Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Bỏ túi bí quyết du lịch Thái Lan tiết kiệm chi phí

Thái Lan được nhiều người Việt lựa chọn làm điểm đến đầu tiên để xuất ngoại không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực đa dạng, nét văn hoá độc đáo mà còn vì chi phí hợp túi tiền.

Nếu một Thái Lan “thông thường” đã khiến bạn quen thuộc, hãy thử ghé thăm xứ chùa vàng dịp lễ Songkran này để làm mới tinh thần và có những trải nghiệm thú vị.Vốn là lễ hội truyền thống đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Songkran là nơi mọi người “rửa sạch” những ưu phiền cũ kỹ để đón chào khởi đầu mới, tràn ngập niềm tin vào may mắn. Không chỉ người Thái, hình ảnh “tắm nước” trong những tiếng cười giòn tan còn được thấy ở khách du lịch quốc tế. Không quá khi nói rằng Songkran là một trong những lễ hội được khách du lịch “săn” lùng nhiều nhất khi chọn thời điểm ghé thăm Thái Lan.

Chính vì vậy, đây cũng chính là thời điểm giá cả bùng nổ. Thực tế cho thấy, giá phòng khách sạn trung bình tăng 33% trong dịp lễ hội này, các tour đến Thái Lan trong dịp Songkran cũng tăng 10%, chưa kể chi phí chi tiêu, ăn uống trong thời gian lưu trú, kể cả là quán ăn đường phố cũng tăng so với thông thường.”Tích tiểu thành đại”, chi phí này có thể khiến ngân sách dự kiến của bạn nặng hơn so với tính toán ban đầu.

Vậy làm thế nào để trải nghiệm một Thái Lan thật khác, vô tư té nước mà không “té ngửa” về chi phí khi đi về? Chỉ với một vài mẹo nhỏ, ban có thể dễ dàng biến chuyến đi “lướt nước” tại Thái Lan trở nên nhẹ gánh lo âu.

Lên kế hoạch quản lý ngân sách

Trước hết, bạn cần lập kế hoạch cụ thể cho từng hạng mục từ ăn uống, mua sắm, tham quan… Việc này không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngân sách của mình mà còn nắm thế chủ động trong chuyến đi.

Bạn nên thử tận dụng các ứng dụng theo dõi chi tiêu thông minh để dễ dàng quản lý và điều chỉnh khi thấy dấu hiệu chệch hướng.

Tận dụng tối đa các trợ thủ tài chính khi giao dịch

Thay vì đổi nhiều tiền mặt, đa phần bạn trẻ sẽ chọn thẻ tín dụng là giải pháp để gọn nhẹ hơn khi đi du lịch. Tuy nhiên, mẹo dùng thẻ tín dụng thế nào để “được ăn, được nói, được gói mang về” thì không phải ai cũng biết.

Vốn được phát hành bởi KBank – một trong những ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan, hiện cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam, việc sở hữu thẻ tín dụng KBank Cashback Plus cũng giống như sở hữu một chiếc “thẻ vàng” mang lại cho bạn những trải nghiệm ấn tượng ngay từ khi đặt chân tới phòng chờ sân bay.

KBank anh 1

Thẻ KBank là trợ thủ tài chính đắc lực khi du lịch Thái Lan.

Cụ thể, là chủ thẻ tín dụng KBank Cashback Plus, bạn sẽ được tận hưởng đặc quyền check in miễn phí vào phòng chờ cao cấp tại sân bay với K Point Klub Lounge, biến những phút giây chờ đợi trở nên giá trị, thoải mái và tiện nghi hơn. Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ tín dụng KBank Cashback Plus để chi tiêu các hoạt động ăn uống, mua sắm… tại Thái Lan, bạn sẽ được hoàn tối đa 15% mỗi giao dịch. Đặc biệt, tiền tự động sao kê thẻ, không cần thao tác rườm rà.

Mặc dù đa phần giao dịch có thể quẹt thẻ, nếu bạn muốn tận hưởng sâu sắc hơn nét văn hoá bản địa của người Thái, hãy chuẩn bị thêm một chút tiền mặt. Tuy nhiên, thay vì đôn đáo đổi tiền, bạn có thể trực tiếp cầm thẻ đến các điểm ATM KBank tại Thái Lan để rút tiền, phí sử dụng ATM KBank sẽ được hoàn lại sau đó. Không phải lo khó tìm, hệ thống ATM của KBank tại Thái Lan rất nhiều, với tần suất phủ sóng dày đặc, đảm bảo bạn sẽ dễ dàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của KBank tại đây.

Kể cả cho đến khi kết thúc chuyến đi, trở lại Việt Nam và tiếp tục chi tiêu bằng thẻ tín dụng KBank Cashback Plus, KBank vẫn ưu ái bạn bằng ưu đãi hoàn tiền 10% tối đa 1 triệu đồng mỗi tháng cho mọi động tiêu dùng hàng ngày, từ sáng tới tối, không giới hạn thời gian, cùng nhiều chương trình ưu đãi khác như giảm giá từ đối tác của KBank, trả góp 0% cho mọi giao dịch 2 triệu đồng… tiện lợi.

Hơn hết, thủ tục mở thẻ dễ dàng, thực hiện một chạm tại nhà trên ứng dụng KPlus, giao thẻ hoả tốc sau khi phê duyệt thành công.

KBank anh 2

Tận hưởng đặc quyền check-in miễn phí vào phòng chờ cao cấp với K Point Klub Lounge.

So sánh để có lựa chọn đa dạng

Để chuyến đi tiết kiệm chi phí, bạn nên vào các ứng dụng để so sánh giá cả, tìm kiếm các ưu đãi từ sớm để có thể tìm cho mình những lựa chọn phù hợp với mức giá “mềm” nhất. Đây chính là bí kíp tiên quyết giúp bạn đón đầu những deal hời trong mùa du lịch. Giờ hãy chuẩn bị hành lý và sẵn sàng đắm chìm trong niềm vui của chuyến du lịch theo cách của riêng bạn.

Độc giả xem chi tiết chương trình tại đây để biết thêm thông tin.

Nguồn: Znews

Ngôi chùa ở An Giang như ‘lơ lửng trên cao’, khách leo 240 bậc đến chiêm bái

Nhờ những chiếc cột khổng lồ được thiết kế chắc chắn làm nhiệm vụ nâng đỡ, ngôi chùa đẹp lạ ở Tri Tôn (An Giang) nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Chùa đẹp ở An Giang 1.jpg
Chùa Tà Pạ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở huyện Tri Tôn bởi tọa lạc ở nơi “bồng lai tiên cảnh”, nằm giữa lưng chừng trời. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Nằm cách trung tâm TP Châu Đốc khoảng 44km, chùa Tà Pạ (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là địa điểm du lịch tâm linh có tiếng ở địa phương, thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ kiến trúc “độc nhất vô nhị”.

