Tương truyền nếu ai tìm được chiếc lá này, người đó sẽ nhanh chóng chiếm được tình cảm của người mình yêu.
1. Bài thơ Lá diêu bông do ai sáng tác?
Đây là một trong những sáng tác của nhà thơ Hoàng Cầm, trích trong tập thơ Mưa Thuận Thành, NXB Văn hoá, 1991. Bài thơ cũng được in lại trong nhiều tập thơ khác của nhà thơ. Lá diêu bông kể về câu chuyện tình có thật của Hoàng Cầm lúc còn nhỏ, một mối tình đơn phương, lãng mạn và đắng cay. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
2. Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là gì?
Theo Thông tấn xã Việt Nam, nhà thơ Hoàng Cầm là một trong những gương mặt lớn của nền thi ca Việt Nam thế kỷ XX, được mệnh danh là nhà thơ của vùng đất Kinh Bắc. Ông tên thật là Bùi Tằng Việt và bước vào thi đàn với bút danh Hoàng Cầm, xuất phát từ tên của một vị thuốc quý. Ảnh: Báo Nhân Dân. |
3. Lá diêu bông có thật hay không?
Theo cuốn Đánh đường tìm hoa, NXB Văn hóa Văn nghệ, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết lá diêu bông được nhà thơ Hoàng Cầm giải thích chỉ là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
4. Người con gái trong bài thơ Lá diêu bông tên là gì?
Theo cuốn Đánh đường tìm hoa, NXB Văn hóa Văn nghệ, Hoàng Cầm tự nhận mình đa tình từ nhỏ với mối tình đầu tiên chính là người con gái trong bài thơ Lá diêu bông. Năm ấy, một lần từ tỉnh trọ học về thăm nhà ở phố ga Như Thiết, Bắc Giang, vào một buổi chiều nắng, ông “chợt gần như bị sét đánh” khi nhìn thấy chị Vinh bước vào hàng xén của mẹ ông. Chị Vinh là người con gái ngồi bán quán (chè tươi, bánh đa, kẹo vừng, bánh đúc…) ở bên kia đường, chênh chếch nhà ông. Chị Vinh giỏi chữ Nho và hát quan họ rất hay. Hoàng Cầm phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời. Đến năm ông 12 tuổi, chị đi lấy chồng. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
5. Chị Vinh lớn hơn nhà thơ Hoàng Cầm bao nhiêu tuổi?
Theo cuốn Đánh đường tìm hoa, NXB Văn hóa Văn nghệ, lúc Hoàng Cầm gặp chị Vinh, ông lên 8 tuổi, chị Vinh 16 tuổi. Lá diêu bông không có thật nhưng cuộc đi tìm lá của chị Vinh thì có thật. Một buổi chiều đông, chị Vinh vận áo cánh lụa mỡ gà, khoác áo tím nhạt, ôm bó lấy lưng ong. Chị mặc váy lụa đen Đình Bảng, rũ mềm (váy dài, tà xòe rộng, buông chùng như chiếc võng). Chị đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ. Cậu bé đa tình ngày ấy cũng tìm hộ chị. Rồi chị lẩm bẩm, dù chị biết chắc cậu bé vẫn đang theo sau: “Đứa nào tìm được lá diêu bông, từ nay ta gọi là chồng”. Ảnh: Vũ Minh Quân. |
6. Sao em nỡ vội lấy chồng là bài hát do ai sáng tác?
Sao em nỡ vội lấy chồng là bài hát thuộc thể loại trữ tình do nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác năm 1990, phỏng theo bài thơ Lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm. Bài hát từng nhận được giải thưởng về những sáng tác cổ động cho phong trào Dân số – Kế hoạch hoá gia đình. Ảnh: Tùng Đoàn. |
7. Bài thơ Lá diêu bông cũng được một nhạc sĩ khác phổ nhạc, đó là nhạc sĩ nào?
Vào thập niên 1980, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cho bài thơ thành bài hát cùng tên. Nội dung bài thơ được giữ nguyên, ông chỉ thêm vào hai câu ở cuối bài: Em đi trăm núi nghìn sông / Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ. Ảnh: Báo Người Lao Động. |
Nguồn: News.zing.vn