Lý do Việt Nam không theo đuổi mục tiêu ‘Zero Covid-19’

0
31

Với sức ép bùng phát dịch bởi biến chủng Delta, Việt Nam đã thay đổi mục tiêu chống dịch và chấp nhận sống chung với Covid-19.

Thông tin trên được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, cho biết tại Hội thảo Bảo vệ sức khỏe – Thích ứng an toàn với Covid-19 sáng 24/11.

Biến chủng Delta thay đổi mục tiêu chống dịch

Nhắc lại về những nguyên lý không thay đổi của virus gây bệnh Covid-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, cho biết SARS-CoV-2 vẫn lây truyền qua đường hô hấp, các thủ thuật, môi trường kín do hạt virus lơ lửng trong không khí với hệ số lây nhiễm rất nhanh ở biến chủng Delta.

Đến nay, người mắc Covid-19 thường đa số không xuất hiện triệu chứng hoặc có biểu hiện nhẹ. Tỷ lệ F0 không triệu chứng cao nên nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng mà không được phát hiện sớm. Đây là điểm khác biệt của Covid-19 so với dịch SARS năm 2003.

Điểm lại 4 giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam, PGS Phu cho biết trong 2 giai đoạn đầu là những ca lây nhiễm từ nước ngoài bởi chủng virus bình thường. Tuy nhiên, kể từ lần bùng phát thứ 3 (từ tỉnh Hải Dương), biến chủng Alpha xuất hiện gây đợt dịch với khoảng 2.500 ca bệnh.

Viet Nam khong theo duoi muc tieu zero Covid-19 anh 1

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế. Ảnh: Hoàng Hà.

Đặc biệt, chủng Delta xuất hiện và hoành hành khắp thế giới và cũng là tác nhân gây đợt bùng phát dịch lần 4 tại Việt Nam (từ ngày 27/4). Sự xuất hiện của Delta khiến nhiều quốc gia không thể trụ được mục tiêu Zero Covid-19, Việt Nam cũng rơi vào tình huống tương tự.

Trong giai đoạn hiện nay, dịch xuất hiện ở 63 tỉnh, thành phố. Một số địa phương lại có nguy cơ khác nhau tùy theo mật độ dân số, mức độ đi lại, khu công nghiệp, khả năng đáp ứng y tế và tỷ lệ vaccine. Do đó mà mức độ miễn dịch cộng đồng, ca tử vong cũng khác nhau.

“Hiện nay, chúng ta chấp nhận có người nhiễm nCoV trong cộng đồng, trong giai đoạn này không thể theo đuổi mục tiêu Zero Covid-19. Hiện thế giới chỉ còn Trung Quốc còn kiểm soát dịch theo mục tiêu này nhưng nước này cũng đang gặp nhiều khó khăn”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh. Do đó, khi tỷ lệ tiêm phủ vaccine cao, việc chấp nhận có F0 trong cộng đồng và vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế là điều sớm muộn.

“Năm ngoái, chúng ta chấp nhận giãn cách xã hội, cách ly triệt để nhưng năm nay thì không thể”, ông nhấn mạnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, cho biết trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua ở TP.HCM, có nhiều hạn chế mà ngành y tế và xã hội chưa làm được, đặc biệt là chăm sóc tốt về sức khỏe, tinh thần cho người bệnh.

“Chúng ta đang đặt mục tiêu theo quá nhiều chỉ số, tuy nhiên, chỉ số quan trọng nhất vẫn là chăm sóc tốt cho người bệnh trong không gian mà họ vốn được hưởng. Lẽ đương nhiên, điều trị F0 tốt là can thiệp sớm nhất, chứ không phải đưa họ đến bệnh viện sớm nhất”, bác sĩ Khanh nói.

Chuyên gia này nhấn mạnh dịch Covid-19 đi qua để lại nhiều nỗi đau, qua đó, các bài học kinh nghiệm nên được đúc kết để không bao giờ lặp lại. Lời khuyên quan trọng nhất đối với người dân hiện nay là tuân thủ 5K và vaccine.

“Dù có bóc tách F0 đến mức nào đi nữa thì 5K vẫn là giải pháp chống dịch hiệu quả nhất”, ông nói thêm.

Những thay đổi khi sống chung với Covid-19

Quy định tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” được Chính phủ ban hành ngày 11/10 được áp dụng toàn quốc, thay thế Chỉ thị 15, 16, 19.

“Trong giai đoạn này chúng ta vẫn chuẩn bị giường bệnh, nhân lực y tế, giường ICU, tránh quá tải hay vỡ trận, đặc biệt là chăm sóc tốt cho người nguy cơ cao, F0 có triệu chứng nặng. Đặc biệt, phải phân loại rõ F0 nào được điều trị ở nhà, F0 nào cần nhập viện”, PGS Phu nói.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng từng tình huống dịch cụ thể, nguy cơ đến đâu thì đáp ứng đến đó.

“Chỉ khi không thể kiểm soát được dịch bệnh thì mới áp dụng lại giãn cách xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không cách ly toàn tỉnh, thành phố cũng không cát cứ mỗi nơi một kiểu mà chỉ nên tạm dừng các hoạt động không thiết yếu”, ông nói thêm.

Viet Nam khong theo duoi muc tieu zero Covid-19 anh 2

Người dân TP.HCM trở lại cuộc sống bình thường vào đầu tháng 10 sau nhiều đợt giãn cách xã hội. Ảnh: Duy Hiệu.

Về vấn đề cách ly, khoanh vùng dập dịch, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng đây là vẫn giải pháp quan trọng khi chưa đạt miễn dịch cộng đồng. Hiện với người tiêm đủ liều vaccine, chỉ cần theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày.

“Cách ly tại nhà vẫn là phương án tối ưu, cách ly tập trung chỉ áp dụng khi F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà”, ông nói.

Về xét nghiệm, chuyên gia nhấn mạnh ngoài việc xác định F0, phát hiện ổ dịch thì yếu tố quan trọng là đánh giá nguy cơ, xét nghiệm theo điều tra dịch tễ. Ngoài ra, cần xét nghiệm người có nguy cơ cao như có triệu chứng hô hấp, tiểu thương.

“Vì nhân lực hạn chế, địa phương nào truy vết được thì truy vết đến cùng, ví dụ như tỉnh có số ca mắc thấp, mức độ lây nhiễm chưa cao. Còn tỉnh nào đã có dịch lây lan mạnh trong cộng đồng, không thể truy vết được thì không nên theo đuổi”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Đối với vấn đề tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, chuyên gia đề xuất cần tiêm mũi tăng cường với người đủ 2 liều vaccine. Nguyên nhân là thường 4-6 tháng, miễn dịch đối với vaccine có thể suy giảm.

“Vaccine là giải pháp phòng bệnh bền vững nhất. Đợt vừa rồi, dịch bùng lên ở miền Tây, Tây Nguyên bởi khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp”, ông nói.

Chuyên gia này cũng đề xuất thêm các địa phương cần đánh giá tỷ lệ nhiễm và mức độ bệnh chuyển biến nặng, tử vong của nhóm chưa tiêm chủng, đã tiêm và hiệu quả từng loại vacicne như thế nào.

Kết luận vấn đề, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh các địa phương cần thống nhất trong giải pháp chống dịch Covid-19. Mỗi địa phương có thể xây dựng mô hình chống dịch nhưng không thể trái khoa học, cũng không thể có nơi này làm thế này, nơi khác quy định ngược lại.

Dịch Covid-19

F0 o TP.HCM can lam gi khi dieu tri Covid-19 tai nha? hinh anh

F0 ở TP.HCM cần làm gì khi điều trị Covid-19 tại nhà?

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Khi điều trị Covid-19 tại nhà, F0 cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe của bản thân, các chỉ số cơ bản như nhịp thở, SpO2.

PGS.TS Do Van Dung: 'Muon giam qua tai, nen cach ly F0 tai nha tu dau' hinh anh

PGS.TS Đỗ Văn Dũng: ‘Muốn giảm quá tải, nên cách ly F0 tại nhà từ đầu’

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Trao đổi với Zing, các chuyên gia nhấn mạnh giảm thời gian cách ly tập trung F0 không quan trọng bằng việc chăm sóc, điều trị đúng người có nguy cơ cao.

Mot so dia phuong phat hien o dich moi o benh vien, truong hoc hinh anh

Một số địa phương phát hiện ổ dịch mới ở bệnh viện, trường học

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Số F0 cộng đồng trên cả nước và nhiều địa phương tăng cao. Trong đó, một số nơi có lượng ca mắc mới trong ngày 23/11 đạt đỉnh vì chùm lây nhiễm liên quan trường học, bệnh viện.

Them 11.126 nguoi mac Covid-19 hinh anh

Thêm 11.126 người mắc Covid-19

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Các địa phương có số ca tăng cao so với hôm qua gồm Bà Rịa – Vũng Tàu (+310), Bình Phước (+232), Vĩnh Long (+198).

5 cong ty o Viet Nam nop ho so xin cap phep thuoc dieu tri Covid-19 hinh anh

5 công ty ở Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp phép thuốc điều trị Covid-19

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Các công ty này đang triển khai sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir. Đây là thuốc kháng virus được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn