Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Bay dù lượn giữa trời đêm trên vịnh Nha Trang

VTV.vn – Khi sắc vàng của hoàng hôn và màn đêm dần kéo đến, vịnh biển Nha Trang khoác lên mình một vẻ đẹp huyền bí, hoạt động bay dù lượn càng trở nên hấp dẫn.

Hơn cả một bộ môn mạo hiểm, dù lượn có động cơ và không động cơ được xem là một loại hình du lịch, một trải nghiệm độc đáo không thể bỏ lỡ đối với nhiều du khách khi đến với thành phố biển nơi đây. Khi sắc vàng của hoàng hôn và màn đêm dần kéo đến, vịnh biển Nha Trang khoác lên mình một vẻ đẹp huyền bí, hoạt động bay dù lượn càng trở nên hấp dẫn.

Chuẩn bị trước giờ bay 

Các chuyến bay đêm thường có nhiều rủi ro hơn, vì vậy, khâu chuẩn bị luôn được các phi công thực hiện kỹ lưỡng trước nhiều giờ với những tiêu chuẩn kỷ luật và quy định an toàn cao. Công đoạn này thường được họp bàn và rà soát bởi đội ngũ phi công dày dặn kinh nghiệm, vừa là những chuyên gia khám phá bầu trời, vừa là những cá nhân dạn dĩ, yêu cảm giác mạnh.

Bay dù lượn giữa trời đêm trên vịnh Nha Trang. - Ảnh 1.

Khám phá bầu trời đêm Nha Trang.

“Khác với bay ngày, bay đêm có nhiều yếu tố cần phải cân nhắc về tầm nhìn và sức gió. Từ các quy trình về thiết lập đội bay, tính toán thời tiết, độ cao bay và điện đàm trao đổi đều được thực hiện chặt chẽ và tỉ mỉ”, anh Đỗ Văn Tiệp – Đội trưởng đội bay và đồng thời là người sáng lập ra Fly Vietnam Paragliding chia sẻ.

Kiểm tra thiết bị là bước quan trọng nhất trước khi bay. Ở bước này, từng sợi dây dù, khung động cơ, cánh quạt, bình nhiên liệu, đèn LED định vị và hệ thống liên lạc vô tuyến đều được kiểm tra nhiều lần bởi các phi công. Mọi thiết bị đều phải đáp ứng tiêu chuẩn bay ban đêm, từ bình nhiên liệu đến độ sáng của đèn… để đảm bảo khả năng điều hướng và an toàn tối đa trong điều kiện ánh sáng yếu, hoặc khi xảy ra sự cố đều có thể tiếp đất nhanh chóng.

Bay dù lượn giữa trời đêm trên vịnh Nha Trang. - Ảnh 2.

Những góc nhìn mới về đêm của Nha Trang khi bay dù lượn.

Trong khoảng thời gian bay trên bầu trời, thao tác thiết yếu nhất chính là trao đổi và liên lạc giữa các phi công và người điều phối dưới mặt đất. Phi công được trang bị tai nghe chống ồn, bộ đàm kết nối trực tiếp với nhau và với trung tâm điều hành dưới mặt đất. Một đội hậu cần thường trực luôn túc trực tại điểm hạ cánh, sẵn sàng hỗ trợ trong mọi tình huống.

Góc nhìn toàn cảnh thành phố biển Nha Trang 

Nha Trang về đêm lung linh với những ánh đèn lấp lánh phản chiếu trên mặt biển. Tiếng động cơ Paramotor kiêu hãnh vang lên, nâng cánh dù, phi công và hành khách trải nghiệm cùng tiến vào thành phố.

Ngay từ khoảnh khắc cất cánh, du khách thực sự cảm nhận được điều khác biệt: đó là tiếng gió lướt bên tai, là cảm giác sợ hãi xen lẫn thích thú, là một bầu trời đêm đầy sao giang tay chào đón.

Bay dù lượn giữa trời đêm trên vịnh Nha Trang. - Ảnh 3.

Nha Trang về đêm lung linh với những ánh đèn lấp lánh phản chiếu.

Từ độ cao hơn 300m về đêm, du khách dễ dàng nhìn thấy các hòn đảo nhỏ và quen thuộc tại Nha Trang như Hòn Miễu, Hòn Tre, Hòn Đỏ… Tất cả hiện lên mờ ảo và đầy nét huyền bí. Xa xa là những con tàu đánh cá nhấp nháy ánh đèn như một nét chấm phá độc đáo trên mặt biển tĩnh lặng.

Bay dù lượn giữa trời đêm trên vịnh Nha Trang. - Ảnh 4.

Nha Trang – một thành phố biển năng động, rực rỡ về đêm.

Nha Trang là thành phố biển ghi dấu trong lòng nhiều du khách với hình ảnh bờ cát trắng và những dải nắng vàng hòa cùng sóng biển xanh biếc. Thế nhưng, từ những chuyến bay đêm này, Nha Trang được cảm nhận theo một góc nhìn rất khác: một thành phố biển xinh đẹp còn nhiều điều cần khám phá, một thành phố biển năng động, rực rỡ về đêm.

Nguồn: Vtv

Cảnh đẹp hút mắt ở ‘thiên đường giữa đại ngàn’ của xứ Thanh

Những thửa ruộng bậc thang xanh mướt ở thung lũng Pù Luông (Thanh Hóa) được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”, thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, trải nghiệm.

XEM CLIP:

Tới Pù Luông vào giữa tháng 5, thời tiết mát mẻ, đan xen những trận mưa rừng bất chợt giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ, chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ và trải nghiệm đời sống văn hóa của đồng bào vùng cao xứ Thanh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh và những ngọn núi cao. Đây là nơi sinh sống của đồng bào người Thái, Mường. Trong tiếng Thái, Pù Luông có nghĩa là ngọn núi lớn.

W-a1Ngắm thiên đường.jpg
Một góc khu du lịch Pù Luông. Ảnh: Trần Nghị

Pù Luông được mệnh danh là “thiên đường giữa đại ngàn” của xứ Thanh.

Nơi đây, cách Hà Nội khoảng 160km, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 17.662ha, gồm rừng nguyên sinh, suối, thác, hang động, núi non xen lẫn những bản làng bình yên và ruộng bậc thang xanh mướt mỗi khi vào hè.

Du khách đến với Pù Luông trong tháng 5 có thể ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang nằm trong thung lũng uốn lượn quanh sườn núi. Những thửa ruộng tầng tầng lớp lớp phủ kín thung lũng, khiến nhiều người lầm tưởng đây là vùng cao Tây Bắc.

W-a2Ngắm thiên đường.jpg
Khu nghỉ dưỡng ở Pù Luông được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”. Ảnh: Trần Nghị

Pù Luông thích hợp cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hòa mình vào thiên nhiên. Ngoài ra, du khách có thể ngắm nhìn mùa lúa chín vào tháng 6 và tháng 10 hàng năm.

W-a3Ngắm thiên đường.jpg
Du khách đến trải nghiệm ở Pù Luông. Ảnh: Trần Nghị

Chị Nguyễn Thu Hà (38 tuổi, đến từ Hà Nội) cho biết, “tôi từng đi rất nhiều địa điểm có ruộng bậc thang nhưng Pù Luông với tôi là ngoại lệ. Nơi đây, cảnh sắc thiên nhiên còn nguyên sơ, mộc mạc và yên bình.

Tôi từng đến Pù Luông khi mùa lúa chín, lần này tôi quyết định đến khi lúa đang còn xanh để cảm nhận sự mới mẻ của thiên nhiên”.

W-a4Ngắm thiên đường.jpg
Du khách nước ngoài trải nghiệm, khám phá Pù Luông. Ảnh: Trần Nghị

Theo người dân bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất, hiện tại lúa đang xanh, còn khoảng 15 ngày nữa lúa sẽ chín rộ như một thảm vàng, thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh kỷ niệm.

W-a5Ngắm thiên đường.jpg
Những thửa ruộng bậc thang xanh mướt. Ảnh: Trần Nghị

Đến Pù Luông không chỉ khám phá thiên nhiên, chiêm ngưỡng cảnh sắc, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn bản địa như vịt cổ lũng, gà đồi, lợn mán, tôm cá suối, rau rừng… hòa mình vào văn hóa của người dân vùng cao xứ Thanh.

W-a6Ngắm thiên đường.jpg
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đón khoảng 186.000 nghìn lượt khách. Ảnh: Trần Nghị

Theo Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Bá Thước, từ đầu năm đến nay, huyện đón khoảng 186.000 nghìn lượt khách (khách quốc tế khoảng 35.800 người, khách trong nước hơn 150.000 người). Doanh thu từ du lịch, dịch vụ ước đạt hơn 300 tỷ đồng.

XEM CLIP:

Tới Pù Luông vào giữa tháng 5, thời tiết mát mẻ, đan xen những trận mưa rừng bất chợt giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ, chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ và trải nghiệm đời sống văn hóa của đồng bào vùng cao xứ Thanh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh và những ngọn núi cao. Đây là nơi sinh sống của đồng bào người Thái, Mường. Trong tiếng Thái, Pù Luông có nghĩa là ngọn núi lớn.

W-a1Ngắm thiên đường.jpg
Một góc khu du lịch Pù Luông. Ảnh: Trần Nghị

Pù Luông được mệnh danh là “thiên đường giữa đại ngàn” của xứ Thanh.

Nơi đây, cách Hà Nội khoảng 160km, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 17.662ha, gồm rừng nguyên sinh, suối, thác, hang động, núi non xen lẫn những bản làng bình yên và ruộng bậc thang xanh mướt mỗi khi vào hè.

Du khách đến với Pù Luông trong tháng 5 có thể ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang nằm trong thung lũng uốn lượn quanh sườn núi. Những thửa ruộng tầng tầng lớp lớp phủ kín thung lũng, khiến nhiều người lầm tưởng đây là vùng cao Tây Bắc.

W-a2Ngắm thiên đường.jpg
Khu nghỉ dưỡng ở Pù Luông được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”. Ảnh: Trần Nghị

Pù Luông thích hợp cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng, hòa mình vào thiên nhiên. Ngoài ra, du khách có thể ngắm nhìn mùa lúa chín vào tháng 6 và tháng 10 hàng năm.

W-a3Ngắm thiên đường.jpg
Du khách đến trải nghiệm ở Pù Luông. Ảnh: Trần Nghị

Chị Nguyễn Thu Hà (38 tuổi, đến từ Hà Nội) cho biết, “tôi từng đi rất nhiều địa điểm có ruộng bậc thang nhưng Pù Luông với tôi là ngoại lệ. Nơi đây, cảnh sắc thiên nhiên còn nguyên sơ, mộc mạc và yên bình.

Tôi từng đến Pù Luông khi mùa lúa chín, lần này tôi quyết định đến khi lúa đang còn xanh để cảm nhận sự mới mẻ của thiên nhiên”.

W-a4Ngắm thiên đường.jpg
Du khách nước ngoài trải nghiệm, khám phá Pù Luông. Ảnh: Trần Nghị

Theo người dân bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất, hiện tại lúa đang xanh, còn khoảng 15 ngày nữa lúa sẽ chín rộ như một thảm vàng, thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh kỷ niệm.

W-a5Ngắm thiên đường.jpg
Những thửa ruộng bậc thang xanh mướt. Ảnh: Trần Nghị

Đến Pù Luông không chỉ khám phá thiên nhiên, chiêm ngưỡng cảnh sắc, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn bản địa như vịt cổ lũng, gà đồi, lợn mán, tôm cá suối, rau rừng… hòa mình vào văn hóa của người dân vùng cao xứ Thanh.

W-a6Ngắm thiên đường.jpg
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đón khoảng 186.000 nghìn lượt khách. Ảnh: Trần Nghị

Theo Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Bá Thước, từ đầu năm đến nay, huyện đón khoảng 186.000 nghìn lượt khách (khách quốc tế khoảng 35.800 người, khách trong nước hơn 150.000 người). Doanh thu từ du lịch, dịch vụ ước đạt hơn 300 tỷ đồng.

Nguồn: Vietnamnet

Du lịch Bhutan: Hành trình kiến tạo hạnh phúc

VTV.VN – Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới – khiến nhiều du khách ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp bình yên, văn hóa đặc sắc và triết lý sống đầy nhân văn.

Hành trình của những tiếng “wow”

Sau 3 tiếng bay từ Hà Nội, máy bay hạ cánh xuống sân bay Paro – nơi được mệnh danh là sân bay khó hạ cánh nhất thế giới bởi địa hình hiểm trở, anh Hoàng Nghĩa Đạt trầm trồ nhớ lại trải nghiệm ấy:

– Mỗi đợt chao cánh của máy bay, đoàn khách chúng tôi cảm chừng như đã chạm sát vào núi đá sừng sững, vừa hồi hộp, vừa trầm trồ bởi sự chắc chắn của vị cơ trưởng điều khiển máy bay.

“Máy bay hạ cánh, đoàn chúng tôi không nghĩ mình đang ở một sân bay” – anh Hoàng Nghĩa Đạt kể. Khác với toàn bộ các sân bay đã từng qua, sân bay Paro khiến anh Đạt ngạc nhiên bởi anh miêu tả nó giống như một kỳ quan hơn là một công trình dân sự.

Sân bay được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, trang trí hoạ tiết cờ hoa rực rỡ cùng nhiều tác phẩm hội hoạ đem tới cảm giác sang trọng và xa hoa giống như một lời chào hỏi đầy nghệ thuật của Bhutan dành tới khách du lịch.

Du lịch Bhutan: Hành trình kiến tạo hạnh phúc - Ảnh 1.Du lịch Bhutan: Hành trình kiến tạo hạnh phúc - Ảnh 2.

Anh Hoàng Nghĩa Đạt và những trải nghiệm đậm chất Bhutan

Thế nhưng ở Bhutan, điều khiến du khách ấn tượng hơn cả những công trình kiến trúc đồ sộ, chính là nhịp sống chậm rãi và yên bình của vương quốc này. Không tiếng còi xe inh ỏi, không dòng người chen chúc, không những biển quảng cáo rực rỡ tranh giành sự chú ý, đường phố Paro, Thimphu, hay Punakha đều bình yên đến lạ.

Con người Bhutan di chuyển, đi lại thong dong, không vội vã – “dù trời có mưa, người dân Bhutan vẫn an lạc trong bước chân của họ.” – ánh mắt anh Đạt hiện rõ sự thích thú khi nhắc về chi tiết thú vị ấy. Họ có thời gian để mỉm cười, để chào hỏi nhau, để thưởng thức trọn vẹn từng khoảnh khắc.

Văn hoá truyền thống của người Bhutan hiện ra sống động và chân thực trong thường nhật. Anh Đạt ngỡ ngàng khi thấy phần lớn người dân, từ em nhỏ đến người già, từ quan chức đến dân thường, đều mặc trang phục truyền thống Gho và Kira hàng ngày. Không phải sự trưng bày cho khách du lịch, văn hóa truyền thống của Bhutan thực sự là một phần tự nhiên, là hơi thở của cuộc sống.

Mỗi ngôi nhà, tu viện, pháo đài (Dzong) đều tuân thủ kiến trúc cổ xưa, hài hòa với cảnh quan. Dường như thời gian ở đây không trôi theo định luật vật lý thông thường, mà được níu giữ bởi sợi dây của truyền thống và niềm tự hào vô bờ bến.

Du lịch Bhutan: Hành trình kiến tạo hạnh phúc - Ảnh 3.Du lịch Bhutan: Hành trình kiến tạo hạnh phúc - Ảnh 4.

Cảnh sắc ở Bhutan đẹp hoàn hảo trong từng góc máy

Và dù Bhutan có độ cao địa hình trung bình đứng đầu thế giới – 3.280 m so với mực nước biển nhưng tới Bhutan, du khách không ai cần sử dụng bình oxy để hỗ trợ. Bởi hơn 70% diện tích Bhutan được bao phủ bởi rừng.

Mọi hoạt động sống ở Bhutan dường như đều xoay quanh tự nhiên, không có dấu hiệu nào của sự khai thác quá mức, chỉ có sự chung sống hài hòa cùng một mối giao hảo thiêng liêng giữa con người với trời đất.

Bản giao hưởng của an yên và trí tuệ

Những bất ngờ ban đầu dần dẫn dắt anh Hoàng Nghĩa Đạt đi sâu hơn vào nội hàm của Bhutan, để nhận ra rằng, vẻ ngoài bình yên ấy chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn về triết lý sống độc đáo của họ.

Hạnh phúc ở Bhutan không phải là vật chất, mà là một trạng thái của tâm hồn. GNH (Tổng hạnh phúc quốc gia) – thang đo sự phát triển của Bhutan – không chỉ là một khẩu hiệu khô khan, mà đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, mọi quyết sách của chính phủ và cách sống của người dân.

Người Bhutan có thể không giàu có về tài sản, nhưng họ lại vô cùng giàu có về sự bình an, lòng trắc ẩn và sự biết ơn. “Hãy nhìn cách họ mỉm cười với từng du khách xa lạ như chúng tôi mà xem, hạnh phúc chính là không cần phải đề phòng.” – anh Đạt vui vẻ nhắc.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa con người và Phật giáo là một phần không thể tách rời. Không chỉ là tôn giáo, Phật giáo ở Bhutan là lối sống, là đạo đức, là sự định vị chỉ hướng cho mọi hành vi. Mỗi ngôi chùa, mỗi tu viện cheo leo trên vách đá hay mỗi pháo đài uy nghi bên dòng sông đều mang một câu chuyện, một ý nghĩa sâu sắc.

Người dân hành lễ, thiền định, gieo quẻ, và thực hành lòng từ bi một cách tự nhiên như hơi thở. Sự tĩnh tâm trong những không gian thiêng liêng ấy đã gột rửa tâm hồn những vị khách ghé tới Bhutan, giúp họ nhìn lại và tìm về giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Sứ mệnh sẻ chia “niềm hạnh phúc”

Trở về từ Bhutan, Giám đốc Điều hành VNA Travel – anh Hoàng Nghĩa Đạt nhận ra mình không hẳn còn là “mình” của trước kia nữa. Chuyến đi ấy đã thay đổi cách anh nhìn nhận về du lịch, về cuộc sống, và đặc biệt là về ý nghĩa đích thực của “hạnh phúc”.

Anh Đạt bộc bạch: “Tôi không còn muốn đi du lịch hay làm du lịch chỉ để khám phá địa danh hay để ghi lại những khung cảnh đẹp, mà tôi – với vị trí là một Giám đốc Điều hành thương hiệu VNA Travel – tôi muốn mang đến một trải nghiệm sâu sắc hơn, chạm đến hạnh phúc cho du khách.”

Với góc nhìn của một người làm du lịch như anh Đạt, Bhutan không chỉ là một điểm đến, mà vương quốc rồng sấm còn là “phương thuốc hạnh phúc” giữa cuộc sống xô bồ vốn đầy áp lực hiện tại. Có quá nhiều người đang tìm kiếm sự bình yên, sự kết nối và ý nghĩa thực sự của cuộc sống, trong khi đó, Bhutan có thể chính là câu trả lời.

Du lịch Bhutan: Hành trình kiến tạo hạnh phúc - Ảnh 5.

VNA Travel đã tổ chức Workshop chào làng du lịch với điểm ấn tượng – Bhutan

Quyết định mở bán sản phẩm Tour du lịch Bhutan với VNA Travel không chỉ là một quyết định kinh doanh, mà đó còn là sứ mệnh. VNA Travel hướng tới tập trung vào những trải nghiệm văn hóa chân thực, những khoảnh khắc tĩnh lặng để thiền định, mở ra những cuộc gặp gỡ ý nghĩa với người dân địa phương và để du khách được hòa mình hoàn toàn vào thiên nhiên hùng vĩ.

Đồng thời, VNA Travel cũng đề cao hành trình du lịch có trách nhiệm, tôn trọng văn hóa và môi trường của Bhutan, để mỗi bước chân của du khách đều góp phần bảo tồn vẻ đẹp và giá trị đích thực của vương quốc này.

Hãy cùng VNA Travel đến Bhutan, để tìm thấy “phiên bản hạnh phúc” của riêng bạn.

Nguồn: Vtv

Độc đáo nhà san hô

VTV.vn – Đến Ninh Thủy, nhiều du khách bị cuốn hút bởi những ngôi nhà san hô cổ xưa – những ngôi nhà mang hơi thở của biển.

