Kiến nghị bổ sung lực lượng máy bay, tàu thủy cho cảnh sát cơ động

0
52

Nhấn mạnh vai trò phòng chống tội phạm của CSCĐ trong tình hình mới, cơ quan soạn thảo Luật CSCĐ đề xuất bổ sung quyền hạn và phương tiện cho lực lượng này.

Chiều 21/19, đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Một trong những nội dung đáng chú ý của tờ trình là đề nghị tăng quyền hạn và bổ sung thêm 2 lực lượng cho CSCĐ.

Theo Bộ trưởng Công an, Pháp lệnh CSCĐ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/12/2013, có hiệu lực thi hành 1/7/2014. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để CSCĐ thực hiện biện pháp vũ trang xử lý kịp thời các hoạt động gây phương hại đến an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn; trấn áp các loại tội phạm nguy hiểm; bảo vệ các mục tiêu, sự kiện chính trị quan trọng…

Với tính chất đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phức tạp trong tình hình mới, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng phải xây dựng các quy định ở tầm luật để điều chỉnh về hoạt động, tổ chức đối với CSCĐ.

Bo sung khong canh canh sat co dong anh 1

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an. Ảnh: Hoàng Hà.

Dự thảo Luật CSCĐ gồm 55 chương, 31 điều. Nội dung cơ bản được xây dựng, kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh CSCĐ năm 2013 đồng thời bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về quyền hạn, cơ quan soạn thảo xác định 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản kế thừa Pháp lệnh CSCĐ đồng thời bổ sung 2 nhóm nhiệm vụ gồm: CSCĐ được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…

Nhiệm vụ thứ 2 được bổ sung là ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.

Về hệ thống tổ chức của CSCĐ, Chính phủ xây dựng 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến.

Thứ nhất, Chính phủ đề nghị dự thảo Luật CSCĐ chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức gồm: Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ trực thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời giao Bộ trưởng Công an quy định chi tiết về tổ chức của CSCĐ.

Bo sung khong canh canh sat co dong anh 2

Trung đoàn Không quân Công an Nhân dân, trực thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ ra mắt ngày 11/10. Ảnh: VGP.

Phương án 2, Chính phủ tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng quy định lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng kế thừa Pháp lệnh CSCĐ gồm: Lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu và lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.

Hai lực lượng được bổ sung là: Lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu. Hiện nay các lực lượng này đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các đề án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Ngoài ra, trong tờ trình, đại tướng Tô Lâm cũng kiến nghị điều chỉnh, làm rõ quy định về thẩm quyền điều động CSCĐ thực hiện nhiệm vụ của Tư lệnh CSCĐ và giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo chặt chẽ, linh hoạt, phù hợp với thực tế triển khai.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn