Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Lễ hội dâng đăng độc đáo mừng Lễ Vía Bà tại núi Bà Đen

Từ ngày 30/5 – 1/6/2025 (nhằm ngày 4 – 6/5 âm lịch), chuỗi các hoạt động quy mô và độc đáo sẽ được tổ chức trên núi Bà Đen trong Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu.

Dịp này, khu du lịch núi Bà Đen cũng áp dụng chương trình giá vé đặc biệt, chỉ 400.000đ/người lớn và 250.000đ/trẻ em cho combo lên chùa Bà và đỉnh núi.

Loạt nghi thức dân gian đặc trưng tại chùa Bà

Từ ngày 30/5 – 1/6 (tức ngày 4,5,6 tháng 5 Âm lịch), Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức tại hệ thống chùa Bà với một loạt các nghi lễ truyền thống làm nên nét đặc sắc riêng của lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm đối với người dân Nam bộ. 

01 Le via ba.jpg
Lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 30/5 đến 1/6 tại núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Từ 8h sáng đến 22h ngày 30/5, tại hệ thống chùa Bà sẽ tổ chức các nghi lễ chính như lễ Bạch Phật cúng Ngọ, lễ cúng Bà, múa bóng rỗi, múa mâm vàng, cải lương…, đặc biệt là lễ Tắm Bà – nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong dịp lễ vía. Đây là nghi thức để nhân dân tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát – được xem là vị thần bảo hộ cả vùng đất, và xin lộc từ những chiếc khăn, nước, lộc hoa… dùng trong lễ tắm Bà. 

Từ ngày 31/5 – 1/6, các nghi lễ như Tấu nhạc, Bạch Phật cúng Ngọ, khai hoa cấp thuỷ, Trình thập cúng (dâng 10 loại lễ vật: Hoa, đèn, nhang, trà, quả, thực, bỉnh, thủy xoàn, châu báu…), và chương trình nghệ thuật cải lương sẽ tiếp tục tổ chức tại hệ thống chùa Bà, làm nên mùa lễ hội lớn bậc nhất trong năm tại “nóc nhà” Nam bộ.

Đi chợ lá trên đỉnh núi Bà

Là phiên chợ có một không hai của Tây Ninh, chợ lá nổi tiếng với cách thức mua hàng độc lạ: dùng lá thay tiền. Được biết, chợ lá do một thầy thuốc từng sinh sống tại thị xã Hòa Thành khởi xướng vào hơn 10 năm trước. Từ đó, cứ đến Rằm tháng Giêng, người dân địa phương lại tổ chức họp chợ một lần, nơi bất cứ ai cũng có thể tham gia phiên chợ với các quầy hàng bày bán nhiều món đặc sản dân dã địa phương. 

Ngày nay, núi Bà Đen tổ chức chợ lá vào một số ngày trọng đại trong năm nhằm nuôi dưỡng, và tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống bản địa, đồng thời tạo cơ hội cho du khách cảm nhận nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Tây Ninh.

02 Le via ba.jpg
Chợ lá tổ chức vào ngày 31/5 và 1/6 trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Trong dịp lễ Vía Bà Đen năm nay, khu du lịch Sun World Ba Den Mountain sẽ tổ chức hai phiên chợ lá tại quảng trường trên đỉnh núi, vào ngày Thứ 7 (31/5) và Chủ nhật (1/6), từ 17h – 19h. Tại đây, mỗi du khách đi qua cổng soát vé cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen sẽ được phát một chiếc lá bồ đề để mua đồ ăn và thức uống. Nhiều món ăn cổ truyền sẽ được bày bán tại các gian hàng tái hiện phiên chợ làng quê xưa, như bánh ít, bánh cuốn, bánh tráng, bánh ú, bánh xu xê, bánh bột lọc, bánh bò, bánh da lợn, sắn hấp dừa, chè, xôi… Nhiều hoạt động hoạt náo vui nhộn và các trò chơi dân gian cũng được tổ chức sẽ làm nên một phiên chợ quê ấm áp và sôi động.

Biểu diễn nghệ thuật và tặng quà cho thiếu nhi

Trong hai ngày 31/5 và 1/6, một loạt các chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn sẽ được tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen. Trong các khung giờ sáng từ 9h – 11h30, các di sản văn hoá phi vật thể tại Tây Ninh sẽ được trình diễn bởi chính các nghệ nhân Tây Ninh như múa trống Chhay- dăm, múa mâm vàng, nhạc ngũ âm…

03 Le via ba.jpg
Các chương trình nghệ thuật diễn ra sôi động trên đỉnh núi. Ảnh Sun World Ba Den Mountain

Vào buổi chiều từ 17h – 18h ngày 31/5 và 1/6, chương trình chào mừng ngày quốc tế Thiếu nhi sẽ được tổ chức rộn rã với nhiều chương trình hoạt náo đặc sắc như các trò chơi dân gian nhảy sạp, múa lân sư rồng, biểu diễn đồng dao, nặn tò he… Đặc biệt, các bé thiếu nhi cao từ 1,4m trở xuống khi đi qua cổng soát vé sẽ được tặng voucher để đổi một cây kem check-in đặc trưng của núi Bà. 

Tham dự đại lễ dâng đăng mừng lễ vía Bà

Dịp lễ vía năm nay, đại lễ dâng đăng kính mừng Linh Sơn Thánh Mẫu sẽ được tổ chức liên tục trong hai buổi tối Thứ 7 (31/5) và Chủ nhật (1/6). Đây là một nghi lễ văn hoá tâm linh thiêng liêng đã trở thành dấu ấn riêng của núi Bà Đen, nơi hàng nghìn ngọn đăng sẽ được thắp sáng để nhân dân gửi lời nguyện ước bình an tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. 

Mỗi du khách lên núi Bà Đen sẽ được phát miễn phí một ngọn đèn đăng và tự tay viết lời nguyện ước để dâng lên Linh Sơn Thánh Mẫu. Sau nghi lễ, các ngọn đèn đăng sẽ được hoá nguyện với mong muốn lời nguyện ước của du khách trở thành hiện thực. 

04 Le via ba.jpg
Lễ dâng đăng tổ chức trong hai buổi tối Thứ 7 (31/5) và Chủ nhật (1/6) trên đỉnh núi. Ảnh Sun World Ba Den Mountain

Để tạo điều kiện cho nhân dân và du khách lên núi Bà Đen vào dịp lễ quan trọng này, Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain áp dụng chương trình giá vé đặc biệt từ ngày 28/5 đến hết ngày 1/6/2025. Theo đó, vé cáp chùa Hang hai chiều chỉ còn 80.000đ/người; Vé cáp treo combo lên chùa Bà và đỉnh núi chỉ 400.000đ/người lớn và 250.000đ/trẻ em; Vé cáp treo combo lên chùa Bà và đỉnh núi gồm buffet Vân Sơn chỉ 550.000/người lớn; 350.000đ/trẻ em.

Là một điểm đến tâm linh nổi tiếng linh thiêng tại Nam bộ, núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu – vị nữ thần chủ của ngọn núi và cũng là một điểm tựa tâm linh của người dân nơi đây. Cùng với lễ Vía Bà vào đầu tháng 5 âm lịch, nơi đây còn tổ chức một chuỗi các lễ hội văn hoá tâm linh quy mô suốt quanh năm như Hội xuân núi Bà, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, Lễ vía Quán Thế Âm…, hút hàng triệu du khách đến tham quan, chiêm bái mỗi năm.

Vĩnh Phú

Dịp này, khu du lịch núi Bà Đen cũng áp dụng chương trình giá vé đặc biệt, chỉ 400.000đ/người lớn và 250.000đ/trẻ em cho combo lên chùa Bà và đỉnh núi.

Loạt nghi thức dân gian đặc trưng tại chùa Bà

Từ ngày 30/5 – 1/6 (tức ngày 4,5,6 tháng 5 Âm lịch), Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức tại hệ thống chùa Bà với một loạt các nghi lễ truyền thống làm nên nét đặc sắc riêng của lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm đối với người dân Nam bộ. 

01 Le via ba.jpg
Lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 30/5 đến 1/6 tại núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Từ 8h sáng đến 22h ngày 30/5, tại hệ thống chùa Bà sẽ tổ chức các nghi lễ chính như lễ Bạch Phật cúng Ngọ, lễ cúng Bà, múa bóng rỗi, múa mâm vàng, cải lương…, đặc biệt là lễ Tắm Bà – nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong dịp lễ vía. Đây là nghi thức để nhân dân tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát – được xem là vị thần bảo hộ cả vùng đất, và xin lộc từ những chiếc khăn, nước, lộc hoa… dùng trong lễ tắm Bà. 

Từ ngày 31/5 – 1/6, các nghi lễ như Tấu nhạc, Bạch Phật cúng Ngọ, khai hoa cấp thuỷ, Trình thập cúng (dâng 10 loại lễ vật: Hoa, đèn, nhang, trà, quả, thực, bỉnh, thủy xoàn, châu báu…), và chương trình nghệ thuật cải lương sẽ tiếp tục tổ chức tại hệ thống chùa Bà, làm nên mùa lễ hội lớn bậc nhất trong năm tại “nóc nhà” Nam bộ.

Đi chợ lá trên đỉnh núi Bà

Là phiên chợ có một không hai của Tây Ninh, chợ lá nổi tiếng với cách thức mua hàng độc lạ: dùng lá thay tiền. Được biết, chợ lá do một thầy thuốc từng sinh sống tại thị xã Hòa Thành khởi xướng vào hơn 10 năm trước. Từ đó, cứ đến Rằm tháng Giêng, người dân địa phương lại tổ chức họp chợ một lần, nơi bất cứ ai cũng có thể tham gia phiên chợ với các quầy hàng bày bán nhiều món đặc sản dân dã địa phương. 

Ngày nay, núi Bà Đen tổ chức chợ lá vào một số ngày trọng đại trong năm nhằm nuôi dưỡng, và tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống bản địa, đồng thời tạo cơ hội cho du khách cảm nhận nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Tây Ninh.

02 Le via ba.jpg
Chợ lá tổ chức vào ngày 31/5 và 1/6 trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Trong dịp lễ Vía Bà Đen năm nay, khu du lịch Sun World Ba Den Mountain sẽ tổ chức hai phiên chợ lá tại quảng trường trên đỉnh núi, vào ngày Thứ 7 (31/5) và Chủ nhật (1/6), từ 17h – 19h. Tại đây, mỗi du khách đi qua cổng soát vé cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen sẽ được phát một chiếc lá bồ đề để mua đồ ăn và thức uống. Nhiều món ăn cổ truyền sẽ được bày bán tại các gian hàng tái hiện phiên chợ làng quê xưa, như bánh ít, bánh cuốn, bánh tráng, bánh ú, bánh xu xê, bánh bột lọc, bánh bò, bánh da lợn, sắn hấp dừa, chè, xôi… Nhiều hoạt động hoạt náo vui nhộn và các trò chơi dân gian cũng được tổ chức sẽ làm nên một phiên chợ quê ấm áp và sôi động.

Biểu diễn nghệ thuật và tặng quà cho thiếu nhi

Trong hai ngày 31/5 và 1/6, một loạt các chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn sẽ được tổ chức trên đỉnh núi Bà Đen. Trong các khung giờ sáng từ 9h – 11h30, các di sản văn hoá phi vật thể tại Tây Ninh sẽ được trình diễn bởi chính các nghệ nhân Tây Ninh như múa trống Chhay- dăm, múa mâm vàng, nhạc ngũ âm…

03 Le via ba.jpg
Các chương trình nghệ thuật diễn ra sôi động trên đỉnh núi. Ảnh Sun World Ba Den Mountain

Vào buổi chiều từ 17h – 18h ngày 31/5 và 1/6, chương trình chào mừng ngày quốc tế Thiếu nhi sẽ được tổ chức rộn rã với nhiều chương trình hoạt náo đặc sắc như các trò chơi dân gian nhảy sạp, múa lân sư rồng, biểu diễn đồng dao, nặn tò he… Đặc biệt, các bé thiếu nhi cao từ 1,4m trở xuống khi đi qua cổng soát vé sẽ được tặng voucher để đổi một cây kem check-in đặc trưng của núi Bà. 

Tham dự đại lễ dâng đăng mừng lễ vía Bà

Dịp lễ vía năm nay, đại lễ dâng đăng kính mừng Linh Sơn Thánh Mẫu sẽ được tổ chức liên tục trong hai buổi tối Thứ 7 (31/5) và Chủ nhật (1/6). Đây là một nghi lễ văn hoá tâm linh thiêng liêng đã trở thành dấu ấn riêng của núi Bà Đen, nơi hàng nghìn ngọn đăng sẽ được thắp sáng để nhân dân gửi lời nguyện ước bình an tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. 

Mỗi du khách lên núi Bà Đen sẽ được phát miễn phí một ngọn đèn đăng và tự tay viết lời nguyện ước để dâng lên Linh Sơn Thánh Mẫu. Sau nghi lễ, các ngọn đèn đăng sẽ được hoá nguyện với mong muốn lời nguyện ước của du khách trở thành hiện thực. 

04 Le via ba.jpg
Lễ dâng đăng tổ chức trong hai buổi tối Thứ 7 (31/5) và Chủ nhật (1/6) trên đỉnh núi. Ảnh Sun World Ba Den Mountain

Để tạo điều kiện cho nhân dân và du khách lên núi Bà Đen vào dịp lễ quan trọng này, Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain áp dụng chương trình giá vé đặc biệt từ ngày 28/5 đến hết ngày 1/6/2025. Theo đó, vé cáp chùa Hang hai chiều chỉ còn 80.000đ/người; Vé cáp treo combo lên chùa Bà và đỉnh núi chỉ 400.000đ/người lớn và 250.000đ/trẻ em; Vé cáp treo combo lên chùa Bà và đỉnh núi gồm buffet Vân Sơn chỉ 550.000/người lớn; 350.000đ/trẻ em.

Là một điểm đến tâm linh nổi tiếng linh thiêng tại Nam bộ, núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu – vị nữ thần chủ của ngọn núi và cũng là một điểm tựa tâm linh của người dân nơi đây. Cùng với lễ Vía Bà vào đầu tháng 5 âm lịch, nơi đây còn tổ chức một chuỗi các lễ hội văn hoá tâm linh quy mô suốt quanh năm như Hội xuân núi Bà, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, Lễ vía Quán Thế Âm…, hút hàng triệu du khách đến tham quan, chiêm bái mỗi năm.

Vĩnh Phú

Nguồn: Vietnamnet

Chinh phục ‘nóc nhà thế giới’ 31 lần, người đàn ông lập kỷ lục khó ai bì kịp

NEPAL – Được mệnh danh là “người đàn ông của Everest”, ông Kami Rita Sherpa (55 tuổi) mới đây đã chinh phục “nóc nhà thế giới” lần thứ 31.

Thông báo được đơn vị tổ chức chuyến leo núi Seven Summit Treks công bố hôm 27/5. Theo đó, ở lần thứ 31 chinh phục đỉnh núi cao hơn 8.848m này, ông Kami Rita không chỉ đi một mình mà còn dẫn đầu một đội leo núi thuộc quân đội Ấn Độ.

thumb 628.jpg
Kami Rita Sherpa chụp ảnh trên đường chinh phục đỉnh Everest năm 2021. Ảnh: India Times

“Kami Rita Sherpa không chỉ là người anh hùng leo núi của Nepal, mà giờ đây còn trở thành biểu tượng toàn cầu của Everest”, tuyên bố của Seven Summit Treks nhấn mạnh.

Vào tháng 5 năm ngoái, nhà leo núi người Nepal đã ghi dấu chân của mình trên đỉnh Everest lần thứ 29 và 30. Đặc biệt, 2 lần chinh phục này là chỉ cách nhau 10 ngày.

Những người leo núi cho biết, thông thường phải mất vài ngày họ mới có thể leo lên đỉnh Everest và gần như không ai có thể xô đổ được kỷ lục của Kami Rita.

Trước đó, “người đàn ông của Everest” đã được tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là cá nhân chinh phục đỉnh Everest nhiều nhất thế giới khi chạm mốc 28 lần vào ngày 23/5/2023. 

67iytkurfmjgh.jpg
Ông Kami Rita làm công việc hỗ trợ các đoàn leo núi. Ảnh: Outside Online

Dù sở hữu nhiều kỷ lục đáng nể, ông luôn khiêm tốn nói rằng mình “chỉ đang làm việc” và không đặt mục tiêu trở thành người lập kỷ lục. 

Lần đầu tiên, Kami Rita chinh phục thành công đỉnh Everest là vào năm 1994, khi đi theo hỗ trợ một đoàn thám hiểm. Tử đó tới nay, hầu như năm nào ông cũng chinh phục đỉnh núi này.

Leo núi là hoạt động du lịch quan trọng, mang tới nguồn thu nhập cũng như việc làm cho người dân Nepal, đất nước có tới 8 trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới.

Thông báo được đơn vị tổ chức chuyến leo núi Seven Summit Treks công bố hôm 27/5. Theo đó, ở lần thứ 31 chinh phục đỉnh núi cao hơn 8.848m này, ông Kami Rita không chỉ đi một mình mà còn dẫn đầu một đội leo núi thuộc quân đội Ấn Độ.

thumb 628.jpg
Kami Rita Sherpa chụp ảnh trên đường chinh phục đỉnh Everest năm 2021. Ảnh: India Times

“Kami Rita Sherpa không chỉ là người anh hùng leo núi của Nepal, mà giờ đây còn trở thành biểu tượng toàn cầu của Everest”, tuyên bố của Seven Summit Treks nhấn mạnh.

Vào tháng 5 năm ngoái, nhà leo núi người Nepal đã ghi dấu chân của mình trên đỉnh Everest lần thứ 29 và 30. Đặc biệt, 2 lần chinh phục này là chỉ cách nhau 10 ngày.

Những người leo núi cho biết, thông thường phải mất vài ngày họ mới có thể leo lên đỉnh Everest và gần như không ai có thể xô đổ được kỷ lục của Kami Rita.

Trước đó, “người đàn ông của Everest” đã được tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là cá nhân chinh phục đỉnh Everest nhiều nhất thế giới khi chạm mốc 28 lần vào ngày 23/5/2023. 

67iytkurfmjgh.jpg
Ông Kami Rita làm công việc hỗ trợ các đoàn leo núi. Ảnh: Outside Online

Dù sở hữu nhiều kỷ lục đáng nể, ông luôn khiêm tốn nói rằng mình “chỉ đang làm việc” và không đặt mục tiêu trở thành người lập kỷ lục. 

Lần đầu tiên, Kami Rita chinh phục thành công đỉnh Everest là vào năm 1994, khi đi theo hỗ trợ một đoàn thám hiểm. Tử đó tới nay, hầu như năm nào ông cũng chinh phục đỉnh núi này.

Leo núi là hoạt động du lịch quan trọng, mang tới nguồn thu nhập cũng như việc làm cho người dân Nepal, đất nước có tới 8 trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới.

Nguồn: Vietnamnet

Bình Định chính thức mở tuyến du lịch bằng tàu hỏa ngắm tháp cổ

Ngày 27/5, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định thông tin về việc triển khai chạy thử nghiệm tuyến tàu du lịch từ Ga Quy Nhơn đến Ga Diêu Trì, mang tên “Về miền đất võ”.

Đây là một bước tiến quan trọng trong thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch bằng đường sắt giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định.

Bình Định chính thức mở tuyến du lịch bằng tàu hỏa ngắm tháp cổ - 1

Những nữ du khách đến từ TPHCM thích thú với chuyến tàu du lịch thử nghiệm (Ảnh: Doãn Công).

Tuyến tàu sẽ chính thức phục vụ hành khách từ ngày 1/6, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa và du lịch đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương.

Hành trình được thiết kế để du khách khám phá các điểm đến nổi tiếng như Tháp Đôi cổ kính và Cầu Luật Lễ thơ mộng, mang đến góc nhìn mới mẻ về vẻ đẹp và giá trị văn hóa lịch sử của thành phố Quy Nhơn.

Đoàn tàu bao gồm 2 toa xe ngồi điều hòa 64 chỗ và 1 toa xe Văn hóa – Giáo dục (1C).

Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức miễn phí các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc như hát bội, bài chòi, cùng với các chương trình giới thiệu ẩm thực đặc trưng của tỉnh Bình Định.

Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp sẽ thuyết minh về các điểm đến và giá trị văn hóa của vùng đất Bình Định, mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho du khách.

Bình Định chính thức mở tuyến du lịch bằng tàu hỏa ngắm tháp cổ - 2

Trước đó, ngày 1-2/5, tỉnh Bình Định tổ chức các chuyến tàu thử nghiệm kỹ thuật thu hút sự quan tâm của du khách (Ảnh: Doãn Công).

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, việc triển khai tuyến tàu du lịch này là kết quả của sự hợp tác giữa ngành đường sắt và UBND tỉnh, nhằm đánh giá và xây dựng kế hoạch khai thác lâu dài, góp phần làm phong phú thêm bản đồ du lịch đường sắt Việt Nam.

Lịch trình tàu chạy, giá vé hấp dẫn

Ngành đường sắt sẽ tổ chức 2 đôi tàu chạy hàng ngày với các số hiệu QN2/QN1 và QN3/QN4. Dọc hành trình, tàu sẽ dừng lại tại các điểm tham quan để du khách check-in, chụp hình.

Tàu QN2 xuất phát Ga Quy Nhơn lúc 9h00, đến Ga Diêu Trì lúc 10h50; dừng tại km8+350 (Tháp Đôi) trong 40 phút; dừng tại km1+400 (Cầu Luật Lễ) trong 30 phút.

Tàu QN1 xuất phát Ga Diêu Trì lúc 11h10, đến Ga Quy Nhơn lúc 11h40.

Tàu QN4 xuất phát Ga Quy Nhơn lúc 19h00, đến Ga Diêu Trì lúc 20h50; dừng tại km8+350 (Tháp Đôi) trong 40 phút; dừng tại km1+400 (Cầu Luật Lễ) trong 30 phút.

Tàu QN3 xuất phát Ga Diêu Trì lúc 21h15, đến Ga Quy Nhơn lúc 21h45.

Giá vé ưu đãi hấp dẫn trong thời gian đầu là 100.000 đồng/vé, vé khứ hồi 150.000 đồng. Vé tàu được mở bán tại các nhà ga và trên website của ngành đường sắt (dsvn.vn; vetau.com.vn; vetauonline.vn) từ 14h ngày 27/5.

Nguồn: Dantri

Bị mây hút lên độ cao gần 9.000m, người đàn ông đóng băng khi chơi dù lượn

Một người chơi dù lượn ở Trung Quốc đã may mắn sống sót sau khi bị một cơn lốc xoáy hiếm gặp cuốn lên độ cao gần 9.000m trong điều kiện băng giá ngoài trời có mức nhiệt khoảng -40°C.  

Theo truyền thông địa phương, sự việc xảy ra vào ngày 24/5. Một người đàn ông (không được tiết lộ danh tính) cất cánh từ độ cao gần 3.000m tại khu vực núi Kỳ Liên.

Bị mây hút lên độ cao gần 9.000m, người đàn ông đóng băng khi chơi dù lượn - 1

Khoảnh khắc người đàn ông chơi dù lượn bị hút lên cao do camera hành trình ghi lại (Ảnh cắt từ clip).

Tuy nhiên, ngay sau đó, anh bất ngờ rơi vào hiện tượng khí xoáy được gọi là “hút mây”. Người đàn ông bị kéo thẳng lên tầng không khí mỏng, nơi có nhiệt độ cực thấp và lượng oxy gần như cạn kiệt. Độ cao này gần tương đương độ cao mà máy bay dân dụng thường bay.

Khoảnh khắc đáng sợ này đã được chính nạn nhân ghi lại một phần bằng camera hành trình. Ngay lập tức video hiện lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Trong video, có thể thấy người đàn ông đang cố gắng bám chặt vào chiếc dù, xung quanh là mây mù dày đặc, tầm nhìn gần như bằng không.

Ở một khoảnh khắc khác, người đàn ông xuất hiện lơ lửng phía trên những tầng mây với mái tóc, râu và thiết bị bảo hộ bị phủ kín trong sương giá. Dấu hiệu rõ ràng cho thấy một phần cơ thể người này bị đóng băng.

Bị mây hút lên độ cao gần 9000m người đàn ông đóng băng khi chơi dù lượn (Nguồn video: The Sun).

Anh không mang theo mặt nạ dưỡng khí, đồng nghĩa với việc phải hoàn toàn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt ở độ cao cực lớn.

Dù vậy, với những kinh nghiệm dày dặn tích lũy từ nhiều năm chơi dù lượn, người đàn ông vẫn giữ được tỉnh táo suốt quãng thời gian nguy hiểm. Cuối cùng anh đã điều khiển chiếc dù hạ cánh an toàn.

“Tôi chỉ liên tục giữ liên lạc bằng bộ đàm trong suốt thời gian bị mây hút lên cao”, anh chia sẻ sự cố với phóng viên địa phương.

Sau vụ việc, người đàn ông bị thiếu oxy (hypoxia) nghiêm trọng. Đôi tay gần như mất cảm giác do tiếp xúc lâu với không khí lạnh buốt trên tầng cao.

Hiện vụ việc thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận Trung Quốc. Trong đó nhiều chuyên gia và người chơi dù lượn dày dặn kinh nghiệm nhận định, việc người đàn ông vẫn sống sót sau sự cố được coi là điều hy hữu hiếm thấy.

Bị mây hút lên độ cao gần 9.000m, người đàn ông đóng băng khi chơi dù lượn - 2

Một phần cơ thể người đàn ông bị đóng băng (Ảnh: News).

Vận động viên dù lượn kỳ cựu họ Âu người Trung Quốc cho rằng, rất ít người có thể sống sót khi bị hút lên độ cao như vậy.

Theo ông Âu, những người chơi dù lượn chuyên nghiệp thường được trang bị đầy đủ thiết bị chịu lạnh ngay từ độ cao cất cánh. Tuy nhiên, ở độ cao gần 9.000m và nhiệt độ tụt xuống -40 độ C với lượng oxy rất loãng, chuyện sống sót là điều rất kỳ diệu.

