Na Chi Lăng là đặc sản tỉnh nào?

0
51

Na Chi Lăng có kích thước quả to, hương vị thơm ngon hấp dẫn, tháng 8 hàng năm là thời điểm vào vụ.

na chi lang lang son anh 1

1. Na Chi Lăng là đặc sản của tỉnh nào?

  • Lạng Sơn
  • Cao Bằng
  • Yên Bái

Na Chi Lăng là đặc sản trái cây nổi tiếng của Lạng Sơn, gắn với địa danh Chi Lăng, một huyện miền núi nằm ở phía nam tỉnh này. Thời điểm tháng 8 hàng năm là lúc na Chi Lăng vào vụ. Loại quả này vỏ mỏng, mắt đều, thịt dày, vị ngọt đậm, hàm lượng dinh dưỡng cao, có quả nặng đến 0,8-1,2 kg. Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ trao nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm na Chi Lăng. Ảnh: Quỳnh Trang.

na chi lang lang son anh 2

2. Một đặc sản trái cây của Lạng Sơn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

  • Hồng không hạt Bảo Lộc
  • Hồng không hạt Bảo Lâm
  • Hồng không hạt Bảo Sơn

Sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00032 vào năm 2012. Đây là đặc sản của huyện biên giới Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Hồng không hạt Bảo Lâm có quả thuôn dài, tai quả nhỏ, thịt mịn, màu vàng cam, vị giòn, thơm, ngọt đậm hấp dẫn. Ảnh: Hoàng Hồng Vân.

na chi lang lang son anh 3

3. Sản vật nào của Lạng Sơn được đánh giá có chất lượng tốt bậc nhất thế giới?

  • Kỷ tử
  • Hồi
  • Bạch quả

Lạng Sơn có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây hồi phát triển, cho sản vật hoa hồi có giá trị kinh tế cao. Theo tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, hồi Lạng Sơn thuộc vào loại có chất lượng tốt bậc nhất thế giới, hoa có màu nâu sẫm, dạng hình sao với 6-8 cánh đều và rời nhau, mùi thơm đặc trưng, hàm lượng tinh dầu trung bình khoảng 11%… Hoa hồi có thể làm gia vị trong nấu phở, tẩm ướp các nguyên liệu khi chế biến món ăn, chưng cất tinh dầu hồi… Ảnh: Shoprungvang.

na chi lang lang son anh 4

4. Lạng Sơn có món nào nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021?

  • Vịt kho tiêu
  • Vịt nấu chao
  • Vịt quay lá mác mật

Lạng Sơn có vịt quay lá mác mật nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Để tẩm ướp vịt quay ngon, người ta sử dụng mác mật (có một số cách viết khác nhau), kết hợp cùng nhiều nguyên liệu như đinh hương, thảo quả, hoa hồi, hạt tiêu, hành, tỏi, muối, mật ong… Vịt quay lá mác mật có lớp da đỏ sẫm màu bắt mắt, thịt mềm, ngọt, hương vị đậm đà. Ảnh: 3 Spoons.

na chi lang lang son anh 5

5. Đồng bào Tày, Nùng ở Lạng Sơn có món ăn nào sau đây?

  • Tung lò mò
  • Bánh akoat
  • Khâu nhục

Đồng bào Tày, Nùng ở Lạng Sơn có món khâu nhục (có một số cách viết khác nhau) hấp dẫn, là món thịt hấp đến chín nhừ. Món ăn này được chế biến khá công phu, sử dụng nguyên liệu chính là thịt ba chỉ, kết hợp với nhiều gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tiêu, đường, mật ong, rượu trắng, xì dầu, dầu hào… Ảnh: Lefyw.

na chi lang lang son anh 6

6. Nguyên liệu không thể thiếu để làm món bánh ngải Lạng Sơn?

  • Lá hẹ nước
  • Lá lốt
  • Lá ngải cứu

Bánh ngải là món ăn có tiếng của Lạng Sơn, được người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM tìm mua. Bánh được làm từ nếp nương đồ lên, giã nhuyễn, nhân bánh là sự kết hợp của vừng, đường phên… Nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến bánh ngải là lá ngải cứu, cho món bánh có màu xanh bóng đặc trưng, bắt mắt. Ảnh: Nhacuanang_.

na chi lang lang son anh 7

7. Đồng bào dân tộc Dao ở Lạng Sơn có thức uống nổi tiếng nào?

  • Rượu Mẫu Sơn
  • Rượu Vân Sơn
  • Rượu Nga Sơn

Đồng bào dân tộc Dao sinh sống trên dãy núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn có rượu Mẫu Sơn trứ danh. Vào mùa đông, Mẫu Sơn nổi tiếng với nhiệt độ xuống dưới độ âm, có băng giá và tuyết rơi trắng xóa, đẹp mắt, thu hút đông du khách. Để chưng cất rượu Mẫu Sơn, nguyên liệu không thể thiếu là lá rừng vị thuốc, gây men. Ảnh: Ruoulangson.

Ngôi chùa nằm sâu trong hang động ở Lạng Sơn Di tích chùa Tam Thanh (TP Lạng Sơn) có vẻ đẹp tự nhiên kỳ thú với hang động đẹp, nhiều nhũ đá và hình thù độc đáo… thu hút du khách ghé thăm.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn