Liệu việc bắt tay chào hỏi có trở lại vào hậu Covid-19

0
52

Gần đây, nhiều người bắt đầu tranh cãi về việc đưa văn hóa bắt tay trở lại khi chiến dịch tiêm vaccine được mở rộng.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, bắt tay được xem một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng lây nhiễm virus trong cộng đồng. Vì thế, hơn một năm qua, nhân loại buộc phải thay thế văn hóa chào hỏi nhằm tránh việc tiếp xúc thân mật.

Thời gian gần đây, khi chiến dịch tiêm chủng ghi nhận những tín hiệu tốt ở hàng loạt quốc gia, nhiều người bắt đầu suy nghĩ về sự trở lại của việc bắt tay, theo The Jakarta Post.

Ngày 16/6, tại ​​hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Geneva (Thụy Sĩ), hai nhà lãnh đạo đã có cú bắt tay lịch sử trước ống kính của báo chí. Đây được xem là một khoảnh khắc hiếm hoi về sự giao tiếp thân mật, điều vốn bị hạn chế trong mùa dịch.

Lieu viec bat tay chao hoi co tro lai vao hau Covid-19 anh 1

Hai nhà lãnh đạo bắt tay trong hội nghị thượng đỉnh ngày 16/6. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, vài ngày trước đó, trong hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall (Anh), ông Biden và các nhà lãnh đạo khác vẫn chào nhau bằng cách cụng khuỷu tay và ngồi giãn cách 2 m.

Đại dịch đã làm thay đổi nhiều quy tắc xã hội và văn hóa bắt tay là một trong số đó.

Tại Mỹ, hầu hết biện pháp hạn chế về Covid-19 đã được dỡ bỏ. Hàng triệu người dân đã tiêm vaccine ở xứ cờ hoa đang háo hức tận hưởng những chuyến du lịch không cần khẩu trang. Trong khi đó, một số khác vẫn cẩn thận trang bị cho bản thân khi đến cơ quan, cửa hàng và chào nhau bằng những cái vẫy tay ngắn ngủi.

Jesse Green (sống tại New York, Mỹ), nhân viên kỹ thuật, từ chối bắt tay với khách hàng nhưng sẽ làm điều đó với người anh quen biết và những ai đã được tiêm phòng đầy đủ.

Đối với William Martin (68 tuổi), luật sư, ông sẽ không chào hỏi thân mật với ai cho đến khi đảm bảo an toàn 100% và vấn đề đó sẽ không được xác định bởi các chính phủ.

Một số công ty và tổ chức của Mỹ đang sử dụng vòng tay có màu sắc (đỏ, vàng hoặc xanh lá cây – tương ứng từ thận trọng đến thoải mái nhất) để giúp người dân cởi mở hơn khi giao tiếp. Ngoài ra, việc ôm hôn để chào hỏi sẽ không còn phổ biến với hầu hết người Mỹ.

Cái chết của văn hóa bắt tay

Jack Caravanos, giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học New York, cho biết sự cảnh giác của những cái bắt tay không hoàn toàn liên quan đến triệu chứng.

“Về cơ bản đây là một loại virus lây lan trong không khí. Cảm lạnh thông thường, cúm và một loạt các bệnh truyền nhiễm khác lây truyền qua đường tiếp xúc. Việc loại bỏ bắt tay nhìn chung sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng”, ông Caravanos nói.

Nếu khai thác sâu vào những lợi ích sức khỏe, nhiều chuyên gia cho rằng cái chết của hình thức chào hỏi này là điều có thể xảy ra.

“Thành thật mà nói tôi không nghĩ chúng ta nên bắt tay nhau như trước đây”, bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn cho Nhà Trắng về Covid-19, đưa ra lời nhận định vào năm ngoái khi virus này hoành hành trên toàn thế giới.

Còn Allen Furr, giáo sư xã hội học tại Đại học Auburn, cho rằng dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý của một số người. Anh hy vọng cách chào này vẫn sẽ được kéo dài. “Đó là một nghi thức quan trọng trong nền văn hóa của chúng ta”.

Lieu viec bat tay chao hoi co tro lai vao hau Covid-19 anh 2

Việc bắt tay trong mùa dịch bị hạn chế. Ảnh: NY Post.

Bắt tay từ lâu đã được xem là một cử chỉ của hòa bình và văn hóa này phổ biến với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nhưng sau hơn một năm tổn hại vì đại dịch, nghi thức này đang dần suy yếu và có thể không được truyền cho thế hệ sau.

Các hình thức chào hỏi khác như fist bump (cách chào của đàn ông Mỹ), đấm, vẫy tay hoặc kiểu “namaste” ở Ấn Độ ngày càng trở nên phổ biến.

“Thế nhưng, chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ nếu bỏ hoàn toàn việc bắt tay. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều điều về một người qua cách chào hỏi của họ. Đó là một phần của ngôn ngữ cơ thể”, Patricia Napier-Fitzpatrick, người sáng lập trường nghi thức xã giao ở New York, bày tỏ.

Với một số người, hành động này bị lợi dụng như một cách để chống lại chính phủ và các lệnh hạn chế về Covid-19.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn