Mỏ vàng mới của Sony

0
60

Sony sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường chip bán dẫn bằng cách cùng TSMC mở nhà máy trị giá 7 tỷ USD tại Nhật Bản.

Sony bắt đầu chuyển dịch chiến lược kinh doanh, thay vì chỉ tập trung cho những sản phẩm tiêu dùng cụ thể, họ sẽ tham gia cung cấp chip bán dẫn, thành phần không thể thiếu của hầu hết thiết bị công nghệ. Kế hoạch này còn gây chú ý hơn trong bối cảnh toàn thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu chip nghiêm trọng.

Theo Nikkei, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC và tập đoàn Sony lên kế hoạch hợp tác xây dựng nhà máy tại miền Tây của Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư vào dự án ước tính 7 tỷ USD, trong đó, chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ khoảng một nửa.

Sony hop tac san xuat chip ban dan voi TSMC anh 1

Sony sẽ tham gia vào liên doanh sản xuất chip bán dẫn. Ảnh: AP.

Dự kiến nhà máy đặt trên một khu đất của Sony tại tỉnh Kumamoto, liền kề với cơ sở sản xuất cảm biến máy ảnh của hãng này. Ngoài ra, công ty sản xuất phụ tùng ôtô hàng đầu Nhật Bản, Denso, cũng muốn tham gia vào dự án để tìm nguồn cung cấp chip ổn định cho các sản phẩm của họ.

Nikkei cho biết nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024, sản xuất vật liệu bán dẫn dùng trong cảm biến camera, chip trên ôtô và các sản phẩm khác. Nếu mọi thứ diễn ra đúng theo kế hoạch thì liên doanh này là cơ sở sản xuất đầu tiên của TSMC tại Nhật Bản.

Bên cạnh sản phẩm công nghệ, những mảng kinh doanh khác của Sony ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên, việc cả thế giới thiếu chip ảnh hưởng nghiêm trọng tới Sony trong quý gần nhất. Theo báo cáo tài chính công bố tháng 8 vừa qua, mảng game bị ảnh hưởng mạnh vì hãng không thể sản xuất đủ máy PlayStation 5 do thiếu chip.

“Chúng tôi dùng rất nhiều linh kiện bán dẫn, nên đây là một điểm đáng lo ngại. Chúng tôi không thể chủ quan được”, Giám đốc tài chính Hiroki Totoki của Sony chia sẻ trong báo cáo gần nhất.

Tình trạng thiếu chip trầm trọng khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. TSMC đã tích cực xem xét kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Các nguồn tin trước đây tiết lộ TSMC quan tâm đến ý định hợp tác của Sony.

Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng muốn duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng khi toàn thế giới thiếu chip và căng thẳng xung quanh eo biển Đài Loan gia tăng. Vì vậy, họ sẽ hỗ trợ dự án thông qua ngân sách để đổi lại cam kết ưu tiên cung cấp chip cho thị trường nước này.

Các công ty Nhật Bản đã rời bỏ cuộc đua phát triển chip quy mô lớn từ giai đoạn 2010. Thay vào đó, họ đặt hàng những đơn vị như TSMC. Với việc chấp thuận đầu tư trực tiếp của tập đoàn Đài Loan, Nhật Bản hy vọng sẽ hồi sinh ngành sản xuất chip.

Khi có cổ phần trong nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn, Sony sẽ duy trì nguồn cung ổn định cho mảng phát triển cảm biến camera.

Sony đang kiểm soát một nửa thị phần cảm biến hình ảnh dùng trong smartphone và camera kỹ thuật số trên toàn cầu. Công ty này tự sản xuất linh kiện tại nhà máy đặt ở tỉnh Kumamoto và Nagasaki, tuy nhiên, vật liệu bán dẫn vẫn phải mua từ các nhà cung cấp khác, trong đó có TSMC.

Trước đây, CEO Sony Kenichiro Yoshida từng cho rằng việc mua vật liệu bán dẫn đều đặn là yếu tố rất quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường quốc tế.

Vì sao Trung Quốc quyết tâm tự sản xuất chip điện tử? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD, xây dựng xưởng sản xuất chất bán dẫn SMIC nhằm sản xuất chip để không phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn