Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Vietnam BirdRace 2025: Đòn bẩy cho du lịch sinh thái có trách nhiệm tại Việt Nam

VTV.vn – Vietnam BirdRace 2025 lan tỏa thông điệp: bảo tồn thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội phát triển bền vững cho ngành du lịch.

Nguồn: Vtv

Cao nguyên cách Hà Nội 300km có biển mây, thác nước, khách rộn ràng reo vui

Quãng đường di chuyển thuận tiện với tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, không khí trong lành, mát mẻ, mùa hè chỉ khoảng 20 độ C… là những lý do khiến cao nguyên Y Tý trở thành địa điểm “trốn nóng” hút khách.

Đầu tháng 6, anh Phạm Quang Tuyên (31 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do, sống tại Hà Nội) có chuyến trải nghiệm ở cao nguyên Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Anh chọn đi theo tour thay vì du lịch tự túc để có thể khám phá Y Tý theo một cách rất khác. Đó là tham gia các hoạt động mà bản thân chưa từng thử, gồm đi bộ khám phá thiên nhiên (hiking) và leo núi (trekking).

cao nguyên Y Tý.jpg
Anh Tuyên khám phá cao nguyên Y Tý hồi đầu tháng 6. Thời điểm anh ghé thăm dù là mùa hè nhưng nhiệt độ ở đây chỉ khoảng 20 độ C

505889520_3415804831890266_3900618748685358965_n.jpg
Nếu đến đây vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, du khách có thể trải nghiệm săn mây, còn từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa lúa chín

Từ Hà Nội, anh Tuyên cùng nhóm du khách xuất phát lúc 18h30, di chuyển bằng xe khách. Sau gần 7 tiếng, họ tới một homestay và nghỉ qua đêm tại đây.

Homestay nằm dưới chân núi Lảo Thẩn, cách trung tâm thôn Choản Thoèn 13km, bao quanh là núi.

“Không gian lưu trú sạch sẽ, mát mẻ, phục vụ đồ ăn ngon, quá đủ cho 1 chuyến đi trải nghiệm”, anh Tuyên cho hay.

cao nguyên Y Tý 8.jpg

Theo vị khách trẻ, quãng đường từ Hà Nội đến Y Tý dài khoảng 300km, trong đó có hơn 250km đường cao tốc nên việc di chuyển khá nhẹ nhàng.

Đoạn từ Mường Hum (Bát Xát, Lào Cai) tới Y Tý kéo dài chừng 30km nhưng do đường đi khá xấu, tới nơi cũng tốn 1,5 tiếng đồng hồ, dễ khiến du khách cảm thấy mệt mỏi, say xe.

cao nguyên Y Tý 16.jpg

Ngày đầu tiên, cả đoàn dậy sớm, tới con suối cách homestay chừng 500m để ăn sáng, thư giãn và tranh thủ chụp hình. Sau đó, họ bắt đầu hành trình hiking vượt suối băng rừng, qua rừng cây thảo quả để tới ngọn thác chính.

Trong quá trình di chuyển, du khách được cung cấp và trang bị đầy đủ gậy leo núi, balo, bao tay, mũ, nước uống… Anh Tuyên cảm thấy cung hiking này khá nhẹ nhàng, không quá tốn sức.

“Suốt quãng đường này, đọng lại trong mắt mình là không gian núi rừng đúng nghĩa với thảm thực vật xanh mướt, thỉnh thoảng có tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách nghe khá vui tai”, 9X kể.

Giữa trưa, đoàn tới được vị trí chân thác. Tại đây, các thành viên tranh thủ tắm mát, nghỉ ngơi rồi ăn trưa, chợp mắt dưới những tảng đá lớn. Bữa trưa do những người khuân vác bản địa (porter) chuẩn bị và chế biến.

Buổi chiều, nhóm tiếp tục di chuyển đến thung lũng, có thảm cỏ xanh mướt và hồ nước trong veo.

cao nguyên Y Tý 0.jpg

1 tiếng ngắn ngủi ở đây, anh Tuyên liên tục reo vui thích thú vì choáng ngợp trước cảnh sắc thiên nhiên “vượt quá mong đợi”, có núi non, biển mây. Xa xa là bà con địa phương đang chăn thả gia súc.

cao nguyên Y Tý 17.jpg
Anh Tuyên (đứng giữa) cùng nhóm du khách ăn tối tại homestay

16h, đoàn di chuyển ngược lại về homestay, ăn uống, nghỉ ngơi, dưỡng sức để chuẩn bị cho lịch trình tiếp theo của ngày mới.

“Ở homestay, du khách có thể giải trí bằng trò bắn cung hoặc ngắm cảnh hoàng hôn, đi dạo bộ quanh khu, tìm hiểu văn hóa, đời sống của bà con bản địa”, anh nói.

Nằm ở độ cao trên 2.000m, cao nguyên Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) gần như được mây phủ quanh năm, không khí trong lành, mát mẻ 

Ngày thứ 2, vì trời mưa to nên đoàn không thể ghé thăm công viên Choản Thoèn như dự kiến.

Gần trưa, trời tạnh, các thành viên di chuyển tới chợ Mường Hum, đi dạo 1 vòng tham quan và thưởng thức bữa trưa với món lẩu cá tầm hấp dẫn.

Tháng 6, cao nguyên Y Tý bước vào mùa nước đổ nên du khách đến đây dịp này được chiêm ngưỡng khung cảnh xanh mướt với độ đậm nhạt khác nhau

Buổi chiều, nhóm tới Thác Rồng, khám phá bản làng nằm nép mình dưới thung lũng và những thửa ruộng bậc thang ở cạnh đập nước lớn.

“Đường tới Thác Rồng khá xấu, phải có xe ôm bản địa chở vào nhưng mình thấy cảnh sắc 2 bên đường rất đẹp, có núi, có suối, có thác nước và ruộng bậc thang”, nhiếp ảnh gia quê Thái Bình nhớ lại.

cao nguyên Y Tý 19.jpg

Kết thúc chuyến đi, anh Tuyên thừa nhận “lãi” đậm với 1 bộ nhớ đầy ảnh đẹp và tâm trí tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc mùa hè.

Để có hành trình trải nghiệm đáng nhớ ở Y Tý, chàng trai trẻ lưu ý du khách: Mang quần dài khi hiking trong rừng; sử dụng giày thể thao có độ bám tốt; chuẩn bị kem chống nắng, mũ, kính râm vì ban ngày trời khá nắng…

Ảnh, video: Tuyên Parafu

Nguồn: Vietnamnet

Khi báo chí đồng hành: Cầu nối phát triển bền vững ngành du lịch

VTV.vn – Báo chí đồng hành cùng Du lịch sẽ góp phần quảng bá các sản phẩm, mô hình, chính sách, cũng như thúc đẩy du lịch xanh – yếu tố chiến lược trong phát triển bền vững.

Nguồn: Vtv

Phố nhỏ từng là thương cảng sầm uất ở Thanh Hoá, giờ ra sao?

Phố Đầm (xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) từng là thương cảng sầm uất. Trải qua hàng trăm năm, nơi đây không còn như xưa nhưng vẫn còn giữ được những nét của một đô thị cổ.

Phố Đầm thuộc làng Quảng Ích, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, từng là khu phố buôn bán sầm uất ở xứ Thanh của những năm đầu thế kỷ XX, với vóc dáng của phố thị trên bến dưới thuyền.

Làng Quảng Ích nằm bên bờ sông Chu, địa thế sông sâu, bãi thoải, lại là điểm giao thương giữa các huyện miền núi với đồng bằng, nên người từ khắp nơi di cư đến làm nhà và buôn bán. 

W-anh 1Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Phố Đầm từng là nơi buôn bán sầm uất ở Thanh Hóa

Hàng trăm năm về trước, nơi đây từng là khu vực buôn bán sầm uất, với nhiều mặt hàng từ vải, đồ rèn, vàng bạc cho đến thuốc bắc….

Thời bấy giờ có nhiều vợ của công chức người Pháp (gọi là madam hay madame) về mở cửa hiệu buôn bán, xây nhà kiên cố, tạo nên các dãy nhà phố.

W-anh 2Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Một số nhà cổ đã được sơn, sửa lại

Theo các cụ cao niên, phố Đầm đã hình thành từ năm 1838 (đầu thế kỷ 20), phát triển sầm uất vào những năm 1905 và duy trì được khoảng 50 năm.

W-anh 4Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Bà Cao Thị Đức bên ngôi nhà cổ của gia đình

Ở phố Đầm có chợ (gọi là chợ Đầm), mỗi tháng họp 6 phiên. Người dân sống trong làng, hằng ngày ra chợ và bến đò để làm thuê cho các thương lái. Những người làm nghề bốc vác cũng kiếm được nhiều tiền.

Qua thời gian, khu phố Đầm không còn giữ được vai trò là vị trí trung tâm của vùng như trước. Các hộ kinh doanh đã di chuyển đến những vùng đất mới. 

W-anh 5 Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Cổng một ngôi nhà cổ

Cụ Cao Thị Đức (85 tuổi) cho biết, trước kia phố Đầm là nơi tập trung hàng hóa, kho bãi ngổn ngang, quán xá tấp nập. Trải qua thời gian, chiến tranh, thiên tai… phố Đầm giờ không còn được như xưa. 

W-anh 6Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Tiệm cắt tóc xưa vẫn còn hoạt động trong khu phố Đầm

Theo lãnh đạo xã Xuân Thiên, phố Đầm trước đây nổi tiếng là nơi giàu có của cả vùng. Sau này, phố Đầm không còn là điểm giao thương, buôn bán nữa và dần trở thành khu vực thuần nông.

W-anh 7Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Chợ Đầm ngày nay

“Trước những năm 1970, phố Đầm có khoảng 100 ngôi nhà cổ, nhưng hiện chỉ còn 17 ngôi nhà giữ được gần nguyên dáng. Ngày 7/1/2020, phố Đầm được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.

Hiện địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền để người dân giữ gìn những ngôi nhà cổ này và bảo tồn, phát huy giá trị nét kiến trúc nhà cổ phố Đầm”, lãnh đạo xã Xuân Thiên cho biết.

Phố Đầm thuộc làng Quảng Ích, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, từng là khu phố buôn bán sầm uất ở xứ Thanh của những năm đầu thế kỷ XX, với vóc dáng của phố thị trên bến dưới thuyền.

Làng Quảng Ích nằm bên bờ sông Chu, địa thế sông sâu, bãi thoải, lại là điểm giao thương giữa các huyện miền núi với đồng bằng, nên người từ khắp nơi di cư đến làm nhà và buôn bán. 

W-anh 1Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Phố Đầm từng là nơi buôn bán sầm uất ở Thanh Hóa

Hàng trăm năm về trước, nơi đây từng là khu vực buôn bán sầm uất, với nhiều mặt hàng từ vải, đồ rèn, vàng bạc cho đến thuốc bắc….

Thời bấy giờ có nhiều vợ của công chức người Pháp (gọi là madam hay madame) về mở cửa hiệu buôn bán, xây nhà kiên cố, tạo nên các dãy nhà phố.

W-anh 2Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Một số nhà cổ đã được sơn, sửa lại

Theo các cụ cao niên, phố Đầm đã hình thành từ năm 1838 (đầu thế kỷ 20), phát triển sầm uất vào những năm 1905 và duy trì được khoảng 50 năm.

W-anh 4Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Bà Cao Thị Đức bên ngôi nhà cổ của gia đình

Ở phố Đầm có chợ (gọi là chợ Đầm), mỗi tháng họp 6 phiên. Người dân sống trong làng, hằng ngày ra chợ và bến đò để làm thuê cho các thương lái. Những người làm nghề bốc vác cũng kiếm được nhiều tiền.

Qua thời gian, khu phố Đầm không còn giữ được vai trò là vị trí trung tâm của vùng như trước. Các hộ kinh doanh đã di chuyển đến những vùng đất mới. 

W-anh 5 Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Cổng một ngôi nhà cổ

Cụ Cao Thị Đức (85 tuổi) cho biết, trước kia phố Đầm là nơi tập trung hàng hóa, kho bãi ngổn ngang, quán xá tấp nập. Trải qua thời gian, chiến tranh, thiên tai… phố Đầm giờ không còn được như xưa. 

W-anh 6Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Tiệm cắt tóc xưa vẫn còn hoạt động trong khu phố Đầm

Theo lãnh đạo xã Xuân Thiên, phố Đầm trước đây nổi tiếng là nơi giàu có của cả vùng. Sau này, phố Đầm không còn là điểm giao thương, buôn bán nữa và dần trở thành khu vực thuần nông.

W-anh 7Dáng dấp đô thị cổ.JPG.jpg
Chợ Đầm ngày nay

“Trước những năm 1970, phố Đầm có khoảng 100 ngôi nhà cổ, nhưng hiện chỉ còn 17 ngôi nhà giữ được gần nguyên dáng. Ngày 7/1/2020, phố Đầm được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.

Hiện địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền để người dân giữ gìn những ngôi nhà cổ này và bảo tồn, phát huy giá trị nét kiến trúc nhà cổ phố Đầm”, lãnh đạo xã Xuân Thiên cho biết.

Nguồn: Vietnamnet

Nhân chứng trên du thuyền 5 sao Hạ Long kể việc khách Đài Loan tử vong

Nguồn tin của Dân trí cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 9h ngày 27/6 trên du thuyền 5 sao ở Hạ Long. Nạn nhân là bà Huang Hsiu Hsing (sinh năm 1957, quốc tịch Đài Loan – Trung Quốc). Đây là khách đi theo dạng ghép đoàn, tour 2 ngày một đêm.  

Nhân chứng trên du thuyền 5 sao Hạ Long kể việc khách Đài Loan tử vong - 1

Vị khách Đài Loan gặp sự cố trên tàu du lịch 5 sao ở Hạ Long (Ảnh minh họa: Booking).

Một nhân chứng có mặt trên du thuyền chia sẻ với phóng viên Dân trí, thời điểm xảy ra vụ việc, nạn nhân đang ăn buffet sáng (dạng ăn kiểu tự chọn). Tuy nhiên, vị khách Đài Loan có dấu hiệu khó thở.

Các nhân viên trên du thuyền lập tức hỗ trợ sơ cứu nhưng khách không phản ứng. Tiếp đó, du thuyền liên hệ với bệnh viện Bãi Cháy để đưa nạn nhân vào cấp cứu.

Ông Hoàng Đình Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, vào 9h26 ngày 27/6, đơn vị nhận được thông tin về một người nước ngoài mất ý thức khi đang ăn trên tàu du lịch.

Kíp cấp cứu được điều động đến bến tàu, tiếp cận bệnh nhân lúc 9h50 khi tàu cập bến. Thời điểm này, bệnh nhân đang được sơ cứu bằng phương pháp hồi sinh tim phổi cơ bản. Vùng hầu họng có nhiều thức ăn và dịch tiêu hóa, mạch cảnh đập rời rạc.

Nhân viên y tế đã thực hiện ép tim, khai thông và kiểm soát đường thở, đồng thời chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bãi Cháy. Trên đường di chuyển, bệnh nhân ngừng tuần hoàn.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được hồi sinh tim phổi nâng cao. Sau 60 phút (tổng thời gian khoảng 75 phút), không ghi nhận mạch trở lại. Bệnh viện kết luận bệnh nhân tử vong ngoài viện, không hồi phục.

Đại diện của tàu cũng xác nhận với phóng viên Dân trí vào khoảng 9h ngày 27/6 trong khi du thuyền đang trên đường trở về đất liền kết thúc chương trình 2 ngày 1 đêm, một du khách Đài Loan khi đang ăn sáng đột ngột bị khó thở, mất ý thức.

“Quá trình cấp cứu đã được đội ngũ y tế thực hiện các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên du khách không có dấu hiệu hồi phục và được kết luận tử vong.

Công ty đang phối hợp chặt chẽ với đại lý lữ hành, gia đình nạn nhân, các bên liên quan và cơ quan chức năng hỗ trợ nạn nhân và các thủ tục cần thiết”, đại diện hãng tàu chia sẻ.

Theo nhiều nguồn tin cho biết, nữ du khách gặp vấn đề khi đang ăn buffet sáng.

Nguồn: Dantri

Chiêm ngưỡng rừng rêu cổ thụ trên cung đường leo đỉnh Phu Sa Phìn

VTV.vn – So với những cung đường nổi tiếng ở miền Bắc, Phu Sa Phìn vẫn còn là một cái tên khá mới, nhờ vậy mà nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ gần như nguyên vẹn.

Nguồn: Vtv

12 giờ ‘căng như dây đàn’ ở Hy Lạp của vợ chồng Việt từng chinh phục 30 quốc gia

Vợ chồng chị Quỳnh Hạnh đã trải qua 12 giờ ‘căng như dây đàn’ tại Hy Lạp khi bị kẻ trộm đập vỡ cửa kính ô tô, lấy cắp toàn bộ giấy tờ quan trọng và tài sản.

Từng tới hơn 30 quốc gia, 100 thành phố khắp thế giới, tưởng chừng đã có thừa kinh nghiệm, đủ sức ứng phó mọi tình huống nhưng mới đây, vợ chồng chị Nguyễn Quí Quỳnh Hạnh và anh Đỗ Tuấn Việt (đang sống tại Phần Lan) đã rơi vào cảnh hoảng loạn, lo lắng khi đối mặt với loạt sự cố bất ngờ xảy ra tại Hy Lạp.

Đầu tháng 6, cặp đôi đi du thuyền từ Athens – Thủ đô của Hy Lạp tới các hòn đảo xinh đẹp như Mykonos, Ephesus, Rhodes và Santorini. Đây là chuyến đi kỷ niệm 9 năm kể từ khi anh Việt cầu hôn chị Hạnh tại Santorini. 

Cặp đôi tận hưởng chuyến du lịch Hy Lạp. Ảnh: NVCC

Khi quay trở lại Athens, họ và bạn bè đã thuê một ô tô và lái xuống khu đền thờ Poseidon nằm ở mũi Sounion, nơi vốn nổi tiếng với khung cảnh hoàng hôn trên biển tuyệt đẹp. Trên đường đi, thấy một bờ biển vô cùng đẹp mắt, vợ chồng chị Hạnh quyết định đỗ xe để xuống tham quan, bơi lội.

Họ dừng xe ở một bãi đỗ đông đúc, khách tấp nập.

“Chúng tôi thực sự quá thích thú với bờ biển Địa Trung Hải tuyệt đẹp này. Tuy nhiên, khi bơi được khoảng 30 phút, chồng tôi không may dẫm phải cầu gai (nhím biển). Gai đâm chi chít vào chân anh, làm máu túa ra.

Tôi nhờ một người bạn chạy lên chỗ ô tô để lấy nhíp xử lý gai nhọn. Nhưng, ít phút sau, anh ấy gọi điện báo tin: ‘Em ơi, xe bị đập cửa kính rồi'”, chị Hạnh kể lại.

Chị lập tức chạy nhanh lên bãi xe. Chị thấy cửa kính vỡ toang, đồ đạc bên trong đã bị lấy đi hết, từ giấy tờ (thẻ cư trú ở Phần Lan, hộ chiếu, bằng lái xe) cho tới tiền bạc, những món đồ có giá trị như iPad, tai nghe, túi xách…

“Lúc ấy, tôi thật sự thấy bất lực. Tôi đã nghĩ mình không thể quay trở lại Phần Lan, nơi con gái đang đợi và cũng không thể về Việt Nam để tham gia công việc rất quan trọng. Tôi có phần hoảng loạn”, chị Hạnh nhớ lại.

sự cố khách việt hy lạp
Chiếc xe bị đập vỡ cửa kính. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, vốn là người phụ nữ mạnh mẽ, tích cực, chị Hạnh nhanh chóng bình tĩnh trở lại. “Nguyên tắc của tôi là: Khi chuyện đã xảy ra, việc quan trọng nhất là dồn năng lượng để giải quyết, không hoảng loạn, không đổ lỗi”, chị nói.

Chị chạy xuống nơi chồng đang bị thương ngồi chờ đợi, nhờ anh khóa tất cả thẻ tín dụng. Tiếp đó, chị gọi điện trình báo cảnh sát địa phương. “Trong mọi trường hợp mất đồ ở nước ngoài, du khách đều cần biên bản của cảnh sát để làm lại hộ chiếu, xin lại visa, nhận quyền lợi bồi thường từ bảo hiểm”, chị Hạnh nói.

Trong lúc chờ đợi cảnh sát, vợ chồng chị liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp và Cục Nhập cảnh Phần Lan để xin hướng dẫn thủ tục và nhờ bạn bè tại Hy Lạp hỗ trợ. “Khi nghe nhân viên Cục Nhập cảnh thông báo, thủ tục để làm lại giấy tờ cần 2-4 tuần, tôi như sụp đổ. Tôi lo lắng cho con gái, lo lắng về công việc”, chị kể.

504858685_24451083111150746_4799821582726886996_n.jpg
Chị Hạnh chụp ảnh bên bãi biển, chỉ 1 tiếng trước khi vụ trộm xảy ra. Ảnh: NVCC

Hai vợ chồng liên hệ với bên cho thuê xe để hỏi quy trình xử lý xe bị đập kính; thử tìm iPad, tai nghe theo định vị nhưng không có kết quả. Họ còn đi quanh khu vực để xem kẻ trộm có vứt lại chiếc túi xách hay không.

Khoảng 2 tiếng sau, cảnh sát đến ghi nhận thông tin sự việc và kiểm tra hiện trường. Tại bãi đỗ xe cũng có một vụ đập cửa kính ô tô để trộm đồ tương tự vụ việc của vợ chồng chị Hạnh. Cặp đôi sau đó được mời về đồn để làm các thủ tục trình báo.

“Lúc này đã sắp tới giờ bạn bè của chúng tôi lên máy bay về Việt Nam, nên mọi người bắt taxi ra sân bay trước. Mọi người để lại cho chúng tôi sạc điện thoại, sạc dự phòng và tiền mặt. Tôi đã nghĩ sẽ phải ở lại thành phố này thêm một thời gian. Cũng may mắn là đồ đạc của các bạn tôi cất ở ghế sau nên không bị mất, họ vẫn có thể lên máy bay trở về Việt Nam đúng giờ”, chị Hạnh kể.

Cảnh sát thông báo 3 ngày nữa sẽ gửi thông tin qua email để vợ chồng chị Hạnh tiến hành làm giấy tờ. Họ buồn bã rời đi, lái xe trở về sân bay để trả chiếc xe. Lúc này, chân anh Việt đau nhiều hơn. Cửa kính xe bị vỡ nên họ không thể bật điều hòa, đành lái xe trong nắng nóng. 

Chị Hạnh vừa rơi nước mắt vì tủi thân, mệt mỏi, thương chồng. “Chồng tôi nhẹ nhàng lau nước mắt cho vợ rồi động viên: ‘Vợ chồng mình cố lên, cùng nhau xử lý mọi việc nhé'”, chị Hạnh kể.

Tới sân bay, chị vội vã đi trả xe, làm việc với đơn vị bảo hiểm và tìm nhân viên y tế khám cho chồng. Lúc này đã muộn, trung tâm y tế ở sân bay không xử lý được vết thương của anh Việt, khuyên cặp đôi nên về khách sạn nghỉ và tới viện vào hôm sau.

“Điện thoại sắp hết pin, chúng tôi đành quay trở về khách sạn. Trong lúc đang ăn tạm mì gói, tôi nhận được cuộc gọi từ đồn cảnh sát. Họ thông báo đã tìm được giấy tờ của hai vợ chồng”, chị Hạnh kể.

21h, cặp đôi lại đi 50km trở lại đồn cảnh sát để nhận đồ. Anh Việt bị thương nhưng vẫn quyết đi cùng vợ để đảm bảo an toàn. Trên đường đi, quá sốt ruột, chị Hạnh còn nhắn tin hỏi cảnh sát xem hộ chiếu, thẻ cư trú của 2 vợ chồng còn không. 

“Nói thật là chúng tôi chưa kiểm tra nhưng ít nhất cái túi xách của bạn vẫn còn”, viên cảnh sát trả lời.

Cảnh sát phát hiện chiếc túi của chị Hạnh bị vứt lại gần bãi đỗ xe. Hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ cư trú, thẻ ngân hàng đều còn nguyên. Các thiết bị điện tử và tiền mặt thì bị mất. “Lấy lại được giấy tờ, vợ chồng tôi cảm thấy biết ơn và nhẹ lòng”, chị Hạnh kể.

sự cố khách việt hy lạp
Vợ chồng chị Hạnh may mắn tìm lại được giấy tờ. Ảnh: NVCC

Xử lý xong xuôi công việc, cặp đôi trở về khách sạn, nghỉ ngơi vài giờ trước khi vào bệnh viện xử lý vết thương. “Mấy chục cái gai đã lặn sâu vào lòng bàn chân anh Việt sau 1 ngày vất vả đi lại. Chồng tôi đau đớn kêu la”, chị Hạnh kể.

sự cố khách việt hy lạp
Anh Việt sau khi được bác sĩ xử lý vết thương. Ảnh: NVCC

Sau sự cố tại Hy Lạp, cặp đôi rút ra được những bài học kinh nghiệm đáng giá.

“Viên cảnh sát nhắc nhở chúng tôi: ‘Dù trong túi chẳng có gì cũng đừng để lại trong xe, nhất là trong tầm nhìn. Vì với kẻ trộm, chỉ cần thấy có đồ là sẽ đập kính để thử vận may’. Chúng tôi không bao giờ được chủ quan như vậy nữa”, chị Hạnh nói.

Một điều nữa chị Hạnh rút ra là, khi đi châu Âu, nếu có thẻ bảo hiểm y tế châu Âu thì nên mang theo. Vì lần này cặp đôi không mang theo thẻ bảo hiểm, nên việc làm thủ tục ở bệnh viện Hy Lạp mất khá nhiều thời gian.

Dù gặp sự cố nhưng vợ chồng chị Hạnh vẫn có chuyến đi đáng nhớ cùng bạn bè. Ảnh: NVCC

Nguồn: Vietnamnet

Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, hướng đến trung tâm du lịch biển quốc tế

VTV.vn – Với việc công bố Bộ tiêu chuẩn du lịch xanh, Khánh Hòa hướng đến phát triển du lịch xanh, bền vững.

Nguồn: Vtv

Đà Nẵng ‘bùng nổ’ mùa hè với chuỗi sự kiện hấp dẫn du khách

Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2025 chính thức khai mạc mở màn mùa hè sôi động với chuỗi sự kiện hấp dẫn mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách.

Tối 20/6, Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Enjoy Danang Festival 2025 chính thức khai mạc mở màn chuỗi hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc kéo dài đến hết ngày 23/6. Đây là sự kiện thường niên do TP Đà Nẵng tổ chức dịp hè.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, du lịch thành phố tiếp tục bứt phá. Nhiều sự kiện tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức; loạt sản phẩm mới ra mắt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

“Thông qua sự kiện này, chúng tôi mong muốn lan tỏa hình ảnh một Đà Nẵng – đa trải nghiệm, nơi du khách có thể tận hưởng hệ sinh thái du lịch đa dạng, hiện đại và chất lượng cao – một điểm đến lý tưởng của cả du khách trong nước và quốc tế”, ông Cường nhấn mạnh.

W-z6725834188581_da09f99df169e25ad6b1a3cc6ec3f4bd.jpg
Lễ hội mở màn cho mùa du lịch hè sôi động tại Đà Nẵng.

Trong khuôn khổ lễ hội, từ ngày 19 đến 23/6, tại Công viên Biển Đông, các bãi biển du lịch và dọc sông Hàn diễn ra hàng loạt sự kiện mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Một trong những điểm nhấn nổi bật là không gian ẩm thực Hương vị mùa hè Đà Nẵng, với hơn 50 gian hàng giới thiệu gần 100 món ăn đặc trưng địa phương và quốc tế. Sự kiện còn có các chương trình âm nhạc hằng đêm, diễn ra từ 16h30 đến 22h30 tại Công viên Biển Đông.

Không gian nghệ thuật câu chuyện làng chài tại bãi biển Mân Thái tái hiện nhịp sống ven biển qua sắp đặt mỹ thuật và các màn trình diễn hát bả trạo hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ 8h đến 22h hằng ngày.

W-Triều Phạm  5776.jpg
Hàng loạt sự kiện hấp dẫn mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách tại lễ hội.

Từ ngày 20 đến 22/6, tại bãi biển Phạm Văn Đồng sẽ diễn ra không gian trình diễn diều nghệ thuật và diều LED mô phỏng các sinh vật biển.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao biển sôi động như trình diễn cano, jetski tại bãi biển Phạm Văn Đồng và Mỹ An, hay trải nghiệm chèo thúng tại bãi Mân Thái thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Đặc biệt, trình diễn thuyền buồm trên sông Hàn lần đầu tiên được tổ chức, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới lạ. Các chương trình nghệ thuật đêm cũng là điểm nhấn không thể bỏ lỡ trong chuỗi sự kiện lần này.

Bên cạnh đó, hàng loạt tour ưu đãi sản phẩm mới và dịch vụ chất lượng cao dành cho du khách khám phá lễ hội cũng được thành phố áp dụng.

Năm nay, lễ hội có sự đồng hành của tỉnh Sơn La với chương trình nghệ thuật “Sắc màu Sơn La”, không gian trải nghiệm văn hóa vùng cao cùng các hoạt động xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng, tạo nên sự giao thoa vùng miền độc đáo và đầy sắc màu.

Tối 20/6, Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Enjoy Danang Festival 2025 chính thức khai mạc mở màn chuỗi hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc kéo dài đến hết ngày 23/6. Đây là sự kiện thường niên do TP Đà Nẵng tổ chức dịp hè.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, du lịch thành phố tiếp tục bứt phá. Nhiều sự kiện tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức; loạt sản phẩm mới ra mắt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

“Thông qua sự kiện này, chúng tôi mong muốn lan tỏa hình ảnh một Đà Nẵng – đa trải nghiệm, nơi du khách có thể tận hưởng hệ sinh thái du lịch đa dạng, hiện đại và chất lượng cao – một điểm đến lý tưởng của cả du khách trong nước và quốc tế”, ông Cường nhấn mạnh.

W-z6725834188581_da09f99df169e25ad6b1a3cc6ec3f4bd.jpg
Lễ hội mở màn cho mùa du lịch hè sôi động tại Đà Nẵng.

Trong khuôn khổ lễ hội, từ ngày 19 đến 23/6, tại Công viên Biển Đông, các bãi biển du lịch và dọc sông Hàn diễn ra hàng loạt sự kiện mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Một trong những điểm nhấn nổi bật là không gian ẩm thực Hương vị mùa hè Đà Nẵng, với hơn 50 gian hàng giới thiệu gần 100 món ăn đặc trưng địa phương và quốc tế. Sự kiện còn có các chương trình âm nhạc hằng đêm, diễn ra từ 16h30 đến 22h30 tại Công viên Biển Đông.

Không gian nghệ thuật câu chuyện làng chài tại bãi biển Mân Thái tái hiện nhịp sống ven biển qua sắp đặt mỹ thuật và các màn trình diễn hát bả trạo hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ 8h đến 22h hằng ngày.

W-Triều Phạm  5776.jpg
Hàng loạt sự kiện hấp dẫn mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách tại lễ hội.

Từ ngày 20 đến 22/6, tại bãi biển Phạm Văn Đồng sẽ diễn ra không gian trình diễn diều nghệ thuật và diều LED mô phỏng các sinh vật biển.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao biển sôi động như trình diễn cano, jetski tại bãi biển Phạm Văn Đồng và Mỹ An, hay trải nghiệm chèo thúng tại bãi Mân Thái thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Đặc biệt, trình diễn thuyền buồm trên sông Hàn lần đầu tiên được tổ chức, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới lạ. Các chương trình nghệ thuật đêm cũng là điểm nhấn không thể bỏ lỡ trong chuỗi sự kiện lần này.

Bên cạnh đó, hàng loạt tour ưu đãi sản phẩm mới và dịch vụ chất lượng cao dành cho du khách khám phá lễ hội cũng được thành phố áp dụng.

Năm nay, lễ hội có sự đồng hành của tỉnh Sơn La với chương trình nghệ thuật “Sắc màu Sơn La”, không gian trải nghiệm văn hóa vùng cao cùng các hoạt động xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng, tạo nên sự giao thoa vùng miền độc đáo và đầy sắc màu.

Nguồn: Vietnamnet

Tấm biển “Hải Dương hẹn gặp lại” thành điểm check-in đầy cảm xúc của khách

Những ngày qua, thời điểm hai địa phương Hải Dương và Hải Phòng chuẩn bị tiến hành hợp nhất, bỏ cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, khu vực giáp ranh giữa thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng) và phường Tứ Minh (TP Hải Dương) nhộn nhịp hơn thường lệ.

Tấm biển Hải Dương hẹn gặp lại thành điểm check-in đầy cảm xúc của khách - 1

Tấm biển “Hải Dương hẹn gặp lại” được nhiều người dân địa phương tới chụp hình làm kỷ niệm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Khu vực này vốn là cửa ngõ phía Tây của TP Hải Dương, nay đông người dân và du khách dừng xe với mong muốn chụp lại bức ảnh kỷ niệm bên tấm biển “Thành phố Hải Dương hẹn gặp lại”.

Suốt nhiều năm qua, tấm biển vốn quen thuộc và là một phần ký ức của người dân địa phương, nay thành tâm điểm vào thời khắc lịch sử.

Do việc hợp nhất hai địa phương sẽ kéo theo sự thay đổi về địa giới, tên gọi và hành chính, nên thời gian này, người dân muốn tranh thủ lưu giữ khoảnh khắc thân quen trước khi biểu tượng của địa phương có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại.

Tấm biển Hải Dương hẹn gặp lại thành điểm check-in đầy cảm xúc của khách - 2

Tấm biển đã trở thành một phần ký ức của nhiều người (Ảnh: Vũ Ngọc Vân Anh).

Với chị Nguyễn Thị Thủy Tiên, tấm biển như một lời chào, là cột mốc bắt đầu của những chuyến đi hay lần trở về. Gia đình hiện sống tại thị trấn Nam Sách nơi cách đó vài cây số, ngày 22/6, vợ chồng chị Tiên đưa mẹ cùng các con tới chụp ảnh cùng tấm biển như một cách lưu giữ ký ức.

“Hải Dương vốn là quê hương nơi các con tôi được sinh ra và lớn lên. Sắp tới khi hợp nhất, tôi sợ các con sẽ quên mất tên gọi nên muốn cả gia đình tới đây chụp hình để ghi nhớ”, chị Tiên bộc bạch.

Với việc sáp nhập tỉnh sắp tới, cô gái trẻ mang trong mình nhiều cảm xúc và hy vọng quê hương sẽ ngày càng phát triển hơn.

Chị Vũ Vân Anh sống gần khu vực biển báo, rủ thêm nhóm bạn tới đây để lưu giữ giai đoạn chuyển tiếp của quê hương. Thời điểm cả nhóm tới chụp hình, khá đông các bạn trẻ đã có mặt từ trước đó.

Hầu hết người dân đều chú ý dừng đỗ đúng nơi quy định, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước khi check-in ở khu vực biển chào.

Tấm biển Hải Dương hẹn gặp lại thành điểm check-in đầy cảm xúc của khách - 3

Đây là cách nhiều người dân và du khách gửi lời chào nhiều cảm xúc tới một địa danh quen thuộc (Ảnh: Bùi Thị Minh Hiền).

Không chỉ thu hút người dân địa phương, nhiều du khách từ các khu vực lân cận cũng ghé thăm tới chụp ảnh, chia sẻ lên mạng xã hội như một cách nói lời chào tạm biệt tới địa danh quen thuộc.

Khoảnh khắc check-in với tấm biển trở thành hành trình đầy cảm xúc với mỗi người. Đó là sự tiếc nuối khi chia tay, nhưng xen lẫn háo hức vào một tương lai sắp tới.

“Tấm biển vẫn mãi là một phần kỷ niệm trong lòng mỗi người dân Hải Dương. Mỗi khi đi xa, chỉ cần nhìn thấy cột mốc này, ai cũng thấy thân quen và biết mình đã trở về nhà”, chị Minh Hiền, một người dân sống tại TP Hải Dương chia sẻ.

Theo Nghị quyết số 1669/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh Hải Dương với TP Hải Phòng, TP Hải Dương cũ sẽ trở thành một phần của TP Hải Phòng. 

Có 9 phường mới được thành lập bao gồm: Hải Dương, Lê Thanh Nghị, Việt Hòa, Thành Đông, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Ái Quốc và Tứ Minh.

Trong đó, phường Tứ Minh mới sẽ gồm toàn bộ xã Cẩm Đoài (Cẩm Giàng), một phần diện tích của phường Tứ Minh cũ và thị trấn Lai Cách.

Như vậy, địa điểm này sẽ thuộc phường Tứ Minh của TP Hải Phòng, không còn là cửa ngõ thành phố sau sáp nhập.

Nguồn: Dantri

TIN MỚI NHẤT