Lý giải vì sao có để quên hàng hiệu trị giá cả tỷ đồng, khách sạn cũng không bao giờ gọi điện báo với khách?

0
Lý giải vì sao có để quên hàng hiệu trị giá cả tỷ đồng, khách sạn cũng không bao giờ gọi điện báo với khách?

Các khách sạn sẽ chờ khách chủ động liên hệ lại để lấy đồ thay vì gọi điện thoại trực tiếp cho khách hàng. Thật là kỳ lạ.

Ở các khách sạn ngoài những bộ phận quan trọng như lễ tân, nhà bếp hay khu vui chơi giải trí thì còn có một phòng kho chất đầy đồ thất lạc mà khách bỏ lại trong phòng. Nơi này chứa từ những thứ nhỏ nhất như sạc pin điện thoại, quần áo, giày dép… cho tới nhiều loại đồ đắt đỏ khác.

Lý giải vì sao có để quên hàng hiệu trị giá cả tỷ đồng, khách sạn cũng không bao giờ gọi điện báo với khách? - Ảnh 1.

Các khách sạn thường sẽ có phòng lưu giữ đồ dùng thất lạc của khách bỏ quên.

Câu hỏi đặt ra là khi bộ phận buồng phòng tiến hành dọn dẹp thì chắc chắn sẽ nhìn ra đồ của khách để quên. Lúc này khách sạn hoàn toàn có thể gọi cho khách quay lại lấy hoặc làm cách nào đó gửi cho khách. Nhưng không, các khách sạn sẽ không bao giờ làm điều này mà luôn luôn chờ khách chủ động liên hệ lại vì một lý do hết sức riêng tư.

Lý giải vì sao có để quên hàng hiệu trị giá cả tỷ đồng, khách sạn cũng không bao giờ gọi điện báo với khách? - Ảnh 2.

Các khách sạn sẽ không gọi điện cho khách hàng báo quên đồ vì lý do riêng tư.

Quy định không liên hệ với khách để quên đồ được giải thích là để bảo vệ quyền lợi của chính khách hàng. Không phải ai khi đi đâu cũng công khai với tất cả mọi người, và nếu có một cuộc điện thoại không mong muốn từ đầu dây phía khách sạn mà bại lộ bí mật thì sẽ rất rắc rối.

Trên diễn đàn Quora, chủ của một khách sạn ở Mỹ đã tiết lộ về sự cố khiến cho anh phải khắc cốt ghi tâm cả đời. Đó là tình huống có ông khách tên là Smith đi nghỉ ở khách sạn của anh và để quên chiếc dây chuyền vàng, anh đã gọi điện cho khách nhưng người nghe máy lại là vợ của ông ấy. Bà ấy khi nghe đến việc chồng đi Mỹ thì đã phản hồi ngay rằng đáng lẽ ra theo kế hoạch thì ông ấy phải đi Tây Ban Nha mới phải. Kết cục của ông Smith như thế nào thì chắc là ai cũng đoán ra được rồi, còn anh chủ khách sạn kia thì đã có một bài học vô cùng đắt giá.

Lý giải vì sao có để quên hàng hiệu trị giá cả tỷ đồng, khách sạn cũng không bao giờ gọi điện báo với khách? - Ảnh 3.

Có những vị khách không muốn tiết lộ điểm đến của mình.

Như vậy, lý do thích hợp nhất cho nguyên tắc mà các khách đưa ra này chính là để bảo vệ đời sống cá nhân của khách thuê. Điều mà khách sạn quan tâm chỉ là các thông tin cơ bản của khác, còn những thứ khác như khách làm nghề gì, đi cùng vợ hay nhân tình, đến nghỉ dưỡng hay làm gì khác đều không quan trọng. Mà ngay cả khi khách sạn có biết các thông tin đó thì họ cũng không có quyền tiết lộ và bàn tán.

Do vậy, khi không may để quên đồ đạc ở khách sạn thì khách hàng hãy là người liên hệ chủ động để tìm lại chứ đừng nên ngồi chờ nhân viên liên lạc lại. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Lý giải vì sao có để quên hàng hiệu trị giá cả tỷ đồng, khách sạn cũng không bao giờ gọi điện báo với khách? - Ảnh 4.

Nếu bỏ quên đồ ở khách sạn, khách hàng hãy là người chủ động liên hệ.

Quy tắc xử lý đồ đạc khách bỏ quên của các khách sạn:

– Đồ vật có giá trị như đồ trang sức, tiền mặt, đồng hồ… và những đồ khác tương tự phải được bỏ vào két sắt tại quầy lễ tân. Việc để vào hay bỏ đồ ra khỏi két phải được tiến hành dưới sự chứng kiến và giám sát của nhân viên an ninh, ghi lại cẩn thận. Chìa khóa két phải được cho vào một chiếc phong bì niêm phong do trưởng bộ phận an ninh giữ hoặc quản lý buồng phòng.

– Nếu khách bỏ quên thẻ tín dụng thì thẻ sẽ được giữ gìn cẩn thận trong 24h trước khi báo cho công ty cung cấp thẻ. Công ty cung cấp thẻ phải gửi fax cho khách sạn một lá thư báo yêu cầu hủy thẻ.

– Những đồ vật thất lạc ít có giá trị sau 90 ngày nếu không có ai nhận sẽ được đưa cho người phát hiện món đồ. Danh sách sẽ được gửi lên cho trưởng bộ phận buồng phòng để có phương án xử lý.

– Những đồ thất lạc có giá trị sau 180 ngày không có ai nhận sẽ được xin ý kiến của giám đốc để đưa lại cho người phát hiện ra món đồ đó. Mẫu giấy ghi chép thông tin về món đồ thất lạc sẽ là giấy thông hành cho món đồ đó. Người phát hiện món đồ phải giữ mẫu giấy này để đưa đồ ra khỏi khách sạn.

– Những đồ thất lạc là đồ uống như nước ngọt đóng lon chưa được mở, không phải là đồ của khách sạn trong tủ lạnh ở phòng khách sẽ được giữ 3 ngày trước khi đưa lại cho người phát hiện.

– Đồ hộp cũng sẽ được giữ 3 ngày trước khi đưa lại cho người phát hiện. Những hộp thức ăn đang dùng dở sẽ được hủy sau 3 ngày không có người nhận.

– Những đồ dễ hỏng như rau củ quả sẽ được giữ 1 ngày trước khi đưa lại cho người phát hiện.

Nguồn: KENH14.VN