Loạt món ngon nhiều màu độc đáo ở Việt Nam

0
65

Bún, xôi, lẩu, chè… được biến tấu đa sắc từ thành phần tự nhiên kích thích vị giác người thưởng thức.

1. Những món chè đặc trưng ở Huế?

  • Chè bột lọc bọc heo quay, bông cau, nhãn bọc hạt sen, đậu ngự
  • Chè cá rô, bột lọc bọc heo quay, bà ba, cốm
  • Chè thập cẩm phục linh, bí đỏ, cá rô, hột gà trà tàu

Người Huế khéo tay, ăn uống cầu kỳ, tinh tế nên chế biến được nhiều thứ chè lạ, ngon và bổ. Chè bột lọc bọc heo quay, bông cau, nhãn bọc hạt sen hay đậu ngự… là nhiều trong những vị đặc sắc bậc nhất. Dọc bờ sông Hương, những tiệm chè với hàng chục loại chè đủ sắc xanh, tím, vàng, cam… đã trở thành hình ảnh ẩm thực độc đáo gắn liền với mảnh đất cố đô. Ảnh: Khánh Vân.

2. Bánh đậu xanh trái cây gồm thành phần gì?

  • Đậu xanh, nước cốt dừa, đường trắng, bột rau câu, màu thực phẩm
  • Đậu xanh, nước dừa tươi, đường fondant, bột bắp, màu thực phẩm
  • Đậu xanh, nước ép hoa quả, mật ong, bột lọc

Loại bánh đậu xanh nặn hình trái cây này có nguồn gốc từ cung đình Huế, được gọi là bánh “quý tộc” bởi trước kia vốn chỉ dành cho các vua chúa, quan lại thưởng thức. Nguyên liệu chính gồm đậu xanh đãi vỏ, nước cốt dừa, đường trắng, bột rau câu, màu thực phẩm. Khâu quan trọng nhất là nặn bánh, tô màu và tạo độ bóng cho trái cây. Ảnh: Khánh Vân.

3. Giò hoa ngũ sắc thường được dùng dịp nào?

  • Lễ Thất Tịch
  • Giáng sinh
  • Tết Nguyên Đán

Giò hoa ngũ sắc có hình thức bắt mắt, miếng nhỏ gọn, điểm xuyết nhiều màu từ thịt lợn, trứng muối, cà rốt, mộc nhĩ. Ngoài ra, tai lợn, lạp xưởng, trứng vịt, đậu Hà Lan, hành… cũng được sử dụng. Giò ngũ sắc thích hợp ăn kèm với củ kiệu hoặc bánh tráng. Món ngon này được ưa chuộng vào dịp Tết bởi sắc màu rực rỡ. Ảnh: Bepbacha.

Dac san ngu sac o Viet Nam anh 1

4. Kiểu lẩu nào đặc trưng ở Bình Thuận?

  • Lẩu thả
  • Lẩu tả pí lù
  • Lẩu lạp xạp

Đặc sản lẩu thả Phan Thiết gây ấn tượng với thành phần phong phú gồm bún tươi, bánh tráng nướng, nước mắm pha sệt, thịt ba chỉ, tôm, trứng, dưa leo, rau thơm, hành, xoài… Nước dùng được nấu từ xương heo. Đặc biệt, lẩu thả không thể thiếu cá mai, cá đục hoặc cá suốt được làm chín tái với chanh để khử mùi tanh. Cách trang trí cũng như các vị trong món lẩu thả bắt nguồn từ triết lý âm dương ngũ hành. Ảnh: Soo_rie.

Dac san ngu sac o Viet Nam anh 2

5. Xôi ngũ sắc phổ biến ở vùng nào?

  • Miền núi phía Bắc
  • Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Miền Tây

Món xôi nếp dẻo thơm với 5 sắc được tạo màu hoàn toàn tự nhiên. Màu đỏ của gấc, màu vàng từ bột dành dành, màu xanh từ lá dứa, màu tím từ lá cẩm tím… Món ăn đặc trưng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đại diện cho quan niệm ngũ hành trong dân gian, ý nghĩa về triết lý âm dương và nhân sinh cao đẹp. Ảnh: Phghai.

Dac san ngu sac o Viet Nam anh 3

6. Tỉnh nào có đặc sản bún khô ngũ sắc?

  • Cao Bằng
  • Lâm Đồng
  • Đắk Lắk

Bún khô Cao Bằng được làm theo bí quyết gia truyền nên khi luộc sợi mềm như bún tươi, không gãy. Xóm Hồng Quang 2 (Cao Bằng) nổi tiếng với nghề truyền thống này. Du khách đến đây có cơ hội chiêm ngưỡng hàng trăm sào bún khô rực rỡ. Các nguyên liệu tự nhiên giúp tạo màu bún như ngô tẻ, gạo lứt đỏ, lá chùm ngây, hoa đậu biếc, lá cẩm, khoai lang tím, quả gấc… Bạn có thể chế biến bún ăn kèm canh xương, xào hay trộn… Ảnh: Hoàng Toan.

Dac san ngu sac o Viet Nam anh 4

7. Món bánh nào xuất hiện trong hình?

  • Bánh thuẫn
  • Bánh sùng se tay
  • Bánh tằm khoai mì

Bánh sùng se tay mang hương vị ẩm thực miền Tây. Nguyên liệu chính gồm bột gạo, bột năng, nước, thành phần tạo màu tự nhiên gồm lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc, củ dền, cà rốt… Hỗn hợp trên được khuấy đều, nấu cách thủy, sau đó đem nhồi mịn, chia nhỏ và se tay để tạo hình con sùng. Bánh sùng se tay được luộc chín, ăn cùng nước cốt dừa. Ảnh: Nguyễn Huỳnh Trang.

Cách nấu xôi gấc đẹp màu, thơm ngon Đặc trưng bởi màu đỏ của gấc, xôi gấc là món ăn quen thuộc trong đời sống của người Việt.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn