Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Mãn nhãn pháo hoa đỉnh cao trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

VTV.vn – Phần biểu diễn mở màn là của đội chủ nhà Đà Nẵng. Đội đương kim vô địch Phần Lan với màn trình diễn “Ánh sáng Bắc Âu” đã mang đến một bầu không khí sâu sắc và mãnh liệt.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã chính thức khai mạc tối qua với với đêm chủ đề “Tinh hoa văn hóa”.

Mãn nhãn pháo hoa đỉnh cao trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - Ảnh 1.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, địa phương và hàng chục nghìn người dân, du khách.

Mãn nhãn pháo hoa đỉnh cao trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - Ảnh 2.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, cho biết, mang thông điệp “Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới”, Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng năm nay là một bản hòa ca của ánh sáng, âm nhạc, công nghệ, nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng, 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đây cũng là dịp để Đà Nẵng khẳng định khát vọng và quyết tâm vươn lên, khẳng định thương hiệu “thành phố sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á”, tiếp tục thu hút bạn bè trong nước và quốc tế.

Năm nay, khán giả đến với lễ hội sẽ được thưởng thức “đại tiệc” nghệ thuật đa giác quan, của âm nhạc, ánh sáng và công nghệ AR, với những trải nghiệm độc đáo chưa từng có. Đặc biệt, màn “chạm trán” kịch tính giữa đội pháo hoa chủ nhà Đà Nẵng và đương kim vô địch Phần Lan, đã làm nên cuộc hội ngộ văn hóa Á – Âu rực rỡ trên bầu trời thành phố.

Với lợi thế sân nhà và được biểu diễn trước, chủ nhà Đà Nẵng đã khiến khán đài bên sông Hàn như vỡ òa trong xúc động và tự hào. Trong hơn 20 phút, hơn 5.000 quả pháo đồng loạt thăng hoa, đan quyện cùng âm nhạc thành một bản giao hưởng ánh sáng hoành tráng, gửi lời chào tràn đầy khí thế đến người dân và du khách. Màn trình diễn với 4 chương, từ dẫn dắt nhẹ nhàng đến thăng hoa bùng nổ, đã kể lại hành trình văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới, với hình ảnh thân thương của non sông cờ hoa, hình ảnh Ngũ Hành Sơn hòa cùng sóng biển, như gửi gắm thông điệp gắn kết và bản sắc của Đà Nẵng.

Mãn nhãn pháo hoa đỉnh cao trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - Ảnh 3.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Đội Phần Lan với màn trình diễn “Ánh sáng Bắc Âu” đã mang đến một bầu không khí sâu sắc và mãnh liệt. Mở đầu màn trình diễn, khán giả lập tức bị cuốn vào dòng cảm xúc của câu chuyện về một dân tộc sống giữa hàng ngàn hòn đảo giữa trùng khơi và băng giá.

Từ mặt sông Hàn, những tia pháo đi lên từ lòng nước, lướt nhẹ nhàng rồi bất ngờ phun trào mãnh liệt như những cột sóng dội vào vách đá… Khán giả không khỏi thích thú khi nghe giai điệu bài hát “Bóng phù hoa” của ca sỹ Phương Mỹ Chi vang lên. Những chùm pháo đan xen hình quạt, xoáy tròn như những cánh cò bay mang đến một khoảnh khắc giao thoa kỳ diệu giữa hai nền văn hóa…

Mãn nhãn pháo hoa đỉnh cao trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - Ảnh 4.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Có mặt trên khán đài từ rất sớm, anh Lear Rof đến từ Thụy Điển cho biết: “Tôi rất thích các lễ hội pháo hoa, nên năm nay quyết định đến Đà Nẵng để trải nghiệm lễ hội DIFF. Không khí rất tuyệt vời, các màn biểu diễn bùng nổ và người dân thân thiện, mến khách, tôi rất hài lòng về chuyến đi này.”

Bên cạnh cuộc so tài gay cấn bằng ánh sáng và âm thanh đến từ các đội thi, khán giả đến với khai mạc còn được thưởng thức một không gian nghệ thuật đặc sắc. Lần đầu tiên tại lễ hội pháo hoa, công nghệ thực tế ảo AR ngoài trời quy mô lớn qua ứng dụng Sun Paradise Land. Không chỉ tích hợp các hiệu ứng đồ họa sống động ngay trên từng tấm vé, trải nghiệm AR còn mở rộng ra toàn bộ không gian sông Hàn thơ mộng.

Mãn nhãn pháo hoa đỉnh cao trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - Ảnh 5.

Màn trình diễn pháo hoa của đội Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Hệ thống thực tế ảo ngoài trời có quy mô “khủng” với độ phủ lên đến 600.000m² và gần 10 triệu điểm ảnh. Đây là hệ thống AR ngoài trời có độ bao phủ lớn nhất từng được ứng dụng trong một sự kiện văn hóa – du lịch tại Việt Nam. Chỉ cần cầm điện thoại giơ lên, khán giả đã có thể ngắm nhìn tháp Chăm, chiêm ngưỡng những điệu múa Chăm uyển chuyển, hình ảnh Cá Ông bơi lượn trên bầu trời đêm Đà Nẵng…

Đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 đã chính thức mở màn cho chuỗi 6 đêm trình diễn pháo hoa kéo dài từ ngày 21/5 đến ngày 12/7, đánh dấu mùa lễ hội dài nhất và quy mô hoành tráng bậc nhất trong suốt 15 năm lịch sử lễ hội này.

Nguồn: Vtv

Thành cổ Diên Khánh: Hướng tới Di tích quốc gia đặc biệt, ‘đánh thức’ tiềm năng du lịch văn hóa

VTV.vn – Thành cổ Diên Khánh đang được lập hồ sơ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn.

Với bề dày lịch sử hơn hai thế kỷ, Thành cổ Diên Khánh không chỉ là một công trình kiến trúc quân sự độc đáo mà còn là một biểu tượng văn hóa quan trọng của tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, di tích này đang đứng trước cơ hội được nâng tầm giá trị khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất với UBND tỉnh Khánh Hòa về việc lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Được hoàn thành vào năm 1793 và công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1988, Thành cổ Diên Khánh đang được tu bổ, tôn tạo với tổng mức đầu tư gần 167 tỉ đồng, dự án khởi công từ đầu năm 2025, với yêu cầu bảo tồn tối đa các yếu tố gốc và giá trị lịch sử.

Thành cổ Diên Khánh: Hướng tới Di tích quốc gia đặc biệt, đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa - Ảnh 1.

Thành cổ Diên Khánh nhìn từ trên cao.

Thành cổ Diên Khánh là một quần thể kiến trúc quân sự ấn tượng xây dựng theo kiểu Vauban, có diện tích khoảng 36.000 m2. Với tường thành đắp bằng đất cao khoảng 3,5m, hào nước sâu bao quanh và bốn cổng thành còn lại đến ngày nay (nguyên bản có sáu cổng), công trình mang trong mình những giá trị kiến trúc và lịch sử đặc sắc, minh chứng cho một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Khánh Hòa.

Thành cổ Diên Khánh: Hướng tới Di tích quốc gia đặc biệt, đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa - Ảnh 2.Thành cổ Diên Khánh: Hướng tới Di tích quốc gia đặc biệt, đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa - Ảnh 3.Thành cổ Diên Khánh: Hướng tới Di tích quốc gia đặc biệt, đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa - Ảnh 4.

Các cổng thành Diên Khánh.

Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt sẽ là một bước ngoặt, mở ra tiềm năng to lớn cho Thành cổ Diên Khánh trong việc phát triển du lịch văn hóa. Định hướng này càng được củng cố mạnh mẽ khi mới đây, Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định tính chất huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống. Theo mục tiêu đó, Thành cổ Diên Khánh chắc chắn sẽ trở thành một điểm nhấn trong hệ thống di tích lịch sử, văn hóa địa phương. Khi đó, Thành cổ Diên Khánh nằm trong chuỗi kết hợp phát triển mô hình du lịch văn hóa lịch sử với du lịch sinh thái, hình thành các tuyến du lịch trọng điểm, kết nối với các làng nghề và điểm văn hóa phụ cận, tạo nên thương hiệu du lịch đặc thù của Diên Khánh-Khánh Hòa.

Thành cổ Diên Khánh: Hướng tới Di tích quốc gia đặc biệt, đánh thức tiềm năng du lịch văn hóa - Ảnh 5.

Góc nhìn trên cao thành cổ Diên Khánh thấy được thành phố Nha Trang.

Khi đó, Thành cổ Diên Khánh sẽ không chỉ là một điểm tham quan đơn thuần mà trở thành một hạt nhân quan trọng trong hệ thống các điểm đến của Khánh Hòa, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho Nha Trang vốn đã nổi tiếng với biển đảo. Du khách đến với thành phố biển sẽ có thêm một lựa chọn chất lượng để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa bản địa, từ đó kéo dài thời gian lưu trú và tăng cường chi tiêu.

Với sự đầu tư trùng tu bài bản, cùng định hướng chiến lược từ Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị, Thành cổ Diên Khánh không chỉ được kỳ vọng sẽ ‘thức giấc’ sau khi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, mà còn hứa hẹn trở thành hạt nhân của một đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống. Đây sẽ là một điểm đến văn hóa sống động, tạo nên thương hiệu du lịch đặc thù cho Diên Khánh – Khánh Hòa, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh và bảo tồn di sản cho muôn đời sau.

Nguồn: Vtv

Không gian trò chơi dân gian Việt – nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức

VTV.vn – Không gian trò chơi dân gian tại phố biển Nha Trang không chỉ là điểm đến văn hóa, mà còn là một phần ký ức đang sống lại, sinh động, gần gũi và tràn đầy cảm xúc.

Giữa lòng thành phố biển Nha Trang hiện đại và sôi động, một không gian đậm chất truyền thống đã ra đời, nơi được ví như “một góc quê” trong lòng phố thị, nhẹ nhàng đưa người dân và du khách, đặc biệt là các em nhỏ trở về với những ký ức đẹp của trò chơi dân gian Việt Nam.

Nặn tò he – món quà quê đầy màu sắc

Trong không gian rực rỡ sắc màu, các bạn nhỏ được nghệ nhân Nguyễn Văn Yến – người đã gắn bó hơn 30 năm với nghề nặn tò he, cần mẫn hướng dẫn tạo hình những con vật đáng yêu từ đất sét khô. Chỉ sau vài phút, dưới sự hướng dẫn của ông, những mẩu đất sét khô đã hóa thành những nhân vật dân gian, nhân vật hoạt hình sinh động.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 1.

Các bạn nhỏ trải nghiệm nặn tò he.

“Ban đầu ai cũng lóng ngóng, nhưng tôi hướng dẫn vài lần là làm được. Các bé thường rất thích khi sản phẩm hoàn thành và được mang về nhà,” ông Yến cho biết.

Tò he – món đồ chơi dân gian có lịch sử hàng trăm năm không chỉ là trò chơi, mà còn là biểu tượng của sự khéo léo và sáng tạo. Nay, nhờ sự kiên trì của những người làm nghề như ông Yến, tò he đang được “khoác áo mới” với những nhân vật hiện đại như Elsa, Pikachu, Minion… để hấp dẫn hơn với thế hệ trẻ.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 2.

Rực rỡ sắc màu tò he.

Thắt lá dừa – từ trò chơi quê thành nghệ thuật sống

Một điểm nhấn khác không thể bỏ qua là góc thắt lá dừa nước. Trong không gian trải nghiệm, nghệ nhân Nguyễn Văn Yến nhẹ nhàng hướng dẫn từng thao tác, từ cách vuốt lá cho mềm, bẻ nếp cho đúng, đến cách tạo dáng từng con vật. Không cần dụng cụ phức tạp, chỉ với đôi tay và sự tập trung, một chú cào cào, một chú cá  hay bông hoa đã thành hình trong sự ngỡ ngàng, thích thú của các em nhỏ.

Ông Yến chia sẻ: “Những mẫu hướng dẫn thường là con cá, con bướm, cào cào hay hoa hồng, vừa đơn giản, vừa sinh động”.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 3.

Nhhệ nhân hướng dẫn thắt lá dừa thành những con vật ngộ nghĩnh.

Khi văn hóa truyền thống được tiếp sức

Không gian Tohe Art & Craft không chỉ đơn thuần là nơi học và chơi. Đây còn là điểm hẹn văn hóa, là sân chơi sáng tạo, nơi các giá trị truyền thống được giữ gìn, tôn vinh và làm mới theo hướng gần gũi với giới trẻ. Các em nhỏ được tự tay tạo ra đồ chơi của mình, rèn luyện sự khéo léo, học cách kiên trì và trân trọng những nét đẹp dân gian.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 4.

Chú chim được thắt bằng lá dừa khéo léo, sáng tạo.

Em Hà Vân, học sinh lớp 6, chia sẻ: “Lần đầu tiên con được tự tay gấp cào cào lá dừa và nặn tò he. Con hiểu thêm về những trò chơi mà ba mẹ con từng chơi hồi nhỏ.”

Khi ký ức trở thành sản phẩm du lịch

Tò he cùng cào cào, bướm, hoa từ lá dừa không chỉ là sản phẩm thủ công, mà còn là nhịp cầu nối giữa du khách và văn hóa bản địa. Từng em bé Hàn Quốc, du khách Pháp, hay gia đình đến từ châu Âu đã tròn mắt thích thú khi lần đầu nặn thử tò he hay gấp một chiếc lá dừa thành con vật nhỏ xinh. Những hoạt động tưởng chừng đơn giản ấy lại chạm tới cảm xúc, tạo nên ấn tượng khó quên về sự thân thiện, sáng tạo và khéo léo của người Việt.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 5.

Du khách quốc tế thích thú với các sản phẩm thủ công dân gian Việt Nam.

Trong bối cảnh du lịch ngày càng hướng đến tính cá nhân hóa và trải nghiệm bản địa, những trò chơi dân gian như tò he, thắt lá dừa không còn là “đồ chơi quê” mà đã trở thành biểu tượng văn hóa độc đáo, một dạng “sức mạnh mềm” của Việt Nam.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 6.

Sản phẩm của du khách tự tay thực hiện.

Chị Marie Lefevre, du khách Pháp sau khi thử nặn tò he chia sẻ: “Tôi từng đọc về Việt Nam qua sách báo, nhưng hôm nay tôi thực sự cảm nhận được sự tinh tế và sâu sắc của văn hóa Việt. Tôi sẽ mang con tò he nhỏ này về như một phần của chuyến đi.”

Gieo mầm ký ức, kết nối văn hóa

Trong bối cảnh công nghệ số và đồ chơi hiện đại ngày càng chiếm lĩnh thị trường, những người yêu văn hóa dân gian Việt đã chọn một con đường khác – trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa các thế hệ. Không gian trò chơi dân gian tại phố biển Nha Trang không chỉ là điểm đến văn hóa, mà còn là một phần ký ức đang sống lại, sinh động, gần gũi và tràn đầy cảm xúc.

Ông Lê Kim Nhựt, thành viên Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa chia sẻ: “Thông qua những lớp học thủ công này, tôi mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được các bạn nhỏ gìn giữ và qua đó cũng giới thiệu đến du khách nét đẹp văn hóa của Việt Nam khi khách đến với thành phố biển Nha Trang”.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 7.

Bạn nhỏ check in cùng với tò he tự tay làm.

Từ góc nhỏ nơi phố biển Nha Trang này, những sản phẩm thủ công nhỏ bé cũng đang âm thầm lan tỏa, kết nối văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế bằng cảm xúc chân thành và giá trị truyền thống. Trong thế giới hiện đại đầy biến động, chính những điều giản dị ấy lại trở thành dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng người du khách.

Không gian trò chơi dân gian Việt - nơi ký ức tuổi thơ được đánh thức - Ảnh 8.

Sức hút từ trò chơi dân gian Việt Nam.

Nguồn: Vtv

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ

VTV.vn – Sau hơn 30 năm bị mai một, lễ hội bắt cá truyền thống tại làng Văn La (Quảng Bình) đã được người dân khôi phục với không khí náo nhiệt, thu hút hàng trăm người tham gia.

Làng Văn La (xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh) – một trong “bát danh hương” (tám làng cổ nổi tiếng) của tỉnh Quảng Bình – vốn nổi tiếng với lễ hội “xở chơm” (dùng nơm bắt cá) diễn ra vào đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm, tức Tết Đoan Ngọ. Đây từng là lễ hội truyền thống mang đậm tính cộng đồng, gắn bó mật thiết với đời sống người dân, nhưng đã bị mai một suốt gần 30 năm qua.

Theo các cụ cao niên trong làng, lễ hội xở chơm hầu như không có phần lễ cầu kỳ mà chủ yếu là phần hội – nơi người dân mang nơm, rớ ra đầm nước Bàu Rồng Lớn để cùng nhau tranh tài bắt cá. Dân gian nơi đây từng lưu truyền câu vè: “Cá đi nơm, cơm mần đặng“, ý nói rằng mọi lễ vật trong ngày Tết Đoan Ngọ đều là sản vật do chính tay người dân làm ra, từ đó thể hiện sự biết ơn với thiên nhiên và đất đai.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1.

Người dân làng Văn La cùng nhau lội bùn, tay cầm nơm truyền thống tham gia hội làng xở chơm sáng 31/5.

Theo tài liệu “Địa chí huyện Quảng Ninh” (tác giả Đỗ Duy Văn, xuất bản năm 2008), đầm Bàu Rồng Lớn rộng khoảng 2ha, từng là nơi trù phú tôm cá. Không ai còn nhớ lễ hội có từ khi nào, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ hàng trăm năm trước, gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, từ đầu những năm 1990, do thay đổi trong sinh kế và đời sống xã hội, lễ hội nơm cá Bàu Rồng Lớn dần vắng bóng. Dẫu vậy, hệ thống đầm vẫn còn đó, lặng lẽ chờ một ngày được đánh thức bởi những người con hoài cổ.

Sáng 31/5 năm nay – đúng ngày Tết Đoan Ngọ – lễ hội xở chơm đã được tổ chức trở lại tại Văn La, mở đầu bằng lễ dâng hương tại đền Thần Nông bên cạnh đầm. Người dân kính cẩn báo cáo với các bậc thần linh về một vụ mùa Đông – Xuân viên mãn, đồng thời cầu cho mùa vụ mới tươi tốt, bội thu.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 2.

Người dân làng Văn La dâng hương tại đền Thần Nông trước giờ khai hội.

Ngay sau lễ, tiếng chiêng trống vang lên rộn rã. Hàng chục người dân từ khắp nơi ùa xuống đầm trong tiếng hò reo cổ vũ. Tay nắm chặt chiếc nơm tre, người dân lội bùn, quần thảo trong nước để tranh tài bắt cá. Có người mang cả bộ rớ, đẩy nhanh, chậm theo nhịp, tạo nên một bức tranh sinh động và rộn rã sắc màu dân gian.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 3.

Ai cũng háo hức, mong trở thành người đầu tiên giành được chiến lợi phẩm trong không khí náo nhiệt của lễ hội xở chơm.

Ông Lê Văn Minh (68 tuổi, người làng Văn La) – người từng nhiều lần tham gia lễ hội từ thuở đôi mươi – xúc động chia sẻ: Việc có nơm được cá hay không còn là sự may mắn và tài năng mỗi người. Có người bắt được rất nhiều cá, cất không xuể. Một số lại không bắt được con nào. Nhưng ai nấy đều vui vẻ tươi cười, không khí vẫn rất náo nhiệt, tấp nập, hồ hởi. Hội chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ thôi nhưng sâu thẳm trong lòng mỗi người là một ý niệm chung vui hội làng sâu lắng về ý thức bảo vệ mùa màng, môi trường tự nhiên và tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 4.

Ông Lê Văn Minh khoe chiến lợi phẩm sau khi nơm được cá từ đầm nước.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 5.

Dù chưa bắt được cá, nhiều người vẫn kiên trì lội bùn, chăm chú tìm kiếm với tinh thần vui vẻ và quyết tâm.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 6.

Tiếng reo hò vang lên khi một người tham gia may mắn bắt được con cá nặng hơn 3kg – chiến lợi phẩm đáng giá trong lễ hội xở chơm.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 7.

Các em nhỏ vui vẻ, thích thú theo dõi và cổ vũ sôi nổi tại lễ hội

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 8.

Nhiều chị em nhiệt tình tham gia hỗ trợ, tiếp sức cho các vận động viên trong suốt lễ hội

Người khởi xướng và cũng là người tài trợ toàn bộ kinh phí tổ chức lễ hội năm nay là anh Phạm Thế Hùng (SN 1987, chủ Hồ câu lure Hàm Phụng) – một người con làng Văn La tha thiết với việc gìn giữ giá trị truyền thống. Suốt ba năm qua, anh đã đứng ra xin phép chính quyền, vận động người dân, khôi phục lễ hội xưa trong niềm mong mỏi được thấy hội làng sống dậy giữa đời thường.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 9.

Anh Phạm Thế Hùng – người con làng Văn La, đứng ra tổ chức và tài trợ lễ hội.

Lễ hội năm nay không chỉ thu hút hàng trăm người dân trong làng mà còn có sự tham gia của nhiều làng lân cận. Sau hơn hai giờ tranh tài sôi nổi với hội nơm cá, phần thi bắt vịt trong đầm tiếp tục làm nóng không khí lễ hội. Những tiếng hò hét, cười vang xen lẫn tiếng vỗ tay, tiếng vịt vỗ cánh tạo nên một khung cảnh dân dã, chan chứa niềm vui.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 10.

Rất nhiều người dân hào hứng cổ vũ nhiệt tình cho các vận động viên tham gia lễ hội.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 11.

Người dân làng Văn La hào hứng tham gia phần thi bắt vịt trong đầm, tiếp nối không khí sôi động của hội xở chơm dịp Tết Đoan Ngọ.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 12.

Những chú vịt nhanh nhẹn, khôn khéo khiến cuộc thi bắt vịt thêm phần gay cấn và hấp dẫn.

Khi hồi trống dài kết thúc vang lên, mọi người đồng loạt dừng tay, bước lên bờ nhận giải thưởng, cờ lưu niệm và cùng nhau chia sẻ chiến lợi phẩm. Người bắt được nhiều cá, vịt sẵn sàng chia phần cho người ít may mắn hơn – một hành động nhỏ nhưng đầy nghĩa tình, góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng làng quê.

Hàng trăm người dân Quảng Bình lội bùn bắt cá dịp Tết Đoan Ngọ - Ảnh 13.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho người bắt được con cá lớn nhất trong lễ hội, ghi nhận chiến công xuất sắc của người dân.

Lễ hội xở chơm Bàu Rồng Lớn làng Văn La không chỉ là dịp để người dân vui chơi, thư giãn, mà còn là biểu tượng của sự hồi sinh văn hóa làng quê, gắn kết các thế hệ với di sản tổ tiên để lại. Trong nhịp sống hiện đại hối hả, một hội làng rộn ràng giữa đầm bùn cá lội, tiếng hò reo vang vọng khắp thôn xóm, chính là cách để quê hương lưu giữ hồn xưa theo cách sống động và cảm xúc nhất.

Nguồn: Vtv

Hà Giang và Hội An lọt top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới

VTV.vn – Hai điểm đến nổi bật của Việt Nam – Hà Giang và Hội An vừa được tạp chí Time Out (Anh) xếp vào danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm nay.

Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch toàn cầu khi hai địa danh Hà Giang và Hội An vừa được tạp chí danh tiếng Time Out (Anh) xếp vào trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất thế giới. Đây là kết quả từ cuộc khảo sát chuyên sâu với sự tham gia của các cây bút du lịch dày dạn kinh nghiệm đến từ khắp nơi trên thế giới.

Hà Giang

Hà Giang và Hội An lọt top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới - Ảnh 1.

Sông Nho Quế, Hà Giang.

Xếp ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng, Hà Giang được ví như “nóc nhà của Đông Bắc Việt Nam” với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Nơi đây nổi tiếng với những con đèo uốn lượn như dải lụa vắt qua núi, những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp thay áo theo mùa, và đời sống sinh động của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Hà Giang và Hội An lọt top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới - Ảnh 2.

Đèo Mã Pì Lèng, Hà Giang.

Một trong những biểu tượng của Hà Giang chính là đèo Mã Pì Lèng – “thiên hạ đệ nhất đèo” – nơi mà mỗi khúc cua đều mở ra một khung cảnh ngoạn mục đến nghẹt thở. Từ điểm cao Thẩm Mã, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của sông Nho Quế, dòng sông xanh ngọc bích uốn mình dưới vực sâu hun hút.

Hà Giang không chỉ là một địa danh, mà còn là hành trình khám phá bản sắc, nơi mỗi chuyến đi đều để lại những ký ức không thể phai mờ.

Hội An

Nếu Hà Giang đại diện cho vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ thì Hội An lại là hiện thân của sự thanh bình, trầm mặc và đậm chất nghệ thuật. Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Hội An như một bức tranh sống động với những mái nhà tường vàng cổ kính, những chiếc đèn lồng sặc sỡ rực sáng khắp các con phố nhỏ.

Hà Giang và Hội An lọt top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới - Ảnh 3.

Thả đèn hoa đăng trên sông Hoài.

Cuộc sống ở Hội An trôi chậm, nhưng không hề buồn tẻ. Buổi sáng ở đây bắt đầu bằng tách cà phê nóng bên hiên nhà, chiều xuống là lúc thong dong đạp xe giữa cánh đồng lúa xanh mướt, và tối đến, phố cổ bừng sáng trong ánh đèn hoa đăng lung linh trôi trên sông.

Không chỉ là điểm đến du lịch, Hội An còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu, từ ẩm thực đặc trưng đến các làng nghề cổ truyền và kiến trúc độc đáo đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Việt Nam – Nơi hội tụ của vẻ đẹp toàn cầu

Sự góp mặt của Hà Giang và Hội An trong danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới không chỉ là niềm tự hào của du lịch Việt Nam, mà còn là minh chứng cho tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch bền vững, gắn liền với bảo tồn và tôn vinh giá trị bản địa.

Trong bối cảnh du lịch toàn cầu ngày càng đề cao yếu tố bản sắc, những địa danh như Hà Giang và Hội An đang trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế muốn khám phá những “viên ngọc ẩn” – những nơi không chỉ đẹp mà còn mang đến những trải nghiệm chân thực và sâu sắc.

Nguồn: Vtv

Tắm biển Tết Đoan Ngọ – nghi lễ gửi gắm ước vọng an lành của người miền Trung

VTV.vn – Tại một số tỉnh miền Trung, tắm biển giữa trưa Tết Đoan Ngọ là một tập tục độc đáo đã tồn tại lâu đời.

“Chỉ cần ùm mình xuống biển giữa trưa Tết Đoan Ngọ, là mọi điều xui sẽ theo sóng mà trôi đi, chỉ còn hên đầy mình” – ông Minh, một người dân Nha Trang cười tươi khi nhắc đến phong tục đã gắn bó với ông từ thuở nhỏ.

Tắm biển Tết Đoan Ngọ - nghi lễ gửi gắm niềm lành của người miền Trung - Ảnh 1.

Nhiều gia đình đi tắm biển từ sớm.

Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, khi mặt trời đứng bóng, hàng ngàn người dân tại các tỉnh ven biển miền Trung, từ Bình Định, Phú Yên đến Nha Trang lại nô nức hướng về biển. Không phải để tắm mát hay nghỉ ngơi, mà để thực hiện một nghi lễ đặc biệt: tắm biển giữa trưa Tết Đoan Ngọ, một tập tục độc đáo đã tồn tại hàng trăm năm.

Tắm biển Tết Đoan Ngọ - nghi lễ gửi gắm niềm lành của người miền Trung - Ảnh 2.

Nhiều người dân lại chờ đúng Ngọ để hòa mình vào biển.

Tắm biển Tết Đoan Ngọ - nghi lễ gửi gắm niềm lành của người miền Trung - Ảnh 3.

Hòa mình vào biển.

Biển – nơi gửi gắm may mắn

Ở những vùng khác, Tết Đoan Ngọ thường gắn liền với “diệt sâu bọ” bằng cơm rượu, trái cây chua, hay xôi nếp than. Nhưng ở miền Trung, đặc biệt là Nha Trang và Quy Nhơn, Phú Yên, người dân chọn biển làm nơi “tẩy rửa vận rủi” và cầu may. Họ tin rằng, vào giờ Ngọ, khi dương khí mạnh nhất, nếu hòa mình vào làn nước biển, mọi bệnh tật, tai ương, phiền muộn sẽ theo sóng cuốn đi, trả lại cho họ sức khỏe, hanh thông và phúc lành.

Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rõ ràng rằng “tắm biển giữa trưa” sẽ đem lại vận may. Nhưng điều ai cũng thấy rõ là gương mặt rạng rỡ của những người sau khi “xả xui”. Cảm giác được hòa cùng cộng đồng, được biển ôm ấp, cũng đủ để tinh thần trở nên nhẹ nhõm và tươi mới.

Tắm biển Tết Đoan Ngọ - nghi lễ gửi gắm niềm lành của người miền Trung - Ảnh 4.

Người dân và du khách hòa mình với biển.

Từ phong tục đến ngày hội biển

Những năm gần đây, tục lệ này không chỉ dừng lại ở cộng đồng dân cư mà đã trở thành một phần trong các lễ hội văn hóa – du lịch biển. Tại Nha Trang, Tết Đoan Ngọ năm 2025 là dịp để tổ chức một ngày hội lớn: từ bơi biển, chạy tiếp sức, trò chơi dân gian trên biển…Trong đó, hoạt động phát động phong trào tập bơi, phòng chống đuối nước mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Tắm biển Tết Đoan Ngọ - nghi lễ gửi gắm niềm lành của người miền Trung - Ảnh 5.

Ngày hội toàn dân tắm biển vào dịp Tết Đoan Ngọ tại Nha Trang, Khánh Hòa.

Biển là nơi mưu sinh, nơi gắn bó và cũng là nơi để tịnh hóa tinh thần. Với người miền Trung, biển không chỉ là một phần của sinh kế, mà còn là chốn linh thiêng , nơi họ tìm về mỗi dịp giữa năm, để làm mới niềm tin và thắp lại hy vọng.

Nguồn: Vtv

Sông Hàn rực rỡ sắc màu pháo hoa, mở màn mùa lễ hội cuốn hút du khách

DIFF 2025 trở lại bên sông Hàn, mở màn bằng màn pháo hoa mãn nhãn giữa Việt Nam và Phần Lan. Lễ hội hứa hẹn là điểm đến không thể bỏ lỡ cho du khách mùa hè này.

Tối 31/5, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2025 chính thức khai mạc bên bờ sông Hàn, đánh dấu sự trở lại rực rỡ của sự kiện văn hóa – du lịch lớn nhất mỗi mùa hè tại thành phố biển miền Trung.

Với chủ đề “Tinh hoa văn hóa”, đêm khai mạc mở màn cho chuỗi 6 đêm trình diễn kéo dài đến ngày 12/7 – trở thành mùa DIFF dài nhất và quy mô nhất trong suốt 15 năm tổ chức.

W-IMG_4653.JPG.jpg
Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc.

Hơn 10.000 khán giả đã phủ kín khán đài hai bờ sông Hàn để theo dõi cuộc “chạm trán” mở màn giữa đội chủ nhà Việt Nam 1 và đương kim vô địch DIFF 2024 – đội Phần Lan. Không phụ lòng mong đợi, hai đội đã mang đến những màn trình diễn pháo hoa mãn nhãn, đầy cảm xúc và đậm dấu ấn văn hóa.

Với hơn 5.000 quả pháo được bắn trong hơn 20 phút, màn trình diễn của đội Việt Nam 1 là bản giao hưởng ánh sáng hoành tráng, kể lại hành trình văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới.

Bằng bốn chương rõ nét – Hòa quyện – Tôn vinh – Hội nhập – Tiên phong & Vinh quang, đội thi đưa khán giả đi qua từng lát cắt văn hóa: từ truyền thống đậm đà bản sắc đến tinh thần đổi mới, hội nhập quốc tế. Mỗi chương trình diễn là một tầng cảm xúc – tự hào, lắng đọng, sôi nổi và thăng hoa, được thể hiện bằng ngôn ngữ pháo hoa phối hợp cùng âm nhạc hiện đại và giao hưởng tinh tế.

W-viet nam (3).jpg
Với hơn 5.000 quả pháo, màn trình diễn của đội Việt Nam 1 là bản giao hưởng ánh sáng hoành tráng trên sông Hàn.

W-viet nam.jpg
Bốn chương pháo hoa Hòa quyện – Tôn vinh – Hội nhập – Tiên phong & Vinh quang kể lại hành trình văn hóa Việt Nam vươn tầm thế giới.

W-IMG_7260.JPG.jpg

W-viet nam (4).jpg

Từ những hiệu ứng pháo lấp lánh bên sông Hàn khán giả có cảm xúc từ sâu lắng đến bùng nổ. 

W-DSCF5718.JPG.jpg
Pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Đà Nẵng.

Không kém cạnh, đội Phần Lan mang đến một tiết mục công phu, giàu cảm xúc. Mở đầu bằng những giai điệu pop rock sôi động như Diamond Eyes, Liar, Heroes Are Calling, màn trình diễn nhanh chóng cuốn khán giả vào không khí sôi nổi, tràn đầy năng lượng.

Nổi bật trong phần trình diễn là “pháo nước” – tuyệt kỹ từng làm nên chiến thắng của đội tại DIFF 2024, tiếp tục được khai thác sáng tạo. Những tia pháo trồi lên từ mặt nước, chuyển động mềm mại như sóng lượn rồi bất ngờ bùng nổ mạnh mẽ như cột sóng dội vào vách đá. Kết hợp với hiệu ứng ánh sáng chuyển động nhịp nhàng, tiết mục gợi nhắc đến hành trình sinh tồn khắc nghiệt của người dân Bắc Âu nơi đảo xa.

Sự bất ngờ được đẩy lên cao khi một chương trình diễn sử dụng ca khúc Bóng phù hoa – Vũ trụ cò bay, mang đến một khoảnh khắc giao giữa hai nền văn hóa.

W-phao hoa pham ; (3).JPG.jpg
Phần thi của đội Phần Lan mang đến ấn tượng cho khán giả.

W-phao hoa pham ; (4).jpg
Cả bầu trời như bừng sáng với những dải pháo hoa sáng màu xanh lục, tím lam và hồng rực kết hợp với âm nhạc mang đến cảm xúc bùng nổ.

W-phao hoa phan lan.jpg
Pháo nước, “tuyệt kỹ” đã làm nên chiến thắng của Phần Lan tại DIFF năm ngoái, tiếp tục được khai thác đầy sáng tạo.

W-phao hoa pham ; (2).JPG.jpg

W-phao hoa pham ; (7).jpg
Đặc biệt, trong một chương pháo, khán giả Việt không khỏi ồ lên thích thú khi nghe Bóng phù hoa – Vũ trụ cò bay vang lên giữa màn trình diễn. Một bản nhạc Việt, nhưng lại vang vọng giữa những tiếng pháo nổ mang màu sắc Bắc Âu như lời chào thân thiện, thể hiện sự hội nhập và tôn trọng văn hóa địa phương của đội thi.

DIFF 2025 diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, có nhiều điểm mới và khác biệt so với các mùa lễ hội trước. Năm nay, lần đầu tiên, số lượng đội thi nhiều nhất – 10 đội. Thời gian lễ hội kéo dài nhất với 6 đêm trình diễn.

10 đội thi gồm các đại diện đến từ Ba Lan, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Italia, Canada, Trung Quốc và 2 đội chủ nhà Việt Nam.

Với quy mô lớn chưa từng có, lễ hội không chỉ là sân chơi pháo hoa đẳng cấp quốc tế mà còn là cú hích cho du lịch – văn hóa Đà Nẵng mùa hè năm nay.

Nguồn: Vietnamnet

Khánh Hòa: Hướng đến mô hình tỉnh ven biển xanh, sạch, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

VTV.vn – Lấy công nghiệp xanh, du lịch sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao làm trụ cột, Khánh Hòa hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh ven biển có nền kinh tế phát triển bền vững.

Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2050, tỉnh Khánh Hòa đang từng bước triển khai các nội dung của Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm hướng đến mục tiêu trở thành một tỉnh ven biển xanh, sạch, đẹp, có nền kinh tế phát triển bền vững, lấy công nghiệp xanh, du lịch sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao làm trụ cột.

Khánh Hòa: Hướng đến mô hình tỉnh ven biển xanh, sạch, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Khánh Hòa có tài nguyên tự nhiên và lợi thế biển đảo đặc biệt tại miền Trung Việt Nam.

Khánh Hòa là một trong những địa phương có vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên và lợi thế biển đảo đặc biệt tại miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, với những tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, Khánh Hòa xác định cần một hướng đi mới  không chỉ để bảo vệ môi trường sống, mà còn tạo nền tảng phát triển lâu dài, cân bằng giữa tăng trưởng và bảo tồn.

Trong định hướng mới, các ngành công nghiệp xanh sẽ được ưu tiên phát triển với trọng tâm là tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, ứng dụng công nghệ sạch. Du lịch sinh thái không chỉ dừng lại ở trải nghiệm thiên nhiên mà sẽ gắn chặt với bảo tồn tài nguyên bản địa, gìn giữ di sản biển, đảo và nâng cao giá trị văn hóa vùng ven biển.

Khánh Hòa: Hướng đến mô hình tỉnh ven biển xanh, sạch, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Môi trường trong lành thu hứt du khách.

Song hành với đó, nông nghiệp công nghệ cao được xem là giải pháp giúp Khánh Hòa nâng cao năng suất, giảm tác động môi trường và tăng khả năng thích ứng của chuỗi sản xuất nông nghiệp trước thời tiết cực đoan. Các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản gắn với đổi mới sáng tạo, tiết kiệm nước và sử dụng năng lượng tái tạo sẽ từng bước được nhân rộng.

Mục tiêu lớn nhất không chỉ dừng ở phát triển kinh tế, mà là tạo dựng một hệ sinh thái sống xanh và bền vững cho người dân, nơi mọi cư dân được sống trong môi trường an toàn, hài hòa với thiên nhiên và thịnh vượng từ chính tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng.

Khánh Hòa: Hướng đến mô hình tỉnh ven biển xanh, sạch, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Tạo dựng một hệ sinh thái sống xanh và bền vững cho người dân.

Với tầm nhìn dài hạn, quyết tâm chính trị cao và sự phối hợp đồng bộ từ các cấp, Khánh Hòa đang khẳng định vai trò tiên phong trong chiến lược phát triển xanh của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Nguồn: Vtv

Sống nơi cửa biển

VTV.vn – Vào mùa Hè, cư dân đôi bờ sông Ba – con sông dài nhất miền Trung lại ra sông cào con dắt. Công việc không nhẹ nhàng nhưng là một phần cuộc sống của người dân nơi đây.

Con sông Ba dài nhất miền Trung, bắt nguồn từ Tây Nguyên đổ ra biển ở cửa Đà Rằng. Từ cửa biển này ngược dòng sông Ba, du khách  như  tìm về những ngày tháng xưa cũ của vùng châu thổ Tuy Hòa, nơi có vựa lúa lớn nhất miền Trung.

Sống nơi cửa biển - Ảnh 1.

Sông Ba dài nhất miền Trung.

Thành phố Tuy Hòa ngày hôm nay bắt đầu từ những mầm sống được nuôi dưỡng bởi phù sa, bởi dòng nước ngọt lành của sông Ba, kết nối dòng chảy văn hóa từ đại ngàn Tây Nguyên xuôi về biển.

Sông Ba – con đường thủy để kết nối giao thương. Sông Ba cũng là mạch ngầm hội tụ và giao thoa những miền văn hóa, sản sinh những di sản còn mãi với thời gian. Tháp Nhạn bên bờ Bắc sông Ba là di sản như thế.

Sống nơi cửa biển - Ảnh 2.

Từ Tháp Nhạn có thể nhìn bao quát sông Ba.

Tháp Nhạn – ngọn tháp Chăm cổ kính  gần 900 năm tuổi tọa lạc ở vị trí độc đáo, hiếm có cùng những giá trị kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử đặc biệt, khiến bất kỳ ai đặt chân đến nơi này đều lắng lòng trong không gian tâm tưởng .

Từ tháp Nhạn có thể phóng tầm mắt ngắm trọn cả không gian, nơi sông Ba hòa vào biển. Ở nơi này, nhịp sống của những cư dân ven sông vẫn còn giữ lại, đó là công việc cào dắt nương theo con nước.

Sống nơi cửa biển - Ảnh 3.

Khi thủy triều sông Ba dần cạn, cư dân đôi bờ lại ra sông cào con dắt.

Cứ vào mùa Hè, khi thủy triều sông Ba dần cạn, cư dân đôi bờ lại ra sông cào con dắt. Không ai có thể đếm mỗi ngày họ làm động tác này bao nhiêu lần. Cào dưới đáy sông, đãi cát sạn để có được những con don, con dắt. Đó là công việc không nhẹ nhàng nhưng là một phần cuộc sống của những người sinh ra và lớn lên bên sông.

Sống nơi cửa biển - Ảnh 4.

Là một phần cuộc sống của những người sinh ra và lớn lên bên sông.

Những người làm nghề cào dắt biết ơn dòng sông theo cách nghĩ chân chất của họ. Nếu không có con sông, họ chẳng có cái nghề để mưu sinh. Còn với những ai đi ngang qua sông Ba mùa cào dắt, họ không khỏi ngỡ ngàng bởi khúc sông đẹp tựa bức tranh, có sự tất tả của những con người mưu sinh và có cả sự bình yên vốn có của dòng sông đã cưu mang bao thế hệ gắn cuộc đời với miền sông nước, thủy triều.

Sống nơi cửa biển - Ảnh 5.

Dòng sông đã cưu mang bao thế hệ gắn cuộc đời với miền sông nước, thủy triều.

Nguồn: Vtv

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025

Tối ngày 30/5, tại Hoàng thành Thăng Long, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025 đã khai mạc với chủ đề “Trải nghiệm Hà Nội năm 2025”. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội chủ trì triển khai từ ngày 30/5 – 1/6.

Buổi khai mạc sự kiện Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025 có sự tham gia của Bà Phan Linh Chi – Phó Chủ tịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; Ông Nguyễn Ánh Dương – Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội; Bà Hà Thị Vinh – Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội; đại diện các ban quản lý di tích; lãnh đạo các hiệp hội tổ chức du lịch và cùng lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

image001(39)(1).jpg
Đại diện lãnh đạo các ban ngành và đại sứ quán cùng nhau khai mạc sự kiện

Lễ hội Du lịch Hà Nội là sự kiện quảng bá du lịch thường niên lớn của TP. Hà Nội. Có thể nói đây là sự kiện được người yêu thích du lịch, yêu Hà Nội mong chờ nhất trong năm. Trong những năm qua, chương trình đã là nhịp cầu giới thiệu, quảng bá nhiều sản phẩm du lịch mới, phong phú, độc đáo, hấp dẫn đến khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong trường quốc tế.

image002(13)(1).jpg
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc

Phát biểu tại sự kiện, bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh “Với chủ trương “lấy du khách làm trung tâm”, Hà Nội đang không ngừng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới xây dựng Thủ đô trở thành một “thành phố đáng sống, thân thiện và sáng tạo” – điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu châu Á và thế giới.

image003(29)(1).jpg
Một phân cảnh của show diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” được tái hiện trên sân khấu

Bên cạnh phần lễ long trọng, chương trình nghệ thuật mang chủ đề “Âm sắc Hà Nội” được dàn dựng công phu đang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách tham dự chương trình.

image004(11)(1).jpg
Hoạt động trải nghiệm thú vị cho các bé

image005(23)(1).jpg
Không gian ẩm thực truyền thống và quốc tế luôn thu hút được sự chú ý của nhiều du khách trong nước và quốc tế

Khi tham gia Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm mang đậm dấu ấn của di sản, sáng tạo và công nghệ như Không gian ẩm thực truyền thống và quốc tế, các tour trải nghiệm di tích bằng công nghệ thực tế ảo (VR), thể thao gắn với du lịch, không gian làng nghề.

Đặc biệt, lễ hội còn có các chương trình khuyến mãi du lịch, biểu diễn nghệ thuật đường phố, trình diễn và hoạt động tương tác với du khách, tạo nên không khí lễ hội sống động, hiện đại mà vẫn đậm chất Hà Nội.

Ngọc Minh

Buổi khai mạc sự kiện Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025 có sự tham gia của Bà Phan Linh Chi – Phó Chủ tịch Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; Ông Nguyễn Ánh Dương – Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội; Bà Hà Thị Vinh – Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội; đại diện các ban quản lý di tích; lãnh đạo các hiệp hội tổ chức du lịch và cùng lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

image001(39)(1).jpg
Đại diện lãnh đạo các ban ngành và đại sứ quán cùng nhau khai mạc sự kiện

Lễ hội Du lịch Hà Nội là sự kiện quảng bá du lịch thường niên lớn của TP. Hà Nội. Có thể nói đây là sự kiện được người yêu thích du lịch, yêu Hà Nội mong chờ nhất trong năm. Trong những năm qua, chương trình đã là nhịp cầu giới thiệu, quảng bá nhiều sản phẩm du lịch mới, phong phú, độc đáo, hấp dẫn đến khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong trường quốc tế.

image002(13)(1).jpg
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc

Phát biểu tại sự kiện, bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh “Với chủ trương “lấy du khách làm trung tâm”, Hà Nội đang không ngừng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới xây dựng Thủ đô trở thành một “thành phố đáng sống, thân thiện và sáng tạo” – điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu châu Á và thế giới.

image003(29)(1).jpg
Một phân cảnh của show diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” được tái hiện trên sân khấu

Bên cạnh phần lễ long trọng, chương trình nghệ thuật mang chủ đề “Âm sắc Hà Nội” được dàn dựng công phu đang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách tham dự chương trình.

image004(11)(1).jpg
Hoạt động trải nghiệm thú vị cho các bé

image005(23)(1).jpg
Không gian ẩm thực truyền thống và quốc tế luôn thu hút được sự chú ý của nhiều du khách trong nước và quốc tế

Khi tham gia Lễ hội Du lịch Hà Nội 2025, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm mang đậm dấu ấn của di sản, sáng tạo và công nghệ như Không gian ẩm thực truyền thống và quốc tế, các tour trải nghiệm di tích bằng công nghệ thực tế ảo (VR), thể thao gắn với du lịch, không gian làng nghề.

Đặc biệt, lễ hội còn có các chương trình khuyến mãi du lịch, biểu diễn nghệ thuật đường phố, trình diễn và hoạt động tương tác với du khách, tạo nên không khí lễ hội sống động, hiện đại mà vẫn đậm chất Hà Nội.

Ngọc Minh

Nguồn: Vietnamnet

TIN MỚI NHẤT