa danh lịch sử không phải vì tò mò bệnh hoạn, mà để học hỏi, tưởng nhớ các sự kiện đau thương hoặc bày tỏ lòng kính trọng với các nạn nhân. Nhiều người cũng tìm đến những nơi này để kết nối với người thân đã khuất hoặc khám phá bản sắc dân tộc.

“Không có động cơ nào trong số này thực sự đen tối,” Tiến sĩ Light khẳng định.

Di vật giày của những người tự tử trong khu rừng Aokigahara. Ảnh: Rob Gilhooly

Du lịch đen cũng thường bị nhầm lẫn với các loại hình du lịch khác như du lịch khu ổ chuột (slum tourism) – tham quan các khu vực nghèo đói, du lịch chiến tranh (war tourism) – đến các vùng xung đột hiện tại, hoặc du lịch mạo hiểm (danger tourism) – tham gia vào các hoạt động nguy hiểm như thám hiểm hang động.

Theo Dark-Tourism, cẩm nang trực tuyến về du lịch đen, có nhiều nhận định sai lệch về loại hình này. Về bản chất, du lịch đen là một cách tiếp cận lịch sử “có ý thức và tôn trọng”, giúp con người hiểu rõ hơn về những mặt tối của quá khứ mà không tô vẽ hay giật gân sự kiện.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi là ranh giới giữa tưởng niệm và thương mại hóa. Tiến sĩ Stone nhận định rằng dù du khách không trực tiếp đối diện với cái chết, họ vẫn tiếp xúc với những câu chuyện về sự mất mát. Điều này có thể khiến họ suy ngẫm về sự hữu hạn của chính mình.

Du khách tại bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, Campuchia. Ảnh: Britannica

Tuy nhiên, không phải lúc nào du khách cũng thể hiện sự tôn trọng đối với các di tích lịch sử. Một số trường hợp gây tranh cãi đã xảy ra khi du khách chụp ảnh tự sướng hoặc tạo dáng phản cảm tại trại tập trung Auschwitz. Loại hình du lịch này không khuyến khích những hành vi thiếu tôn trọng tương tự. Các bảo tàng, đài tưởng niệm và di tích lịch sử mong muốn trở thành nơi tưởng nhớ, giúp con người đối diện với quá khứ và rút ra bài học cho tương lai.

Theo Tiến sĩ Stone, du lịch đen là một loại hình du lịch phức tạp, vừa mang giá trị lịch sử và giáo dục, vừa đối mặt với những tranh cãi về đạo đức và cách quản lý. Dù tồn tại nhiều hiểu lầm và ý kiến trái chiều, xu hướng này vẫn tiếp tục thu hút du khách trên toàn thế giới, khi con người không ngừng tìm kiếm cách kết nối với quá khứ và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.

Bích Phương (Theo The Independent)

Du lịch đen – loại hình bị hiểu nhầm về đạo đức – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Khám phá Tokyo về đêm cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật

Ca sĩ ảo Mori Calliope gợi ý đến trung tâm mua sắm, hát karaoke còn nam diễn viên Tetsuya Bessho khuyên đến rạp phim và ghé Tòa thị chính ngắm Tokyo Night Light.

Khám phá vẻ đẹp ẩn giấu của Tokyo cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật  Khám phá vẻ đẹp ẩn giấu của Tokyo cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật

Nguyễn Đức

Khám phá Tokyo về đêm cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Khám phá Tokyo về đêm cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật

Ca sĩ ảo Mori Calliope gợi ý đến trung tâm mua sắm, hát karaoke còn nam diễn viên Tetsuya Bessho khuyên đến rạp phim và ghé Tòa thị chính ngắm Tokyo Night Light.

Khám phá vẻ đẹp ẩn giấu của Tokyo cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật  Khám phá vẻ đẹp ẩn giấu của Tokyo cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật

Nguyễn Đức

Khám phá Tokyo về đêm cùng ca sĩ ảo và diễn viên Nhật – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Vườn thú nhuộm lông chó thành hổ vằn gây bức xúc

Trung QuốcVườn thú ở tỉnh Giang Tô nhiều lần bị chỉ trích vì gây chú ý bằng cách nhuộm lông chó thành gấu trúc, hổ.

Sửa video  Sửa video

Bích Phương (Theo SCMP)

Vườn thú nhuộm lông chó thành hổ vằn gây bức xúc – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Triều Tiên là nguồn cảm hứng bất tận với khách phương Tây

Một số du khách phương Tây được trở lại Triều Tiên sau lần mở cửa cuối tháng 2 ấn tượng với sự bí ẩn của đất nước và coi đây là nguồn nội dung quý giá cho các kênh mạng xã hội.

Khách Tây nói gì sau khi du lịch Triều Tiên  Khách Tây nói gì sau khi du lịch Triều Tiên

Hoài Anh (Theo CNN)

Triều Tiên là nguồn cảm hứng bất tận với khách phương Tây – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Ném cam trong lễ hội cổ nổi tiếng châu Âu

Trận chiến ném cam là hoạt động của lễ hội Carnival Ivrea, có lịch sử hơn 700 năm, thu hút người dân địa phương và du khách tham gia.

Trận chiến ném cam nổi tiếng thế giới được tổ chức thường niên tại thị trấn Ivrea dưới chân dãy Alps vùng Piedmont, Italy. Hoạt động này nằm trong lễ hội Carnival lâu đời ở Ivrea, có từ thời trung cổ, tái hiện cuộc khởi nghĩa thế kỷ XIII lật đổ bạo chúa và tuyên bố Ivrea là thành bang tự do.

Sự kiện diễn ra hàng năm với nhiều nghi thức trang trọng, là một trong những lễ hội đường phố đặc sắc nhất châu Âu, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia. Trong ảnh là du khách tham gia cuộc ném cam trong lễ hội thường niên ở Ivrea, ngày 2/3. Ảnh: Reuters/Massimo Pinca

Trận chiến ném cam nổi tiếng thế giới được tổ chức thường niên tại thị trấn Ivrea dưới chân dãy Alps vùng Piedmont, Italy. Hoạt động này nằm trong lễ hội Carnival lâu đời ở Ivrea, có từ thời trung cổ, tái hiện cuộc khởi nghĩa thế kỷ XIII lật đổ bạo chúa và tuyên bố Ivrea là thành bang tự do.