Chùa Tà Pạ được xây dựng từ năm 1999 với tổng diện tích gần 4.000m2. Ban đầu, chùa làm bằng cây, lợp tranh, sau đó trải qua 4 lần trùng tu, sửa chữa. Cuối năm 2019, chùa có diện mạo khang trang hơn, được nhiều du khách biết đến.

Chùa Tà Pạ mang đầy đủ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo Khmer, kết hợp hài hòa với màu sắc hiện đại. Ảnh: Yến Thi

Chùa Tà Pạ có kiến trúc đậm nét văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer với phần mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ.

Không gian trong chùa được đắp nối nhiều tranh tượng, phù điêu có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mang tính nghệ thuật cao.

chùa Tà Pạ.jpg
Chùa được xây dựng trên những trụ bê tông cao. Ảnh: Hoàng Dũng

Một trong những điểm nhấn nổi bật của chùa Tà Pạ là chính điện được xây dựng bên sườn núi, nâng đỡ bởi 120 cột xi măng kiên cố, mỗi cột cao từ 5-18m.

Nhờ những chiếc cột khổng lồ này mà ngôi chùa nhìn từ xa trông như đang lơ lửng trên cao, nổi bật giữa khung cảnh rừng núi hoang sơ, xanh mát.

Tại khu vực chính điện, những hình ảnh liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, đời sống sinh hoạt mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng Khmer cũng được khắc họa một cách chân thật, sống động.

chùa Tà Pạ   Hoàng Dũng 0.png
Để lên được chùa Tà Pạ, du khách phải leo 240 bậc thang. Ảnh: Hoàng Dũng

Không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo, chùa Tà Pạ còn gây ấn tượng với du khách bởi cầu thang bộ dài khoảng 70m, rộng 15m, tương ứng với 240 bậc thang dẫn từ chân núi đến chính điện.

Nhờ thiết kế thú vị này mà việc chinh phục ngọn núi Tà Pạ và ngôi chùa cùng tên của du khách khi ghé thăm nơi đây trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Vì tọa lạc ở vị trí trên cao nên chùa Tà Pạ cũng có tầm nhìn mở rộng ra khung cảnh thiên nhiên đặc sắc phía trước. Đứng từ chính điện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn phong cảnh vùng đất Tri Tôn trù phú.

Nhất là vào mùa lúa, du khách tới đây không khỏi mê mẩn trước vẻ đẹp của những đồng lúa xanh bạt ngàn rồi chuyển sang màu vàng ươm, trĩu hạt. Khắp không gian thoang thoảng mùi lúa thơm, hòa vào hương đồng gió nội.

chùa đẹp ở An Giang   Nguyễn Phú Vinh 0.png
Nếu ghé thăm chùa Tà Pạ vào mùa nước nổi, du khách như chìm đắm vào vẻ đẹp của đồng nước mênh mông, xa xa là những vườn thốt nốt xanh mướt tươi tốt. Ảnh: Nguyễn Phú Vinh

Anh Nguyễn Quốc Đạt (nhiếp ảnh gia địa phương) cho biết, chùa Tà Pạ mở cửa vào các khung giờ hàng ngày và đón khách quanh năm.

Mỗi mùa, nơi đây lại mang nét đẹp riêng. Mùa mưa, cây cối xanh tốt, không gian mát mẻ. Còn mùa lúa chín, khung cảnh quanh chùa tràn ngập sắc vàng tươi.

Chùa đẹp ở An Giang 1.jpg
Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm ở chùa Tà Pạ khiến du khách có cảm giác thư thái, “chữa lành” tâm hồn. Ảnh: Nguyễn Quốc Đạt

Anh Đạt gợi ý, nếu có dịp ghé thăm nơi đây, ngoài chiêm bái, vãn cảnh chùa, du khách có thể kết hợp check-in hồ Tà Pạ nằm ngay cạnh chùa – nơi được ví như “tuyệt tình cốc”, “hồ trên núi” ở An Giang.

Quanh hồ cũng có một số quán ăn uống và cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, chụp ảnh lấy ngay…, đáp ứng nhu cầu vui chơi, trải nghiệm.

Du khách có thể thuê trang phục và chụp ảnh kỷ niệm ở chùa Tà Pạ. Ảnh: Yến Yến

Trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng có vài địa điểm du lịch, phù hợp để du khách tới tham quan, check-in như: hồ Soài Chek, hồ Ô Tà Sóc, hồ Cô Tô, cổng trời…

Tới đây, du khách cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như gà đốt Ô Thum, bò leo núi, đu đủ đâm, ếch nướng…

Nguồn: Vietnamnet

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng trong mùa thấp điểm du lịch

VTV.vn – Qua mùa cao điểm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng kỷ lục mở ra tín hiệu hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách trong năm, dù còn nhiều thách thức.

Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã đón hơn 9,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019 – thời kỳ hoàng kim của du lịch Việt. Con số 9,2 triệu lượt được các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định là “tín hiệu tốt”, có thể giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách trong năm.

Tính riêng trong tháng 5, cả nước đón 1,53 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ và 12% so với tháng 5/2019, đánh dấu mức cao nhất trong 10 năm qua trong tháng 5. Dù đã qua mùa cao điểm, con số này cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến quanh năm, không chỉ mang tính mùa vụ.

Về thị trường, Trung Quốc đại lục dẫn đầu thị trường nguồn với 2,36 triệu lượt khách (tăng 47%), tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan( Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Malaysia, và Nga. Trong đó, Nga ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 221%, trở thành thị trường châu Âu lớn nhất, nhờ chính sách miễn visa và các chuyến bay thẳng. Các thị trường châu Á như Philippines với mức tăng hơn 200%, Campuchia hơn 160%, và Ấn Độ hơn 134% cũng cho thấy tiềm năng lớn.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng trong mùa thấp điểm du lịch - Ảnh 1.

Khách quốc tế tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại chợ Bến Thành.

Nhiều doanh nhiều inbound (đón khách quốc tế đến) cũng ghi nhận xu hướng khách quốc tế tăng trong 5 tháng đầu năm. Ông Nguyễn Ngọc Toản, CEO Image Travel cho biết lượng khách quốc tế tăng 10% so với cùng kỳ 2024. Lượng tăng trưởng mạnh đến từ các thị trường Pháp và Ý, đặc biệt là khách Tây Âu trẻ tuổi. “Truyền thông về châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đang chiếm sóng ở các nước như Ý, Đức, Tây Ban Nha. Truyền miệng từ khách trẻ cũng góp phần lớn thu hút khách,” ông Toản nói.

Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó tổng giám đốc Vietravel, cũng cho biết xu hướng tương tự. Trong 5 tháng đầu năm, công ty đón gần 10.000 lượt khách quốc tế, tăng 25% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, khách từ Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc tăng mạnh, nhờ sự thuận lợi về visa và đường bay thẳng.

Điểm chung giữa nhóm khách của các doanh nghiệp là xu hướng đi nhóm nhỏ, chi tiêu nhiều hơn và ưu tiên trải nghiệm bản địa. Những điểm đến như Hà Giang, Pù Luông, Côn Đảo, Măng Đen, Cát Bà hay Phú Yên đang được du khách quốc tế tìm đến nhờ thiên nhiên hoang sơ và văn hóa đậm chất địa phương. Bà Hoàng cho biết thời gian lưu trú của khách Âu – Mỹ đã tăng từ 7–9 ngày lên 10–14 ngày; với khách Trung Quốc, tăng từ 4–5 ngày lên 5–7 ngày.

Theo các chuyên gia, tín hiệu tích cực của lượng khách quốc tế đến từ việc Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp từ nới chính sách visa, xúc tiến du lịch, mở đường bay đến đa dạng hóa sản phẩm. Chính sách mở rộng visa cho khách từ các nước như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, và từ tháng 3 là Ba Lan, Thụy Sĩ đã giúp tăng lượng khách từ châu Âu. E-visa được kéo dài thời hạn và áp dụng cho nhiều quốc gia hơn. Nhiều chuyến bay thẳng từ châu Âu và châu Á, đặc biệt với Nga và Ấn Độ, giúp rút ngắn khoảng cách địa lý, thuận lợi đưa nhiều du khách đến Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp, họ cho biết chú trọng vào đa dạng hóa sản phẩm. “Sự quan tâm đến Việt Nam đang mở rộng ở nhiều tệp khách hàng khác nhau nên việc đa dạng hóa sản phẩm trở nên cấp thiết để đáp ứng nhu cầu khác biệt giữa từng nhóm khách”, ông Toản nói. Phía Vietravel cho biết đầu tư vào thiết kế sản phẩm riêng theo quốc tịch, đầu tư vào nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm văn hóa, ẩm thực. Theo bà Hoàng, điều này phát huy hiệu qủa khi khách có xu hướng lưu trú dài hơn, chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt với nhóm Âu, Mỹ.

Dù đạt con số ấn tượng, du lịch Việt Nam cũng đối mặt nhiều thách thức để cạnh tranh với Thái Lan (dự kiến đón hơn 37 triệu khách năm 2025) và Malaysia (27,3 triệu). 

Một trong số những hạn chế theo các đơn vị là cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường ở điểm du lịch còn thiếu chuyên nghiệp, gây phàn nàn từ du khách. Bên cạnh đó, theo công ty nghiên cứu thị trường McKensey, tỷ lệ khách quay lại chỉ đạt 10-15% do Việt Nam thiếu các hoạt động giải trí đa dạng và sản phẩm du lịch độc đáo so với Thái Lan hay Singapore.

Trong những tháng tới, các chuyên gia dự báo tăng trưởng khách quốc tế sẽ được duy trì, khi các đường bay kết nối du lịch ổn định và tăng tần suất, tăng kết nối với các sân bay trong nước. Tuy nhiên, để đạt được tiêu đón 22-23 triệu khách quốc tế trong năm 2025, Việt Nam cần học hỏi từ Thái Lan, như giảm giá vé máy bay, trợ giá lưu trú, và phát triển du lịch bền vững.

Ông Toản và bà Phương Hoàng đồng quan điểm rằng, để giữ chân khách quốc tế, Việt Nam cần bảo vệ văn hóa bản địa và giữ gìn thiên nhiên. “Du khách quốc tế hiện nay không chỉ tìm nơi để tham quan, mà muốn sống chậm, khám phá sâu và sẵn sàng chi trả cho những trải nghiệm khác biệt. Việt Nam cần tận dụng xu thế này để định vị lại hình ảnh một điểm đến độc đáo và bền vững”, bà Hoàng cho biết.

Nguồn: Vtv

Việt Nam đón hơn 9,2 triệu khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025

VTV.vn – Du lịch Việt Nam tiếp tục ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2025.

Du lịch Việt Nam tiếp tục ghi nhận những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2025. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia, trong 5 tháng đầu năm, cả nước đã đón hơn 9,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu bước tiến vững chắc trong nỗ lực khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch châu Á.

Việt Nam đón hơn 9,2 triệu khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025 - Ảnh 1.

Việt Nam đang dần trở thành điểm đến bốn mùa.

Riêng trong tháng 5/2025, Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,5% so với tháng trước. Đây là con số cao kỷ lục trong các tháng 5 của thập kỷ qua, bất chấp thời điểm đã qua mùa cao điểm khách quốc tế. Các chuyên gia nhận định xu hướng tăng trưởng ổn định qua mùa cho thấy Việt Nam đang dần trở thành điểm đến bốn mùa, thay vì chỉ thu hút khách theo mùa vụ như trước.

Việt Nam đón hơn 9,2 triệu khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025 - Ảnh 2.

Việt Nam ngày càng có sức hút lớn với du khách quốc tế.

Cùng với du khách quốc tế, thị trường nội địa vẫn giữ được nhịp tăng ổn định. Trong tháng 5/2025, Việt Nam ghi nhận 14 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 9 triệu lượt khách lưu trú qua đêm. Lũy kế 5 tháng, lượng khách nội địa đạt 61,5 triệu lượt, giữ vai trò trụ cột trong phục hồi ngành du lịch. Doanh thu từ du lịch lữ hành trong 5 tháng đầu năm ước đạt 38.400 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ 2024.

Việt Nam đón hơn 9,2 triệu khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025 - Ảnh 3.

Dấu ấn bản sắc văn hóa là điểm mạnh thu hút khách quốc tế.

Với các con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đang lọt vào nhóm các quốc gia có tốc độ phục hồi du lịch nhanh nhất khu vực. Trên các nền tảng tìm kiếm lớn, lượng truy cập liên quan đến du lịch Việt Nam tăng mạnh, cho thấy sức hút ngày càng lớn của Việt Nam với du khách quốc tế.

Nguồn: Vtv

Yêu cầu rà soát, siết chặt quản lý bảo vệ di tích, danh thắng

VTV.vn – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng quy định pháp luật.

Trước thực trạng nhiều di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh bị xâm hại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng quy định pháp luật. 

Yêu cầu rà soát, siết chặt quản lý bảo vệ di tích, danh thắng - Ảnh 1.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Công văn nêu rõ, yêu cầu các địa phương rà soát toàn bộ hệ thống di tích đã kiểm kê, xếp hạng, bảo đảm từng di tích có đơn vị, cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, tránh tình trạng buông lỏng, chậm phát hiện và xử lý xâm hại. Các địa phương cũng được yêu cầu hoàn thiện hồ sơ khoa học, quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích, đồng thời xác định rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong công tác bảo tồn di tích, hiện vật và cảnh quan văn hóa. 

Yêu cầu rà soát, siết chặt quản lý bảo vệ di tích, danh thắng - Ảnh 2.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn di tích, hiện vật và cảnh quan văn hóa.

Đề nghị tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, xử lý nghiêm các vi phạm, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với các trường hợp buông lỏng quản lý dẫn đến di tích bị xâm hại. Cùng với đó, công văn cũng nhấn mạnh việc chuẩn bị nguồn lực để triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Các địa phương cần tổ chức tập huấn, phổ biến quy định mới đến cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp và người dân, bảo đảm thống nhất trong thực thi pháp luật di sản.

Nguồn: Vtv

Vì sao chỉ người ngồi ghế 11A trên máy bay thoát chết, 241 khách tử vong?

Thảm họa hàng không vừa xảy ra vào ngày 12/6 trên chuyến bay Boeing 787-8 Dreamliner của Air India (Ấn Độ) bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trên đường đến London (Anh).

Vì sao chỉ người ngồi ghế 11A trên máy bay thoát chết, 241 khách tử vong? - 1

Phần đuôi máy bay rơi xuống một tòa nhà (Ảnh: Reuters).

Tai nạn khiến ít nhất 290 người tử vong (gồm cả người trên máy bay và người dưới mặt đất). Thời điểm máy bay gặp nạn đang chở 242 hành khách và phi hành đoàn.

Tuy nhiên, chỉ duy nhất vị khách ngồi ở ghế số 11A sống sót kỳ diệu, thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận thế giới, trong khi toàn bộ những người khác trên máy bay được giới chức địa phương xác nhận đã tử vong.

Danh tính người sống sót được xác nhận là ông Vishwash Kumar Ramesh, 40 tuổi, quốc tịch Anh. Hình ảnh ghi lại tại hiện trường cho thấy ông Kumar bị thương nhưng vẫn có thể tự đi lại, cho thấy ông không bị chấn thương nghiêm trọng đến tính mạng. Sự sống sót của ông là điểm sáng hiếm hoi giữa một thảm kịch tang thương.

Vị trí ghế 11A trên chuyến bay của Air India nằm ở đâu?

Chiếc máy bay gặp nạn là Boeing 787-8 Dreamliner. Theo sơ đồ bố trí chỗ ngồi, ghế 11A nằm ở hàng đầu tiên của khoang phổ thông, ngay phía sau khoang thương gia.

Vì sao chỉ người ngồi ghế 11A trên máy bay thoát chết, 241 khách tử vong? - 2

Vị khách duy nhất sống sót sau tai nạn (Ảnh: HT).

Đây là ghế cạnh cửa sổ phía bên trái của máy bay và ở gần phần đầu. Vị trí được cho là giúp tăng khả năng sống sót trong trường hợp máy bay gặp tai nạn. Ngoài ra, ghế 11A cũng nằm ngay sau cửa đóng vai trò là lối thoát hiểm trong tình huống nguy hiểm.

Theo thông tin mới nhất từ CNN, một bác sĩ cho biết tình trạng nạn nhân Ramesh “không quá nguy kịch” và anh có thể được xuất viện trong vài ngày tới.

“Anh ấy không bị thương quá nặng và hiện được theo dõi chặt chẽ. Tâm trạng của bệnh nhân hiện ổn định hơn”, Tiến sĩ Rajnish Patel, Giáo sư và Trưởng khoa phẫu thuật tại Bệnh viện dân sự Ahmedabad cho biết.

Tuy nhiên các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không đều mô tả sự sống sót của vị khách này “rất kỳ diệu”.

Khoảnh khắc máy bay chở 242 hành khách của Air India gặp nạn (Nguồn video: Daily Mail).

Ông David Soucie, Cựu thanh tra an toàn của Cục Hàng không Liên bang Mỹ bày tỏ sự ngạc nhiên khi một người ngồi ở vị trí ghế 11A lại có thể sống sót sau tai nạn như vậy.

“Chiếc ghế đó đúng là nơi mà thanh giằng của cánh sẽ nằm bên dưới. Đây sẽ là nơi vững chắc để máy bay chạm đất. Nhưng xét về khả năng sống sót ở phía trên thì điều này thực sự đáng kinh ngạc”, ông phân tích.

Vị trí chỗ ngồi ảnh hưởng tới tỷ lệ sống sót trên máy bay ra sao?

Sau những vụ tai nạn hàng không xảy ra trong thời gian qua, nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi, vậy liệu đâu là chỗ ngồi an toàn có tỷ lệ sống sót cao nhất khi máy bay gặp nạn?.

Để trả lời câu hỏi này, rất nhiều các chuyên gia đã đưa ra những phân tích riêng với nhiều lý do khác nhau.

Theo đánh giá của bà Alison Duquette, phát ngôn viên từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ, tai nạn máy bay thường có nhiều loại, có thể do đụng độ, sự cố hạ cánh hay va chạm trên đường băng. Bởi vậy, không có ghế ngồi nào an toàn nhất.

Vì sao chỉ người ngồi ghế 11A trên máy bay thoát chết, 241 khách tử vong? - 3

Trong nhiều vụ tai nạn máy bay thảm khốc, hành khách không còn cơ hội sống dù ngồi ở vị trí nào (Ảnh: Quora).

Tuy vậy, căn cứ theo số liệu phân tích từ Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) với các vụ tai nạn hàng không dành cho máy bay thương mại từ năm 1971 cho thấy, có sự liên quan giữa tỷ lệ thương vong và sống sót với vị trí ghế ngồi. Hành khách ngồi gần đuôi máy bay chiếm gần 40% khả năng tồn tại so với những người ngồi phía trước.

Những chiếc ghế ở phía sau máy bay thường không được du khách ưa thích vì vài lý do. Một trong số đó là phải đợi rất lâu để xuống máy bay. Nhưng mạng lưới An toàn Hàng không phân tích từ 65 vụ rơi máy bay nhận thấy, đây là nơi an toàn nhất trong số hơn 50% vụ tai nạn, dựa trên tỷ lệ sống sót.

Cụ thể, những chỗ ngồi giữa máy bay có tỷ lệ tử vong cao nhất với 39% và 38% với các ghế phía trước. Ghế ngồi sau có tỷ lệ tử vong thấp hơn, vào khoảng 32%.

Đối với khu vực hàng ghế giữa cũng có nhiều nguy hiểm. Do các máy bay thương mại thường lưu trữ nhiên liệu hai bên cánh, nó dễ dàng bốc cháy hay phát nổ, làm giảm cơ hội sống sót của hành khách khi có sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó, tình huống khẩn cấp cũng sẽ quyết định khả năng sống sót. Nếu máy bay gặp tai nạn đâm vào sườn núi hay rơi xuống biển thì cơ hội sống của hành khách gần như bằng 0.  

Đơn cử như thảm họa hàng không năm 1979 ở New Zealand. Chuyến bay TE901 của Air New Zealand đã đâm vào sườn núi Erebus thuộc Nam Cực, khiến toàn bộ 257 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Tuy nhiên, Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn nhận định rằng, khả năng tử vong trong các vụ tai nạn máy bay ít liên quan tới vị trí ngồi, mà ảnh hưởng nhiều từ tình huống xung quanh vụ tai nạn.

Đơn cử như, nếu đuôi máy bay chịu lực tác động lớn thì những hành khách ở giữa hay phía trước lại có tỷ lệ sống cao hơn người ngồi phía sau.

Nguồn: Dantri

Bản làng ẩn mình trong thung lũng ở Thanh Hóa hút du khách tới trải nghiệm

Bản Kho Mường (xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) nằm trong thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến khám phá, trải nghiệm.

XEM CLIP:

Bản Thái ẩn mình trong thung lũng

Bản Kho Mường nằm cách TP Thanh Hóa hơn 150km. Đây là bản làng của người Thái, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Kho Mường cũng nằm cách biệt với các bản làng khác trong vùng.

Người dân cho biết, “Kho” là cái gốc, “Mường” là làng. “Kho Mường” là nơi đầu tiên (cách đây 300 năm) con người đến, thấy thung lũng bằng phẳng, nguồn nước dồi dào từ các con suối nên quyết định ở lại phát nương làm rẫy và xây dựng bản làng.

W-1Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch.jpg
Bản Kho Mường nằm biệt lập trong thung lũng 

Đường vào bản men theo sườn núi ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Con đường này là thử thách đối với các “phượt thủ” thích khám phá nơi đây.

Nhìn từ trên cao, bản Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị với những ngôi nhà sàn nằm sát chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh Kho Mường là màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng già nguyên sinh. 

Đến Kho Mường, du khách sẽ được đắm chìm trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào náo nhiệt của phố thị. Bên cạnh đó, du khách còn được ăn các món bản địa, xem các tiết mục văn nghệ của người địa phương.

W-2Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch .jpg
Những ngôi nhà sàn khang trang của người dân bản địa

Đến Kho Mường, du khách cũng có cơ hội tham quan hang Kho Mường (hang Dơi), một hang động dài 2,5km với những khối thạch nhũ nhiều hình dạng lạ mắt.

Phát triển du lịch cộng đồng

Những năm qua, nhiều hộ dân ở bản Kho Mường đã được tập huấn, trang bị kiến thức, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến đây tham quan, trải nghiệm.

W-3Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch.jpg
Du khách tới Kho Mường trải nghiệm

Ông Hà Đình Nếch (74 tuổi, kinh doanh homestay ở Kho Mường) cho biết, trước đây người dân trong bản đổ xô vào miền Nam làm kinh tế.

Khoảng 10 năm trước, nhận thấy vẻ đẹp nguyên sơ của bản phù hợp để phát triển du lịch nên nhiều hộ gia đình đã đăng ký làm du lịch cộng đồng và ra ngoài học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch tại địa phương.

Các hộ gia đình được đào tạo tiếng Anh cơ bản để có thể giao tiếp với khách quốc tế, được học cách chế biến, nấu ăn đạt chuẩn để phục vụ du khách.

W-4Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch.jpg
Du lịch cộng đồng đang được phát triển ở Kho Mường

Trưởng bản Hà Văn Thào cho biết, bản có 62 hộ dân, 100% là người Thái. Bản vẫn giữ được những ngôi nhà sàn truyền thống, các nét văn hóa của đồng bào Thái nên những năm qua bản đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

“Du lịch cộng đồng giúp người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Thái.

Vì vậy, nhiều gia đình đã đầu tư cơ sở vật chất để đón khách du lịch đến đây trải nghiệm”, ông Thào nói.

W-5Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch .jpg
Khách du lịch khám phá hang động tại Kho Mường

“Làm du lịch cũng giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục lao động của bản, mỗi tháng có thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng như chạy xe ôm đưa khách vào bản, làm việc ở các homestay, dẫn đoàn…”, ông Thào cho biết thêm.

Hiện tại, bản Kho Mường có gần 10 hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng và một số hộ đang sửa chữa, xây dựng homestay để đón khách đến lưu trú.

XEM CLIP:

Bản Thái ẩn mình trong thung lũng

Bản Kho Mường nằm cách TP Thanh Hóa hơn 150km. Đây là bản làng của người Thái, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Kho Mường cũng nằm cách biệt với các bản làng khác trong vùng.

Người dân cho biết, “Kho” là cái gốc, “Mường” là làng. “Kho Mường” là nơi đầu tiên (cách đây 300 năm) con người đến, thấy thung lũng bằng phẳng, nguồn nước dồi dào từ các con suối nên quyết định ở lại phát nương làm rẫy và xây dựng bản làng.

W-1Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch.jpg
Bản Kho Mường nằm biệt lập trong thung lũng 

Đường vào bản men theo sườn núi ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Con đường này là thử thách đối với các “phượt thủ” thích khám phá nơi đây.

Nhìn từ trên cao, bản Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị với những ngôi nhà sàn nằm sát chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh Kho Mường là màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng già nguyên sinh. 

Đến Kho Mường, du khách sẽ được đắm chìm trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào náo nhiệt của phố thị. Bên cạnh đó, du khách còn được ăn các món bản địa, xem các tiết mục văn nghệ của người địa phương.

W-2Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch .jpg
Những ngôi nhà sàn khang trang của người dân bản địa

Đến Kho Mường, du khách cũng có cơ hội tham quan hang Kho Mường (hang Dơi), một hang động dài 2,5km với những khối thạch nhũ nhiều hình dạng lạ mắt.

Phát triển du lịch cộng đồng

Những năm qua, nhiều hộ dân ở bản Kho Mường đã được tập huấn, trang bị kiến thức, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến đây tham quan, trải nghiệm.

W-3Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch.jpg
Du khách tới Kho Mường trải nghiệm

Ông Hà Đình Nếch (74 tuổi, kinh doanh homestay ở Kho Mường) cho biết, trước đây người dân trong bản đổ xô vào miền Nam làm kinh tế.

Khoảng 10 năm trước, nhận thấy vẻ đẹp nguyên sơ của bản phù hợp để phát triển du lịch nên nhiều hộ gia đình đã đăng ký làm du lịch cộng đồng và ra ngoài học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch tại địa phương.

Các hộ gia đình được đào tạo tiếng Anh cơ bản để có thể giao tiếp với khách quốc tế, được học cách chế biến, nấu ăn đạt chuẩn để phục vụ du khách.

W-4Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch.jpg
Du lịch cộng đồng đang được phát triển ở Kho Mường

Trưởng bản Hà Văn Thào cho biết, bản có 62 hộ dân, 100% là người Thái. Bản vẫn giữ được những ngôi nhà sàn truyền thống, các nét văn hóa của đồng bào Thái nên những năm qua bản đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

“Du lịch cộng đồng giúp người dân từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Thái.

Vì vậy, nhiều gia đình đã đầu tư cơ sở vật chất để đón khách du lịch đến đây trải nghiệm”, ông Thào nói.

W-5Từ bản làng biệt lập đến phát triển du lịch .jpg
Khách du lịch khám phá hang động tại Kho Mường

“Làm du lịch cũng giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục lao động của bản, mỗi tháng có thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng như chạy xe ôm đưa khách vào bản, làm việc ở các homestay, dẫn đoàn…”, ông Thào cho biết thêm.

Hiện tại, bản Kho Mường có gần 10 hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng và một số hộ đang sửa chữa, xây dựng homestay để đón khách đến lưu trú.

Nguồn: Vietnamnet

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê

VTV.vn – Nếu du khách đã quen với thành phố biển Nha Trang sôi động, thì một lịch trình về thị xã Ninh Hòa (cách Nha Trang 30km), sẽ là gợi ý mới mẻ cho kỳ nghỉ mùa hè năm nay.

Trong thời đại mà những chuyến đi “check-in vội vã” ngày càng phổ biến, xu hướng du lịch chậm (slow travel) đang dần trở lại như một làn gió mát lành. Không cần chen chân nơi phố xá đông đúc, không vội vàng chạy theo lịch trình dày đặc, du lịch chậm là cách để con người tái kết nối với chính mình, với thiên nhiên và văn hóa bản địa. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyến đi như thế, thì Ninh Hòa – thị xã lớn nhất Việt Nam, cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km là điểm đến lý tưởng.

Ngày 1: Bắt đầu hành trình với biển Dốc Lết

Sau chuyến bay đến sân bay Cam Ranh, du khách có thể di chuyển về Dốc Lết – một bãi biển đẹp nhưng còn giữ được nét hoang sơ do chưa bị du lịch hóa mạnh. Nghỉ ngơi tại một căn villa nằm sát biển, có những ô cửa đều nhìn ra đại dương, bạn sẽ cảm nhận được vẻ yên ả của những sớm bình minh trên mặt nước phẳng lặng. Bữa tối giản dị nhưng tươi ngon tại quán hải sản ngay bờ kè với hải sản địa phương là cách mở đầu hoàn hảo cho hành trình “sống chậm”.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 1.

Biển Dốc Lết có cát mịn, thoải dài, là một trong những bãi biển an toàn nhất ở Khánh Hòa.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 2.

Một căn homestay xinh xắn ven biển.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 3.

Tự chọn hải sản tại quán ăn địa phương.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 4.

Thưởng thức bữa tối với chi phí bình dân.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 5.

Ốc hương nướng mọi.

Ngày 2: Ẩm thực dân dã và hoàng hôn trong vườn rừng

Một buổi sáng thong dong bắt đầu bằng việc ra chợ hải sản, chọn những con mực, tôm đất còn nhảy tanh tách, rồi ghé quán dân dã để đúc bánh xèo ngay tại chỗ. Buổi trưa là bữa bánh tráng cuốn đơn giản nhưng tròn vị tại chính homestay đang ở. Khi đi chợ địa phương, khi nấu những bữa ăn cùng gia đình, đó cũng chính là thời gian để cả nhà kết nối với nhau.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 6.

Đi chợ mua mực tươi.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 7.

Bữa trưa tự nấu nướng tại homestay.

Buổi chiều, sau một giấc ngủ trưa thoải mái, bạn sẽ thấy mình chẳng cần làm gì nhiều ngoài việc ngắm nhìn biển xanh, nghe tiếng sóng vỗ. Khi hoàng hôn buông, đừng bỏ qua An Garden – một vườn rừng nhỏ nằm giữa vùng chiêm trũng ở Ninh Diêm, nơi bạn có thể dùng bữa tối với các món ăn chế biến từ nấm bào ngư sạch được trồng tại vườn. Cảnh sắc nơi đây yên bình đến mức ai cũng sẽ muốn lưu lại lâu hơn. Xung quanh là những cánh đồng muối, du khách có thể đến chơi, chụp ảnh và trải nghiệm cùng diêm dân. 

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 9.

Tận hưởng buổi chiều yên bình.

Ngày 3: Giao thoa giữa quê và phố – tắm suối Ba Hồ

Với sự hướng dẫn của người dân bản địa, du khách có thể ghé một quán bánh ướt địa phương không biển hiệu, không tên gọi, nhưng đông kín khách – bằng chứng cho thấy ẩm thực truyền thống nơi đây vẫn giữ được sức hút riêng. Sau đó, bạn có thể “tạm rời quê” để lên thành phố Nha Trang, tham quan Bảo tàng Hải dương học với nhiều sinh vật biển kỳ thú.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 10.

Thủy cung tại Bảo tàng Hải Dương.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 11.

Khu vực trưng bày câu chuyện về rùa biển.

Bữa trưa tại tổ hợp “Nha Trang Xưa” giúp bạn cảm nhận được không gian văn hóa – ẩm thực miền Trung một cách trọn vẹn, và có thể ngả lưng trên chiếc võng dưới tán cây mát rượi. Buổi chiều, hành trình chậm đưa bạn về lại thiên nhiên tại suối Ba Hồ, nơi suối chảy từ đỉnh núi Hòn Sơn xuyên qua rừng nguyên sinh tạo thành ba hồ nước tự nhiên tuyệt đẹp. Ở đây, du khách có thể ngâm mình dưới làn nước trong veo, thưởng thức gà nướng, cháo gà bên suối và nghe tiếng chim rừng văng vẳng – một kiểu “spa tự nhiên” không thể tìm thấy giữa phố thị.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 12.

Suối Ba Hồ có vẻ đẹp độc đáo với những tầng đá, thác nước lớn nhỏ đan xen cho du khách tắm thỏa thích.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 13.

Đi bộ dưới tán rừng nguyên sinh.

Ngày 4: Đắm mình trong ẩm thực xứ Ninh

Ngày thứ tư là thời gian dành riêng cho ẩm thực. Từ bún cá dầm, nem nướng Ninh Hòa, bánh bèo chén, đến chè sương sa sầu riêng, kem bơ, trái cây tô, với giá rất rẻ – bạn sẽ hiểu vì sao nơi này khiến thực khách muốn “xin công thức mang về mở quán”. Buổi chiều là lúc ghé chợ Dinh mua hải sản khô, đặt chả cá tận xưởng để làm quà. Sau đó, trở lại homestay, cả nhà cùng vào bếp nấu một bữa cơm đậm vị quê nhà với cá chiên, canh cá và nước dừa xiêm mát lạnh.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 14.

Bánh xèo đúc tôm, mực.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 15.

Bún cá là “món ăn quốc dân” của người Ninh Hòa.

Ngày 5: Kết thúc hành trình bằng sự an yên

Sáng sớm, chỉ cần một tô bánh canh nóng hổi giá 10.000 đồng và miếng bánh tro quê, bạn đã có đủ năng lượng để tạm biệt mảnh đất yên bình này.

Một hành trình không cần vội, cũng chẳng cần quá cầu kỳ. Nếu yêu thiên nhiên và thích văn hóa bản địa, bạn sẽ thấy Ninh Hòa – Nha Trang có thể mang đến những trải nghiệm du lịch rất khác, mộc mạc, chân thành và sâu lắng. Đó là cách để tìm lại những khoảng trời yên tĩnh, những phút giây sống thật giữa cuộc sống hiện đại, xô bồ.

Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 16.Du lịch chậm ở Ninh Hòa – Nha Trang: Hòa mình vào ẩm thực bản địa và nhịp sống của miền quê - Ảnh 17.

Vẻ đẹp trên đường đèo Lương Sơn từ Ninh Hòa đi Nha Trang.

Nguồn: Vtv

Ùn tắc đèo Bảo Lộc khiến nhiều du khách mệt mỏi khi đến Đà Lạt

VTV.vn – Tình trạng kẹt xe ở đèo Bảo Lộc thời gian qua khiến nhiều du khách từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đi du lịch Đà Lạt cảm thấy mệt mỏi, mất nhiều thời gian di chuyển.

“Mình sắp xếp đi Đà Lạt chơi 3 ngày hai đêm, nhưng mất hẳn một ngày chỉ để đi và về”, chị Tân, một khách vừa đi du lịch Đà Lạt về cho biết.

Chị Tân đặt vé xe khởi hành từ TP Hồ Chí Minh hôm 8/6, xe xuất phát ở bến lúc 5h, theo lịch sẽ đến TP Đà Lạt lúc 12h, nhưng gần 14h nữ du khách mới đến nơi do xe gặp điểm ùn bắt đầu từ đèo Bảo Lộc.

Chuyến về ngày 10/6, nữ khách đi xe lúc 13h30. Theo lịch trình, khoảng 21h sẽ đến bến xe Miền Đông mới nhưng 23h30 xe mới đến điểm cuối. Tính cả thời gian trung chuyển, chị mất gần 12 tiếng để di chuyển chặng Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh.

“Trước đây đi Đà Lạt chỉ 7-8 tiếng, chuyến này đi lâu nên ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm”, chị Tâm nói.

Mệt mỏi: đi Đà Lạt hơn 10 tiếng vì kẹt xe đèo Bảo Lộc - Ảnh 1.

Nhiều phương tiện ùn ứ trên đèo Bảo Lộc chiều 11/6. (Ảnh: Thanh Phong)

Trong hơn nửa tháng qua, tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng liên tục xảy ra trên đèo Bảo Lộc (quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng), đặc biệt vào các khung giờ cao điểm sáng và chiều. 

Cụ thể, chiều 8/6, hàng nghìn phương tiện bị kẹt cứng suốt hơn 3 giờ, tạo thành hàng dài hơn 10 km ở cả hai chiều lên và xuống đèo. Nguyên nhân chính là do công trình sửa chữa, nâng cấp Cầu Bảo Lộc 2 đang thi công dang dở, khiến mặt đường bị thu hẹp, giao thông qua khu vực này chỉ được lưu thông một chiều luân phiên, cách nhau khoảng 25-30 phút. Cùng thời điểm, lưu lượng xe cá nhân và du lịch tăng mạnh do cao điểm hè, trong khi tuyến quốc lộ 28B – tuyến tránh đèo – cũng đang sửa chữa, khiến lượng xe dồn về đèo Bảo Lộc ngày càng lớn.

Mệt mỏi: đi Đà Lạt hơn 10 tiếng vì kẹt xe đèo Bảo Lộc - Ảnh 2.

Xe khách tập trung tại một điểm dừng sau khi qua đèo Bảo Lộc. Ảnh: Xuân Bắc

Anh Bắc, tài xế một công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh cho biết “quá mệt mỏi” với tuyến đường đi Đà Lạt thời gian qua. “Ùn tắc liên tục ở đoạn cầu hẹp”, anh nói. Tài xế cho biết lái cung đường này thường xuyên, trước đây thời gian chỉ 7 tiếng, những ngày qua thời gian chậm hơn rất nhiều. “Riêng khu vực đèo Bảo Lộc bình thường chỉ mất 20 phút để qua, những ngày qua phải mất 45 phút, có hôm chờ đến 8 nhịp đèn đỏ mới đi được”, anh Bắc nói.

TP Đà Lạt và Bảo Lộc đang vào đợt cao điểm đón khách mùa hè, lượng khách gần như kín chỗ vào dịp cuối tuần, đa số khách là nhóm công ty đi theo đoàn hoặc nhóm gia đình. Nhóm khách này thường chọn đi xe khách hoặc tự lái để tiết kiệm chi phí. Trung bình, vé xe khách giường nằm giai đoạn tháng 6 khoảng 350.000 đồng đến 450.000 đồng mỗi vé/chiều, tùy thuộc hãng xe và dịch vụ. Chí phí này bằng khoảng 1/3 so với di chuyển bằng máy bay. Tuy nhiên, tình hình giao thông trên trục chính quốc lộ 20 những ngày qua khiến khách du lịch từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến Đà Lạt có lịch trình kéo dài hơn dự kiến, gây mệt mỏi.

Theo thống kê của Agoda đầu tháng 6, Đà Lạt là một trong 5 điểm đến thu hút khách nhất mùa hè, chỉ sau Hà Nội, Nha Trang và Đà Nẵng. Lượng khách đến Đà Lạt bằng đường bộ từ các tỉnh phía Nam được dự báo sẽ tăng dần khi nhiều công ty đưa nhân viên đi du lịch, học sinh nghỉ hè và thời tiết các tỉnh miền Bắc vào cao điểm nắng nóng. Mặt khác, lượng khách đặt xe du lịch cũng tăng nhiều hơn khi sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa chữa.

Mệt mỏi: đi Đà Lạt hơn 10 tiếng vì kẹt xe đèo Bảo Lộc - Ảnh 3.

Các điểm tham quan tại Đà Lạt đông khách vào dịp cuối tuần 8/6.

Đại diện một công ty lữ hành tại TP Hồ Chí Minh lo lắng tình hình giao thông sẽ khiến khách mệt mỏi, thời gian di chuyển kéo dài ảnh hưởng đến lịch trình vì đa số khách đi Đà Lạt chỉ chọn tham quan, lưu trú trong 3 ngày 2 đêm.

Trước tình trạng ùn ứ kéo dài, chính quyền địa phương đã yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời tạm dừng thi công vào các ngày cuối tuần để giảm áp lực giao thông. Các lực lượng chức năng cũng tăng cường phân luồng, điều tiết tại hai đầu đèo, song việc giải tỏa hoàn toàn ùn tắc vẫn gặp nhiều khó khăn do địa hình hạn chế và lượng xe quá lớn.

Anh Bắc cho biết tình hình kẹt xe hiện kéo dài liên tục cả ngày trong tuần và cuối tuần. “Nếu muốn di chuyển nhanh hơn, du khách tránh đặt xe vào các giờ cao điểm và cuối tuần”, anh nói.

Nguồn: Vtv

Hòn đảo khiến du khách ‘phải lòng’, đến rồi đều muốn được ở lại

HÀ LAN – Chỉ cần một lần ghé thăm cũng đủ để khiến nhiều du khách phải lòng, rồi tình nguyện chuyển đồ đạc đến sống ở Bonaire lâu dài.

Sinh ra và lớn lên ở Chicago (Mỹ), Susan Davis chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày bà rời xa mảnh đất này cho tới khi tham gia một chuyến lặn biển ở Bonaire vào năm 1988.

4 năm sau chuyến đi ấy, nữ du khách Mỹ quyết định bán mọi tài sản ở quê nhà, mua vé máy bay một chiều đến hòn đảo giữa biển Caribe để định cư. Tại đây, Davis đã trở thành một hướng dẫn viên du lịch về các loài chim.

467o8ryuligk.jpg
Những cánh đồng muối hồng trên đảo Bonaire. Ảnh: Lonely Planet

“Tôi yêu Bonaire. Ngày trở về Mỹ sau chuyến đi đầu tiên ấy, tôi đã tự nhủ rằng một ngày nào đó tôi chắc chắn sẽ quay lại và gắn bó với nơi này”, bà David, hiện ở độ tuổi ngoài 60, chia sẻ trên CNN.

Nữ du khách người Mỹ không phải là trường hợp duy nhất trót “phải lòng” hòn đảo ở vùng Leeward Antilles của Hà Lan. 

Vào những năm 1960, dân số của Bonaire chưa tới 6.000 người. Con số này đã tăng hơn 2 lần lên 15.000 người, vào năm 2010. Theo Cơ quan Thống kê Hà Lan (CBS), hiện hòn đảo này là nơi cư trú của khoảng 23.000 người.

“Du khách bị thu hút bởi sự yên bình và những cảm xúc tích cực mà hòn đảo mang lại”, Rolando Marin, nhân viên thuộc Hội đồng Du lịch Bonaire, cho biết.

679iruuykjh.jpg
Thủ phủ Kralendijk của đảo Bonaire. Ảnh: CNN

Bonaire nằm ở ngoài khơi Venezuela. Với diện tích chỉ khoảng 287km2, du khách chỉ cần 3-4 tiếng là có thể lái xe dạo quanh hòn đảo.

Hòn đảo này ban đầu vốn không được nhiều du khách nước ngoài biết tới. Đa phần khách tới đây đều là những thợ lặn chuyên nghiệp.

Trên đảo có một sân bay nhỏ. Từ đây, du khách mất khoảng 10 phút để ngồi xe đến Kralendijk, nơi tập trung hầu hết các khu nghỉ dưỡng trên đảo. 

Các phòng khách sạn tại đây thường được trang bị một gian bếp nhỏ vì phần lớn du khách đều lưu trú trong một thời gian dài, khoảng vài tuần hoặc lâu hơn. Ở Bonaire cũng có nhiều nhà nghỉ hoặc homestay do người dân địa phương mở.

doubledipsnorkeltrip.jpg
Lặn biển là một trong những lý do thu hút du khách đến Bonaire. Ảnh: Expedia

Các nhà hàng của Bonaire lại gây được ấn tượng cho du khách nhờ nguồn hải sản tươi sống phong phú và dồi dào. 

Bonaire được cho là kinh tế kém phát triển nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc hòn đảo này tránh được những tác động tiêu cực của đô thị hóa. Người dân tại đây từ lâu luôn chú trọng tới việc phát triển bền vững.

“Tại các quầy hàng trên đảo, đĩa đựng thức ăn cho khách mang về đều là loại tái sử dụng. Chai đựng nước ép trái cây bằng thủy tinh. Khách hàng uống xong sẽ trả lại chai để dùng tiếp cho lần sau”, một quan chức địa phương chia sẻ.

Vị quan chức này cho biết thêm, từ năm 2022, chính quyền đã cấm dùng đồ nhựa sử dụng 1 lần, nhằm loại bỏ tối đa rác thải nhựa để bảo vệ hệ sinh thái.

washington slagbaaictourism0corporation bonaire 1280.png
Khung cảnh hoang sơ ở Bonaire. Ảnh: Tripadvisor

Bonaire còn có một khu bảo tồn lừa, rùa biển, hồng hạc và một quỹ đổi mới rạn san hô. “Chúng tôi cố gắng bảo vệ những gì nguyên sơ nhất, mọi sự phát triển, bê tông hóa đều bị hạn chế”, quan chức của Bonaire nhấn mạnh.

Cũng như Susan Davis, Harry Schoffelen đến Bonaire du lịch vào năm 2010 và từ đó trở đi ông chưa một lần rời khỏi hòn đảo.

“Sao lại có thể không yêu nơi này được cơ chứ. Tôi đã gặp rất nhiều người đến đây du lịch và sau đó tìm mua nhà để ở lại”, ông Schoffelen chia sẻ.

Flamingos in Aruba ABC Islands 1024x683.jpg
Ảnh: CNN

Bonaire được coi là điểm đến an toàn, thuộc nhóm rủi ro du lịch cấp thấp nhất, theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Hòn đảo còn có nhiều điểm cộng khác như thời tiết ấm áp, các trường công lập với cơ sở vật chất tốt, dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí,…

Bên cạnh đó, Bonaire còn không có hệ thống đèn giao thông; dê và hồng hạc tự do đi lại khắp nơi; những bãi biển đẹp và giá nhà đất phải chăng.

lac_bay_in_bonaire1710500368.jpg
Ảnh: Expedia

Kiki Multem – blogger du lịch ngoài 30 tuổi, quyết định chuyển hẳn đến sống ở Bonaire sau một chuyến thăm hòn đảo này vào năm 2021. 

“Người dân ở đây cực kỳ thân thiện. Tôi tìm thấy bình yên thực sự ở nơi này. Cuộc sống trên đảo đã thay đổi tôi rất nhiều theo hướng tích cực”, Multem nói.

Bất kỳ du khách nào cũng có thể dễ dàng xin ở lại Bonaire dài ngày. Du khách có hộ chiếu Hà Lan hoặc Mỹ có thể ở lại tới 6 tháng mỗi năm mà không cần giấy phép cư trú. Đảo không có bất kỳ hạn chế nào đối với người nước ngoài muốn mua nhà.

“Bonaire như ẩn chứa trong mình một sức hút đặc biệt tới kỳ lạ. Khi mọi người đến lần đầu, họ thấy hòn đảo đáng yêu với các bãi biển, con người thân thiện”, Davis giải thích lý do nhiều người yêu mến và muốn chuyển đến hòn đảo này.

Nguồn: Vietnamnet

TIN MỚI NHẤT