“Rất ít người sống được khi bị hút lên cao như thế. Đây là một phép màu. Khả năng chịu đựng và tinh thần của anh ấy thật phi thường”, cựu vận động viên Âu nhận xét.

Hiện vụ việc tiếp tục được giới chức địa phương điều tra.

Theo nguồn tin từ Jiupai News, người đàn ông không nộp bản kế hoạch bay cũng như không xin phép cơ quan kiểm soát không lưu cho điểm cất cánh.

Thể thao hàng không của Trung Quốc quy định rất rõ về việc mọi hoạt động bay đều phải được sự chấp thuận trước từ cơ quan kiểm soát không lưu. Ngoài ra, các chuyến bay phải được lên kế hoạch chi tiết từ trước và tuyệt đối không được thực hiện trong điều kiện thời tiết xấu.

Việc thay đổi hành trình bay mà không xin phép cũng bị nghiêm cấm.

Những hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, phạt tiền, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Nguồn: Dantri

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội

Cách đây một tháng, khi đang có mặt tại Hội An, ông Didier Corlou – đầu bếp kỳ cựu, chủ một nhà hàng bán món Việt Nam trên phố Hàng Bè, Hà Nội – bất ngờ nhận được cuộc gọi từ nhân viên thông báo, phía Đại sứ quán Pháp muốn đặt bàn ăn trưa cho một vị khách đặc biệt.

Là rể Việt Nam và gắn bó với quê hương của vợ hơn 30 năm, từng có vinh dự phục vụ nhiều nguyên thủ quốc gia lúc còn làm việc tại khách sạn Metropole, ông Didier không lo lắng trước yêu cầu lần này. Tuy vậy, nam đầu bếp vẫn không khỏi tò mò về danh tính của vị khách VIP.

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội - 1

Ông Didier (thứ hai từ trái sang) cùng vợ (mặc áo dài đen) và con trai (vest xanh) chụp ảnh cùng Tổng thống Pháp và phu nhân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Thông qua các buổi làm việc với nhân viên Đại sứ quán, tôi biết vị khách đó là Tổng thống Pháp và phu nhân. Quá trình chuẩn bị suốt một tháng qua diễn ra âm thầm, tôi phải giữ bí mật sự kiện quan trọng này”, ông Didier Corlou chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Bún riêu, rau muống xào vào thực đơn bữa trưa

Theo kế hoạch, bữa trưa sẽ có khoảng 50 khách bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam được Tổng thống Pháp mời và đoàn tháp tùng.

Ngoài đảm bảo cơ sở vật chất chu đáo, điểm nhấn của bữa trưa sẽ là thực đơn đặc sắc được dùng để thết đãi những vị khách đặc biệt. 

Suốt nhiều ngày, ông trăn trở và dành tâm huyết để lựa chọn một thực đơn tinh tế, gần gũi, góp phần giới thiệu trọn vẹn nét đẹp ẩm thực Việt Nam đến bạn bè Pháp.

“Tôi không đưa những nguyên liệu đắt đỏ như gan ngỗng hay bò Wagyu… vào thực đơn mà chọn những món ăn thuần Việt, kết hợp giữa thực phẩm đơn giản và các loại gia vị như rau răm, lá tía tô, tỏi Lý Sơn… để ấn tượng với phái đoàn Pháp”, nam đầu bếp chia sẻ. 

Ban đầu, ông Didier dự định đưa thịt vịt và đậu phụ chiên giòn vào thực đơn nhưng kế hoạch này phải thay đổi, do phía Pháp cung cấp danh sách những thực phẩm mà Tổng thống không ăn. Vị đầu bếp lão luyện nhanh chóng tìm phương án thay thế vừa giữ hồn cốt ẩm thực Việt mà vẫn làm hài lòng thực khách đến từ châu Âu. 

“Tổng thống Pháp không ăn rong biển, xoài, đậu phụ, thịt vịt, cá sông và gia vị mì chính. Ông thích gia vị cay và các loại rau thơm. 

Từ trước đến nay, nhà hàng của chúng tôi không bao giờ dùng mì chính, chỉ dùng nước xương hầm hoặc nước mắm để nêm nếm”, nam đầu bếp tiết lộ. 

Bữa trưa của phái đoàn Pháp diễn ra trong vòng 75 phút. Với quỹ thời gian này, đầu bếp Didier phải tính toán kỹ lưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp, đảm bảo nhịp độ phục vụ và giúp 50 vị khách thưởng thức trọn vẹn nhất. 

Nam đầu bếp trực tiếp lên ý tưởng thực đơn rồi liên tục điều chỉnh. Sau đó, danh sách món ăn được gửi sang Pháp để Phủ Tổng thống tại Paris lựa chọn. Vì tính chất quan trọng của bữa tiệc, phía bạn cử nhân viên sang Việt Nam hai lần, trực tiếp thưởng thức các món ăn nhằm đánh giá chất lượng và góp ý chi tiết trước khi chốt thực đơn. 

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội - 2

Sự xuất hiện của Tổng thống Pháp và phu nhân khiến nhiều người chú ý (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thực đơn cuối cùng được lựa chọn gồm có: Bún riêu cua đồng và rau răm; món khai vị nóng và lạnh (gồm bánh cuốn, gỏi cuốn, nem rán, nộm đu đủ); cá tuyết, tôm và mực trong lá sen; rau muống xào tỏi Lý Sơn; bánh socola và kem vừng đen. 

“Nhân viên Phủ Tổng thống Pháp cơ bản đồng ý với thực đơn mà tôi đưa ra. Họ chỉ yêu cầu đổi món tráng miệng từ bánh chuối và kem caramen sang bánh socola và kem vừng đen”, ông tiết lộ. 

7h ngày 27/5, đầu bếp Didier đã thức dậy, trao đổi lần cuối về kế hoạch chuẩn bị bữa trưa đặc biệt cùng 12 nhân viên bếp – họ đều là học trò của ông. Gian bếp của nhà hàng vốn thường rộn ràng mỗi sáng, hôm qua càng trở nên tất bật và khẩn trương hơn.

Nói về thực đơn gồm 4 món, ông khẳng định, mỗi món ăn đều quan trọng và được chuẩn bị kỹ lưỡng như nhau. Cách chế biến được vị đầu bếp người Pháp thực hiện theo công thức như thường ngày của nhà hàng, chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ để tạo nét đặc biệt.

Cụ thể, trong món bún riêu cua đồng, ngoài các nguyên liệu như thông thường, ông làm thêm tôm bọc sả. 

“Tôm giã nhuyễn bọc bên ngoài thanh sả được đặt vào bát bún giúp trang trí món ăn và tăng hương vị từ mùi thơm của sả. Tôi mong muốn chi tiết nhỏ này góp phần nâng tầm bún riêu – món ăn dân dã của người Việt Nam”, ông tiết lộ.

Tổng thống Pháp đến Việt Nam vào thời điểm đầu hè cũng là mùa hoa sen. Vì vậy, ông Didier đưa vào thực đơn món hải sản (cá tuyết, tôm, mực) hấp trong lá sen.

Nam đầu bếp cho biết, khi mở lá sen ra, hương thơm của món ăn và mùi dịu nhẹ của lá quyện vào nhau lan tỏa khiến thực khách cảm nhận được sự thanh tao của ẩm thực Việt. Tuy nhiên, nét đặc biệt của món ăn này đến từ những lát vỏ phật thủ được sử dụng làm tăng mùi thơm. 

“Nhiều người nghĩ quả phật thủ không ăn được, thực tế không phải như vậy. Vỏ phật thủ có thể thay thế vỏ cam, chanh. Nhân viên bào vỏ phật thủ trực tiếp ngay tại bàn, cho vào món ăn mang đến mùi thơm dịu dàng, đậm đà bản sắc Việt Nam”, ông chia sẻ.

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội - 3

Thực đơn các món ăn phục vụ Tổng thống Pháp và phu nhân tại nhà hàng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Vào bếp từ năm 14 tuổi, có hàng chục năm theo đuổi đam mê với thế giới ẩm thực, ông cho rằng điều khó nhất không chỉ chế biến được một món ăn ngon mà còn phải “tôn trọng được hương vị” của các vị nguyên thủ quốc gia. Bí quyết không có gì khác ngoài việc tìm hiểu kỹ phong cách ăn uống của từng nhà lãnh đạo, lắng nghe cẩn thận các yêu cầu về thực phẩm và thói quen của họ trên bàn ăn.

“Tôi cảm thấy trân trọng từng khoảnh khắc chuẩn bị món ăn trong bếp, bởi đó không chỉ là nấu ăn mà còn là cách mà một đầu bếp góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam – đất nước mà tôi yêu mến từ lúc lần đầu đặt chân đến làm việc ở đây từ năm 1991”, ông Didier trải lòng.

Quá trình chế biến món ăn, phục vụ được giám sát chặt chẽ

Để quá trình phục vụ được chu đáo nhất, anh Michel Minh – con trai ông Didier – đã bay từ TP Cannes về Hà Nội để hỗ trợ bố. Biết tin Tổng thống và phu nhân sẽ đến nhà hàng từ cách đây vài tuần, nhưng vì yêu cầu về an ninh, anh phải giữ bí mật quá trình chuẩn bị. 

“Tôi đã họp và lựa chọn được 15 nhân viên có năng lực tốt nhất của chuỗi nhà hàng. Cả nhóm tập dượt nhiều lần về quy trình phục vụ nhằm đảm bảo sự nhịp nhàng trong từng động tác, đặc biệt không thể để xảy ra sai sót”, anh nói.

Ngoài cơ sở vật chất, công tác đảm bảo an toàn từ lúc chế biến ở bếp đến bàn ăn được phía Pháp giám sát rất chặt chẽ.

“Tại bếp, có người của Phủ Tổng thống quan sát toàn bộ quá trình chế biến. Một người khác sẽ theo sát nhân viên khi bê đồ ăn lên tầng 2. Trước khi Tổng thống và phu nhân thưởng thức, món ăn được kiểm tra thêm một lần nữa”, anh Michel Minh tiết lộ. 

Khu vực dùng bữa của đoàn được sắp xếp trong không gian nhà hàng thuộc một tòa nhà cổ kính giữa lòng phố cổ Hà Nội. Trong đó, tầng 2 là nơi Tổng thống Pháp và phu nhân cùng các khách mời ăn trưa, còn tầng 1 dành cho đoàn tháp tùng.

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội - 4

Tổng thống Pháp và phu nhân trò chuyện với vợ chồng ông Didier trước khi lên ô tô (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thường ngày, tầng 2 là nơi ăn uống của khách với các bàn nhỏ được đặt song song thành 2 dãy. Để phù hợp với yêu cầu ấm cúng của bữa tiệc, nhân viên nhà hàng đã ghép các bàn nhỏ thành kiểu bàn dài, đặt chính giữa căn phòng khoảng 60m2.

“Với mong muốn tôn trọng sự riêng tư của Tổng thống và Phu nhân cùng khách mời, chúng tôi không quay phim, chụp ảnh, tắt hết camera.

15 nhân viên được chia ra các vị trí khác nhau, trong đó 11 người chịu trách nhiệm phục vụ đồ ăn, 2 người rót nước và 2 người rót rượu vang”, chàng trai chia sẻ.

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội - 5

Khu vực tầng 2 nơi Tổng thống Pháp, phu nhân và các quan khách thưởng thức bữa trưa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Anh Michel Minh đảm nhận vị trí quan trọng nhất trong buổi tiệc – người trực tiếp bê món ăn phục vụ Tổng thống Pháp và phu nhân. Trước đó, anh từng có vinh dự phục vụ Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel nên không căng thẳng, chỉ tập trung từng động tác phục vụ món ăn sao cho thật hoàn hảo.

Tổng thống Pháp thích mùi vị lá tía tô

Hơn 12h, an ninh xung quanh nhà hàng được thắt chặt. Tổng thống Pháp và phu nhân bước xuống từ chiếc ô tô màu đen trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Nhìn thấy ông Emmanuel Macron và bà Brigitte Macron, nhiều du khách vẫy tay chào. Vị nguyên thủ quốc gia của Pháp đáp lại bằng nụ cười thân thiện.

Sau khi bắt tay nhân viên của quán, Tổng thống và phu nhân bước lên tầng 2 để dùng bữa.

Theo anh Michel Minh, trước khi thưởng thức, ông Emmanuel Macron cầm tờ thực đơn, trò chuyện thân tình với các vị khách người Việt Nam để tìm hiểu về từng  món ăn. 

“Đứng cạnh Tổng thống Pháp và phu nhân, tôi cảm nhận được sự thân thiện, cởi mở của họ. Ông Emmanuel Macron thích thú với món bún riêu và hải sản hấp lá sen”, anh cho biết.

Kết thúc bữa trưa, Tổng thống Pháp dành lời khen cho ẩm thực Việt Nam. Trong đó, ông bày tỏ sự ấn tượng với mùi vị của lá tía tô. 

Trước khi rời quán, ông Emmanuel Macron bắt tay từng nhân viên, chụp ảnh và trò chuyện với ông Didier về các gia vị của Việt Nam.

Tổng thống Pháp ăn bún riêu, rau muống xào tỏi giữa phố cổ Hà Nội - 6

Tổng thống Pháp và phu nhân chụp ảnh kỷ niệm với nhân viên của nhà hàng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Với hơn 50 năm kinh nghiệm, nam đầu bếp cảm thấy vinh dự khi được Tổng thống Pháp khen “món ăn rất ngon” và dành lời cảm ơn về sự tiếp đón chu đáo.

“Tổng thống bày tỏ sự ấn tượng khi gia vị và các loại rau thơm được dùng khéo léo nên thưởng thức xong bữa ăn không cảm thấy nặng bụng. 

Với vai trò là đầu bếp và chủ nhà hàng, khi nhận được lời khen từ một vị nguyên thủ khiến tôi cảm thấy xúc động”, ông Didier tâm sự. 

Nguồn: Dantri

Vận hành tàu du lịch Quy Nhơn – Diêu Trì từ ngày 1/6

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) bắt đầu khai thác tuyến tàu du lịch “Về miền đất võ” tại tỉnh Bình Định từ ngày 1/6. Đã mở bán vé tàu với giá 100.000 đồng/lượt và 150.000 đồng/khứ hồi.

Tuyến tàu được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa VNR và UBND tỉnh Bình Định, sau các chuyến tàu thử nghiệm kỹ thuật diễn ra vào ngày 1 và 2/5/2025.

Đây là bước tiến trong thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch bằng đường sắt, đồng thời nhằm đánh giá, xây dựng kế hoạch khai thác lâu dài cho loại hình vận tải kết hợp du lịch này.

IMG_7126.jpeg
Đoàn tàu du lịch được bố trí 1 toa xe trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Huy Phúc

Tuyến tàu du lịch có hành trình được thiết kế để du khách khám phá và check-in tại các điểm đến nổi tiếng như Tháp Đôi và Cầu Luật Lễ. Đoàn tàu gồm 2 toa xe ngồi điều hòa 64 chỗ và 1 toa xe Văn hóa – Giáo dục (1C).

Tại toa xe Văn hóa – Giáo dục, du khách sẽ được thưởng thức miễn phí các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc như hát bội, bài chòi và các chương trình giới thiệu ẩm thực đặc trưng của tỉnh Bình Định.

Hành khách sẽ được hướng dẫn viên chuyên nghiệp đồng hành và thuyết minh về các điểm đến cùng giá trị văn hóa của vùng đất Bình Định.

Tuyến tàu sẽ kết nối từ Ga Quy Nhơn đến Ga Diêu Trì, với hai chuyến hàng ngày mang số hiệu QN2/QN1 và QN4/QN3. Các hành trình đều được thiết kế để mang lại trải nghiệm văn hóa, khám phá các điểm đến nổi bật như Tháp Đôi cổ kính và Cầu Luật Lễ thơ mộng.

Du khách sẽ có cơ hội check-in, chụp hình và thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc, như hát bội và bài chòi, tại toa xe Văn hóa – Giáo dục (1C), đồng thời được hướng dẫn viên giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng của Bình Định.

Chuyến tàu QN2 khởi hành từ ga Quy Nhơn lúc 9h và đến ga Diêu Trì lúc 10h50, dừng chân tại Tháp Đôi trong 40 phút và Cầu Luật Lễ trong 30 phút.

Chuyến tàu QN1 quay lại từ ga Diêu Trì lúc 11h10, đến ga Quy Nhơn lúc 11h40. Các chuyến chiều tối gồm tàu QN4 khởi hành từ Quy Nhơn lúc 19h, đến ga Diêu Trì lúc 20h50, và tàu QN3 từ Diêu Trì lúc 21h15, về đến Quy Nhơn lúc 21h45.

Tàu hỏa du lịch chạy với tốc độ trung bình 40 km/giờ từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì và ngược lại, để du khách có thời gian trải nghiệm một cách tốt nhất.

Vé tàu giai đoạn đầu có giá 100.000 đồng/lượt và 150.000 đồng/khứ hồi được mở bán từ 14h ngày 27/5 qua các website của đường sắt như dsvn.vn, vetau.com.vn và vetauonline.vn, cũng như tại các nhà ga.

Chuyến tàu du lịch “Về miền đất võ” không chỉ góp phần quảng bá giá trị văn hóa – du lịch đặc trưng của Bình Định, mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành đường sắt, hướng tới khai thác lâu dài và bền vững.

Đình Sơn

Tuyến tàu được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa VNR và UBND tỉnh Bình Định, sau các chuyến tàu thử nghiệm kỹ thuật diễn ra vào ngày 1 và 2/5/2025.

Đây là bước tiến trong thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch bằng đường sắt, đồng thời nhằm đánh giá, xây dựng kế hoạch khai thác lâu dài cho loại hình vận tải kết hợp du lịch này.

IMG_7126.jpeg
Đoàn tàu du lịch được bố trí 1 toa xe trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Huy Phúc

Tuyến tàu du lịch có hành trình được thiết kế để du khách khám phá và check-in tại các điểm đến nổi tiếng như Tháp Đôi và Cầu Luật Lễ. Đoàn tàu gồm 2 toa xe ngồi điều hòa 64 chỗ và 1 toa xe Văn hóa – Giáo dục (1C).

Tại toa xe Văn hóa – Giáo dục, du khách sẽ được thưởng thức miễn phí các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc như hát bội, bài chòi và các chương trình giới thiệu ẩm thực đặc trưng của tỉnh Bình Định.

Hành khách sẽ được hướng dẫn viên chuyên nghiệp đồng hành và thuyết minh về các điểm đến cùng giá trị văn hóa của vùng đất Bình Định.

Tuyến tàu sẽ kết nối từ Ga Quy Nhơn đến Ga Diêu Trì, với hai chuyến hàng ngày mang số hiệu QN2/QN1 và QN4/QN3. Các hành trình đều được thiết kế để mang lại trải nghiệm văn hóa, khám phá các điểm đến nổi bật như Tháp Đôi cổ kính và Cầu Luật Lễ thơ mộng.

Du khách sẽ có cơ hội check-in, chụp hình và thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc, như hát bội và bài chòi, tại toa xe Văn hóa – Giáo dục (1C), đồng thời được hướng dẫn viên giới thiệu các giá trị văn hóa đặc trưng của Bình Định.

Chuyến tàu QN2 khởi hành từ ga Quy Nhơn lúc 9h và đến ga Diêu Trì lúc 10h50, dừng chân tại Tháp Đôi trong 40 phút và Cầu Luật Lễ trong 30 phút.

Chuyến tàu QN1 quay lại từ ga Diêu Trì lúc 11h10, đến ga Quy Nhơn lúc 11h40. Các chuyến chiều tối gồm tàu QN4 khởi hành từ Quy Nhơn lúc 19h, đến ga Diêu Trì lúc 20h50, và tàu QN3 từ Diêu Trì lúc 21h15, về đến Quy Nhơn lúc 21h45.

Tàu hỏa du lịch chạy với tốc độ trung bình 40 km/giờ từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì và ngược lại, để du khách có thời gian trải nghiệm một cách tốt nhất.

Vé tàu giai đoạn đầu có giá 100.000 đồng/lượt và 150.000 đồng/khứ hồi được mở bán từ 14h ngày 27/5 qua các website của đường sắt như dsvn.vn, vetau.com.vn và vetauonline.vn, cũng như tại các nhà ga.

Chuyến tàu du lịch “Về miền đất võ” không chỉ góp phần quảng bá giá trị văn hóa – du lịch đặc trưng của Bình Định, mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành đường sắt, hướng tới khai thác lâu dài và bền vững.

Đình Sơn

Nguồn: Vietnamnet

‘Đu trend’ ở biển Kỳ Co, cô gái gặp sự cố dở khóc dở cười, phải vội tìm bác sĩ

Khi quay video tại bãi biển Kỳ Co, Bình Định, Thanh Huyền – một nữ du khách tới từ Hà Nội đã bị cơn sóng mạnh ập tới, đẩy nước và cát trào lên mặt, tràn vào trong tai.

Sự cố “dở khóc dở cười”

Mới đây, Thanh Huyền (26 tuổi, làm việc trong lĩnh vực marketing và du lịch tại Hà Nội) đăng tải một video lên mạng xã hội, chia sẻ về sự cố “dở khóc dở cười” cô gặp phải trong chuyến du lịch 10 ngày tới một số tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên, Bình Định.

Đoạn video thu về gần 800.000 lượt xem và rất nhiều lượt chia sẻ. Theo đó, khi tới bãi biển Kỳ Co, xã Nhơn Lý, tỉnh Bình Định, Thanh Huyền muốn quay video “đu trend” đang gây sốt trên mạng xã hội, mang tên “nằm trên cát và thư giãn”.

“Mình tưởng tượng sẽ có đoạn video ghi lại cảnh nằm bên bãi biển xanh, trong vắt, thảnh thơi cảm nhận sóng vỗ nhẹ vào bờ, nước biển mát lạnh tràn qua lưng.

Không ngờ, đúng thời điểm quay video, một con sóng mạnh ập tới, đẩy mình quay lật người, nước và cát trào thẳng mặt mình”, cô kể.

Video ghi lại sự cố của Huyền thu hút gần 800.000 lượt xem sau 1 ngày đăng tải. Video: Huyền đi trekk

Thời điểm đó, Huyền và bạn bè chỉ cảm thấy buồn cười. Nhưng về đến khách sạn, Huyền bắt đầu thấy ù tai, nghe âm thanh không còn rõ ràng.

“1h sáng, mình định ra bệnh viện gần khách sạn để khám. Nhưng do vui chơi cả ngày, quá mệt nên mình ngủ quên. Hôm sau về Hà Nội, mình tức tốc tới phòng khám. Bác sĩ kiểm tra và phát hiện rất nhiều cát tràn vào, dính đầy trong tai mình.

Bác sĩ và các cô chú bệnh nhân trong phòng khám trêu mình là đi du lịch mà mang cát về làm quà. Thật may, chỉ cần xử lý nhẹ nhàng là bác sĩ đã rửa sạch tai cho mình”, Huyền nhớ lại.

Dưới video Huyền chia sẻ, nhiều cư dân mạng cho biết cũng từng gặp trường hợp cát tràn vào tai khi tắm biển. Họ hài hước gọi đây là “món quà của đại dương”.

“Mọi người nên lưu ý để tránh bị sóng đánh trực tiếp, khiến cát tràn vào tai như mình. Bởi nếu để lâu, không kịp thời xử lý sẽ rất khó chịu và nguy hiểm”, Huyền cho hay.

kỳ co phú yên bình định
Huyền vẫn rất hài lòng với chuyến du lịch Phú Yên, Bình Định

Chuyến đi “10 điểm”

Ngoại trừ sự cố “dở khóc dở cười” này thì nữ du khách cảm thấy rất hài lòng với chuyến trải nghiệm vùng biển Phú Yên – Bình Định đầu mùa hè.

Trong 3 ngày 2 đêm ở Phú Yên, Huyền và bạn trải nghiệm đi cầu Ông Cọp, ghềnh Đá Đĩa, hòn Yến, xóm Rớ, mũi Điện.

Trên hành trình đi hòn Yến, Huyền có rẽ vào chợ Giai Sơn (thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An), một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách khi tới Phú Yên. Nơi đây được nhiều du khách gọi là “chợ dân sinh rẻ nhất Việt Nam” hay “khu chợ không cần nhìn giá” bởi bày bán nhiều món ngon, đặc sản địa phương với giá rẻ.

“Với 55.000 đồng, mình ăn no nê đủ món ngon như bánh xèo 2.000 đồng/chiếc, bánh khọt tôm mực  5.000 đồng/đĩa 8 chiếc, chè 3.000 đồng/cốc, bún 15.000 đồng/bát, nước ép 10.000 đồng/ly to…”, Huyền kể. Mức giá ở khu chợ khiến nữ du khách “ngỡ ngàng”.

Huyền và bạn thuê thuyền thúng để ra hòn Yến chụp ảnh, lặn biển ngắm san hô. “Nước ở đây trong xanh, vô cùng đẹp mắt. Phía dưới biển là những rặng san hô muôn màu, cá bơi lội tung tăng, nhìn cảnh như trong phim”, Huyền miêu tả.

Sáng hôm sau, nữ du khách thức dậy từ 3h30 sáng để tới đón bình minh ở Mũi Điện.

Mũi Điện, hay còn gọi là mũi Đại Lãnh, thuộc thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, thị xã Đông Hoà. Đây là một trong hai điểm đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam, cùng với Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa. Mùa hè khi trời quang mây, ánh bình minh sẽ trong, quan sát rất rõ mặt trời mọc từ phía biển. 

Từ Mũi Điện nhìn xuống.jpg
Khung cảnh bình minh nhìn từ Mũi Điện

Du khách mua vé tham quan 30.000 đồng một người và đi bộ thêm chừng 1km để đến ngọn hải đăng. Đường đi đã có bậc sẵn nên dễ di chuyển nhưng Huyền chia sẻ kinh nghiệm, du khách nên mang theo 1 chai nước, chút đồ ăn nhẹ, giày dễ di chuyển và đồ chống nắng. Khi mặt trời lên cao, khu vực này sẽ nắng rát.