Sự kiện diễn ra hàng năm với nhiều nghi thức trang trọng, là một trong những lễ hội đường phố đặc sắc nhất châu Âu, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia. Trong ảnh là du khách tham gia cuộc ném cam trong lễ hội thường niên ở Ivrea, ngày 2/3. Ảnh: Reuters/Massimo Pinca

Lễ hội Carnival Ivrea năm nay diễn ra từ đầu tháng 3, nhiều nghi thức quan trọng đã diễn ra trước đó hai tháng.

Lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của người dân chống lại sự áp bức của giới quý tộc vào thế kỷ XII. Ngày nay, ném cam được xem là hoạt động tái hiện tinh thần đấu tranh của cuộc khởi nghĩa năm xưa.

Lễ hội Carnival Ivrea năm nay diễn ra từ đầu tháng 3, nhiều nghi thức quan trọng đã diễn ra trước đó hai tháng.

Lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của người dân chống lại sự áp bức của giới quý tộc vào thế kỷ XII. Ngày nay, ném cam được xem là hoạt động tái hiện tinh thần đấu tranh của cuộc khởi nghĩa năm xưa.

Một người tham gia lễ hội mang theo xô cam, dưới nền đất là những quả cam rơi xuống đất trong trận chiến, bị dòng người dẫm nát.

Một người tham gia lễ hội mang theo xô cam, dưới nền đất là những quả cam rơi xuống đất trong trận chiến, bị dòng người dẫm nát.

Dòng người tham gia ném cam ở Ivrea. Sự kiện thu hút hàng nghìn người tham gia mỗi năm. Năm 2019, sự kiện này ghi nhận gần 25.000 người dân và du khách tham gia. Năm 2023, có khoảng 8.000 người tham dự.

Dòng người tham gia ném cam ở Ivrea. Sự kiện thu hút hàng nghìn người tham gia mỗi năm. Năm 2019, sự kiện này ghi nhận gần 25.000 người dân và du khách tham gia. Năm 2023, có khoảng 8.000 người tham dự.

Người tham gia chia thành hai phe, những chiến binh trên xe ngựa tượng trưng cho tầng lớp quý tộc và những người đi bộ dưới đường đại diện cho tầng lớp nông dân. Họ ném cam vào nhau, tái hiện cuộc chiến lịch sử theo cách đầy sôi động và rực rỡ sắc màu. Mỗi năm, hàng trăm tấn cam từ đảo Sicily được đưa về để phục vụ cho lễ hội này.

Người tham gia chia thành hai phe, những chiến binh trên xe ngựa tượng trưng cho tầng lớp quý tộc và những người đi bộ dưới đường đại diện cho tầng lớp nông dân. Họ ném cam vào nhau, tái hiện cuộc chiến lịch sử theo cách đầy sôi động và rực rỡ sắc màu. Mỗi năm, hàng trăm tấn cam từ đảo Sicily được đưa về để phục vụ cho lễ hội này.

Phe kỵ binh trên xe ngựa đeo mặt nạ để tránh những cơn mưa cam tấn công.

Phe kỵ binh trên xe ngựa đeo mặt nạ để tránh những cơn mưa cam tấn công.

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia bằng cách đăng ký vào một trong chín đội ném cam dưới đường hoặc gia nhập phe kỵ binh trên các xe ngựa. Nếu chỉ muốn quan sát mà không bị ném cam, du khách nên đội mũ Phrygian đỏ – chiếc mũ len có hình dáng giống chiếc tất đỏ, tượng trưng cho tinh thần tự do và cuộc nổi dậy của người dân chống lại bạo chúa.

Trong lễ hội, những ai đội mũ Phrygian đỏ sẽ được nhận diện là khán giả và không bị ném. Ban tổ chức khuyến khích du khách mua mũ Phrygian tại các gian hàng ở lối vào khu phố cổ để tránh trở thành mục tiêu của những cơn mưa cam từ các đội chơi.

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia bằng cách đăng ký vào một trong chín đội ném cam dưới đường hoặc gia nhập phe kỵ binh trên các xe ngựa. Nếu chỉ muốn quan sát mà không bị ném cam, du khách nên đội mũ Phrygian đỏ – chiếc mũ len có hình dáng giống chiếc tất đỏ, tượng trưng cho tinh thần tự do và cuộc nổi dậy của người dân chống lại bạo chúa.

Trong lễ hội, những ai đội mũ Phrygian đỏ sẽ được nhận diện là khán giả và không bị ném. Ban tổ chức khuyến khích du khách mua mũ Phrygian tại các gian hàng ở lối vào khu phố cổ để tránh trở thành mục tiêu của những cơn mưa cam từ các đội chơi.

Để được ném cam với tư cách thành viên đội chơi, người tham gia cần đóng phí khoảng 25 euro (690.000 đồng) và 75 euro (gần 2,1 triệu đồng) mua trang phục bắt buộc. Đối với khán giả, vé vào cửa miễn phí các ngày thứ Hai và thứ Ba, Chủ nhật có giá 15 euro (415.000 đồng).

Để được ném cam với tư cách thành viên đội chơi, người tham gia cần đóng phí khoảng 25 euro (690.000 đồng) và 75 euro (gần 2,1 triệu đồng) mua trang phục bắt buộc. Đối với khán giả, vé vào cửa miễn phí các ngày thứ Hai và thứ Ba, Chủ nhật có giá 15 euro (415.000 đồng).

Đường phố ngập xác cam sau trận chiến.

Để đảm bảo an toàn, ban tổ chức khuyến khích du khách mặc quần áo dài, mang giày chống trơn trượt vì nước cam vương vãi khắp nơi.

Đường phố ngập xác cam sau trận chiến.

Để đảm bảo an toàn, ban tổ chức khuyến khích du khách mặc quần áo dài, mang giày chống trơn trượt vì nước cam vương vãi khắp nơi.

Bích Phương (Theo Reuters)

Ném cam trong lễ hội cổ nổi tiếng châu Âu – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Ngọn núi ‘ăn thịt người’ ở Bolivia

Từng là mỏ khoáng sản trù phú, núi Cerro Rico “nuốt” nhiều thợ mỏ vì môi trường lao động khắc nghiệt, ngày này trở thành điểm du lịch về hầm mỏ hút khách.

Potosi, một trong những thành phố cao nhất thế giới với độ cao khoảng 4.000 m so với mực nước biển ở Bolivia, có mạng lưới hầm mỏ rộng lớn, tồn tại từ nhiều thế kỷ. Thợ mỏ chạy lên xuống những lối đi dài và hẹp, đẩy những toa xe đầy đá vỡ dọc theo đường ray mòn – cảnh tượng gợi đến bộ phim “Indiana Jones and the Temple of Doom” hoặc màn chơi Wario’s Gold Mine trong “Mario Kart”.

Hoạt động khai thác mỏ chủ yếu diễn ra ở núi Cerro Rico – ngọn núi xuất hiện trong quốc kỳ của Bolivia. Trong tiếng địa phương, Cerro Rico nghĩa là ngọn núi giàu có vì tài nguyên khoáng sản trù phú. Tuy nhiên, Cerro Rico còn nổi tiếng với cái tên “Núi ăn thịt người”. Ảnh: CNN

Potosi, một trong những thành phố cao nhất thế giới với độ cao khoảng 4.000 m so với mực nước biển ở Bolivia, có mạng lưới hầm mỏ rộng lớn, tồn tại từ nhiều thế kỷ. Thợ mỏ chạy lên xuống những lối đi dài và hẹp, đẩy những toa xe đầy đá vỡ dọc theo đường ray mòn – cảnh tượng gợi đến bộ phim “Indiana Jones and the Temple of Doom” hoặc màn chơi Wario’s Gold Mine trong “Mario Kart”.

Hoạt động khai thác mỏ chủ yếu diễn ra ở núi Cerro Rico – ngọn núi xuất hiện trong quốc kỳ của Bolivia. Trong tiếng địa phương, Cerro Rico nghĩa là ngọn núi giàu có vì tài nguyên khoáng sản trù phú. Tuy nhiên, Cerro Rico còn nổi tiếng với cái tên “Núi ăn thịt người”. Ảnh: CNN

Một công nhân che chắn kín mít ra khỏi khu mỏ sau nhiều ngày làm việc trong hầm.

Các mỏ bạc của Cerro Rico được phát hiện lần đầu vào năm 1545 bởi Diego Gualpa, thợ dò khoáng sản bản địa vùng Andes. Khi đó, thực dân Tây Ban Nha – vừa đặt chân đến khu vực này vài năm, nghe tin và bắt đầu khai thác nguồn bạc dồi dào của ngọn núi. Cerro Rico trở thành địa ngục trần gian với người bản địa khi họ bị cưỡng ép lao động trong môi trường vô luật pháp.

“Người bản địa phải làm việc cực khổ để nộp cống vật cho vua Tây Ban Nha theo hệ thống tựa chế độ nô lệ”, Kris Lane, Giáo sư tại Đại học Tulane ở New Orleans, Mỹ, và là người nghiên cứu lâu năm về Potosi, cho biết. Ảnh: Insider

Một công nhân che chắn kín mít ra khỏi khu mỏ sau nhiều ngày làm việc trong hầm.

Các mỏ bạc của Cerro Rico được phát hiện lần đầu vào năm 1545 bởi Diego Gualpa, thợ dò khoáng sản bản địa vùng Andes. Khi đó, thực dân Tây Ban Nha – vừa đặt chân đến khu vực này vài năm, nghe tin và bắt đầu khai thác nguồn bạc dồi dào của ngọn núi. Cerro Rico trở thành địa ngục trần gian với người bản địa khi họ bị cưỡng ép lao động trong môi trường vô luật pháp.

“Người bản địa phải làm việc cực khổ để nộp cống vật cho vua Tây Ban Nha theo hệ thống tựa chế độ nô lệ”, Kris Lane, Giáo sư tại Đại học Tulane ở New Orleans, Mỹ, và là người nghiên cứu lâu năm về Potosi, cho biết. Ảnh: Insider

Dòng người giàu có đổ về từ khắp nơi trên thế giới để xây dựng cơ sở hạ tầng và kiếm lợi từ các mỏ. Khi kỹ thuật cải tiến, điều kiện làm việc càng trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn, thủy ngân độc hại được đưa vào quy trình tinh luyện (ảnh), gây ô nhiễm môi trường và khiến nhiều người thiệt mạng. Cerro Rico trở thành “ngọn núi ăn thịt người” – cái tên mà các thợ mỏ vẫn gọi cho đến ngày nay. Ảnh: The First Year

Dòng người giàu có đổ về từ khắp nơi trên thế giới để xây dựng cơ sở hạ tầng và kiếm lợi từ các mỏ. Khi kỹ thuật cải tiến, điều kiện làm việc càng trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn, thủy ngân độc hại được đưa vào quy trình tinh luyện (ảnh), gây ô nhiễm môi trường và khiến nhiều người thiệt mạng. Cerro Rico trở thành “ngọn núi ăn thịt người” – cái tên mà các thợ mỏ vẫn gọi cho đến ngày nay. Ảnh: The First Year

Thợ mỏ dành nhiều ngày dài để khai thác và vận chuyển khoáng sản bằng xe đẩy dọc theo đường ray xe lửa cũ, được xây dựng qua nhiều thế kỷ.

Vào cuối thế kỷ XVI, Potosi trở thành thành phố lớn thứ tư trong thế giới Thiên Chúa giáo với dân số hơn 200.000 người. Thành phố cung cấp 60% lượng bạc của thế giới thời bấy giờ, tài trợ cho đế chế Tây Ban Nha và nhiều triều đại khác trên toàn cầu.

Tuy nhiên, theo thời gian, trữ lượng bạc từng được cho là vô tận bắt đầu cạn kiệt. Khi Bolivia tuyên bố độc lập vào năm 1825, gần như toàn bộ bạc đã bị khai thác hết và Potosi chỉ còn là cái bóng của chính mình. Ảnh: The First Year

Thợ mỏ dành nhiều ngày dài để khai thác và vận chuyển khoáng sản bằng xe đẩy dọc theo đường ray xe lửa cũ, được xây dựng qua nhiều thế kỷ.

Vào cuối thế kỷ XVI, Potosi trở thành thành phố lớn thứ tư trong thế giới Thiên Chúa giáo với dân số hơn 200.000 người. Thành phố cung cấp 60% lượng bạc của thế giới thời bấy giờ, tài trợ cho đế chế Tây Ban Nha và nhiều triều đại khác trên toàn cầu.

Tuy nhiên, theo thời gian, trữ lượng bạc từng được cho là vô tận bắt đầu cạn kiệt. Khi Bolivia tuyên bố độc lập vào năm 1825, gần như toàn bộ bạc đã bị khai thác hết và Potosi chỉ còn là cái bóng của chính mình. Ảnh: The First Year

Ngày nay, hoạt động khai thác vẫn tiếp tục nhưng chủ yếu là các khoáng sản rẻ hơn như thiếc và kẽm. Hệ thống hầm mỏ đã khiến ngọn núi trở nên không ổn định và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ảnh: NPR

Ngày nay, hoạt động khai thác vẫn tiếp tục nhưng chủ yếu là các khoáng sản rẻ hơn như thiếc và kẽm. Hệ thống hầm mỏ đã khiến ngọn núi trở nên không ổn định và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ảnh: NPR

Thợ mỏ tại Cerro Rico tôn thờ El Tio – bức tượng có sừng, dữ tợn như quỷ, được trang trí bằng ruy băng và đặt trước các lối vào hầm mỏ. Xung quanh bức tượng có đầy thuốc lá, lon bia hoặc thịt lạc đà do người dân dâng lên để cầu an toàn, may mắn. Ảnh: Atlas Obscura

Thợ mỏ tại Cerro Rico tôn thờ El Tio – bức tượng có sừng, dữ tợn như quỷ, được trang trí bằng ruy băng và đặt trước các lối vào hầm mỏ. Xung quanh bức tượng có đầy thuốc lá, lon bia hoặc thịt lạc đà do người dân dâng lên để cầu an toàn, may mắn. Ảnh: Atlas Obscura

Các hầm mỏ ở Potosi đã được khai thác hàng trăm năm.

Tuổi thọ trung bình của thợ mỏ Bolivia chỉ khoảng 40. Nhiều người chết sớm do tai nạn trong hầm mỏ và bụi phổi silic – bệnh phổi mãn tính do hít phải bụi silic, được Lane miêu tả “như hít thủy tinh nghiền”.

Luật pháp Bolivia quy định độ tuổi tối thiểu để làm việc là 14 nhưng vẫn có những kẽ hở khiến trẻ em làm việc từ khi còn nhỏ. Một số báo cáo cho thấy có trẻ em mới 6 tuổi đã làm việc trong các hầm mỏ Bolivia. Ảnh: UC Berkeley

Các hầm mỏ ở Potosi đã được khai thác hàng trăm năm.

Tuổi thọ trung bình của thợ mỏ Bolivia chỉ khoảng 40. Nhiều người chết sớm do tai nạn trong hầm mỏ và bụi phổi silic – bệnh phổi mãn tính do hít phải bụi silic, được Lane miêu tả “như hít thủy tinh nghiền”.

Luật pháp Bolivia quy định độ tuổi tối thiểu để làm việc là 14 nhưng vẫn có những kẽ hở khiến trẻ em làm việc từ khi còn nhỏ. Một số báo cáo cho thấy có trẻ em mới 6 tuổi đã làm việc trong các hầm mỏ Bolivia. Ảnh: UC Berkeley

Các hoạt động du lịch tham quan mỏ cũng phổ biến ở đây. Du khách đến Potosi có thể mua thuốc nổ hợp pháp tại chợ địa phương và trải nghiệm kích nổ trong hầm mỏ cùng hướng dẫn viên. Ảnh: Go Back Packing

Các hoạt động du lịch tham quan mỏ cũng phổ biến ở đây. Du khách đến Potosi có thể mua thuốc nổ hợp pháp tại chợ địa phương và trải nghiệm kích nổ trong hầm mỏ cùng hướng dẫn viên. Ảnh: Go Back Packing

Ngày nay, Potosi vẫn tổ chức một lễ hội khai thác sôi động hàng năm, thu hút đông đảo du khách. Trong lễ hội, các thợ mỏ mặc đồ lao động, diễu hành qua thị trấn, uống bia, nhảy múa và mang theo các con rối hình El Tio. Phụ nữ địa phương mặc váy truyền thống và biểu diễn các điệu nhảy theo nhạc của các nhóm diễu hành. Ảnh: Notes from Camelid Country

Ngày nay, Potosi vẫn tổ chức một lễ hội khai thác sôi động hàng năm, thu hút đông đảo du khách. Trong lễ hội, các thợ mỏ mặc đồ lao động, diễu hành qua thị trấn, uống bia, nhảy múa và mang theo các con rối hình El Tio. Phụ nữ địa phương mặc váy truyền thống và biểu diễn các điệu nhảy theo nhạc của các nhóm diễu hành. Ảnh: Notes from Camelid Country

Hoài Anh (Theo CNN)

Ngọn núi ‘ăn thịt người’ ở Bolivia – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress

Vẻ đẹp của lâu đài Fukuoka – kiệt tác kiến trúc cổ tại Nhật Bản



Lâu đài Fukuoka vốn được xem là biểu tượng kiến trúc cổ kính tại thành phố Fukuoka. Đây đồng thời cũng là một trong những địa điểm du lịch Nhật Bản ấn tượng thu hút đông đảo du khách đến khám phá.



Lâu đài Fukuoka từ lâu đã được xem là một biểu tượng kiến trúc lịch sử tiêu biểu của thành phố Fukuoka, là một trong những địa điểm du lịch Nhật Bản đặc sắc mà du khách không thể bỏ qua. Vẻ đẹp của lâu đài Fukuoka có gì đặc biệt? Nếu bạn cũng đang tò mò, hãy cùng Du Lịch Việt khám phá ngay bây giờ nhé!


Vẻ đẹp của lâu đài Fukuoka - kiệt tác kiến trúc cổ tại Nhật Bản
Lâu đài Fukuoka – Nhật Bản


Lâu đài Fukuoka nằm ở đâu?


Lâu đài Fukuoka hay còn được gọi là Lâu đài Maizuru, là một trong những biểu tượng nổi bật của thành phố Fukuoka, Nhật Bản. Được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, lâu đài Fukuoka đã từng là trụ sở của gia tộc Kuroda và đã trải qua nhiều lần phục hồi sau những cuộc chiến tranh và thiên tai. Lâu đài Fukuoka tọa lạc trong Công viên Maizuru, nơi khách du lịch Nhật Bản có thể thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và khám phá các điểm tham quan lịch sử. 


Kiến trúc của lâu đài thể hiện sự tinh tế và vững chắc với những bức tường đá và tường gỗ, trong khi khuôn viên xung quanh lại được tô điểm bởi những hàng cây anh đào nở rộ vào mùa xuân, thu hút đông đảo du khách đến check in. Lâu đài Fukuoka không chỉ là một điểm đến lịch sử mà còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, mang đến trải nghiệm phong phú cho du khách khi đến thăm thành phố Fukuoka xinh đẹp.


Nên tham quan lâu đài Fukuoka vào thời điểm nào?


Thời điểm lý tưởng để khách du lịch Nhật Bản có thể đến tham quan lâu đài Fukuoka là vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu (tháng 9 đến tháng 11). 


Vẻ đẹp của lâu đài Fukuoka - kiệt tác kiến trúc cổ tại Nhật Bản
Tham quan lâu đài Fukuoka mùa hoa anh đào




  • Mùa xuân: Đây là thời gian hoa anh đào nở rộ, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh lâu đài Fukuoka. Du khách nếu đến đây vào thời gian này sẽ có thể tận hưởng không khí trong lành và tham gia vào các lễ hội hoa anh đào, khi mọi người cùng nhau ngắm hoa và tổ chức picnic dưới những tán cây rực rỡ sắc hoa.


  • Mùa thu: Lúc này, lá cây chuyển sang màu vàng và đỏ rực rỡ, mang đến vẻ đẹp lãng mạn và thơ mộng vô cùng. Thời tiết Nhật Bản mùa này cũng trở nên mát mẻ, dễ chịu cũng là một điểm cộng cho chuyến tham quan.

Kiến trúc ấn tượng của lâu đài Fukuoka – Nhật Bản


Lâu đài Fukuoka là một công trình kiến trúc đặc sắc phản ánh sự kết hợp giữa phong cách xây dựng Nhật Bản truyền thống và sự hiện đại. Được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ XVII, lâu đài ban đầu có một tòa tháp cao, nhưng chỉ còn lại phần nền tảng sau các cuộc chiến tranh và thiên tai.


Kiến trúc của lâu đài Fukuoka nổi bật với các bức tường đá khổng lồ được làm từ đá cuội và đá granite, tạo nên sự vững chắc và kiên cố. Các tòa nhà chính được xây dựng bằng gỗ, nổi bật với mái ngói cong đặc trưng, mang lại vẻ đẹp thanh thoát và uyển chuyển. Mái ngói của lâu đài Fukuoka được thiết kế dốc để chịu được tuyết và mưa, thể hiện sự tinh tế trong kỹ thuật xây dựng.


Vẻ đẹp của lâu đài Fukuoka - kiệt tác kiến trúc cổ tại Nhật Bản
Kiến trúc của lâu đài Fukuoka


Trong khuôn viên lâu đài, du khách đi tour du lịch Nhật Bản sẽ có thể thấy các hàng cây anh đào và hoa cúc được trồng xen kẽ, tạo nên không gian xanh mát và thơ mộng. Những lối đi bộ quanh lâu đài cũng được lát đá tự nhiên, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan xung quanh. Lâu đài Fukuoka không chỉ là biểu tượng của thành phố Fukuoka mà đồng thời còn là một minh chứng cho nghệ thuật kiến trúc truyền thống của Nhật Bản, thu hút hàng triệu lượt du khách ghé đến tham quan mỗi năm.


Những hoạt động khám phá thú vị tại lâu đài Fukuoka – Nhật Bản


Lâu đài Fukuoka nổi bật với vẻ đẹp lịch sử và văn hóa đặc sắc, mang đến cho du khách đi tour Nhật Bản nhiều hoạt động khám phá thú vị. Dưới đây là một số trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi tham quan lâu đài Fukuoka:




  • Ngắm cảnh từ đài quan sát: Tham quan lâu đài Fukuoka, du khách có thể leo lên đài quan sát của lâu đài để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Fukuoka và cảnh sắc xung quanh. Vào mùa xuân, cảnh hoa anh đào nở rộ hay mùa thu với những tán lá vàng đỏ sẽ tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp khiến bất cứ ai cũng mê mẩn.



  • Tham quan bảo tàng: Trong khuôn viên lâu đài Fukuoka có bảo tàng giới thiệu về lịch sử của lâu đài và vùng đất Fukuoka xinh đẹp. Các hiện vật và triển lãm sẽ giúp khách du lịch có thể hiểu rõ hơn về văn hóa và truyền thống của Nhật Bản.



  • Chụp ảnh check in: Lâu đài Fukuoka là một địa điểm lý tưởng cho những tín đồ yêu thích chụp ảnh. Kiến trúc cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp tại đây sẽ góp phần giúp bạn tạo nên những bức ảnh sống động và ấn tượng.



  • Tham gia các sự kiện văn hóa: Lâu đài Fukuoka là nơi thường tổ chức các sự kiện văn hóa như lễ hội truyền thống, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động lễ hội vào các dịp lễ lớn, mang đến cơ hội để du khách có thể trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.



  • Đi dạo trong công viên: Công viên Maizuru xung quanh lâu đài Fukuoka cũng là một nơi lý tưởng để khách du lịch có thể tìm đến thư giãn, đi dạo và tận hưởng không khí trong lành. Các lối đi bộ mát mẻ cùng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp tại đây chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái.


Lâu đài Fukuoka thật sự là một trong những địa điểm tham quan đặc sắc mà du khách chắc chắn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Nhật Bản, đặc biệt là đối với những ai vốn yêu thích lịch sử và thích khám phá kiến trúc ấn tượng. Với kiến trúc độc đáo kết hợp với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, lâu đài Fukuoka hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm khó quên. Vậy còn chần chờ gì nữa, bạn hãy lên kế hoạch khám phá lâu đài Fukuoka – Nhật Bản cùng Công ty du lịch ngay nào!


► Đừng quên bạn vẫn có thể tham khảo thêm nhiều tour du lịch Nhật Bản nổi tiếng khác tại đây: https://dulichviet.com.vn/du-lich-nhat-ban


CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT
Trụ sở chính: 217 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: 44 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 028 73056789 Hotline: 1900 1177
Website: dulichviet.com.vn Email: info@dulichviet.com.vn

Tu viện Songzanlin – trung tâm Phật giáo quan trọng của Tây Tạng



Tu viện Songzanlin là trung tâm Phật giáo quan trọng, là một địa điểm du lịch Tây Tạng nổi tiếng được đông đảo du khách biết đến. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tu viện Songzanlin ngay bây giờ nhé!



Với cảnh quan hùng vĩ và kiến trúc độc đáo, tu viện Songzanlin là một trong những địa điểm du lịch Tây Tạng nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Tham quan tu viện Songzanlin có gì thú vị? Hãy cùng Du Lịch Việt khám phá ngay bây giờ nhé!