Nằm trên bán đảo Hòn Khói, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 50km về phía Bắc, Ninh Thủy là một phường ven biển thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây được hình thành từ đầu thế kỷ XVIII và xưa được gọi là Cồn Cạn. Ninh Thủy tạo dấu ấn cho bất kì ai một lần ghé đến, bởi đây là một trong số ít ngôi làng ven biển gìn giữ được “những ngôi nhà mang hơi thở của biển” – những căn nhà san hô độc đáo được xây dựng từ thế kỷ 18.

Ngôi nhà mang hơi thở của biển

Khi đến Ninh Thủy, điều khiến bất cứ du khách nào cũng bị cuốn hút là những ngôi nhà san hô xưa cổ – những công trình vừa lạ lẫm, vừa thú vị hiện diện tại thôn Bá Hà, một trong những làng chài cổ thuộc phường Ninh Thủy. Nhiều thế kỷ qua, làng Bá Hà vẫn giữ nét riêng với toàn bộ tường nhà, bờ rào đều được làm từ san hô. Những ngôi nhà san hô như những nhân chứng sống của gần 200 năm lịch sử, kể lại câu chuyện về cuộc sống mưu sinh gắn bó với biển của bao thế hệ người dân.

Độc đáo nhà san hô. - Ảnh 1.

Làng Bá Hà vẫn giữ nét riêng với toàn bộ tường nhà, bờ rào đều được làm từ san hô.

Từ xưa, ngư dân trong vùng đã sáng tạo nên lối kiến trúc nhà ở khác lạ dựa vào biển. Hàng năm, khi san hô chết bị sóng đánh dạt vào bờ, ngư dân trong vùng đã thu gom về, vừa tận dụng được vật liệu địa phương có sẵn, vừa làm sạch không gian bờ biển. Họ khéo léo xếp chồng từng mảng nhỏ để tạo nên những ngôi nhà vững chãi, đủ sức chống chọi với mưa bão giông tố ở miền duyên hải. Mùa Hè, nhà mát rượi. Mùa Đông, gió biển rít qua khe tường vẫn không lạnh lẽo. Không gian sống ấy thấm đẫm mùi biển, từ hơi ẩm của gió, tiếng sóng vọng xa, đến cả những vết muối mặn loang trên tường.

Độc đáo nhà san hô. - Ảnh 2.

Người dân khéo léo xếp chồng từng mảng nhỏ để tạo nên những ngôi nhà vững chãi.

Giữ lấy ký ức từ san hô

Không riêng làng Bá Hà, dọc dài các làng biển ở phường Ninh Thủy, từ Ngân Hà, Bá Hà đến Thủy Đầm từng chung một lối kiến trúc nhà san hô – một dấu ấn kiến trúc chứa đựng chiều sâu văn hóa của làng biển Khánh Hòa xưa. Những mảnh san hô giờ đây loang lổ màu thời gian, vẫn còn in rõ dấu tích tự nhiên, lỗ rỗ như tổ ong, xù xì nhưng bền chắc lạ kỳ.

Độc đáo nhà san hô. - Ảnh 3.

Bức tường loang lổ màu thời gian, lỗ rỗ như tổ ong, xù xì nhưng bền chắc lạ kỳ.

Theo thời gian, cùng với sức ép của cuộc sống hiện đại đã dần làm mai một đi không gian sống chứa đựng chiều sâu văn hóa, lịch sử của vùng đất này. Giờ đây, không gian làng biển đều là những ngôi nhà xây dựng mới. Mai đây, những ngôi nhà san hô cũng sẽ bị phá dỡ bởi mức độ xuống cấp khá nặng nề. Có lẽ, trong thời gian ngắn nữa, những ngôi nhà san hô từng tạo nên không gian đặc trưng cho làng biển Bá Hà sẽ chỉ còn trong tâm thức của người dân nơi này.

Độc đáo nhà san hô. - Ảnh 4.

Một trong những căn nhà san hô còn nguyên vẹn.

Giá trị văn hóa không chỉ nằm ở vật thể, mà còn ở tinh thần và ký ức của cộng đồng. Nhà san hô không chỉ là chỗ ở – đó còn là câu chuyện về lối sống, về sự gắn bó với biển và về bản sắc làng chài Khánh Hòa.

Độc đáo nhà san hô. - Ảnh 5.

Giờ đây, không gian làng biển đều là những ngôi nhà xây dựng mới.

Những ngôi nhà san hô mang hình dáng thô ráp nhưng ấm áp, lưu giữ bao thăng trầm của người dân xứ biển. Nếu được chăm chút và bảo tồn đúng cách, những ngôi nhà ấy sẽ tiếp tục kể chuyện cho những thế hệ mai sau – về một thời người và biển sống hoà cùng nhau.

Nguồn: Vtv

Cánh đồng rong vàng ươm dưới lòng đại dương

VTV.vn – Những rặng rong mơ vàng óng hiện ra dưới làn nước biển trong xanh, tạo nên khung cảnh huyền ảo như một “cánh đồng vàng” giữa lòng đại dương.

Rong mơ ở Hòn Khô (xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định) là một hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm. Đặc biệt, mùa rong mơ chỉ hiện lên vàng ươm trong khoảng thời gian hơn một tháng, sau đó biến mất. Trong khoảng thời gian này, khi thủy triều rút, những rặng rong mơ vàng óng hiện ra dưới làn nước biển trong xanh, tạo nên khung cảnh huyền ảo như một “cánh đồng vàng” giữa lòng đại dương.

Cánh đồng rong vàng ươm dưới lòng đại dương - Ảnh 1.

Như một “cánh đồng vàng” giữa lòng đại dương.

Vào mùa rong mơ, nhìn từ trên cao, mặt biển khu vực Hòn Khô như được phủ một lớp thảm vàng óng ánh, ẩn hiện trong làn nước xanh màu ngọc bích, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vào thời gian này, du khách tìm đến Hòn Khô rất đông. Họ thường thuê tàu dịch vụ hoặc thuyền SUP và chèo đến khu vực có nhiều rong mơ để neo đậu, chụp ảnh kỷ niệm, đồng thời để thưởng ngoạn sự kỳ thú của thiên nhiên.

Cánh đồng rong vàng ươm dưới lòng đại dương - Ảnh 2.

Hòn Khô như được phủ một lớp thảm vàng óng ánh.

Theo những người dân ở Nhơn Hải kể lại: Vào những năm trước 2010, rong mơ mọc ở vùng biển Hòn Khô ken dày. Sau đó, rộ lên thông tin có thương lái thu mua, nên nhiều người ở Phú Yên tìm ra vùng biển này để mua. Nhiều ngư dân ở Hòn Khô tranh thủ lúc không ra khơi đánh cá, khai thác rong mơ để bán. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, cơ quan chức năng phát hiện ra, việc khai thác bằng cách nhổ từng cụm rong mơ của người dân đã ảnh hưởng trực tiếp đến các cụm san hô. Theo đó, khi người dân nhổ rong mơ để bán, vô tình đã nhổ luôn cả số san hô do rong mơ quấn quanh.

Cánh đồng rong vàng ươm dưới lòng đại dương - Ảnh 3.

Du khách tìm đến chụp ảnh, lặn ngắm rong, ngắm san hô.

Anh Ngọc Nhuận, một người ở Nhơn Hải, cho hay: “Chính vì nhờ cơ quan chức năng kịp thời ngăn cấm khai thác rong mơ, cho nên bây giờ số lượng rong mơ ở Hòn Khô trở thành lớn nhất vùng và trở thành điểm nhấn cho ngành du lịch. Cứ mỗi độ tháng 5 về, mùa rong mơ vàng ươm, du khách tìm đến đây để chụp ảnh, lặn ngắm rong, ngắm san hô”.

Mùa rong mơ đến cũng là mùa khai thác nguồn hải sản của bà con ngư dân xã đảo Nhơn Hải. Rong mơ xuất hiện tạo nên hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng. Nhiều loại cá, sinh vật biển tìm đến các rặng rong mơ để tìm thức ăn, lưu trú. Ngư dân đã dùng các loại lưới vây quanh các rặng rong mơ để đánh bắt. Do đã được cơ quan chức năng khuyến cáo cũng như nhìn thấy được nguồn lợi từ rong mơ, nên hầu hết người dân đều rất khéo léo khi đánh bắt cá, sinh vật biển quanh các rặng rong mơ mà không làm cho rong bị ảnh hưởng.

Cánh đồng rong vàng ươm dưới lòng đại dương - Ảnh 4.

Rong mơ xuất hiện tạo nên hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng.

Mùa rong mơ ở Hòn Khô là thời điểm lý tưởng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo của biển Quy Nhơn. Đến với Hòn Khô mùa này, du khách không chỉ được ngắm rong mơ, lặn ngắm san hô mà còn được thưởng thức các loại hải sản tươi sống rất ngon do bà con ngư dân vùng này đánh bắt được. Nếu bạn yêu biển, yêu thích thiên nhiên, đừng nên bỏ lỡ dịp này nhé!

Cánh đồng rong vàng ươm dưới lòng đại dương - Ảnh 5.

Hòn Khô nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn tầm 15km.

Hòn Khô nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn tầm 15km. Du khách có thể đến đây bằng đường bộ hoặc tàu thủy. Nếu đi đường bộ, du khách chạy đi xe về hướng Nhơn Hội, qua khỏi cầu Thị Nại, đi tiếp chừng 1km rồi rẽ phải về hướng Nhơn Hải. Nếu chọn đường thủy, du khách sẽ xuống bến đò Hàm Tử để đi qua hoặc thuê thuyền ở bến Mũi Tấn để đến Hòn Khô.

Nguồn: Vtv

Hồ nước ‘siêu thực’ nửa ngọt nửa mặn, ẩn mình giữa những vách đá vôi

PHILIPPINES – Nằm ẩn mình giữa những vách đá vôi của đảo Coron, tỉnh Palawan, hồ nước Barracuda được nhiều du khách đánh giá là một trong những nơi mang lại trải nghiệm lặn độc đáo nhất thế giới.

Theo Atlas Obscura, hồ Barracuda (hay Luluyuan) có nước trong xanh như pha lê, nằm ẩn mình giữa những khối đá hùng vĩ. Điểm đặc biệt của hồ nước này là sự thay đổi kỳ lạ của nhiệt độ cùng độ mặn trong nước.

Fotolia_195043163_M.jpg
Với vẻ đẹp nguyên sơ, nước trong vắt đến mức có thể nhìn thấy đáy, nơi đây được mệnh danh là “hồ lặn siêu thực”. Ảnh: Let’s go Palawan

Nước trên mặt hồ thường duy trì ở mức 28 độ C. Nhưng khi xuống sâu khoảng 14-15m, nước ấm lên đáng kể, đạt gần 40 độ C. Do đó, du khách không cần thiết phải mặc những bộ đồ kín khi lặn ở đây.  

Barracuda Lake Coron Palawan3.jpg
Ảnh: Tripoto

Các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi nhiệt độ kỳ lạ như vậy là do hồ chứa cả nước mặn và nước ngọt. Những du khách khi lặn dưới hồ Barracura có thể nhìn thấy lớp ranh giới mỏng manh chia rõ 2 vùng nước.

Điều đáng chú ý hơn, ngay khi độ mặn trong nước hồ trở nên hơi khó chịu thì nhiệt độ thay đổi một lần nữa. Nước mát mẻ trở lại.

Nhiều du khách mô tả cảm giác ở dưới hồ không khác gì vùng “không trọng lực” hay như “đang đi bộ trên Mặt trăng”. Đó là trải nghiệm kỳ lạ của “cảm giác bị kẹt giữa 2 thế giới lặp đi lặp lại”.

3wt2feqcsvad.jpg
Ảnh: Bold Travel

Chưa hết, cát dưới đáy hồ được mô tả mềm, mượt và “mướt như thạch”. Dù hiện dưới đáy hồ không còn nhiều cá nhồng lớn (barracudas), song nếu may mắn, du khách vẫn có thể bắt gặp loài vật này.

Hồ Barracuda tọa lạc trên đảo Coron, một trong những hòn đảo đẹp nhất trong quần đảo Calamian. Từ thị trấn Coron, du khách có thể đến đây bằng thuyền trong vòng 20-30 phút. 

jpg23e4gwfdqvsa.jpg
Ảnh: Travel Palawan

Thời gian lý tưởng nhất để đến hồ Barracuda là từ tháng 12 đến tháng 5, khi trời khô ráo và biển lặng. Để tránh đông đúc, du khách nên chọn các tour tham quan vào buổi sáng sớm hoặc sau giờ ăn trưa.

Nguồn: Vietnamnet

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé

VTV.vn – Biển còn cá thì làng vẫn còn những con người cần mẫn với nghề đan lưới truyền thống, giữ lại nhịp sống yên ả ở vùng biển như một tài sản vô giá qua thời gian.

Làng Cửa Bé ở bờ Nam vịnh Nha Trang, nơi có cảng dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Mỗi ngày, thuyền đánh cá xa bờ của ngư dân khắp cả nước đều cập vào đây để tiêu thụ thành quả lao động dài ngày trên biển và chuẩn bị vật dụng, bảo trì ngư lưới cụ cần thiết để tiếp tục vươn khơi. Nhu cầu nghề biển xa bờ sớm hình thành ở Cửa Bé những dịch vụ hậu cần nghề biển, nhất là dịch vụ đan, vá lưới truyền thống. 

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé - Ảnh 1.

Phụ nữ làng biển vá lưới sau chuyến biển dài ngày.

Những tấm lưới và những người đan lưới như lớp ngôn ngữ của vùng đất để rồi, bất cứ ai bước chân vào những ngôi làng này đều dễ dàng biết được đây là làng biển. Một lẽ đơn giản, đan lưới là phần không thể thiếu trong cuộc sống của làng. Những tấm lưới bình dị nhưng dưới góc nhìn của những người từ nơi khác, đó là vẻ đẹp sắc màu riêng có của làng biển. 

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé - Ảnh 2.

Vẻ đẹp sắc màu riêng có của làng biển.

Ở các làng biển miền duyên hải, thường sau mỗi chuyến ra khơi, lưới đánh bắt cá sẽ được các chủ phương tiện thay đổi bộ khác. Bộ lưới vừa đánh cá từ ngoài biển về sẽ được thợ đan lưới kiểm tra vá lại những nơi bị rách, hư hỏng. Ngoài vá lưới, người thợ còn đấu ráp các mành lưới thành một tấm lưới thành phẩm. 

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé - Ảnh 3.

Nghề khai thác trên biển được gọi tên theo từng loại lưới.

Ngay cả những người dân biển cũng khó kể hết rằng có bao nhiêu loại lưới. Không phải ngẫu nhiên, các loại nghề khai thác trên biển lại được gọi tên theo từng loại lưới. Này là nghề lưới rê, kia là nghề lưới quát. Lúc thì nghề lưới đăng, khi thì nghề lưới mùng. 

Nghề vá lưới phụ thuộc rất nhiều vào sự thăng trầm của nghề đi biển, do vậy người dân làm nghề ai cũng mong sóng yên biển lặng, để ngư dân có cuộc sống ổn định. Dẫu không đi biển, không lênh đênh trên tàu cá như những ngư phủ, nhưng phụ nữ làng biển Cửa Bé luôn miệt mài vá lưới để cho những tấm lưới rách lại lành, giúp cho những ghe, tàu tôm cá đầy khoang ngày cập bến.

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé - Ảnh 4.

Những ghe, tàu tôm cá đầy khoang.

4 mùa trong năm, mưa hay nắng thì nhiều người trong làng vẫn miệt mài với công việc đan lưới. Gia đình có tàu thuyền, trực tiếp đánh bắt trên biển, hầu như ai cũng biết đan lưới. Còn những người không đi biển, nhưng sinh ra và lớn lên ở trong làng thì cũng không lạ lẫm gì công việc này. Tuy công việc khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi người thợ phải cần cù, chịu khó, khéo tay. 

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé - Ảnh 5.

Giữ lại nhịp sống yên ả ở vùng biển như một tài sản vô giá qua thời gian.

Mỗi ngày, ở làng biển Cửa Bé vẫn tấp nập tàu cá cập bến rồi vươn khơi. Quanh tấm lưới là những câu chuyện không dứt ở làng biển: những đứa trẻ tìm thấy trò chơi thú vị nhất cũng ở chỗ vá lưới. Người lớn thì chăm chút gửi gắm niềm hy vọng những tấm lưới lành lặn sẽ mang về nhiều tôm nhiều cá. Cứ thế, ngày nào biển còn cá thì làng vẫn còn lưới, vẫn còn những con người cần mẫn với nghề đan lưới truyền thống, giữ lại nhịp sống yên ả ở vùng biển như một tài sản vô giá qua thời gian. 

Nhịp sống yên ả nơi làng lưới Cửa Bé - Ảnh 6.

Mỗi ngày, ở làng biển Cửa Bé vẫn tấp nập tàu cá cập bến rồi vươn khơi.

Nguồn: Vtv

Mùa hoa dầu bay – ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa

VTV.vn – Mùa hoa dầu bay – không chỉ là một khoảnh khắc chuyển mùa, mà còn là hồi ức sống động của bao thế hệ, gắn liền với tuổi thơ, với những mùa Hè ngập nắng.

Tháng 4, tháng 5, trên các con đường xưa của Sài Gòn, từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn đến khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Nhà Thiếu nhi thành phố … những quả dầu lại bắt đầu rơi, xoay mình trong gió như những chiếc chong chóng. Đó không chỉ là một khoảnh khắc chuyển mùa, mà còn là hồi ức sống động của bao thế hệ, gắn liền với tuổi thơ, với những mùa Hè ngập nắng và tiếng cười vang khắp phố hẻm.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 1.

Hoa dầu có nhiều tên gọi thú vị như chò nâu, hoa chong chóng, hoa chòi, hoa xoay, hoa gió…

Cây dầu – có nhiều tên gọi thú vị như chò nâu, hoa chong chóng, hoa chòi, hoa xoay, hoa gió… Chúng thường có 2 cánh mỏng xoè ra 2 bên, màu vàng nâu, nở thành từng cụm trên những cành cao vài chục mét. Đây là loài cây được người Pháp mang đến mảnh đất này hơn trăm năm trước, lặng lẽ bén rễ, vươn cao và trở thành một phần không thể thiếu trong cảnh quan thành phố.Những cây dầu xếp thành hàng trên nhiều tuyến đường trung tâm, rợp bóng mát trong công viên 30/4, công viên Tao Đàn, hay tỏa tán đầy hoài niệm dọc đường Pasteur, Võ Văn Tần, Lê Quý Đôn… Những hàng cây dầu cổ thụ giờ đây không chỉ góp phần điều hòa không khí giữa lòng đô thị sôi động, mà còn là nhân chứng cho bao đổi thay của Sài Gòn xưa – TP Hồ Chí Minh hôm nay.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 2.

Đây là loài cây được người Pháp mang đến từ hơn trăm năm trước.

Trong kiến trúc đô thị, cây dầu không chỉ có giá trị cảnh quan mà còn đóng vai trò như một lớp “kiến trúc xanh” quan trọng. Tán lá rộng và cao giúp điều hòa khí hậu đô thị, giảm nhiệt độ bề mặt đường phố trong những ngày nắng nóng oi ả. Những hàng dầu cổ thụ còn góp phần định hình không gian đô thị mang đậm phong cách Pháp, tạo nên bản sắc riêng cho các khu phố cũ, kết nối giữa thiên nhiên và kiến trúc. Nhiều người nói rằng, những hàng cây dầu là một phần không thể tách rời trong bố cục đô thị Sài Gòn xưa – một lớp ký ức sống động gắn liền với chiều sâu lịch sử và văn hóa thành phố.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 3.

Là ký ức sống động gắn liền với chiều sâu lịch sử và văn hóa thành phố.

Mùa hoa dầu bắt đầu từ tháng 3, khi cây nở hoa, hương dịu nhẹ trên những cành cao vút. Đến tháng 5, 6, những quả dầu có hai cánh mỏng, không hương, không sắc rực rỡ bắt đầu rụng xuống, xoay tròn trong gió như thể đang nhảy múa trước khi chạm đất. Nhiều người gọi đó là “vũ điệu của gió”.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 4.

Tháng 5 – 6 là mùa hoa dầu rụng khắp phố.

Mỗi bước chân trên phố mùa này dễ dàng bắt gặp thảm cánh dầu vàng nâu phủ đầy lối đi, tạo nên một khung cảnh vừa nên thơ, vừa đậm chất hoài cổ.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 5.

Thảm cánh dầu vàng nâu phủ đầy lối đi.

Với trẻ em xưa, hoa dầu là một trò chơi mộc mạc nhưng đầy mê hoặc. Những cánh hoa hình chong chóng được tung lên trời rồi xoay tròn mà rơi xuống đất. Là trò chơi mộc mạc len lỏi khắp hẻm phố xưa. Hoa dầu vì thế trở thành một phần ký ức tuổi thơ không thể quên của nhiều thế hệ Sài Gòn xưa – TP Hồ Chí Minh hôm nay.

Người ta yêu hoa dầu không phải vì vẻ đẹp lộng lẫy hay hương thơm quyến rũ, mà vì cách chúng lặng lẽ góp mặt, rồi bình thản lìa cành, trao tặng đất trời một khoảnh khắc duy mỹ hiếm hoi. Mỗi lần quả dầu rơi cũng là lời nhắc nhẹ nhàng về sự thay đổi của thời gian: giữa nắng và mưa, giữa quá khứ và hiện tại.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 6.

Là kí ức của nhiều thế hệ.

Rất nhiều kỷ niệm gắn liền với một gốc cây, một hàng cây nào đó của một con đường – nơi chốn mà ta đã từng đi qua, trong thành phố mà ta đã từng sống. Chúng là cả một vùng ký ức lặng im của biết bao người. Đi xa đâu đó để một ngày trở về, ký ức lại được khơi mở.

Mùa hoa dầu bay - ký ức trên những con đường Sài Gòn xưa. - Ảnh 7.

Những cây dầu cổ thụ còn hiện hữu trong lòng thành phố.

TP. Hồ Chí Minh đang ngày một đổi thay, cao tầng mọc lên, dòng người hối hả, nhưng đâu đó trên những con đường cũ, hoa dầu vẫn bay, như một lời thì thầm của ký ức, một bản giao hưởng nhẹ nhàng giữa lòng thành phố.

Nguồn: Vtv

Bãi biển có khung cảnh ‘vừa Đà Lạt, vừa Vũng Tàu’ cách Hà Nội 4 tiếng lái xe

Một bãi biển tại Nghệ An gây chú ý trên mạng xã hội bởi vẻ đẹp hoang sơ, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Nơi đây có con đường sát biển với góc check-in được du khách ví von đẹp như Vũng Tàu và những rặng thông reo khiến họ liên tưởng tới Đà Lạt.

Bãi Lữ nằm tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm TP Vinh khoảng 25km, cách Hà Nội hơn 260km, tương đương 4-5 tiếng di chuyển bằng ô tô.

Không sôi động, náo nhiệt, nhiều tiện ích như Cửa Lò, bãi Lữ mang vẻ đẹp hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây còn được ví von là “Đà Lạt trên biển” ở Nghệ An nhờ sở hữu những rặng thông reo bạt ngàn, vươn mình ra biển lớn.

Bờ biển ở đây uốn cong hình vầng trăng khuyết với nước biển trong quanh năm, màu xanh biếc khi vào hè, bãi cát trải dài, thoai thoải, vàng óng ả, sóng êm dịu.

5ac759ed 908b 4a81 8cc2 1cfcea2e0cfe.jpg
Bờ biển uốn cong hình vầng trăng khuyết. Ảnh: Nguyễn Phương Thảo

2 năm trở lại đây, bãi Lữ trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách trẻ sau những video ghi lại cảnh bình minh, hoàng hôn đẹp mắt được đăng tải trên mạng xã hội.

Anh Nguyễn Phương Thảo (SN 1994, quê Hà Tĩnh, hiện làm việc tại Vinh) có nhiều video, bài viết giới thiệu về bãi Lữ.

“Bãi Lữ là một trong những địa điểm đón bình minh mà mình yêu thích nhất. Cứ ngày nào trời quang, thời tiết đẹp là mình lái xe tới ngắm cảnh. 

Nơi đây có đường ven biển dài, một bên là núi, một bên là biển, địa thế đẹp, nước biển xanh và bãi cát vàng. Bãi Lữ cũng chưa khai thác du lịch và dịch vụ nhiều nên giữ được nét hoang sơ, phù hợp với ai tìm kiếm sự bình yên”, anh Thảo chia sẻ.

Khung cảnh ấn tượng tại bãi Lữ do anh Thảo ghi lại. Thời gian lý tưởng để ngắm bình minh là 5-6h30. Ảnh: Nguyễn Phương Thảo

Từng có video hàng trăm nghìn lượt xem về bãi Lữ, Hà Vy và Hà Trang (chủ kênh Hai đứa mình vui ghê) lại ấn tượng nhất với đoạn đường đi vào bãi Lữ với hàng cây râm mát, nước biển trong xanh.

Dưới video chia sẻ về bãi Lữ của hai cô gái, nhiều cư dân mạng bình luận, góc chụp tại đây đẹp không kém Nha Trang, Vũng Tàu.

Video chia sẻ về bãi Lữ của Hà Vy và Hà Trang thu hút hàng trăm ngàn lượt xem

“Khung cảnh ở đây rất đẹp. Mình chỉ tiếc nơi đây chưa được đầu tư nên không có người chăm chút, chủ yếu là dịch vụ tự phát, còn nhiều rác thải ảnh hưởng đến mỹ quan”, Hà Trang cho biết.

Góc chụp được ưa thích ở cung đường ven biển bãi Lữ. Ảnh: Hai đứa mình vui ghê

Đào Trang, một nữ du khách từ Hà Nội đến Nghệ An trong kỳ nghỉ 30/4. Ngoài lưu trú và vui chơi tại Cửa Lò, Trang có tìm tới bãi Lữ để trải nghiệm những góc chụp ảnh “triệu view”. 

“Con dốc ven biển, bãi đá, hàng dừa, rừng thông nơi đây đều rất đẹp mắt. Nước biển trong xanh, gió mát trong lành. Đây là địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh.

Tuy nhiên mình thấy không có đông người xuống tắm do bãi cát nhiều sỏi. Nơi đây cũng không có nhiều hàng quán”, Trang chia sẻ cảm nhận.

Đào Trang ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của bãi Lữ. Ảnh: Đào Trang

Theo thông tin từ chuyên trang của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, cái tên “bãi Lữ” bắt nguồn từ ngọn núi Lữ Sơn đứng sừng sững hàng ngàn năm trên bãi biển. 

Tương truyền rằng, có một chàng lữ khách si tình thích ngao du thiên hạ. Khi đến đây đã phải lòng nàng tiên cá với sắc đẹp trời ban cùng giọng hát mê đắm. Nhưng rồi, trải qua biết bao biến cố, họ vẫn không thể đến được với nhau.

Chàng lữ khách thẫn thờ bên bờ biển và hóa thân thành núi Lữ, nay gọi là Lữ Sơn. Còn bãi biển dưới chân núi với những con sóng mải miết vỗ về từ đại dương như lời tình tự của mối tình dang dở, đó chính là bãi Lữ.

Những đoạn video ngắn về Bãi Lữ thu hút người xem. Video: Nguyễn Phương Thảo

Nếu có thời gian, du khách có thể lên đỉnh núi Lữ, nơi có thể thấy đảo Song Ngư, đảo Mắt, núi Rồng, núi Lò, núi Cờ, núi Kiếm… để ôm trọn bờ biển trong xanh của bãi Lữ vào trong tầm mắt.

Thời điểm đẹp nhất để khám phá bãi Lữ là từ tháng 4-9, khi thời tiết ở Nghệ An có ít mưa. 

bãi lữ Phan Hoài Thu.jpg
Bãi biển này đang thu hút nhiều du khách trẻ. Ảnh: Phan Hoài Thu

Du khách có thể kết hợp lịch trình tham quan bãi Lữ với bãi đá Nghi Thiết, đường ven biển Cửa Hiền, bãi tắm Cửa Hiền, bãi tắm Cửa Lò, đảo Lan Châu…

Cách bãi biển này khoảng 10km, du khách có thể ghé thăm làng đóng tàu hơn 700 tuổi Trung Kiên thuộc địa phận xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 

Du khách cũng có thể kết hợp lịch trình từ Hà Nội tới thăm bãi Đông (thuộc bán đảo Nghi Sơn, Thanh Hóa) và bãi Lữ. Đây đều là những bãi biển hoang sơ, nước trong xanh, khung cảnh đẹp mắt. 

“Hành trình này rất lý tưởng để mọi người tạm trốn khỏi cuộc sống hối hả, vội vã nơi đô thị, tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên yên bình”, Vũ Đức Hùng, một du khách từ Hà Nội chia sẻ.

470220407_122185188440164336_5278770060796501786_n.jpg
 Với những người không thích chốn xô bồ, bãi Lữ sẽ là điểm dừng chân lý tưởng. Ảnh: Đức Hùng

Nguồn: Vietnamnet

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM

Tọa lạc ngay trung tâm TPHCM, khách sạn 9 tầng Park Hyatt Saigon không chỉ gây ấn tượng bởi vị trí đắc địa – cách Nhà hát Thành phố, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Nhà thờ Đức Bà hay Bưu điện Thành phố chỉ vài bước chân – mà còn được biết đến là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều chính khách quốc tế.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Barack Obama từng ở (Video: Cẩm Tiên – Hiếu Ngọc – Hoàng Kim).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, đại diện khách sạn cho biết căn phòng tổng thống (Presidential Suite) – nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng lưu trú – nằm tại tầng cao nhất, có diện tích hơn 190m2, bao gồm nhiều không gian riêng biệt như phòng khách, phòng ngủ, khu làm việc và khu tiếp khách, mang đến sự riêng tư và tiện nghi.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 1

Phòng tổng thống vẫn giữ tinh thần thiết kế chung của khách sạn, hài hòa giữa nét cổ điển của kiến trúc Pháp và những đường nét hiện đại, tạo nên không gian sang trọng mà vẫn ấm cúng, gần gũi.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 2

Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi chi tiết, từ cầu thang, thảm, đèn chùm, cho đến những bức tranh về các giai đoạn lịch sử của TPHCM và Việt Nam, đều được sắp đặt có chủ ý, mang lại sự tinh tế cho không gian. Nội thất được thiết kế riêng biệt, mang dấu ấn của phòng tổng thống, từ những tấm thảm dày với họa tiết tinh xảo đến những chiếc gối lụa thêu tay… đều tôn lên nét thanh lịch.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 3

Sảnh chính của căn phòng mang sự giao thoa tinh tế giữa vẻ đẹp cổ điển Pháp và nét duy mỹ phương Đông. Không gian rộng rãi với nhiều khu vực tiếp khách, tạo sự sang trọng và riêng tư.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 4

Phía bên phải là khu vực phòng họp được thiết kế kết hợp cùng phòng ăn, tạo nên không gian sang trọng nhưng vẫn ấm cúng, đủ sức chứa khoảng 9-10 khách. Căn phòng còn được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại như máy pha cà phê, bếp từ…

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 5

Sự giao thoa giữa Đông và Tây còn được thể hiện rõ nét qua những chiếc bàn, ghế, tủ bằng gỗ mang tinh thần thiết kế châu Âu cổ điển nhưng lại được khoác lên lớp sơn mài cẩn xà cừ, nét đẹp gợi nhớ đến những làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 6

Căn phòng tổng thống này không chỉ thu hút bởi không gian sang trọng, nội thất xa xỉ hay sự chỉn chu trong từng chi tiết, mà còn là cách khơi gợi cảm xúc, mời gọi du khách thả hồn vào những giá trị nghệ thuật qua những bức tranh treo tường.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 7

Theo tìm hiểu của phóng viên, phòng tổng thống còn là nơi dừng chân của nhiều nghệ sĩ danh tiếng, diễn viên nổi tiếng thế giới và các doanh nhân giàu có. Tuy nhiên, qua trao đổi, đại diện khách sạn cho biết danh tính của những vị khách đặc biệt này phải được giữ kín nhằm đảm bảo sự riêng tư theo nguyên tắc của khách sạn.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 8

Năm 2022, trong lần đầu trải nghiệm tại căn phòng này, Cris Travels – một blogger người Indonesia – cùng những người bạn đồng hành, không giấu nổi sự kinh ngạc. Mỗi bước đi qua một khu vực mới, họ lại trầm trồ trước độ rộng rãi, tiện nghi của căn phòng.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 9

Video ghi lại trải nghiệm này được đăng tải trên mạng xã hội, nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người xem. Bên dưới phần bình luận, không ít ý kiến cho rằng mức giá 2.000 USD/đêm (hơn 51 triệu đồng) – số tiền mà người bạn của Cris đã chi để nhóm trải nghiệm thời điểm đó – là hoàn toàn xứng đáng với không gian lộng lẫy và dịch vụ đẳng cấp tại đây.

Hơn 60 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống Obama từng ở tại TPHCM - 10

Với diện tích rộng lớn lên tới 190m2 và là hạng phòng cao cấp nhất, mức giá của phòng tổng thống không hề khiêm tốn khi mỗi đêm nghỉ tại đây dao động từ 60 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo đại diện khách sạn, xu hướng đặt phòng tổng thống đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây, khi nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền cho chuyến nghỉ dưỡng của mình.

Một vị khách nổi tiếng từng lưu trú tại đây là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Dù có nhiều tin đồn về việc ông đã đến khách sạn này tới hai lần, đại diện khách sạn khẳng định cựu tổng thống Mỹ chỉ ghé thăm một lần duy nhất vào tháng 12/2019, khi đã kết thúc nhiệm kỳ tổng thống.

Trong chuyến thăm này, gia đình ông đã nghỉ lại tại phòng tổng thống, căn phòng đắt giá nằm trên tầng cao nhất của khách sạn. Cựu Tổng thống Mỹ đã dành nhiều lời khen ngợi cho dịch vụ tại Park Hyatt, đặc biệt là sự riêng tư và an ninh tuyệt đối mà khách sạn đảm bảo. Đây cũng chính là lý do mà ông chọn nơi này là điểm dừng chân cho chuyến công du tới TPHCM.

                            

Ảnh: Hải Long

Video: Cẩm Tiên, Hiếu Ngọc, Hoàng Kim

Nguồn: Dantri

TIN MỚI NHẤT