Mũi điện IMG_0263 (1).jpg
“Ngắm nhìn mặt trời ló rạng giữa biển cả mênh mông, xa xa là những chiếc thuyền giăng lưới đánh cá – một cảm giác thật tuyệt”, Huyền chia sẻ.

Tại Bình Định, Huyền đặc biệt ấn tượng với cung đường từ eo Gió tới Kỳ Co, vừa hùng vĩ vừa nên thơ.

trên đường từ Kỳ Co về.jpg
Cung đường đẹp như trong tranh 

Kỳ Co một mặt giáp biển, ba mặt còn lại là đồi núi.

Nước biển Kỳ Co có hai màu, nước gần bờ có màu xanh lam, còn phần biển ở ngoài xa có màu xanh sẫm. Từ khoảng tháng 4-9, trời đẹp, lòng biển kín gió là lúc thích hợp nhất để đến khám phá.

Bãi tắm Kỳ Co là “thiên đường check-in” được du khách trẻ rất yêu thích

Ảnh: NVCC

Sự cố “dở khóc dở cười”

Mới đây, Thanh Huyền (26 tuổi, làm việc trong lĩnh vực marketing và du lịch tại Hà Nội) đăng tải một video lên mạng xã hội, chia sẻ về sự cố “dở khóc dở cười” cô gặp phải trong chuyến du lịch 10 ngày tới một số tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên, Bình Định.

Đoạn video thu về gần 800.000 lượt xem và rất nhiều lượt chia sẻ. Theo đó, khi tới bãi biển Kỳ Co, xã Nhơn Lý, tỉnh Bình Định, Thanh Huyền muốn quay video “đu trend” đang gây sốt trên mạng xã hội, mang tên “nằm trên cát và thư giãn”.

“Mình tưởng tượng sẽ có đoạn video ghi lại cảnh nằm bên bãi biển xanh, trong vắt, thảnh thơi cảm nhận sóng vỗ nhẹ vào bờ, nước biển mát lạnh tràn qua lưng.

Không ngờ, đúng thời điểm quay video, một con sóng mạnh ập tới, đẩy mình quay lật người, nước và cát trào thẳng mặt mình”, cô kể.

Video ghi lại sự cố của Huyền thu hút gần 800.000 lượt xem sau 1 ngày đăng tải. Video: Huyền đi trekk

Thời điểm đó, Huyền và bạn bè chỉ cảm thấy buồn cười. Nhưng về đến khách sạn, Huyền bắt đầu thấy ù tai, nghe âm thanh không còn rõ ràng.

“1h sáng, mình định ra bệnh viện gần khách sạn để khám. Nhưng do vui chơi cả ngày, quá mệt nên mình ngủ quên. Hôm sau về Hà Nội, mình tức tốc tới phòng khám. Bác sĩ kiểm tra và phát hiện rất nhiều cát tràn vào, dính đầy trong tai mình.

Bác sĩ và các cô chú bệnh nhân trong phòng khám trêu mình là đi du lịch mà mang cát về làm quà. Thật may, chỉ cần xử lý nhẹ nhàng là bác sĩ đã rửa sạch tai cho mình”, Huyền nhớ lại.

Dưới video Huyền chia sẻ, nhiều cư dân mạng cho biết cũng từng gặp trường hợp cát tràn vào tai khi tắm biển. Họ hài hước gọi đây là “món quà của đại dương”.

“Mọi người nên lưu ý để tránh bị sóng đánh trực tiếp, khiến cát tràn vào tai như mình. Bởi nếu để lâu, không kịp thời xử lý sẽ rất khó chịu và nguy hiểm”, Huyền cho hay.

kỳ co phú yên bình định
Huyền vẫn rất hài lòng với chuyến du lịch Phú Yên, Bình Định

Chuyến đi “10 điểm”

Ngoại trừ sự cố “dở khóc dở cười” này thì nữ du khách cảm thấy rất hài lòng với chuyến trải nghiệm vùng biển Phú Yên – Bình Định đầu mùa hè.

Trong 3 ngày 2 đêm ở Phú Yên, Huyền và bạn trải nghiệm đi cầu Ông Cọp, ghềnh Đá Đĩa, hòn Yến, xóm Rớ, mũi Điện.

Trên hành trình đi hòn Yến, Huyền có rẽ vào chợ Giai Sơn (thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An), một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách khi tới Phú Yên. Nơi đây được nhiều du khách gọi là “chợ dân sinh rẻ nhất Việt Nam” hay “khu chợ không cần nhìn giá” bởi bày bán nhiều món ngon, đặc sản địa phương với giá rẻ.

“Với 55.000 đồng, mình ăn no nê đủ món ngon như bánh xèo 2.000 đồng/chiếc, bánh khọt tôm mực  5.000 đồng/đĩa 8 chiếc, chè 3.000 đồng/cốc, bún 15.000 đồng/bát, nước ép 10.000 đồng/ly to…”, Huyền kể. Mức giá ở khu chợ khiến nữ du khách “ngỡ ngàng”.

Huyền và bạn thuê thuyền thúng để ra hòn Yến chụp ảnh, lặn biển ngắm san hô. “Nước ở đây trong xanh, vô cùng đẹp mắt. Phía dưới biển là những rặng san hô muôn màu, cá bơi lội tung tăng, nhìn cảnh như trong phim”, Huyền miêu tả.

Sáng hôm sau, nữ du khách thức dậy từ 3h30 sáng để tới đón bình minh ở Mũi Điện.

Mũi Điện, hay còn gọi là mũi Đại Lãnh, thuộc thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, thị xã Đông Hoà. Đây là một trong hai điểm đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam, cùng với Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa. Mùa hè khi trời quang mây, ánh bình minh sẽ trong, quan sát rất rõ mặt trời mọc từ phía biển. 

Từ Mũi Điện nhìn xuống.jpg
Khung cảnh bình minh nhìn từ Mũi Điện

Du khách mua vé tham quan 30.000 đồng một người và đi bộ thêm chừng 1km để đến ngọn hải đăng. Đường đi đã có bậc sẵn nên dễ di chuyển nhưng Huyền chia sẻ kinh nghiệm, du khách nên mang theo 1 chai nước, chút đồ ăn nhẹ, giày dễ di chuyển và đồ chống nắng. Khi mặt trời lên cao, khu vực này sẽ nắng rát.

Mũi điện IMG_0263 (1).jpg
“Ngắm nhìn mặt trời ló rạng giữa biển cả mênh mông, xa xa là những chiếc thuyền giăng lưới đánh cá – một cảm giác thật tuyệt”, Huyền chia sẻ.

Tại Bình Định, Huyền đặc biệt ấn tượng với cung đường từ eo Gió tới Kỳ Co, vừa hùng vĩ vừa nên thơ.

trên đường từ Kỳ Co về.jpg
Cung đường đẹp như trong tranh 

Kỳ Co một mặt giáp biển, ba mặt còn lại là đồi núi.

Nước biển Kỳ Co có hai màu, nước gần bờ có màu xanh lam, còn phần biển ở ngoài xa có màu xanh sẫm. Từ khoảng tháng 4-9, trời đẹp, lòng biển kín gió là lúc thích hợp nhất để đến khám phá.

Bãi tắm Kỳ Co là “thiên đường check-in” được du khách trẻ rất yêu thích

Ảnh: NVCC

Nguồn: Vietnamnet

Lạc vào miền bình yên ở làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh

VTV.vn – Từ một làng ngư nghiệp đơn sơ, sau dự án xây dựng làng bích họa, những ngôi nhà mộc mạc của người dân ở Ngư Mỹ Thạnh đã được khoác lên màu áo mới.

Ngư Mỹ Thạnh là một ngôi làng ở bên phá Tam Giang, thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, thành phố Huế. Từ một làng ngư nghiệp đơn sơ, sau dự án xây dựng làng bích họa, những ngôi nhà mộc mạc của người dân ở Ngư Mỹ Thạnh đã được khoác lên màu áo mới, trở thành một ngôi làng ngập tràn màu sắc. Chính sự thay đổi này đã mang đến nhiều điều thú vị cho làng chài.

Những hình ảnh bình dị này đã được vẽ lại trên những bức tường nhà của người dân ở làng Ngư Mỹ Thạnh trở thành một nét đặc trưng của làng chài.

Lạc vào miền bình yên ở làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh - Ảnh 1.

Ngư Mỹ Thạnh có hơn 250 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên đầm phá. Mỗi ngày, bà con ở đây phải ra đầm từ sáng sớm để kịp thu hoạch và bán thủy sản ngay tại chợ nổi cho các thương lái. Cuộc sống gắn bó với sông nước còn nhiều vất vả nhưng điều đặc biệt là người dân ở đây vẫn luôn lạc quan và vui vẻ.

Mỗi ngôi nhà ở làng Ngư Mỹ Thạnh giờ đây đã được khoác lên mình những hình ảnh phong phú, sắc màu nhưng vô cùng giản dị, gắn liền với cuộc sống sông nước của người dân địa phương. Từ khi có những bức bích họa này, nhiều du khách đã đến tham quan và người dân cũng ý thức hơn trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường, gìn giữ nét văn hóa của một làng chài bên phá Tam Giang.

Nguồn: Vtv

Trải nghiệm chèo Sup, lặn biển ngắm san hô

VTV.vn – Vào mùa Hè, những nơi như Hòn Tranh, Bãi Cạn… được nhiều du khách lựa chọn bởi địa hình nơi đây khá nông, phù hợp cho hoạt động chèo Sup và lặn ngắm san hô.

Bình Thuận, nơi có nhiều bãi biển đẹp để tổ chức các tour du lịch thể thao, trong đó Phú Quý được biết đến là đảo ngọc có những bãi san hô tuyệt đẹp.

Bãi Cạn (còn gọi là Rạn Cạn hoặc khu Lồng Bè) là một bãi san hô có diện tích khoảng 1 km2, nằm ở phía đông của đảo Phú Quý, cách bờ biển thôn Phú Long, xã Long Hải khoảng 300m. San hô ở đây đa dạng, kết hợp với những thảm rong nho xanh trải dài và nhiều loài cá đủ sắc màu tạo nên khung cảnh đẹp mắt.

Sau khi thưởng thức hải sản, du khách chỉ mất thêm 5 phút đi cano để đến các bè cho thuê dịch vụ lặn và chèo Sup. Loại hình này đang rất “hot” trong 2 năm trở lại đây. Hiện có khoảng 10 bè làm dịch vụ này tại Bãi Cạn.

Trải nghiệm chèo Sup, lặn biển ngắm san hô - Ảnh 1.

Trước khi trải nghiệm, du khách đều được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ chụp ảnh, quay phim dưới nước miễn phí. Thông thường, buổi lặn sẽ bắt đầu lúc 8h hoặc 14h.

Độ tuổi chơi nhiều nhất là từ 18-45. Đầu tiên ai cũng phải mặc áo phao, sau đó được học kỹ năng chèo Sup, kỹ năng lặn, thở dưới nước…

Chèo Sup, lặn san hô không chỉ là một hoạt động dưới nước mà còn là một hành trình khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của biển cả. Với làn nước trong xanh và hệ sinh thái biển phong phú, đây chính là nơi lý tưởng để du khách trải nghiệm cũng như hòa mình vào thế giới dưới đáy đại dương.

Không chỉ trải nghiệm các hoạt động du lịch thể thao, du khách còn được đề nghị chung tay bảo vệ mội trường từ hành động nhỏ nhất như không xả rác bừa bãi, không giẫm đạp, nhặt bẻ san hô, không lấy đi và bỏ lại thứ gì trên biển ngoài những tấm hình đẹp. Với những tín đồ yêu thích khám phá, chụp ảnh “sống ảo” thì chèo Sup, lặn biển là một trong những hoạt động hấp dẫn, không thể bỏ qua đặc biệt trong những ngày hè.

Nguồn: Vtv

Cùng con rong ruổi Hong Kong (Trung Quốc): Từ thế giới cổ tích đến thành phố Lego

VTV.vn – Với không gian sôi động nhưng dễ tiếp cận, văn minh mà vẫn giàu màu sắc châu Á, thành phố cảng Hong Kong (Trung Quốc) có thể làm hài lòng cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Khơi dậy trí tò mò từ thế giới động vật ở Ocean Park

Không đơn thuần là công viên giải trí, Ocean Park còn được biết đến như một trung tâm giáo dục về sinh thái hàng đầu châu Á nơi trẻ nhỏ có thể vừa chơi vừa học một cách tự nhiên.

Sự kiện nổi bật đầu năm nay, sự ra đời của cặp gấu trúc song sinh con của Ying Ying và Le Le đã mang lại cảm xúc đặc biệt không chỉ cho người dân Hong Kong (Trung Quốc) mà cả du khách ghé thăm. Việc Ying Ying, một cá thể gấu trúc lớn tuổi, sinh con thành công là kết quả của nhiều năm chăm sóc và nghiên cứu kiên trì. Câu chuyện ấy trở thành bài học sống động cho trẻ nhỏ về sự bảo tồn và kiên nhẫn.

Cùng con rong ruổi Hong Kong (Trung Quốc): Từ thế giới cổ tích đến thành phố Lego - Ảnh 1.

Cặp gấu trúc sinh đôi gồm một con cái và một con đực với biệt danh “Chị cả” và “Em trai”. Ảnh HKTB.webp

Ocean Park còn sở hữu một thủy cung rộng lớn, các khu tham quan mô phỏng hai cực trái đất từ chim cánh cụt, hải mã đến các sinh vật biển kỳ lạ, tất cả đều được giới thiệu trong không gian thiết kế thân thiện với trẻ em. Một ngày tại đây là cơ hội để các thành viên trong gia đình cùng nhau quan sát, đặt câu hỏi và khám phá thế giới tự nhiên theo cách gần gũi nhất.

Hóa thân vào thế giới cổ tích tại Disneyland 

Nếu Ocean Park khơi dậy trí tò mò thì Disneyland chính là nơi biến trí tưởng tượng thành hiện thực. Với trẻ em, đó là giấc mơ thành hình được hóa thân thành công chúa, hoàng tử, gặp gỡ Mickey hay khám phá những lâu đài huyền thoại. Với người lớn, đó là một cách trở về tuổi thơ rực rỡ.

Cùng con rong ruổi Hong Kong (Trung Quốc): Từ thế giới cổ tích đến thành phố Lego - Ảnh 2.

Hàng trăm nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Disneyland biểu diễn trong chuyến diễu hành Flights of Fantasy. Ảnh HKTB.

Mỗi buổi chiều, cuộc diễu hành Flights of Fantasy diễn ra như một lễ hội đường phố đầy sắc màu. Không khí vui nhộn và giai điệu quen thuộc khiến cả người xem lẫn người tham gia đều như cuốn vào vòng xoáy cổ tích. Các bé có thể chọn trang phục nhân vật yêu thích và hòa mình vào dòng người nhảy múa, ca hát, một trải nghiệm vừa mang tính giải trí, vừa giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân.   

Ngoài ra, các khu vực trò chơi tại Disneyland cũng được phân chia phù hợp theo độ tuổi: từ những trò nhẹ nhàng cho bé nhỏ đến các trò mạo hiểm vừa đủ cho thanh thiếu niên. Khi hoàng hôn buông xuống, cả gia đình có thể tìm chỗ đẹp để cùng thưởng thức màn pháo hoa và nhạc nước 3D, một cái kết trọn vẹn cho ngày trọn niềm vui.

Tự tay xây nên thành phố với LegoLand Discovery Centre

Hong Kong (Trung Quốc) không chỉ có những trò chơi lớn ngoài trời. Tại LegoLand Discovery Centre, trẻ em sẽ tìm thấy một “thành phố thu nhỏ” nơi trí tưởng tượng được tôn vinh và thỏa sức sáng tạo.

Tại đây, các em có thể tham gia Kingdom Quest, Duplo Farm hay xây dựng mô hình tại các khu vực chủ đề. Đặc biệt, khu triển lãm MiniLand tái hiện lại toàn bộ Hong Kong (Trung Quốc) bằng hàng trăm nghìn mảnh ghép Lego, từ vịnh Victoria, bến tàu Star Ferry đến tượng Phật Thiên Đàn trên đỉnh Ngong Ping là nơi không chỉ các bé mà cả người lớn cũng phải trầm trồ vì độ chi tiết và sáng tạo.

Cùng con rong ruổi Hong Kong (Trung Quốc): Từ thế giới cổ tích đến thành phố Lego - Ảnh 3.

Triển lãm Legoland cho du khách một góc nhìn mới qua các mô hình mô phỏng bằng Lego.

Ngoài việc chơi, trung tâm còn có rạp phim 4D, các lớp hướng dẫn lắp ráp theo chủ đề và khu vực café để cha mẹ nghỉ ngơi. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ngày muốn “đổi gió” khỏi các khu vui chơi ngoài trời mà vẫn giữ được không khí gia đình quây quần bên nhau.

Sau mỗi trải nghiệm, gia đình có thể kết thúc hành trình bằng một bữa tối tại Lan Quế Phường, hay đơn giản là dạo bước trên những con phố cổ, chụp vài tấm ảnh ở triển lãm bối cảnh Cửu Long Thành Trại – nơi mang lại cảm giác như bước vào một bộ phim điện ảnh. Dù đi đâu, điều đọng lại sau cùng vẫn là những khoảnh khắc bên nhau – thứ làm nên một mùa Hè thật sự đáng nhớ.

Nguồn: Vtv

TIN MỚI NHẤT