Tu viện Songzanlin - trung tâm Phật giáo quan trọng của Tây Tạng 
Tu viện Songzanlin – Tây Tạng


Đôi nét giới thiệu về tu viện Songzanlin – Tây Tạng


Tu viện Songzanlin hay còn gọi là Ganden Sumtseling, là tu viện lớn nhất ở Tây Tạng, nằm ở độ cao 3.300m so với mực nước biển. Được xây dựng vào năm 1679 dưới triều đại Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, tu viện Songzanlin là một trung tâm tôn giáo quan trọng của Phật giáo Tây Tạng và nơi cư trú của hơn 700 nhà sư. Với kiến trúc độc đáo mô phỏng cung điện Potala ở Lhasa, tu viện Songzanlin là sự kết hợp giữa nét truyền thống Tây Tạng và yếu tố thiên nhiên xung quanh, tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Tu viện này đồng thời còn là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá, bao gồm tượng Phật và tranh thangka. Ngày nay, tu viện Songzanlin trở thành điểm du lich Tay Tang nổi tiếng thu hút nhiều du khách và Phật tử từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm bái cũng như tìm hiểu văn hóa Phật giáo Tây Tạng.


Thời điểm lý tưởng để đến tu viện Songzanlin – Tây Tạng là khi nào


Thời điểm lý tưởng để bạn có thể đến khám phá tu viện Songzanlin đó chính là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Vào khoảng thời gian này, thời tiết tại khu vực Shangri-La, nơi tu viện tọa lạc rất dễ chịu với nhiệt độ ôn hòa, bầu trời trong xanh và cảnh quan thiên nhiên rực rỡ. Đặc biệt, vào mùa xuân và mùa hè (tháng 4 – tháng 6), bạn có thể chiêm ngưỡng thảo nguyên xanh mướt và các loài hoa nở rộ xung quanh tu viện. Mùa thu (tháng 9 – tháng 10) cũng rất đẹp để khám phá tu viện Songzanlin khi cảnh quan nơi đây đã chuyển sang sắc vàng đỏ vô cùng lãng mạn. Đặc biệt lưu ý nên tránh du lịch tại tu viện Songzanlin vào mùa đông (tháng 11 – tháng 3) vì thời tiết lúc này rất khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp, có thể ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển và tham quan.


Tìm hiểu lịch sử và những câu chuyện huyền bí về tu viện Songzanlin


Tu viện Songzanlin hay còn được gọi là Ganden Sumtseling, được xây dựng vào năm 1679 theo lệnh của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Tọa lạc tại Shangri-La tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tu viện này là trung tâm tôn giáo quan trọng của Phật giáo Tây Tạng và đã tồn tại qua nhiều biến động lịch sử. Tu viện Songzanlin được xây dựng theo mô hình của cung điện Potala ở Lhasa với kiến trúc hùng vĩ, phản ánh tầm quan trọng văn hóa và tôn giáo của nó.


Tu viện Songzanlin - trung tâm Phật giáo quan trọng của Tây Tạng 
Tu viện Songzanlin gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí


Ngoài lịch sử phong phú, tu viện Songzanlin còn gắn liền với nhiều câu chuyện huyền bí. Tương truyền khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 chọn vị trí xây dựng, một loạt hiện tượng siêu nhiên đã xuất hiện, bao gồm ánh sáng kỳ lạ trên bầu trời và tiếng chuông vang lên mà không ai giải thích được. Những hiện tượng này được coi là dấu hiệu linh thiêng, xác nhận đây thật sự là một địa điểm phù hợp để xây dựng tu viện Songzanlin. Đặc biệt, tu viện cũng nổi tiếng với những bức tượng Phật và tranh thangka cổ, nhiều trong số đó được cho là có khả năng ban phước lành và bảo vệ cho những ai thành tâm chiêm bái. Sự kết hợp giữa lịch sử và các huyền thoại đã khiến tu viện Songzanlin trở thành điểm đến tâm linh quan trọng trong tour du lịch Tây Tạng.


Khám phá kiến trúc độc đáo, ấn tượng của tu viện Songzanlin


Tu viện Songzanlin được chia thành nhiều khu vực quan trọng, mỗi khu vực mang kiến trúc đặc sắc và giá trị tôn giáo sâu sắc, tạo nên tổng thể hùng vĩ và trang nghiêm. Khám phá tu viện Songzanlin trong tour du lịch Tây Tạng, du khách sẽ được tham quan những khu vực này:


Khu vực tháp chuông và tháp trống


Khu vực tháp chuông và tháp trống tại tu viện Songzanlin là hai công trình kiến trúc đặc biệt, nằm đối xứng hai bên của khuôn viên chính. Cả tháp chuông và tháp trống đều được xây dựng theo phong cách truyền thống với phần mái hình chóp được lợp ngói vàng, tượng trưng cho sự uy nghi và linh thiêng.


Tháp chuông được trang bị một chiếc chuông lớn bằng đồng, với âm thanh vang vọng khắp tu viện mỗi khi rung lên, biểu tượng cho sự thức tỉnh và lời mời gọi thiêng liêng. Tháp trống nằm ở phía đối diện tháp chuông, chứa một chiếc trống lớn, được các nhà sư sử dụng trong các nghi lễ và lễ hội tôn giáo quan trọng. Cả hai tháp này đều được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết tôn giáo và biểu tượng Phật giáo đặc biệt, thể hiện sự cân bằng giữa âm và dương trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng.


Khu hội trường chính


Khu hội trường chính tại tu viện Songzanlin là công trình nổi bật nhất với kiến trúc hùng vĩ và lộng lẫy, được xây dựng nhằm mục đích phục vụ các nghi lễ tôn giáo lớn. Hội trường tại tu viện Songzanlin có sức chứa hàng trăm nhà sư, được trang trí cầu kỳ với trần nhà cao và cột lớn, tất cả đều được chạm khắc công phu bằng gỗ theo phong cách Tây Tạng.


Tu viện Songzanlin - trung tâm Phật giáo quan trọng của Tây Tạng 
Khu hội trường chính tại tu viện Songzanlin


Mái nhà của hội trường chính được lợp ngói vàng rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm, phản chiếu ánh sáng mặt trời một cách huyền ảo. Khu vực bên trong là các bức tường được treo đầy tranh thangka quý giá, thể hiện các hình ảnh về tôn giáo đặc sắc. Ở khu vực trung tâm là tượng Phật khổng lồ được mạ vàng thể hiện sự trang trọng vô cùng. Kiến trúc của khu hội trường chính không chỉ là biểu tượng của nghệ thuật tôn giáo mà còn thể hiện sự tôn nghiêm của Phật giáo Tây Tạng.


Khu vực thư viện của tu viện Songzanlin


Khu vực thư viện tại tu viện Songzanlin sẽ là nơi lưu giữ và bảo tồn các kinh sách quý giá của Phật giáo Tây Tạng, tạo nên không gian lý tưởng cho việc học hỏi và nghiên cứu của du khách đến tham quan. Thư viện này được xây dựng theo phong cách truyền thống Tây Tạng với các bức tường dày, cửa sổ gỗ chạm khắc và mái ngói vàng biểu tượng cho sự linh thiêng.


Bên trong thư viện sẽ có những kệ gỗ lớn chứa hàng nghìn cuốn kinh sách cổ, tài liệu và các bản thảo viết tay quý hiếm. Các kệ sách này được bố trí một cách ngay ngắn, chia thành nhiều khu vực nghiên cứu khác nhau. Ngoài kinh sách, thư viện tại tu viện Songzanlin còn lưu giữ các tranh thangka và tài liệu về lịch sử, văn hóa Tây Tạng. Nơi đây là trung tâm tri thức và tâm linh, nơi các nhà sư và học giả đến để học tập, tu dưỡng và nghiên cứu các giáo lý Phật giáo.


Đền thờ Mật Tông tại tu viện Songzanlin


Khu Đền thờ Mật Tông tại tu viện Songzanlin là nơi thiêng liêng, dành riêng cho việc thực hành các nghi lễ và giáo lý của Mật Tông – một trường phái quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Đền thờ Mật Tông có kiến trúc kín đáo nhưng không kém phần lộng lẫy với mái ngói vàng nổi bật, mang biểu tượng của sự giác ngộ và ánh sáng tinh thần.


Tu viện Songzanlin - trung tâm Phật giáo quan trọng của Tây Tạng 
Khu đền thờ Mật Tông tại tu viện Songzanlin


Bên trong đền, du khách đi tour du lich Tay Tang có thể thấy được không gian nhỏ gọn nhưng lại được trang trí vô cùng tinh xảo. Các bức tượng thần linh, hộ pháp và bậc thầy Mật Tông đều được điêu khắc một cách tỉ mỉ, tạo nên không khí linh thiêng. Trên tường là các bức tranh thangka Mật Tông, minh họa các biểu tượng phức tạp và hình ảnh thiêng liêng giúp hướng dẫn cho những người tu hành trong các nghi lễ và thiền định.


Gian thờ Dratsang


Gian thờ Dratsang tại tu viện Songzanlin là nơi quan trọng dành cho việc học tập và thực hành nghi lễ tôn giáo của các nhà sư. Kiến trúc của gian thờ này phản ánh rõ nét phong cách truyền thống Tây Tạng với mái nhà cong lợp ngói vàng lấp lánh, tượng trưng cho sự thiêng liêng và quyền lực tinh thần.


Bên trong gian thờ Dratsang, du khách đi tour Tây Tạng sẽ có thể thấy được gian thờ rộng rãi với những cột gỗ lớn được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ, mang biểu tượng tôn giáo và sự bảo hộ thiêng liêng. Trung tâm gian thờ này chính là bức tượng Phật uy nghi, mạ vàng, bên cạnh là các bức tượng hộ pháp và bậc thầy Dratsang. Các bức tranh thangka tinh xảo treo dọc theo tường, mô tả các giáo lý và cảnh tượng Phật giáo quan trọng.


Chùa ngói vàng Zong Keba 


Chùa ngói vàng Zong Keba tại tu viện Songzanlin là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và ấn tượng nhất, thể hiện vẻ đẹp và sự trang nghiêm của Phật giáo Tây Tạng. Chùa Zong Keba được xây dựng với mái ngói vàng rực rỡ, phản chiếu ánh sáng mặt trời tạo nên vẻ lấp lánh và thu hút ánh nhìn từ xa của khách du lịch Tây Tạng.


Tu viện Songzanlin - trung tâm Phật giáo quan trọng của Tây Tạng 
Chùa ngói vàng Zong Keba tại tu viện Songzanlin


Tham quan khu vực bên ngoài chùa, du khách đi tour Tay Tang có thể thấy được lối kiến trúc đặc sắc với các họa tiết được chạm khắc tinh xảo trên cột và tường. Cửa chính của chùa được trang trí bằng những bức tranh tôn giáo, biểu thị các biểu tượng Phật giáo và các bậc thầy vĩ đại. Bên chùa là không gian rộng rãi chứa nhiều bức tượng Phật lớn và thangka quý giá, được bố trí hợp lý để thuận tiện cho việc cúng bái và tụng kinh. Hương trầm nồng nàn và ánh sáng dịu nhẹ từ đèn dầu tạo nên một không khí thanh tịnh đã góp phần khiến chùa Zong Keba trở thành nơi lý tưởng cho các tín đồ tìm kiếm sự bình an tâm hồn.


Khám phá tu viện Songzanlin là cơ hội để khách du lịch Tây Tạng có thể chiêm ngưỡng kiến trúc tráng lệ với những trải nghiệm văn hoá độc đáo. Nếu có cơ hội, bạn nhất định nên một lần đến khám phá thế giới huyền bí đầy thanh tịnh này để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá Tây Tạng nhé. Và cũng đừng quên lưu lại những kinh nghiệm hữu ích mà Cong ty du lich đã tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên!


► Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các tour du lịch Tây Tạng cực hot được cập nhật liên tục tại đây: https://dulichviet.com.vn/du-lich-tay-tang


CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT
Trụ sở chính: 217 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: 44 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 028 73056789 Hotline: 1900 1177
Website: dulichviet.com.vn Email: info@dulichviet.com.vn

Tổng hợp danh sách các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận – Vĩnh Long



Tour du lịch Vĩnh Long luôn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan yên bình, không khí mát mẻ và đặc biệt là những vườn cây trái sai trĩu quả. Nếu có dịp đến Vĩnh Long, bạn nhất định phải một lần ghé thăm các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận để khám phá!



Nổi tiếng là vùng sông nước trù phú, tour du lịch Vĩnh Long luôn thu hút du khách đến khám phá bởi nhiều hoạt động thú vị và cơ hội được tham quan những vườn cây trái sai trĩu quả. Du lịch Vĩnh Long mùa hè là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể thưởng thức những loại trái cây tươi ngon đặc sản. Ngay trong bài viết này, hãy cùng Du Lịch Việt đến tham quan tại những vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận cực nổi tiếng nhé!


Tổng hợp danh sách các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận - Vĩnh Long
Khám phá các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận ở Vĩnh Long


Thời điểm lý tưởng để tham quan vườn trái cây Vĩnh Long là khi nào?


Thời điểm lý tưởng để tham quan vườn trái cây Vĩnh Long là từ tháng 5 đến tháng 8, khi nhiều loại trái cây bước vào mùa thu hoạch, mang lại trải nghiệm phong phú nhất cho du khách. Đây là mùa trái cây đặc sản miền Tây như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, vú sữa, mận… Thời tiết ở Vĩnh Long vào thời gian này khá dễ chịu, không quá nóng và ít mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời như tham quan vườn, hái và thưởng thức trái cây tươi ngon ngay tại chỗ. Ngoài ra, khách du lịch Vĩnh Long còn có cơ hội hòa mình vào không khí mát mẻ, yên bình của miền sông nước và trải nghiệm cuộc sống thôn quê đặc trưng. 


List các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận – Vĩnh Long nổi tiếng


Các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận ở Vĩnh Long là điểm đến hấp dẫn cho du khách, thu hút bởi sự đa dạng về loại trái cây và trải nghiệm thú vị. Một số vườn nổi tiếng mà bạn có thể đặt chân đến tham quan đó là:


Vườn trái cây bé Sáu


Vườn trái cây Bé Sáu thu hút du khách nhờ không gian thoáng đãng và các hoạt động trải nghiệm dân dã thú vị. Đặc biệt khi tham quan tại đây, du khách có thể tự tay hái và thưởng thức nhiều loại trái cây tươi ngon theo mùa như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, vú sữa… Với sự hướng dẫn nhiệt tình của chủ vườn, du khách sẽ được hiểu thêm về quy trình chăm sóc cây trái miền Tây Nam Bộ. Ngoài việc thưởng thức trái cây tươi ngon, vườn Bé Sáu còn tổ chức các hoạt động khám phá thú vị như chèo xuồng qua các con kênh nhỏ, mang đến cảm giác yên bình, gần gũi với thiên nhiên. Không chỉ là nơi thưởng thức trái cây tươi ngon hấp dẫn, vườn trái cây Bé Sáu còn mang lại trải nghiệm đậm chất văn hóa sông nước miền Tây.


Địa chỉ: Ấp An Thành, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long


Tổng hợp danh sách các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận - Vĩnh Long
Vườn trái cây Bé Sáu


Vườn trái cây Bi Bo


Vườn trái cây Bi Bo thu hút du khách bởi sự đa dạng của các loại trái cây và trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. Khi đến đây, du khách sẽ được tự tay hái và thưởng thức các loại trái cây đặc sản như chôm chôm, vú sữa, sầu riêng hay măng cụt. Đặc biệt, vườn trái cây Bi Bo mang lại không gian xanh mát, yên tĩnh, rất thích hợp cho những ai muốn tìm kiếm sự thư giãn giữa thiên nhiên. Ngoài việc thưởng thức trái cây tươi ngon, du khách còn có thể tham gia các hoạt động thú vị như chèo thuyền trên kênh, tản bộ dưới bóng cây râm mát hay trải nghiệm văn hóa địa phương đặc trưng. Đây chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng để khám phá thiên nhiên miền Tây và hòa mình vào cuộc sống sông nước.


Địa chỉ: ấp An Thới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long


Vườn trái cây cù lao An Bình


Vườn trái cây Cù Lao An Bình là một trong những vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận – Vĩnh Long nổi tiếng, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống sông nước miền Tây Nam Bộ. Tại đây, du khách đi tour du lịch Vĩnh Long sẽ được tham quan những vườn cây trái xum xuê với đủ loại trái cây đặc sản, được tự tay hái trái và thưởng thức ngay tại vườn. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động như chèo xuồng trên kênh rạch, ngắm cảnh thiên nhiên yên bình và tìm hiểu đời sống văn hóa đặc trưng của người dân địa phương. Không gian xanh mát và trải nghiệm ẩm thực trái cây tươi ngon đã khiến vườn trái cây cù Lao An Bình trở thành điểm tham quan không thể bỏ lỡ của mọi du khách.


Địa chỉ: 143 Ấp An Thới, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long


Tổng hợp danh sách các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận - Vĩnh Long
Vườn trái cây Cù Lao An Bình


Vườn trái cây Tám Lộc


Vườn trái cây Tám Lộc, là một điểm tham quan thú vị trong tour Vĩnh Long với nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây. Du khách khi đến đây có thể tận tay hái và thưởng thức trái cây tươi ngon ngay tại vườn và được hoà mình vào không gian xanh mát rộng lớn.  Vườn trái cây Tám Lộc không chỉ mang lại trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên mà còn tạo cơ hội để du khách có thể khám phá cuộc sống thôn quê đặc trưng của miền sông nước. Tại đây, bạn có thể tham gia các hoạt động dân dã như chèo thuyền qua những con rạch nhỏ, ngắm nhìn cảnh vật yên bình và tìm hiểu văn hóa địa phương đặc trưng. Không gian xanh mát, không khí trong lành và những loại trái cây ngọt lành là điểm nhấn thu hút du khách đến với vườn trái cây Tám Lộc.


Địa chỉ: 167/12 An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, Vĩnh Long


Bài viết trên đây là thông tin về các vườn trái cây gần cầu Mỹ Thuận mà Công ty du lịch muốn chia sẻ đến bạn. Lưu ngay những tọa độ tham quan cực hot này và lên kế hoạch khám phá ngay trong chuyến du lịch Vĩnh Long sắp tới bạn nhé!


► Cập nhật thêm thông tin mới nhất về các tour du lịch Vĩnh Long cực hot tại đây: https://dulichviet.com.vn/du-lich-vinh-long


CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT
Trụ sở chính: 217 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: 44 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 028 73056789 Hotline: 1900 1177
Website: dulichviet.com.vn Email: info@dulichviet.com.vn

TIN MỚI NHẤT