Nhiều quốc gia châu Á có những loại bánh đặc trưng, sắc màu hấp dẫn, vị thơm ngon để nhâm nhi vào mùa trăng tròn tháng 8.
1. Ở Việt Nam, bánh Trung thu có loại đặc trưng nào?
Bánh Trung thu cổ truyền Việt Nam thường có 2 loại, bánh nướng và bánh dẻo. Trong đó, bánh nướng thường có vị mặn, bánh dẻo đặc trưng vị ngọt. Bánh Trung thu phổ biến với hình tròn, tượng trưng cho trăng tròn ngày rằm, sự đoàn viên, khát vọng về hạnh phúc. Hiện nay bánh có nhiều hình dạng hơn như hình vuông, lợn mẹ với đàn con, cá chép… và được biến tấu nhân phong phú. Ảnh: Februaryspring. |
2. Vỏ bánh nướng Trung thu làm từ gì?
Bánh nướng Trung thu truyền thống được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nhân bánh phải có hạt điều rang bóc vỏ, mứt bí, mứt sen, hạt dưa, vừng, mỡ đường, lạp xưởng, nhân trứng muối, lá chanh… quyện vào nhau, tạo hương vị ngọt ngào, thơm ngậy. Thành phần vỏ bánh gồm bột mì, nước đường, lòng đỏ trứng gà… Ảnh: Nguyễn Quỳnh Chi. |
3. Vỏ bánh dẻo làm từ loại bột nào?
Vỏ bánh dẻo làm từ bột nếp. Loại bột nếp được chọn phải trắng tinh, rang xay mịn sau đó đem nhào cùng đường và nước hoa bưởi để tạo hương thơm lừng, hấp dẫn. Ảnh: Bach_tuyet_pham. |
4. Bánh Trung thu nước nào có hình bán nguyệt?
Vào dịp Trung Thu, người Hàn Quốc thường làm và ăn bánh Songpyeon. Loại bánh nổi bật với hình nửa vầng trăng, có nhiều màu sắc đẹp mắt, được xếp lên lớp lá thông tươi. Theo quan niệm người Hàn Quốc, “trăng khuyết rồi sẽ tròn” là sự sinh sôi, nảy nở. Bánh được làm bằng cách trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột, bắt với nhân đậu xanh, mè đen… và hấp chín. Thành phẩm dẻo, dai, vị ngọt thanh. Ảnh: Maangchi. |
5. Món bánh Trung thu trong hình của nước nào?
Bánh Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi Dango (thường gọi là Dango). Bánh làm từ bột gạo, khá giống bánh gạo Mochi. Vào dịp Trung thu, bánh được xếp chồng lên nhau như hình tháp trên một kệ gỗ. Người Nhật vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng. Họ tin rằng có thỏ ngọc sống trên mặt trăng. Khi ngắm trăng, họ thường tưởng tượng thấy thỏ ăn bánh bao, hoặc đang giã bánh Tsukimi Dango. Ảnh: Hachinoki729. |
6. Bánh Trung thu da tuyết xuất xứ từ đâu?
Bánh Trung thu da tuyết còn được gọi là bánh dẻo lạnh, bánh dẻo da tuyết. Bánh có nguồn gốc từ Hong Kong (Trung Quốc), nhân mặn, ngọt đa dạng. Vỏ bánh làm bằng gạo nếp đông lạnh có nhiều màu sắc. Nhiều người còn cho thêm nước ép trái cây vào lớp vỏ để tăng màu sắc và hương vị. Bánh da tuyết ngon nhất khi giữ trong tủ lạnh vài giờ trước khi ăn. Ảnh: CcFoodTravel. |
7. Bánh dẻo nhân sầu riêng gắn với dịp Trung thu của nước nào?
Bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore, được biến tấu từ bánh “da tuyết” của Trung Quốc. Vỏ bánh làm từ bột dẻo và mềm mịn, vẻ ngoài bắt mắt, ép khuôn sang trọng. Vỏ thường có màu giống màu nhân, vàng nhân sầu riêng, hồng nhân khoai môn, xanh nhân trà xanh… Bánh luôn được giữ lạnh, hương vị ngọt dịu. Ảnh: Audrey & Mok photography. |
Nguồn: News.zing.vn