Khúc cây sồi ‘khóa chặt’ chó săn 60 năm

0
118

Mỹ Năm 1980, khi chặt một cây sồi, những thợ đốn gỗ của công ty Georgia Kraft Corp. phát hiện con chó kẹt cứng bên trong.

Thay vì chở ra xưởng cưa, những người thợ đưa khúc gỗ đến một bảo tàng cây tại bang Georgia. Năm 2002, chú chó chính thức mang tên Stuckie theo kết quả của một cuộc thi đặt tên cho xác ướp. Stuckie đã ở trong thân cây khoảng 20 năm trước khi những người thợ đốn gỗ tìm thấy nó.

“Người ta cứ hỏi tôi: ‘Làm sao nó lại vào đó được?'”, Brandy Stevenson, người quản lý Southern Forest World, nói với Roadside America. Ông luôn lý giải rằng: “Nó là một con chó săn. Có lẽ nó đang đuổi theo một con gấu mèo”. 

Dựa vào tư thế của con chó trước khi chết, các chuyên gia tin rằng Stuckie đã chui vào lỗ hổng trong cây sồi và trèo lên cao khoảng 8,5 m tới gần ngọn. Con chó càng trèo cao, lỗ hổng càng hẹp, nhưng nó không thể quay lại nên đành chịu chết. 

Từ những năm 1980, xác ướp chó săn đã trở thành ngôi sao của khách tham quan.Ảnh: Southern Forest World.

Từ những năm 1980, xác ướp chó săn đã hút khách tham quan. Ảnh: Southern Forest World.

Điều thú vị hơn với Stevenson là chuyện Stuckie biến thành xác ướp thế nào. Bởi thông thường, khi một sinh vật chết đi, chúng sẽ trương phình lên và phân hủy, thu hút vi khuẩn, nấm, côn trùng và những con vật khác đến ăn xác. 

Tuy nhiên, Stuckie thoát khỏi số phận này “nhờ” chính cái bẫy tự nhiên đã giết chết nó. Một hiệu ứng ống khỏi xảy ra trong cây rỗng, không khí lưu thông từ dưới lên – mùi hôi thối từ xác chết bay đi xa. Lỗ hổng trong thân cây lại là môi trường tương đối khô ráo, còn chất tannin tự nhiên có trong gỗ sồi làm cứng da của chó Stuckie. 

“Môi trường độ ẩm thấp đã ngăn chặn hoạt động của vi sinh vật. Xác của con chó không những không bị phân hủy mà còn được bảo quản trong điều kiện tốt”, Kristina Killgrove, một nhà nhân chủng học sinh học tại Đại học West Florida, giải thích.

Bảo Ngọc (Theo ATI)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn