Lý do giá tiền mã hóa SAND lập đỉnh mới

0
Lý do giá tiền mã hóa SAND lập đỉnh mới

Giá đồng tiền số SAND lập đỉnh mới sau khi The Sandbox cho phép người dùng mua token của dự án để chơi và kiếm tiền.

Công ty game Animoca Brands ra mắt hình thức Play-to-Earn trong Metaverse (vũ trụ ảo) của dự án The Sandbox qua sự kiện Alpha, kéo dài nhiều tuần. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến giá của SAND, tiền mã hóa trong game tăng giá.

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá SAND lập đỉnh mới ở mốc 4,69 USD vào rạng sáng 19/11. Đợt tăng trưởng này nâng vốn hóa của dự án lên mức 3,93 tỷ USD. Hiện tại, giá đồng SAND giảm xuống mức 4,27 USD vào tối 19/11.

Chỉ có số ít người chơi ngẫu nhiên được trải nghiệm sự kiện mới của dự án. Theo thông báo của The Sandbox, sự kiện Alpha sẽ diễn ra từ ngày 29/11-20/12. Chỉ 5.000 người chơi có cơ hội trải nghiệm metaverse này.

Ly do gia SAND tang manh anh 1

3 NFT độc quyền, chỉ xuất hiện trong sự kiện Alpha. Ảnh: The Sandbox.

Khi có cơ hội tham gia, người dùng sẽ nhận được tấm vé NFT có tên Alpha Pass. Một lượng vé cũng sẽ được bán đấu giá trên sàn OpenSea từ ngày 29/11-19/12.

Khi hoàn thành 18 thử thách do The Sandbox phát triển, người chơi có thể nhận được phần thưởng bao gồm 1.000 đồng SAND (khoảng 4.000 USD theo thị giá ngày 19/11) cùng 3 NFT (token không thể thay thế) độc quyền, có tên Alpha.

Trước đó, SAND nằm trong danh sách những đồng coin tăng giá theo trào lưu sau sự kiện ra mắt vũ trụ ảo của Facebook, nay đã đổi tên thành Meta. Cụ thể, ngày 28/10, Facebook giới thiệu những hình ảnh đầu tiên về vũ trụ ảo (metaverse) trong sự kiện Connect.

Bảng thống kê từ CoinMarketCap cho thấy hầu hết dự án coin metaverse như Axie Infitnity, Decentraland, StarLink, Enjin Coin… có sự tăng trưởng mạnh sau màn công bố của Facebook. Đồng thời, metaverse hiện là xu hướng của giới đầu tư tiền số.

Ly do gia SAND tang manh anh 2

Giao diện của tựa game Decentraland, đối thủ của The Sandbox. Ảnh: Decentraland.

Tựa game Decentraland (MANA) hiện được xem là đối thủ của The Sandbox. Cả hai có lối chơi khá giống nhau, đều đang thu hút lượng lớn người chơi và có vốn hóa cao trong thị trường.

Thế giới ảo metaverse có thể mang lại cho con người những tương tác thú vị qua không gian ảo. Tuy vậy, mô hình này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Mặc dù là người làm việc trong lĩnh vực blockchain, nhà sản xuất NFT của công ty Wenew, Mike Winkelmann cho rằng metaverse là một mô hình phi thực tế. Theo Mike, con người không thể tiếp xúc mãi với một thế giới ảo, mô hình này sẽ nhận được nhiều phê bình hơn là được công nhận trong tương lai.

“Con người không thể ngồi gần với màn hình và sống mãi trong không gian ảo. Metaverse không thể thay đổi được thực tế, người dùng cũng chỉ xem nó là một không gian ảo”, Mike nhận định.

Covid-19 đẩy mạnh cơn sốt NFT Do dịch Covid-19 đang lây lan, công nghệ NFT được phát triển nhằm tổ chức các cuộc triển lãm số và xác định chính danh tác giả của các tác phẩm nghệ thuật, không thể sao chép.

Nguồn: News.zing.vn