‘Làng tiến sĩ’ ở Hà Nội lên báo Mỹ

0
112

Nằm ở ngoại ô, Đông Ngạc còn có tên gọi dân dã là “làng tiến sĩ”, bởi truyền thống hiếu học và nhiều người đỗ đạt, làm quan.

Trong khi Hà Nội mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng hơn 20 năm qua, nhiều ngôi làng lâu đời đã mất đi nét truyền thống. Nhưng điều đó không xảy ra với Đông Ngạc, ngôi làng nghìn năm tuổi nằm ở ngoại ô. Nơi đây còn nguyên cổng đá, những căn nhà nhuốm màu thời gian trong ngõ hẹp, trẻ nhỏ chơi đùa bên ngoài chùa.

Giếng mắt rồng trước đình làng Đông Ngạc. Ảnh: Lê Bích.

Giếng mắt rồng trước đình làng Đông Ngạc. Ảnh: Lê Bích.

Dù diện tích khiêm tốn, làng Đông Ngạc là nơi sinh thành của nhiều bậc học giả đỗ đạt cao như sĩ phu yêu nước Hoàng Tăng Bí trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Từ thời Lê, Đông Ngạc đã được vinh danh là nơi xuất thân của những tiến sĩ lỗi lạc, và được ban thưởng nhiều vật phẩm quý của triều đình.

Tới nay, nhiều gia đình trong làng vẫn thi đua chăm lo cho con cái học hành tài giỏi. Truyền thống hiếu học của làng thậm chí còn thể hiện qua kiến trúc với hình ảnh sách vở được khắc lên những cánh cổng lâu đời. Phía sau những cánh cổng này là khoảng 100 ngôi nhà cổ. Căn lâu đời nhất có từ thế kỷ 17. Bước vào từng con ngõ nhỏ với nhà cổ san sát hai bên, khách phương xa sẽ được người dân chào đón với những nụ cười hiền hậu, mời thưởng một tách trà sen nóng và bánh gio.

  

Trải qua gần 400 năm, đình làng Đông Ngạc là nơi thờ cúng và hội họp của dân làng, lưu giữ nhiều hiện vật quý như bia đá và tranh sơn mài từ thời Lê. Được xây dựng vào nửa đầu của những năm 1600, ngôi đình từ trên cao như đầu của một con rồng. Gian chính dựng bằng gỗ lim tượng trưng cho sọ rồng, cổng chính là mũi và hai giếng nước như đôi mắt rồng. Người làng Đông Ngạc hàng ngày tới đình không chỉ lễ Phật, mà còn tưởng nhớ công ơn những học giả làm nên danh tiếng cho vùng đất khoa bảng này.

Mái chùa Tư Khánh. Ảnh: Ronan OConnell/CNN.

Mái chùa Tư Khánh. Ảnh: Ronan O’Connell/CNN.

Trong làng, Tư Khánh là ngôi chùa Phật giáo xây dựng theo kiến trúc gồm tam quan, gác chuông, nhà vuông mái chồng diêm, chùa chính và nhà Tổ. Chùa chính có kết cấu hình chữ Đinh với tiền đường 3 gian 2 chái. Một trong những công trình đầu tiên du khách sẽ nhìn thấy là bức tượng rùa đội bia đá, một trong 50 cổ vật trong chùa. Nơi đây còn có quả chuông đúc từ năm 1315, những bia đá thờ Phật và ghi danh những người làng đỗ đạt cao.

Xem thêm: Chiếc cổng hình tháp bút trăm tuổi ở Làng tiến sĩ

                   Một ngày đạp xe thăm làng cổ giữa thủ đô

Bảo Ngọc (Theo CNN)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn