Mái vòm Ctesiphon kỳ vĩ

0
432

Cho đến thời gian gần đây, Ctesiphon vẫn là mái vòm có hình Parabol rộng và cao nhất còn hiện hữu. Quang cảnh phi thường này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nằm ở phía nam thủ đô Baghdad, thuộc nước Iraq ngày nay.

Mái vòm Ctesiphon.

Mái vòm Ctesiphon.

Mái vòm mang tên một vị vua thuộc dòng họ Sasania, từng khởi công xây dựng Taq Kisra, Mái vòm Khusrau. Thực ra là mái có dạng hình vòm, bên cạnh nó vẫn còn một nửa mặt tiền cung điện, trong đó mái vòm là công trình trang trí ở giữa. Trong hành lang được tạo vòm này, hoàng đế dòng họ Sasania một thời đã ngự trị, bao quanh là tấm đá cẩm thạch Byzantine và các đồ khảm, thể hiện cảnh chiếm thành Antioch. Phía trên đầu ông là một vương miện lộng lẫy, cồng kềnh đến mức không thể đội được, treo lơ lửng phía dưới mái vòm bằng một sợi xích vàng. Dưới chân ông là một tấm thảm dệt hình một khu vườn, thảm dệt bằng vàng và đá quý, rộng ít nhất 25 m2.

Năm 540, Khurau I, sau khi cải cách cơ bản để quốc mà ông thừa kế trong tình trạng bất ổn. Ông đủ sức lãnh đạo quân đội đi về phía Tây để đối phó với người Byzantine. Chiến thắng giúp ông chiếm thành phố Antioch của Hy Lạp. Ông cướp đi, ngoài toàn bộ số dân cư và vô số các tác phẩm kiến trúc tinh xảo, ông phát sinh ý tưởng về một cung điện mới, sừng sững ngay trong thủ đô Ctesiphon của ông phải to hơn và đẹp hơn bất cứ cung điện nào đã từng tồn tại trước nay trong đất nước của chính ông. Và chính cung điện này sẽ tạo thanh thế trước đối thủ là những nhà cai trị láng giềng đương thời ở Byzantium và ấn Độ.

Toàn cảnh mái vòm.

Toàn cảnh mái vòm.

Hoàng đế Justinian gửi chuyên gia đến giúp xây dựng cung điện mang tính hợp nhất một vài truyền thống. Sơ đồ cơ bản là theo kiểu Sasania nhưng các mặt tiền có hàng cột đỡ kết hợp kiểu Hy Lạp đã được du nhập từ Tây sang Đông, trước đó hàng thế kỷ. Đặc điểm nổi bật nhất của mái vòm là cao vút xây dựng bằng kỹ thuật xây nghiêng gạch. Trong khi kỹ năng là xây nghiêng gạch. Trong khi kỹ năng là điều cần thiết để xây mái vòm với quy mô như Ctesiphon có lẽ do các chuyên gia của Justinian mang đến, nhưng kỹ thuật ban dầu là của người Mesopotamia, họ đã xây mái vòm vào khoảng 2500 TCN hay lâu đời hơn, lúc ấy sử dụng các mái nhỏ hơn xây bằng gạch bùn không nung

Người Ả Rập đến chiếm và cướp phá thành Ctesiphon năm 637, sử dụng Taq Kisra như một nhà thờ Hồi giáo, nhưng họ nhận thấy vùng đất xung quanh có quá nhiều đầm lầy không phải là địa thế ưa thích nên dần dần thành phố bị bỏ phế. Thế nhưng, ngay cả hai thế kỷ sau, cung điện Khusrau vẫn được mô tả là cung điện xinh đẹp nhất xây bằng gạch từ trước đến nay. Trong khi hầu hết số gạch này được mang đi xây dựng các công trình khác, thì mái vòm vẫn nguyên hiện, không thể lấy gạch ra được. Ngay cả có dùng bom với sức công phá cao hiện nay cũng chỉ làm sụp phần chung quanh chứ không đủ sức phá sập mái vòm.

(70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn