Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới

VTV.vn – Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc vừa trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Tối 14/2, Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới đã được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long.

Buổi lễ có sự tham dự của nhiều đại biểu Trung ương và Hà Nội, cũng như đại diện các nước, các tổ chức quốc tế. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Mạnh Quyền (Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) cho biết, nhận thức sâu sắc về tiềm năng và giá trị của các làng nghề, thành uỷ Hà Nội đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án và các cơ chế, chính sách để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là bảo tồn làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống.

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu khai mạc buổi lễ

Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng nhấn mạnh: “2 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới không chỉ là niềm tự hào mà còn là minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống… Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Thủ công thế giới để quảng bá rộng rãi hơn nữa những tinh hoa nghề thủ công của Hà Nội cũng như của cả nước”.

Cũng trong buổi lễ, ông Saad al-Qaddumi (Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới) chia sẻ: “Bát Tràng và Vạn Phúc chính là những biểu tượng của sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ… Khi tôn vinh hai làng nghề này, chúng ta cũng đồng thời ghi nhận sự quyết tâm và nỗ lực của người dân Việt Nam, những người không chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn đưa các ngành nghề truyền thống lên một tầm cao mới trên bản đồ thế giới. Thành công của Bát Tràng và Vạn Phúc là nguồn cảm hứng to lớn cho các quốc gia khác, chứng minh rằng với sự đoàn kết, đầu tư và tâm huyết, các ngành thủ công không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực kinh tế và niềm tự hào văn hóa”.

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 2.

Ông Saad al-Qaddumi (Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới) phát biểu tại buổi lễ

Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước; với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Nổi bật như các sản phẩm gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản…

Trải qua biết bao thăng trầm, các làng nghề của Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng vốn có. Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề bền bỉ phát triển theo thời gian. Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc không chỉ là những biểu tượng của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, mà còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, kết tinh từ tài hoa cùng tâm huyết của các nghệ nhân, thợ giỏi. 

Cũng nhân dịp này, Thành phố Hà Nội cũng khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 3.

Các đại biểu trao chứng nhận 2 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 4.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 5.

Tái hiện nghi lễ rước kiệu và đọc cáo yết Thành hoàng làng

2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 6.2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 7.2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 8.2 làng nghề tại Hà Nội được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới - Ảnh 9.

Các tiết mục văn nghệ mở màn chương trình

Nguồn: Vtv

‘Mắt thần’ của Cao Bằng mùa khô cạn, hút khách cắm trại, tham quan

Từ tháng 9 đến tháng 3 (âm lịch) là khoảng thời gian núi Thủng (Mắt Thần Núi) của Cao Bằng khô cạn, lộ lên những thảm cỏ giữa thung lũng rộng lớn.

W-nui thung_0.jpg

Núi Thủng (hay còn gọi là Mắt Thần Núi) nằm ở xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh và thuộc Công viên Địa chất Cao Bằng. 

W-nui thung_1.jpg

Núi Thủng cao khoảng 100m so với mặt hồ, như một khối hình tháp xanh khổng lồ nằm độc lập giữa lòng thung lũng. Trong tiếng Tày, địa danh này có tên là Phja Piót. Đây là một hang hóa thạch hình thành từ hơn 300 triệu năm trước. 

W-nui thung_2.jpg

Do vận động nâng trong giai đoạn tân kiến tạo nên núi có độ cao như hiện nay. Địa danh núi Thủng bao gồm các khối núi dạng tháp và dạng nón đan xen với hàng chục hồ nước lớn nhỏ.

W-nui thung_3.jpg

Tiếp cận mắt thần, du khách có thể nhìn xuyên từ bên này sang bên kia, cảm giác như một hang động ở trên không, rất thú vị.

W-nui thung_4.jpg

Quanh ngọn núi có các hồ liên thông với các dòng chảy trên bề mặt hoặc dòng chảy ngầm. Nhờ đó mực nước các hồ có thể thay đổi theo mùa, đôi khi rất đột ngột, chỉ trong một khoảng thời gian nước ào ạt dâng lên hay rút cạn sạch. 

W-nui thung_6.jpg

Những năm gần đây, nhiều du khách quốc tế biết đến núi Thủng và tìm đến đây để tham quan.

W-nui thung_9.jpg

Dưới chân núi là một vùng thung lũng rộng lớn. Từ điểm check-in trên cao, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh địa danh này một cách trọn vẹn nhất.

W-nui thung_5.jpg

Nhiều ô tô, xe máy đi lại khiến lối ra vào núi Thủng trở thành những con đường mòn xẻ rãnh uốn lượn thú vị.

W-nui thung_8.jpg

Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (âm lịch), toàn bộ thung lũng là một thảm cỏ. Du khách có thể cắm trại, đi picnic bằng xe đạp… 

W-nui thung_11.jpg

Vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, nơi đây biến thành hồ nước trong xanh rộng đến 15ha.

W-nui thung_10.jpg

Mắt Thần Núi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia theo Quyết định số 1988/QĐ-BVHTTDL ngày 29/6/2021.

Nguồn: Vietnamnet

Ngắm nhìn vẻ đẹp Việt Nam từ trên cao

VTV.vn – Dọc theo dải đất hình chữ S, vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên và cuộc sống luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người yêu nhiếp ảnh.

Từ góc nhìn trên cao, Việt Nam hiện lên đầy ấn tượng, vừa thân thuộc vừa mới lạ, nơi từng góc phố, dòng sông, cánh rừng đều kể nên câu chuyện của riêng mình.

Chợ hoa miền Tây tràn ngập sắc mai vàng những ngày Tết, pháo hoa rực rỡ đêm giao thừa, hay dòng người nô nức trong không khí ngày xuân năm mới tại phố đi bộ Nguyễn Huệ…

Từ góc nhìn trên cao, những khoảnh khắc tràn ngập màu sắc của Tết đã được một nhiếp ảnh gia trẻ ghi lại. Từng khuôn hình phản chiếu một Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại và không ngừng đổi mới.

Ngắm nhìn vẻ đẹp Việt Nam từ trên cao - Ảnh 1.

Nhiếp ảnh gia Doãn Trần Cường Thịnh (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Trước đây mình chụp rooftop. Mình đi 90% rooftop ở TP Hồ Chí Minh để săn skylight trong suốt 8 năm qua, chứng kiến sự thay đổi của thành phố chứ không đơn giản chỉ là bấm máy xong đi về”.

Những bức ảnh chia sẻ hành trình rong ruổi trên nhiều vùng đất trên mạng xã hội của nhiếp ảnh gia trẻ đã tạo nên một cây cầu kết nối Việt Nam với thế giới, giúp người xem khắp nơi cảm nhận rõ ràng sự phát triển của đất nước.

Theo anh Cường Thịnh, khung cảnh Việt Nam đẹp hơn những gì nhiều người nghĩ, khiến anh cảm thấy muốn đi tiếp, đi lại nhiều lần để có những góc hình khác nhau.

Những khung hình từ trên cao không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mà còn khắc họa một Việt Nam giàu bản sắc, không ngừng đổi mới. Dù là đô thị sầm uất hay làng quê yên bình, tất cả hòa quyện tạo nên một bức tranh sống động, đầy tự hào về đất nước.

Nguồn: Vtv

Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để khám phá những góc rất khác của Thủ đô?

VTV.vn – Mời bạn trải nghiệm một ngày ở Hà Nội với sự thong thả bên ly cà phê, thưởng thức bánh mì phố và khám phá những góc rất khác của Hà Nội.

Hà Nội những ngày sau Tết Nguyên đán, không khí lạnh tràn về mang theo những cơn nồm ẩm. Ngoài đường kẹt xe, khói bụi dày đặc như muốn cản trở hơi thở của bất kỳ ai đang phải lao ra ngoài. Thế nhưng mùa xuân vẫn đang vẫy gọi con người hãy đi du xuân, hãy ngồi xuống uống với nhau ly cà phê và ngắm nhìn cuộc sống.

Phố đi bộ Hà Nội sáng Chủ Nhật đông vui và mang đến cảm giác dễ chịu vì không có khói xe như ngày thường. Đúng thật, lâu rồi chúng tôi mới có buổi sáng thư thả đi dạo trên phố Hà Nội, thấy con đường từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ gọn gàng sạch sẽ, ven Hồ Gươm rực rỡ sắc hoa đào hay những bông đỗ quyên, thược dược đã được thành phố trang trí từ trước Tết. Hà Nội vẫn mang không khí xuân đây mà.

Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 1.Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 2.Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 3.

Hòa chung với sự tươi mới của đất trời là khuôn mặt rạng rỡ của những du khách ghé thăm. Thời điểm này là cao điểm của ngành du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng Một đạt mức kỷ lục với gần 2,1 triệu lượt, riêng 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách cả trong và ngoài nước. Dù nhịp sống đã trở lại bình thường với việc đi học, đi làm, thì “trái tim của Thủ đô” vẫn là điểm đến số 1 đối với người dân trong dịp cuối tuần.

Anh Nguyễn Tiến Công, một họa sĩ đường phố đang vẽ chân dung cho vị khách nhí, tranh thủ trò chuyện với phóng viên: “Mình đã vẽ ở đây được hơn chục năm rồi. Cái được nhất là công việc tự do, đúng với sở thích – đam mê của mình. Hàng ngày gặp nhiều khách hàng, mỗi vị khách lại mang đến cho mình những cảm xúc khác nhau. Đầu xuân thấy mọi người đi chơi mình cũng thấy nhớ nhà.”

Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 4.

Hà Nội là thành phố mà rất nhiều công dân từ khắp mọi nơi về đây trông cậy, vừa để mưu sinh, vừa để thỏa sức sống với tài năng – cá tính – mục tiêu của mình. Và những người trẻ như chúng tôi cũng nương vào Hà Nội để tìm về những góc nhỏ hoài niệm, khám phá và hiểu một thời quá khứ. Như thói quen mỗi khi lên phố đi bộ, tôi thường ghé vào phố Đinh Lễ mua vài cuốn sách mới. Ở khu tập thể số 5 Đinh Lễ, chúng tôi đi qua những bậc thang cũ, nhỏ hẹp để lên tầng 2. Nhà sách Mão nằm đối diện cầu thang – nhà sách lâu đời bậc nhất ở Hà Nội, gắn bó với ký ức của bao thế hệ người Hà Thành, cũng là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.

Vừa vào bên trong, hai người bạn của tôi đã trầm trồ trước một không gian ngập tràn sách, ngỡ như chỉ có trong truyện cổ tích. Chiếc cầu thang xoắn ốc để lên tầng 2 với những giá sách đầy ắp càng làm căn phòng thêm ấn tượng. Một vẻ đẹp cổ điển. Mọi ồn ào, bụi bặm đã dừng sau cánh cửa, để bên trong chỉ còn sự bình yên ấm áp của “kho tàng tri thức”.

Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 5.

Nhà sách giống như một thư viện, mang đến cảm giác muốn đọc sách cho bất cứ ai.

Nhà sách Mão là tâm huyết của ông Lê Luy – một nhà giáo và Phạm Thị Mão – cán bộ trong công ty phát hành sách. Khởi nguồn từ chiếc bàn nhỏ bày bên vỉa hè cạnh Bưu điện Hà Nội, ông bà tích góp tiền và mua được một phòng bán sách trên gác hai khu tập thể Đinh Lễ rồi dần dần mở rộng, mua bản quyền nhiều cuốn sách hay trên thế giới để in, xuất bản và dần dần có khách hàng yêu mến.

Khi bà Mão qua đời, con gái Lê Ngọc Anh của ông bà đã gác lại những công việc khác để trở về phát triển ngôi nhà không chỉ bán sách mà còn là nơi mọi người đến nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng thức nghệ thuật. Chị chia sẻ: “Nhiều vị khách đến đây và kể rằng họ có được ngày hôm nay đều nhờ nhà sách Mão, vì bà thường xuyên cho họ đến đọc sách, nghiên cứu tài liệu miễn phí. Bố mẹ tôi thường bảo mở nhà sách ra chưa biết lời lãi bao nhiêu, nhưng cái được đầu tiên là gặp những người có tri thức. Và cũng từng được ra nước ngoài ăn học, tôi nhận thấy dù công nghệ phát triển đến đâu thì mọi người vẫn thích đọc sách. Sách giấy không thể thay thế.”

Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 6.

Có những thứ mà thời gian trôi đi chỉ càng làm nó thêm giá trị, như một tiệm sách cũ hơn 30 năm tuổi, như những quán cà phê nằm trong khu tập thể hay ngôi biệt thự cũ. Một ngày chậm rãi đi bộ để ngó nghiêng nhiều điều trên phố mà sự vội vã thường ngày khiến ta bỏ qua, càng làm chúng tôi muốn khám phá Hà Nội. Hà Nội bên ngoài ồn ào thế thôi, nhưng nếu biết cách, ta vẫn có thể thưởng thức một hương vị khác rất riêng, rất sâu sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Ngày cuối tuần đi đâu ở Hà Nội để tránh khói bụi? - Ảnh 7.

Nguồn: Vtv

TP Đà Nẵng bắn pháo hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng

VTV.vn – Ngày 29/3, màn pháo hoa nghệ thuật nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng TP Đà Nẵng sẽ được tổ chức kéo dài 25 phút tại công viên ven sông Hàn.

Theo kế hoạch của UBND TP Đà Nẵng, thời gian bắn pháo hoa từ 22 đến 22h25 tại công viên châu Á, số 1 đường Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu.

Bãi bắn nằm ven bờ tây sông Hàn. Người dân có thể ngắm pháo hoa từ phía bờ đông, phố đi bộ Bạch Đằng, trên các cây cầu hoặc tại quảng trường 29/3 phía trước công viên.

Thành phố sẽ sử dụng hệ thống bắn pháo hoa điện tử Fire One, nguồn pháo từ công ty của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng với 1.950 quả tầm cao và 90 giàn tầm thấp.

Năm nay, thành phố không bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch. Tết Nguyên đán bắn 3 điểm, gồm đường Bạch Đằng ven sông Hàn, quận Hải Châu; Trung tâm hành chính quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.

Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thành phố (29/3/1975), thành phố còn tổ chức hội thi diễu hành xe hoa, thuyền hoa; triển lãm Đà Nẵng – 50 năm phát triển và hội nhập.

Thành phố hỗ trợ 7 triệu đồng/tổ dân phố, 10 triệu đồng/thôn để tổ chức ngày hội toàn dân chào mừng 50 năm ngày hội quê hương giải phóng; hỗ trợ xây dựng 100 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam, Đà Nẵng, mức 60 triệu đồng/nhà…

Nguồn: Vtv

Du lịch lập kỷ lục mới

VTV.vn – Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 01/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với tháng 1 của năm 2024.

Đây là kỷ lục mới của ngành du lịch Việt Nam, vượt qua con số gần 2 triệu lượt khách quốc tế vào tháng 01/2020.

Trong gần 2,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm, phần lớn là từ thị trường châu Á, với hơn 1,6 triệu lượt. Châu Âu xếp ở vị trí thứ hai, châu Mỹ xếp thứ ba.

Ông Cozanet Eric – Du khách Canada cho biết: “Tôi đã tới Việt Nam 5 lần nhưng đây là lần đầu tới Hạ Long. Lý do tôi chọn Việt Nam để du lịch vì con người rất thân thiện, luôn tươi cười và tràn đầy năng lượng”.

Còn nếu xét theo phương tiện vận chuyển thì đường hàng không chiếm phần đông, đạt 1,8 triệu lượt người, chiếm 86,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng 39,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Orazymdetov Maxsat – Du khách Nga chia sẻ: “Quá trình nhập cảnh mất khoảng 1 tiếng vì quá đông. Tuy nhiên, mọi dịch vụ ở đây đều rất tốt”.

Bà Taskhenbaeva Shakhnoza Gafurovna – Du khách Nga cho biết: “Sân bay này rất sạch sẽ. Mọi người ở Phú Quốc rất niềm nở, tôi thích lắm”.

Cuối tháng 1/2025 cũng là thời điểm của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dịp này cũng ghi nhận số lượng khách quốc tế tăng cao ở nhiều địa phương.

Chị Silvia Katz – Du khách Argentina tâm sự: “Tôi rất ấn tượng khi nhiều người mặc trang phục truyền thống sắc màu và rất nhiều hoa lá rực rỡ”.

Anh Nolland – Du khách Mỹ nêu ý kiến: “Thật vui khi ở đây ngày nào chúng tôi cũng được thấy pháo hoa, đây là điều mà tôi chưa từng thấy ở nơi nào trước đây”.

Cơ quan quản lý nhận định, chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong tháng đầu tiên của năm mới.

Nguồn: Vtv

Du lịch nông nghiệp tuần hoàn hút khách

VTV.vn – Mô hình du lịch nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã hình thành ở nhiều khu vực, từ việc trải nghiệm mô hình trồng rau, đến tham quan các làng nghề…

Đặc biệt hơn, ngay giữa lòng thành phố, một mô hình du lịch nông nghiệp tuần hoàn – nói không với rác thải duy nhất… cũng đang có sức hút với nhiều du khách.

Rác thải, khí thải, chất thải… gần như bằng 0 khi ra môi trường. Một mô hình khép kín tuần tuần hoàn từ đầu vào đến đầu ra. Đến với mô hình nhà tranh, vách đất; rác thải hữu cơ được tái sinh với nhiệm vụ khác…, nhiều du khách đã rất bất ngờ khi đến đây.

Du lịch nông nghiệp tuần hoàn hút khách - Ảnh 1.

Ông Dego Laguna (du khách Philippines) chia sẻ: “Tôi học được hai điều, cuộc sống người nông dân được cải thiện nhiều nếu đi theo nông nghiệp hữu cơ. Thứ 2 là hoạt động hợp tác xã theo hướng tuần hoàn như vậy thì bảo tồn được đất nông nghiệp cũng như hướng đến phát triển bền vững…”.

Theo nhà sáng lập một nông trại, 1 hecta tuần hoàn này chia làm 3 khu gồm chăn nuôi, trồng trọt và nuôi thủy sản. Điểm nhấn đặc biệt đó là sản xuất khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học.

Trung bình mỗi tuần nông trại có khoảng 100 du khách, lợi nhuận ước đạt 600 triệu/ha/năm. Mô hình này được coi là “chìa khóa” để giải quyết yêu cầu về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường.

Nguồn: Vtv

Ngôi làng vùng rốn lũ chuyển mình ngoạn mục nhờ khai thác du lịch hiệu quả

Từ một ngôi làng nhỏ vùng rốn lũ, sau 10 năm, Tân Hóa chuyển mình thành điểm đến hấp dẫn. Du lịch thực sự đã làm thay đổi cuộc sống ở vùng đất này.

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi đá vôi. Trước đây, cứ đến mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về khiến vùng đất này chìm trong nước lũ, cuộc sống của người dân quẩn quanh trong đói nghèo, xơ xác.

Những căn nhà nổi màu xanh.jpg
Những căn nhà nổi lợp tôn màu xanh bên cạnh nhà ở chính của người dân. Ảnh: Oxalis

Tuy nhiên hiện nay, người dân không còn cảnh chạy lũ mà đa số sống thích ứng với biến đổi khí hậu, trang bị nhà phao tránh lũ để đảm bảo an toàn. Những ngày mưa lụt, người dân Tân Hóa sẽ dọn lên nhà phao sinh sống. Mỗi gia đình đều có thuyền gỗ, thuyền nhôm để đi lại sinh hoạt. 

anh a.jpg
Tân Hóa được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc lung linh. Ảnh: Oxalis

Tân Hóa được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc lung linh với những đồi cỏ xanh dưới chân núi, dòng Rào Nan uốn lượn và hệ thống hang động Tú Làn đẹp như cổ tích.

Năm 2011, một công ty du lịch được cấp phép khảo sát và chạy thử nghiệm các tour du lịch khám phá mạo hiểm tại khu vực hệ thống hang động Tú Làn. Đến năm 2014, tuyến du lịch khám phá Tú Làn chính thức được vận hành với 9 tour cùng nhiều loại hình khác nhau. 

Từ một làng quê quanh năm đối diện với nghèo khó, mưa lũ, Tân Hóa bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch. 

anh d.jpg
Những người nông dân vốn quanh năm chỉ biết đến ruộng ngô, nuôi bò… Ảnh: Oxalis

Hàng năm, các sản phẩm du lịch mang đến từ 10-12.000 khách cho Tân Hóa. Riêng năm 2024, đã có 11.000 khách du lịch, trong đó có 80% là khách nước ngoài đến với Tân Hóa. Tình hình kinh tế và xã hội của Tân Hóa cũng có những chuyển biến tích cực rõ rệt.

Những người nông dân quanh năm chỉ biết đến ruộng ngô, nuôi bò hay khai thác gỗ nay đã tham gia các khóa tập huấn, đào tạo để trở thành đầu bếp, trợ lý giám sát an toàn và nhân viên khuân vác phục vụ khách du lịch.

Cuộc sống đổi thay nhờ du lịch bền vững

Hiện có hơn 130 người dân Tân Hóa trực tiếp tham gia hoạt động du lịch với vai trò là người khuân vác hành lý cho du khách, đầu bếp, hướng dẫn viên, kinh doanh dịch vụ ăn tại nhà dân, chủ homestay… với thu nhập bình quân từ 6-12 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, có nhiều người gián tiếp hưởng lợi từ các hoạt động du lịch như hợp tác xã chăn nuôi heo, bò, gà, hộ trồng rau và các chủ rừng thông qua các hoạt động cung ứng thực phẩm…

anh 23.jpg
…nay đã trở thành đầu bếp, trợ lý giám sát an toàn và nhân viên khuân vác phục vụ khách du lịch. Ảnh: Oxalis

Nhờ tham gia vào các hoạt động du lịch bền vững, trong vòng 10 năm, từ 2014-2024, người dân Tân Hóa cải thiện đáng kể thu nhập bình quân từ 4,8 triệu đồng/năm lên khoảng 36-42 triệu đồng/năm. 

Từ 2022, người dân Tân Hóa được hướng dẫn, hỗ trợ làm chủ cơ sở kinh doanh và vận hành dịch vụ du lịch như homestay, đón khách ăn tối tại nhà, tạo ra thu nhập từ 8-12 triệu đồng/tháng.

Vào những ngày nước lũ dâng cao, những căn nhà phao nổi làm homestay vẫn có thể đón khách đến ở trải nghiệm, thay vì đạp xe thì nay khách sẽ chèo kayak đi ăn tối. Tân Hóa có 10 căn homestay làm trên nhà nổi và khách có thể ở vào những ngày ngập lụt.

Rural Homestay vẫn có thể đón khách đến ở trải nghiệm mùa lụt Tân Hóa.jpg
Những ngày ngập lụt, homestay vẫn hoạt động bình thường. Ảnh: Oxalis

Ông Trương Xuân Thơm (SN 1970), hộ kinh doanh homstay ở Tân Hóa chia sẻ, trước đây gia đình chỉ làm nông nên cuộc sống rất vất vả, ông không nghĩ sẽ có ngày, căn nhà nổi nơi góc vườn của mình sẽ là điểm lui tới thường xuyên của du khách.

“Căn nhà nổi của gia đình tôi có 1 phòng 2 giường, mỗi tháng chúng tôi thu khoảng 4-5 triệu đồng từ căn nhà này. Đây là nguồn thu nhập chính, giúp cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn trước rất nhiều”.

Du lịch đã làm cuộc sống của người dân thực sự thay đổi, bên cạnh đó việc thu ngân sách của Tân Hóa cũng tăng mạnh, nếu năm 2014 thu ngân sách chỉ được vài triệu đồng thì đến năm 2024 đạt hơn 592,1 triệu đồng.

anh f.jpg
Đồng bào chuẩn bị đồ ăn tối để đón khách tại nhà. Ảnh: Oxalis

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 85,7% năm 2010 xuống còn 2,65% năm 2024, lực lượng lao động địa phương cũng được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp dành riêng cho hoạt động du lịch.

Sau những nỗ lực không ngừng, năm 2023, Tân Hóa được UN Tourism công nhận là Làng Du lịch tốt nhất thế giới. Nhận thấy tiềm năng của ngôi làng, các cấp chính quyền và các tổ chức cũng chung tay hỗ trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển hơn nữa cho Tân Hóa. 

anh g.jpg
Khách du lịch tham gia trải nghiệm cuộc sống cùng người dân. Ảnh: Oxalis

Trao đổi với VietNamNet, ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết, du lịch đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của địa phương. Trước đây đời sống của bà con vô cùng khó khăn, sau 10 năm phấn đấu xây dựng, bộ mặt nông thôn ở đây đã thay đổi rõ rệt, người dân có công việc, thu nhập, đời sống được nâng lên.

anh k.jpg
Góc nhỏ Tân Hóa. Ảnh: Oxalis

Từ một ngôi làng nhỏ vùng rốn lũ, Tân Hóa chuyển mình thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là nơi du khách được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của thiên nhiên, được hòa mình vào văn hóa bản địa đặc sắc, được chứng kiến nỗ lực phát triển và lan tỏa vẻ đẹp quê hương của cộng đồng địa phương.

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi đá vôi. Trước đây, cứ đến mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về khiến vùng đất này chìm trong nước lũ, cuộc sống của người dân quẩn quanh trong đói nghèo, xơ xác.

Những căn nhà nổi màu xanh.jpg
Những căn nhà nổi lợp tôn màu xanh bên cạnh nhà ở chính của người dân. Ảnh: Oxalis

Tuy nhiên hiện nay, người dân không còn cảnh chạy lũ mà đa số sống thích ứng với biến đổi khí hậu, trang bị nhà phao tránh lũ để đảm bảo an toàn. Những ngày mưa lụt, người dân Tân Hóa sẽ dọn lên nhà phao sinh sống. Mỗi gia đình đều có thuyền gỗ, thuyền nhôm để đi lại sinh hoạt. 

anh a.jpg
Tân Hóa được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc lung linh. Ảnh: Oxalis

Tân Hóa được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc lung linh với những đồi cỏ xanh dưới chân núi, dòng Rào Nan uốn lượn và hệ thống hang động Tú Làn đẹp như cổ tích.

Năm 2011, một công ty du lịch được cấp phép khảo sát và chạy thử nghiệm các tour du lịch khám phá mạo hiểm tại khu vực hệ thống hang động Tú Làn. Đến năm 2014, tuyến du lịch khám phá Tú Làn chính thức được vận hành với 9 tour cùng nhiều loại hình khác nhau. 

Từ một làng quê quanh năm đối diện với nghèo khó, mưa lũ, Tân Hóa bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch. 

anh d.jpg
Những người nông dân vốn quanh năm chỉ biết đến ruộng ngô, nuôi bò… Ảnh: Oxalis

Hàng năm, các sản phẩm du lịch mang đến từ 10-12.000 khách cho Tân Hóa. Riêng năm 2024, đã có 11.000 khách du lịch, trong đó có 80% là khách nước ngoài đến với Tân Hóa. Tình hình kinh tế và xã hội của Tân Hóa cũng có những chuyển biến tích cực rõ rệt.

Những người nông dân quanh năm chỉ biết đến ruộng ngô, nuôi bò hay khai thác gỗ nay đã tham gia các khóa tập huấn, đào tạo để trở thành đầu bếp, trợ lý giám sát an toàn và nhân viên khuân vác phục vụ khách du lịch.

Cuộc sống đổi thay nhờ du lịch bền vững

Hiện có hơn 130 người dân Tân Hóa trực tiếp tham gia hoạt động du lịch với vai trò là người khuân vác hành lý cho du khách, đầu bếp, hướng dẫn viên, kinh doanh dịch vụ ăn tại nhà dân, chủ homestay… với thu nhập bình quân từ 6-12 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, có nhiều người gián tiếp hưởng lợi từ các hoạt động du lịch như hợp tác xã chăn nuôi heo, bò, gà, hộ trồng rau và các chủ rừng thông qua các hoạt động cung ứng thực phẩm…

anh 23.jpg
…nay đã trở thành đầu bếp, trợ lý giám sát an toàn và nhân viên khuân vác phục vụ khách du lịch. Ảnh: Oxalis

Nhờ tham gia vào các hoạt động du lịch bền vững, trong vòng 10 năm, từ 2014-2024, người dân Tân Hóa cải thiện đáng kể thu nhập bình quân từ 4,8 triệu đồng/năm lên khoảng 36-42 triệu đồng/năm. 

Từ 2022, người dân Tân Hóa được hướng dẫn, hỗ trợ làm chủ cơ sở kinh doanh và vận hành dịch vụ du lịch như homestay, đón khách ăn tối tại nhà, tạo ra thu nhập từ 8-12 triệu đồng/tháng.

Vào những ngày nước lũ dâng cao, những căn nhà phao nổi làm homestay vẫn có thể đón khách đến ở trải nghiệm, thay vì đạp xe thì nay khách sẽ chèo kayak đi ăn tối. Tân Hóa có 10 căn homestay làm trên nhà nổi và khách có thể ở vào những ngày ngập lụt.

Rural Homestay vẫn có thể đón khách đến ở trải nghiệm mùa lụt Tân Hóa.jpg
Những ngày ngập lụt, homestay vẫn hoạt động bình thường. Ảnh: Oxalis

Ông Trương Xuân Thơm (SN 1970), hộ kinh doanh homstay ở Tân Hóa chia sẻ, trước đây gia đình chỉ làm nông nên cuộc sống rất vất vả, ông không nghĩ sẽ có ngày, căn nhà nổi nơi góc vườn của mình sẽ là điểm lui tới thường xuyên của du khách.

“Căn nhà nổi của gia đình tôi có 1 phòng 2 giường, mỗi tháng chúng tôi thu khoảng 4-5 triệu đồng từ căn nhà này. Đây là nguồn thu nhập chính, giúp cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn trước rất nhiều”.

Du lịch đã làm cuộc sống của người dân thực sự thay đổi, bên cạnh đó việc thu ngân sách của Tân Hóa cũng tăng mạnh, nếu năm 2014 thu ngân sách chỉ được vài triệu đồng thì đến năm 2024 đạt hơn 592,1 triệu đồng.

anh f.jpg
Đồng bào chuẩn bị đồ ăn tối để đón khách tại nhà. Ảnh: Oxalis

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 85,7% năm 2010 xuống còn 2,65% năm 2024, lực lượng lao động địa phương cũng được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp dành riêng cho hoạt động du lịch.

Sau những nỗ lực không ngừng, năm 2023, Tân Hóa được UN Tourism công nhận là Làng Du lịch tốt nhất thế giới. Nhận thấy tiềm năng của ngôi làng, các cấp chính quyền và các tổ chức cũng chung tay hỗ trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển hơn nữa cho Tân Hóa. 

anh g.jpg
Khách du lịch tham gia trải nghiệm cuộc sống cùng người dân. Ảnh: Oxalis

Trao đổi với VietNamNet, ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho biết, du lịch đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của địa phương. Trước đây đời sống của bà con vô cùng khó khăn, sau 10 năm phấn đấu xây dựng, bộ mặt nông thôn ở đây đã thay đổi rõ rệt, người dân có công việc, thu nhập, đời sống được nâng lên.

anh k.jpg
Góc nhỏ Tân Hóa. Ảnh: Oxalis

Từ một ngôi làng nhỏ vùng rốn lũ, Tân Hóa chuyển mình thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là nơi du khách được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của thiên nhiên, được hòa mình vào văn hóa bản địa đặc sắc, được chứng kiến nỗ lực phát triển và lan tỏa vẻ đẹp quê hương của cộng đồng địa phương.

Nguồn: Vietnamnet

Sự thật du khách Brazil bay sang Việt Nam gặp người có gương mặt giống mình

Mới đây, cư dân mạng chia sẻ câu chuyện “vì thấy có người quá giống mình, người đàn ông Brazil bay nửa vòng Trái Đất sang Việt Nam để tìm gặp” thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận. 

Được biết, cuộc hội ngộ diễn ra giữa ông Cyro Watari (59 tuổi, Brazil) và ông Hồ Việt (sống ở tỉnh Kon Tum). Hình ảnh về khoảnh khắc gặp gỡ được đăng tải trên mạng khiến nhiều người thích thú. 

Sự thật du khách Brazil bay sang Việt Nam gặp người có gương mặt giống mình - 1

Ông Hồ Việt (trái) và ông Cyro trong cuộc gặp ở Kon Tum (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nhìn bên ngoài, ông Cyro và ông Hồ Việt đều có vẻ mặt tựa nhau, làn da ngăm, bộ râu bạc, trán cao cùng mái tóc cắt sát.

Đa số các ý kiến bình luận cho rằng, hai người đàn ông này có một số nét mặt và phong cách giống nhau. Cộng đồng mạng gửi lời chúc tình bạn của họ sẽ bền vững, bất chấp khoảng cách địa lý xa xôi.

Cuộc gặp tình cờ

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Cyro Watari (quốc tịch Brazil) xác nhận, có cuộc gặp gỡ giữa ông và ông Hồ Việt ở Kon Tum diễn ra hôm 7/2 tức mùng 10 tháng Giêng. 

“Cộng đồng mạng có một chút nhầm lẫn. Tôi không hề biết anh Hồ Việt từ trước thông qua mạng xã hội rồi mới bay sang Việt Nam để tìm gặp.

Trong hành trình xuyên Việt, tôi thuê phòng tại một homestay trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Chủ nhà nhìn tôi có vẻ ngoài rất giống anh Hồ Việt nên muốn kết nối để 2 người gặp gỡ. Sau khi xem hình ảnh trên mạng xã hội, nhận thấy nét mặt khá giống nhau nên tôi quyết định tìm gặp. Trong cuộc sống, không phải ai cũng hữu duyên bất ngờ như vậy”, ông Cyro thông tin.

Được biết, trước cuộc gặp 4 ngày, 2 người đàn ông chưa một lần quen biết có cuộc trò chuyện đầu tiên qua video. 

11h ngày 7/2, ông Cyro đỗ xe máy trước homestay của ông Hồ Việt ở Kon Tum. Chủ nhà vội chạy ra, tay bắt mặt mừng kèm câu nói: “Xin chào Cyro”. Hai người đàn ông xa lạ ôm chầm lấy nhau như những người bạn cũ lâu ngày không gặp.

Sau cái bắt tay thân tình, nam du khách đến từ Brazil ngỡ ngàng vì nét mặt, bộ râu và làn da của mình và ông Hồ Việt có nhiều nét giống nhau.

Trong thời gian ông Cyro lưu trú tại Kon Tum, 2 người bạn nói nhiều chuyện về cuộc sống ở mỗi quốc gia và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc. 

“Qua cuộc nói chuyện nhờ công cụ dịch, chúng tôi biết còn có những sở thích giống nhau như: Đam mê nghệ thuật, thích khám phá văn hóa; thiên nhiên và ẩm thực; uống cà phê; tìm hiểu xe máy, lái xe địa hình và chơi các môn thể thao mạo hiểm…”, ông Cyro nói.

Nam du khách đến đúng thời điểm gia đình ông chủ homestay ở Kon Tum đang làm lễ cúng Thần Tài. Đích thân ông Hồ Việt giới thiệu với bạn mới quen về phong tục này và văn hóa đón năm mới Âm lịch của người Việt.

“Đó là cuộc gặp gỡ rất thú vị, không phải ai cũng có được trong cuộc đời. Khi biết tôi có nhiều nét giống, ông Cyro quyết tâm tìm gặp bằng được, có lẽ nhờ cái duyên kỳ ngộ. Nói chuyện xong, cả hai mới biết còn có nhiều sở thích và đam mê giống nhau”, ông Hồ Việt chia sẻ.

Bán nhà cửa, tài sản đi du lịch

Sau khi rời Kon Tum, ông Cyro tiếp tục cuộc hành trình xuyên Việt kéo dài 2 tháng. Nam du khách đang khám phá Hội An (Quảng Nam), sau đó sẽ đi dọc các tỉnh miền Trung, ra miền Bắc đến vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc rồi kết thúc chuyến đi ở Hà Nội.

Trước khi đến Việt Nam, người đàn ông quốc tịch Brazil đã khám phá Nhật Bản, Thái Lan và Lào…

TPHCM là điểm dừng chân đầu tiên của ông Cyro tại Việt Nam. Ông thuê một chiếc xe máy rong ruổi trên những cung đường dọc bờ biển khu vực Nam miền Trung sau đó lên Tây Nguyên đại ngàn… 

Sự thật du khách Brazil bay sang Việt Nam gặp người có gương mặt giống mình - 2

Ông Cyro thích các chuyến đi khám phá thiên nhiên, văn hóa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Niềm đam mê du lịch của tôi có từ năm 10 tuổi, sau khi xem các chuyến phượt được đăng trên một cuốn tạp chí hồi năm 1976. Sau 18 tuổi, tôi dành thời gian đi chơi nhiều hơn”, ông chia sẻ.

Được biết, người đàn ông này từng trải qua 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cách đây 2 năm, ông quyết định bán hết nhà cửa, đất đai, tài sản, ô tô, xe máy… chọn lối sống bình dị và khám phá thế giới.

Ở tuổi U60, ông Cyro không thích kiểu du lịch nghỉ dưỡng mà chọn những chuyến đi tìm hiểu văn hóa, cuộc sống… của người dân ở các quốc gia khác nhau. 

Nói về quãng thời gian khám phá Việt Nam vừa qua, nam du khách ấn tượng với sự thân thiện, vui vẻ và hiếu khách của người dân nơi đây. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng có bãi biển, núi, sông, rừng… tương tự với quê hương Brazil của ông Cyro.

“Đường sá ở Việt Nam rất đẹp, đồ ăn ngon… Tôi thích nhất là phở, bánh mì… Tết vừa qua, tôi được đón năm mới Âm lịch ở Nha Trang, không khí rất tưng bừng và náo nhiệt. Nhờ chuyến đi này mà tôi hiểu về phong tục đón Tết của người Việt”, ông bày tỏ.

So với Nhật Bản, Thái Lan và Lào, ông Cyro nhận thấy Việt Nam có chi phí sinh hoạt rẻ nhất. Mỗi ngày, nam du khách chi gần 1 triệu đồng. Cụ thể, ông chi 250.000 đồng – 350.000 đồng để thuê nơi ở, ăn uống 3 bữa 400.000 đồng, thuê xe máy 120.000 đồng và tiền xăng 60.000 đồng. 

Tuy nhiên, trải qua hơn 20 ngày ở Việt Nam, ông Cyro bày tỏ sự trăn trở với ý thức tham gia giao thông và vấn đề rác thải. 

Sự thật du khách Brazil bay sang Việt Nam gặp người có gương mặt giống mình - 3

Ông Cyro cho biết, chưa có kế hoạch quay trở lại Brazil mà vẫn tiếp tục đi các quốc gia trên thế giới (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Tôi nhận thấy nhà riêng và nơi làm việc cực kỳ sạch sẽ. Tuy nhiên, những nơi công cộng, đường sá, bãi biển, sông ngòi đều có rác thải”, ông trải lòng.

Sau khi kết thúc chuyến khám phá Việt Nam, người đàn ông quốc tịch Brazil dự kiến sẽ tới Philippines, Indonesia, Australia, New Zealand, Nepal, châu Âu, châu Phi…

Ông tiết lộ, chưa có kế hoạch về thời điểm quay lại Brazil, sẽ đi du lịch đến khi còn đủ sức khỏe. 

“Tôi đã chinh phục được 5 tài sản lớn nhất của con người gồm: Sức khỏe, thời gian, tự do, tiền bạc và tính cách. Tôi sử dụng tất cả những điều này để biến chúng thành những trải nghiệm và khoảnh khắc hạnh phúc”, nam du khách cho biết.

Nguồn: Dantri

Vật nuôi trong vườn thú gầy trơ xương, khách nghi ngờ bị nhân viên bỏ đói

Ngày 11/2, cư dân mạng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh một con vật được nuôi trong vườn thú ở Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc) có thân hình gầy gò, chỉ còn da bọc xương.

Sau khi đoạn video được lan truyền trên mạng, nhiều người nghi ngờ, nhân viên vườn thú không cung cấp thức ăn đầy đủ cho vật nuôi. Một số người khác bày tỏ lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con vật, đề nghị đưa đi khám bác sĩ thú y khẩn cấp.

Vật nuôi trong vườn thú gầy trơ xương, khách nghi ngờ bị nhân viên bỏ đói - 1

Phần thân con vật nhỏ bé khiến nhiều người nghi ngờ nhân viên không cung cấp đủ thức ăn (Ảnh: Cắt từ clip).

Phóng viên một tờ báo ở địa phương đã liên hệ với vườn thú để tìm hiểu nguyên nhân. Một nhân viên cho biết, ban quản lý đã xem các đoạn video được đăng tải trên mạng. Đây là con vật liger – loài được sinh ra khi lai giữa sư tử và hổ. 

“Con vật đã được hơn 10 năm tuổi, sinh ra nhờ lai tạo nên sức khỏe yếu. Ngoài ra, nó khom lưng làm xương hai bên lưng lộ ra, trông không được mập mạp”, nhân viên vườn thú nói.

Ông Shi – chuyên gia từng chăm sóc 50 con hổ trong vườn thú cho hay: “Chúng gầy gò không phải vì thiếu đồ ăn. Khi loài vật được lai tạo giữa hổ và sư tử sống quá lâu năm, chúng sẽ không được khỏe mạnh”.

Con vật lai giữa hổ và sư tử có thân hình nhỏ bé, gầy gò (Nguồn: YT).

Hồ sơ được vườn thú lưu lại cho biết, con vật này chào đời năm 2011, là kết quả của lai tạo giữa một con hổ cái và sư tử đực. 

Hiện, vườn thú bố trí chuyên gia riêng để giám sát dinh dưỡng cho con vật. Chế độ ăn được xây dựng theo cơ sở khoa học, không ai được phép cắt xén khẩu phần hàng ngày. 

Trước đó, hồi năm 2023, một video ghi lại cảnh con hổ Hoa Nam được nuôi ở vườn thú Quảng Châu (Trung Quốc) gầy gò đến mức khó tin từng khiến cư dân mạng xôn xao.

Vật nuôi trong vườn thú gầy trơ xương, khách nghi ngờ bị nhân viên bỏ đói - 2

Con hổ với thân hình gầy gò (Ảnh: News).

Đại diện vườn thú cho hay, đoạn video được cư dân mạng chỉnh sửa, cắt ghép quá mức nhằm thu hút người xem, sự thật không phải như vậy.

Trên thực tế, nhân viên vườn thú cung cấp đầy đủ thức ăn cho hổ theo quy định. Nguyên nhân con hổ gầy trơ xương có thể do sinh ra từ cặp bố mẹ cận huyết nên sức khỏe yếu ớt, chậm phát triển so với đồng loại.

Nguồn: Dantri

TIN MỚI NHẤT