Lễ hội nào có thời gian dài nhất ở Việt Nam?

0
106

Dịp xuân về, nhiều lễ hội thường được tổ chức để thể hiện nét đẹp truyền thống. Năm nay, một số hoạt động tập trung đông người dần được hạn chế.

Le hoi Tet Viet Nam anh 1

1. Lễ hội nào kéo dài nhất trong năm ở nước ta?

  • Lễ hội núi Bà Đen
  • Lễ hội chùa Hương
  • Lễ hội xuân Yên Tử

Hội chùa Hương thường diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Ngoài các hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc, du khách đến chùa Hương (Hà Nội) còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Năm nay, UBND huyện Mỹ Đức cho biết sẽ không tổ chức Lễ Khai hội Chùa Hương. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ảnh: Tiến Tuấn.

Le hoi Tet Viet Nam anh 2

2. Địa phương nào có lễ hội Lim nổi tiếng?

  • Bắc Ninh
  • Ninh Bình
  • Bình Định

Hội Lim diễn ra trên địa bàn huyện Tiên Du (Bắc Ninh), thường được tổ chức từ ngày 12-14 tháng Giêng hàng năm. Đây cũng là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh. Ngoài các màn diễn xướng quan họ, hội Lim còn có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm, thi cờ người. Ảnh: Quỳnh Trang.

Le hoi Tet Viet Nam anh 3

3. Lễ hội nào phổ biến ở miền Trung dịp đầu năm?

  • Cờ người
  • Ô ăn quan
  • Bài chòi

Bài chòi là một trong những lễ hội đầu xuân phổ biến ở miền Trung. Người xưa có câu: “Đầu năm bói toán đâu xa/Bài chòi một hội biết là rủi may”. Do đó, trong không khí vui tươi rộn rã, người dân trong một làng sẽ cùng nhau tham gia đánh bài chòi để vui chơi, giải trí và cầu lộc đầu năm. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Le hoi Tet Viet Nam anh 4

4. Lễ hội nào xuất hiện trong hình?

  • Lễ hội đu tiên
  • Lễ thượng nêu
  • Lễ hội cầu ngư

Hàng năm cứ vào ngày mùng 2 Tết, người dân xã Điền Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) lại nô nức tổ chức lễ hội đu tiên. Cây đu tiên chuẩn bị từ nhiều ngày trước được buộc chắc chắn và đặt giữa khoảng đất rộng. Nam thanh nữ tú mặc những bộ quần áo sặc sỡ và được trang bị thiết bị bảo hộ sẽ bước lên chiếc đu, cố gắng đu thật cao và lâu. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Le hoi Tet Viet Nam anh 5

5. Khu vực Chợ Lớn (TP.HCM) có lễ hội nào vào rằm Tháng Giêng?

  • Lễ hội hóa trang
  • Lễ hội Tết Nguyên tiêu
  • Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân

Vào rằm tháng Giêng, nhiều người đổ về khu vực Chợ Lớn, quận 5, để tham gia lễ hội Tết Nguyên tiêu. Đoàn diễn viên hóa trang thành Thần tài, các vị tướng, tiên nữ, các ông Phúc, Lộc, Thọ, thầy trò Đường Tăng… diễu hành và tái hiện văn hóa của cộng đồng người Hoa. Lễ hội còn là dịp đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm để mọi người cầu mong mưa thuận gió hòa. Ảnh: Tùng Tin.

Le hoi Tet Viet Nam anh 6

6. An Giang có lễ hội nào để người dân cầu tài lộc?

  • Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
  • Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
  • Lễ hội miếu Nổi

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ là một trong những hoạt động lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Ngày hội được tổ chức từ đêm 23/4 đến 27/4 Âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ, thuộc phường Núi Sam, Châu Đốc (An Giang). Đến với Hội Bà Chúa Xứ, du khách thập phương thường dâng hương cầu xin tài lộc và du ngoạn thắng cảnh núi Sam. Ảnh: Mademoiselle.phuong.

7. Lễ hội núi Bà Đen được tổ chức ở đâu?

  • Ninh Bình
  • Tây Ninh
  • Quảng Ninh

Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) được tổ chức từ mùng 10 tháng Giêng đến hết rằm. Đây là một trong những lễ hội đông vui nhất ở khu vực phía nam. Hội xuân này mang nét đặc trưng của các hoạt động tín ngưỡng, thể hiện mong ước của người dân về một cuộc sống an khang, thịnh vượng. Ảnh: Sun World BaDen Mountain.

Vẻ đẹp làng hoa Sa Đéc ngày cận Tết Làng hoa Sa Đéc là một trong những điểm đến hút du khách khắp cả nước với hàng nghìn giống hoa và cây cảnh khác nhau, đặc biệt trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Nguồn: News.zing.vn

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn