Mỹ phối hợp với các nước khác giải phóng hàng triệu thùng dầu dự trữ chiến lược nhằm hạ nhiệt giá dầu. Nhưng giới quan sát hoài nghi về tính hiệu quả của động thái này.
Theo Wall Street Journal, hôm 23/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ phối hợp với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh xả hàng triệu thùng dầu dự trữ chiến lược nhằm hạ nhiệt giá dầu.
Tuy nhiên, sau tuyên bố của Nhà Trắng, giá dầu lại tăng mạnh lên mức cao nhất một tuần. Gới quan sát đặt câu hỏi liệu số dầu Mỹ bơm thêm có đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng cao hay không.
Washington đang đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong vòng 30 năm. Ngay cả khi giá dầu thô giảm, người tiêu dùng vẫn chịu nhiều sức ép trong dài hạn. Bởi nhu cầu có thể tiếp tục tăng cao vào năm 2022, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch.
Nhu cầu đi lại tăng mạnh đẩy giá xăng lên cao. Ảnh: Reuters. |
Sức ép từ giá dầu
“Đối với các tài xế, giá xăng có thể không giảm, hoặc chỉ giảm trong một thời gian ngắn”, ông Bjørnar Tonhaugen – Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường dầu tại công ty tư vấn Rystad Energy – bình luận.
Trong bài phát biểu hôm 23/11, ông Biden nhấn mạnh rằng tiền lương và thu nhập khả dụng của nhiều người Mỹ đang tăng. “Nhưng chúng ta vẫn đối mặt với những thách thức của nền kinh tế”, ông chỉ ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giá lương thực tăng cao.
“Giá xăng tăng không chỉ là vấn đề của Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Chúng ta đang hành động”, tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Hôm 23/11, các quan chức Nhà Trắng cho biết 5 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh, sẽ phối hợp giải phóng trữ lượng dầu.
Chính quyền ông Biden cho biết họ sẽ xả 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ của Mỹ trong những tuần tới. Sáu quốc gia có thể giải phóng tổng cộng 65-70 triệu thùng dầu, theo RBC Capital Markets.
Từ kêu gọi OPEC và Nga tăng sản lượng đến sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược, chính quyền ông Biden đang nỗ lực trong tuyệt vọng. Chúng không thể thay thế sản xuất năng lượng của Mỹ
Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso
Con số đó bằng hơn 50% mức tiêu thụ hàng ngày trên toàn thế giới, theo Bộ Năng lượng Mỹ.
“Động thái của chính quyền ông Biden vào thời điểm này đã gửi thông điệp tới các tài xế, hay cử tri Mỹ. Đó là Nhà Trắng có thể xoa dịu nỗi đau kinh tế”, các nhà phân tích tại ClearView Energy Partners LLC bình luận.
Ông Biden đã liên tục đề nghị Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh (liên minh OPEC+) bơm thêm dầu. Nhưng OPEC+ không hưởng ứng lời kêu gọi của người đứng đầu Nhà Trắng.
Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso cho rằng việc Mỹ xả kho dự trữ dầu không thể giải quyết vấn đề. Thay vào đó, chính quyền ông Biden cần tập trung vào thúc đẩy sản xuất trong nước.
“Từ kêu gọi OPEC và Nga tăng sản lượng đến sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược, chính quyền ông Biden đang nỗ lực trong tuyệt vọng. Chúng không thể thay thế sản xuất năng lượng của Mỹ”, ông Barrasso nhấn mạnh.
Giải pháp tạm thời?
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Caroline Bain của Capital Economics, đợt xả dầu của Mỹ không đủ mạnh để hạ nhiệt giá dầu. Động thái này thậm chí còn phản tác dụng nếu làm OPEC+ giảm tốc độ tăng sản lượng dầu.
Ở chiều ngược lại, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho rằng việc Mỹ xả kho dầu dự trữ chiến lược là “tin tốt đối với các hộ gia đình Mỹ”. Theo ông, việc bơm dầu báo hiệu cho OPEC rằng họ không thể thao túng nguồn cung và đẩy giá dầu một cách phi lý.
Ông Schumer cho rằng giải pháp dài hạn là “loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tạo ra một nền kinh tế năng lượng xanh mạnh mẽ”.
Đây là lần đầu tiên Mỹ phối hợp với các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ để bình ổn giá xăng dầu. Tháng trước, giá dầu thô WTI giao sau tại thị trường Mỹ đạt đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm.
Giá xăng bán lẻ ở Mỹ tăng vọt hơn 60% trong vỏn vẹn một năm qua. Đây là tốc độ tăng mạnh nhất kể từ năm 2000. Nguyên nhân là nhu cầu đi lại gia tăng mạnh mẽ khi nền kinh tế mở cửa sau thời gian đình trệ vì dịch Covid-19.
Giá xăng bán lẻ ở Mỹ tăng vọt hơn 60% trong một năm qua. Ảnh: Reuters. |
Giá xăng dầu tăng cao đã tạo sức ép lên các nhà lãnh đạo trên toàn cầu. Tại Mỹ, đảng Dân chủ sắp bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, vốn thường rất khó khăn với đảng kiểm soát Nhà Trắng.
Theo một cuộc thăm dò của CBS News, tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với ông Biden đang là 44%, mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức. Chỉ 30% người Mỹ cho rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt, giảm so với 37% trong tháng 10 và 45% của tháng 7.
53% người được khảo sát ủng hộ kế hoạch phân phối vaccine Covid-19 của ông Biden. Tuy nhiên, chỉ 39% tán thành cách ông dẫn dắt nền kinh tế và 33% đối với lạm phát.
Ngoài Mỹ, Ấn Độ cho biết sẽ xả 5 triệu thùng và Anh xả 1,5 triệu thùng. Nhật Bản dự kiến bơm khoảng 4,2 triệu thùng.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn