Làm gì để tránh nhiễm biến chủng SARS-CoV-2?

0
89

SARS-CoV-2 hiện có bao nhiêu biến chủng. Tôi phải làm gì để bảo vệ mình và gia đình trước các biến chủng này?

SARS-CoV-2 hiện có bao nhiêu biến chủng. Tôi phải làm gì để bảo vệ mình và gia đình trước các biến chủng này?

Thanh Hương (27 tuổi, Hà Nội)

Bộ Y tế:

Theo Hướng dẫn tạm thời và giám sát, phòng, chống Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế (Ban hành ngày 31/7),Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do SARS-CoV-2 gây ra.

Virus này thường xuyên biến đổi tạo nên các biến chủng với khả năng lây lan nhanh hơn. Đến tháng 7, tại Việt Nam đã ghi nhận 7 biến chủng của SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại Châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ.

Riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay, nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh). Trong đó, biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại” có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha.

Bệnh Covid-19 lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày. Phần lớn (hơn 60%) người nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng.

Đối với người mắc bệnh có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng như: Sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, đau người, giảm, mất vị giác hoặc khứu giác, khó thở, có thể bị viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt bệnh nhân có bệnh lý nền, mạn tính, người cao tuổi. Đến nay, dịch đã có vaccine phòng bệnh nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Để phòng virus cũng như các biến chủng này, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

– Người dân Không được đến các vùng có dịch bệnh. Thực hiện 5K (Khẩu trang, Khai báo y tế, Không tụ tập, Khoảng cách, Khử trùng). Trong trường hợp đến các nơi tập trung đông người, mọi người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách…

– Người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét.

– Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Bệnh nhân gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến, thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng; không nên đến nơi tập trung đông người. Học sinh, sinh viên, người lao động khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm và thông báo ngay cho cơ quan y tế.

– Người dân nên vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng ít nhất 40 giây hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường (chứa ít nhất 60% độ cồn) ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

– Mỗi người cần che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Người dân phải rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

– Để đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân chỉ được sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

– Mỗi người cần Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

– Tăng cường thông khí khu vực nhà ở, nơi làm việc bằng cách, mọi người mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

– Các bạn nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp nhà máy…, bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với xà phòng, chất tẩy rửa thông thường; hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn của ngành y tế.

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vaccine phòng Covid-19 theo đúng chỉ định và đúng hướng dẫn.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn