Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết

0
Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết

VTV.vn – Thôn Quang Châu (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh khô mè. Những ngày cận Tết Nguyên đán, không khí làng nghề trở nên nhộn nhịp hơn.

Làng bánh khô mè Quang Châu ở huyện Hòa Vang đang đỏ lửa để làm ra những chiếc bánh đặc sản, phục vụ nhu cầu của người dân. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay làng làm bánh khô mè chỉ còn 7 hộ gia đình sản xuất.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 1.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, các cơ sở làm bánh khô mè tại thôn Quang Châu lại tất bật sản xuất.

Bánh khô mè Quang Châu có từ thế kỷ 19, là sản phẩm không thể thiếu để cúng tổ tiên trong những ngày rằm, đầu tháng, các dịp lễ hội và đặc biệt là ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Theo người dân nơi đây, để tạo ra được những mẻ bánh thơm ngon đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm lâu năm của người làm nghề.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 2.

Người thợ phải rây bột vào khuân ô vuông

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 3.

Nguyên liệu để làm ra bánh hết sức dân dã như gạo, mè, bột nếp và mật mía. Gạo làm bánh phải là loại gạo ngon, vo đãi sạch, xay thành bột mịn.

Sau đó, người thợ phải rây bột vào khuôn với những ô vuông, bên dưới khuôn lót lớp vải thô và định hình mặt bánh bằng một que tre nhỏ.

Sau khi bánh đã được định hình, được chưng cách thủy trên lò đã đun sôi khoảng năm phút.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 4.

Chưng cách thủy trên lò đã đun sôi khoảng năm phút.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 5.

Bánh được nướng bằng than của lò nấu.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 6.

Lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 7.

Bánh khô mè chỉ làm duy nhất từ loại gạo ngon do chính nông dân trong làng làm ra.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 8.

“Mỗi chiếc bánh chứa đựng trong đó sự cần mẫn đêm ngày, tâm huyết của người thợ”.

Tiếp đến, lấy bánh ra và chuyển sang nướng bằng cách tận dụng than của lò nấu. Trong quá trình nướng, lửa được điều chỉnh linh hoạt từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp.

Bà Nguyễn Thị Nghĩ (63 tuổi, hơn 40 năm trong nghề làm bánh khô mè) cho hay, điều đặc biệt là bánh khô mè chỉ làm duy nhất từ loại gạo ngon do chính nông dân trong làng làm ra và được làm hoàn toàn thủ công. “Mỗi chiếc bánh chứa đựng trong đó sự cần mẫn đêm ngày, tâm huyết của người thợ”, bà nói.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 9.

Mọi công đoạn được làm hoàn toàn thủ công.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 10.

Bánh được thắng nước đường trên lò than nóng.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 11.

Tẩm mè xung quanh để lát bánh có độ dẻo.

Bánh sau khi được nướng sẽ chuyển sang giai đoạn hai của quy trình là thắng nước đường trên lò than nóng, rang mè, bọc lớp áo nước đường cho bánh rồi mang đi tẩm mè xung quanh để lát bánh có độ dẻo, cứng giòn vừa phải và bùi ngậy thơm ngon.

Ông Trần Xử, chủ cơ sở sản xuất bánh khô mè thôn Quang Châu chia sẻ: “Việc làm bánh khô mè hơi nặng nhọc và vất vả, người lao động nối nghiệp thì mai một dần. Nhưng chúng tôi, những người thôn Quang Châu cũng sẽ tiếp tục làm bánh khô mè dù không được nhiều để duy trì nghề này trong tương lai”.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 12.

Bánh khô mè mang đậm dấu ấn quê hương.

Làng nghề bánh khô mè trăm tuổi hối hả vào vụ Tết - Ảnh 13.

Đối với nhiều người dân, bánh khô mè mang lại một hương vị dân dã, quen thuộc.

Hiện nay, bánh khô mè loại nhỏ có giá 40.000 đồng/hộp, loại lớn có giá 70.000 đồng/hộp. Đối với du khách mua bánh về làm quà sẽ dùng loại được bọc bằng giấy với giá 60.000 đồng/gói.

Nguồn: Vtv