Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trong năm 2022 sẽ thanh tra, kiểm toán rất sâu về chuyên đề huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch để ngăn lợi ích nhóm.
-
Tại sao bác sĩ được làm thêm?
Lấy dẫn chứng ngành giáo dục yêu cầu cấm dạy thêm, học thêm
để đảm bảo chất lượng dạy và học trên lớp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà
Mau) đặt câu hỏi việc các bác sĩ liên kết xây dựng phòng khám riêng, liệu có ảnh
hưởng tới chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện công hay không?Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết việc hành nghề, làm
thêm của bác sĩ của ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố liên quan đến thu nhập, uy
tín của bác sĩ. Việc bác sĩ hành nghề vừa đảm bảo thêm thu nhập lại nâng cao
năng lực chuyên môn của họ.Ông Long cũng nhấn mạnh không nên phân biệt giữa cơ sở y tế
công và tư. Vị tư lệnh ngành y tế cho biết việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
dân là sự kết hợp hài hòa giữa 2 lực lượng trên, do vậy sự trao đổi và chia sẻ
sẽ đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.Bộ Y tế cũng cho biết đã có những quy định về quản lý thời
gian hành nghề, tái tạo sức lao động của bác sĩ. Đồng thời, cơ quan này cũng
nghiêm cấm việc không hoàn thành công việc ở cơ sở y tế công lập để đưa ra làm ở
cơ sở tư nhân. “Các tỉnh, thành phố và sở y tế sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý
các trường hợp này”, ông Long nói. -
Việt Nam tiếp cận vaccine sớm nhưng mua muộn
Trả lời chất vấn về triển khai chiến lược vaccine mà đại biểu
Phạm Thị Thanh Mai đặt ra, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận “chúng ta
tiếp cận vaccine sớm nhưng mua muộn”, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan.Theo ông, Việt Nam tiếp cận vaccine từ tháng 9/2020 khi làm
việc và thỏa thuân với COVAX. 2 tháng sau chúng ta đã có thỏa thuận với
AstraZeneca cung ứng 30 triệu liều. Sau đó thúc đẩy nghiên cứu sản xuất trong
nước, nhưng theo ông Long, yếu tố khách quan là khan hiếm vaccine toàn cầu suốt năm qua. Một số nước phát triển mua với số lượng rất lớn. Ông nhìn nhận đây
là vấn đề bất bình đẳng trong cung ứng vaccine toàn cầu khi họ đặt hàng cao hơn như cầu sử dụng.Bộ trưởng Y tế cũng nêu nhiều khó khó khăn trong việc mua
vaccine, khi cam kết thoả thuận mua phải vượt qua rào cản về pháp luật, chấp nhận
tất cả điều kiện của bên bán mà không được thương thuyết. Chúng ta cũng phải chấp
nhận rủi ro vì giao hàng chậm, không được trả lại do vaccine không đảm bảo hay
việc giao hàng không đúng thời hạn.“Bộ Y tế nhận trách nhiệm và đã triển khai thời gian qua để
có vaccine trong 2021 và 2022”, ông Long nói. -
Lo ngại thu lợi từ xã hội hóa ngành y tế
Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) nêu câu hỏi Bộ Y tế
có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng xã hội hóa để tổ chức, cá nhân đặt máy
móc thiết bị vào bệnh viện Nhà nước thu lợi nhuận, dẫn đến tình trạng lạm dụng
kỹ thuật và thuốc, nhiều lãnh đạo bệnh viện vi phạm pháp luật.Trả lời, ông Long cho rằng chủ trương xã hội hóa đã được
Trung ương thống nhất, thông qua và là chủ trương đúng đắn. Việc này đảm bảo
cho người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, không thể chỉ dùng ngân
sách Nhà nước để đầu tư vì không đủ nguồn lực.Ông Long cho biết nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành để
triển khai xã hội hóa trong công tác y tế, trong đó có luật về tài sản công,
quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bộ Y tế cũng có quy định với các cơ sở y tế
không được tăng thu, lạm thu và phối hợp chặt với Bảo hiểm Y tế trong thanh,
quyết toán sử dụng máy móc xã hội hóa.Tuy nhiên, ông Long cho rằng một số đơn vị chưa thực hiện
nghiêm, chưa đúng theo quy định, dẫn đến sai phạm. Ông Long cho rằng chủ trương
xã hội hóa vẫn phải tiếp tục nhưng cần hình thành hành lang pháp lý. Bộ đang
làm việc với Bộ Tài chính để trình Chính phủ ban hành nghị định về liên doanh,
liên kết xã hội hóa.“Mong rằng tới đây khi nghị định được Chính phủ thông qua, sẽ
giải quyết thấu đáo các vấn đề, tránh sai phạm, quản lý giá sẽ công khai, minh
bạch và hiệu quả hơn”, ông Long nói. -
Hà Nội có đặc trưng riêng nên chống dịch phải đánh giá rất kỹ lưỡng
Trả lời tranh luận của Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, Bộ
trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng thủ đô Hà Nội có đặc trưng riêng, là
trung tâm chính trị của cả nước, nên mọi quyết định và chính sách chống dịch phải
được đánh giá rất kỹ lưỡng.Ông nhắc lại Nghị quyết 128 nêu rõ để đáp ứng an toàn, linh
hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch, tùy vào tình hình, nguy cơ dịch bệnh, các địa
phương có thể đưa ra giải pháp.Bộ trưởng Y tế hy vọng trên cơ sở đánh giá lại nguy cơ, địa
phương sẽ có điều chỉnh dần biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp, đồng bộ
chung cho tất cả tỉnh, thành phố. “Chúng tôi lưu ý là ở cùng một cấp độ thì
không nên khác nhau quá nhiều”, ông Long nói và mong Hà Nội sẽ phòng chống dịch
tốt. -
Sẽ thanh tra rất sâu chuyên đề quản lý, sử dụng nguồn lực chống dịch
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý thêm việc phòng chống
dịch phải hết sức tiết kiệm vì nước ta đang rất khó khăn. Ông cho biết Thủ tướng
đã giao Thanh tra Chính phủ, Quốc hội cũng giao cho Kiểm toán Nhà nước trong
năm 2022 sẽ thanh tra, kiểm toán rất sâu về chuyên đề huy động, quản lý và sử dụng
các nguồn lực phòng chống dịch để ngăn chặn câu chuyện lợi ích nhóm trong lĩnh
vực này.“Đề nghị Bộ Y tế với trách nhiệm quản lý Nhà nước cần tăng
cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội bộ trong ngành để hướng dẫn anh em làm
đúng, ngăn chặn kịp thời, còn khi các cơ quan vào cuộc chúng ta phải xử lý”,
ông Huệ nói. -
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi có sai phạm
Trả lời phần tranh luận của đại biểu Hoàng Văn Cường, Bộ trưởng
Nguyễn Thanh Long cho biết quy định của Đảng, người đứng đầu đơn vị phải chịu
trách nhiệm khi sai phạm xảy ra trong đơn vị của mình. Nếu đơn vị xảy ra sai phạm
dù trực tiếp hay gián tiếp thì người đứng đầu vẫn phải chịu trách nhiệm.Bộ trưởng Y tế cũng cho biết cơ quan này chịu trách nhiệm chỉ
đạo về chuyên môn, kỹ thuật trên cả nước. Vấn đề kiểm tra, tài chính, mua sắm,
đấu thầu thanh tra kiểm tra là trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố quản
lý.Mặt khác, Bộ Y tế cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra
liên ngành nhưng chỉ về mặt chuyên môn. Trước những sai phạm xảy ra trong thời
gian qua, cơ quan này cũng đã chủ động có văn bản nhắc nhở các địa phương, các
đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm các quy định
của pháp luật. -
Tăng giá dịch vụ y tế để đảm bảo nhân lực phục vụ
Giải đáp các câu hỏi của đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM) về
thực trạng y tế cơ sở mỏng, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ còn thấp. Bộ trưởng Y tế thừa
nhận việc sử dụng nhân lực còn hạn chế. Thông thường, một bác sĩ phải có 3-3,5
điều dưỡng mới có thể đảm bảo chăm sóc toàn diện, nhưng thực tế nhiều đơn vị
tuyển dụng nhân lực y tế khó khăn, nhất là về tài chính của hệ thống y tế.“Nhiều đơn vị chưa tính đúng tính đủ về giá, hiện nay giá dịch
vụ y tế mới chỉ tính 2/4 yếu tố cấu thành giá nên chưa đáp ứng yêu cầu, chính
vì vậy tới đây, chúng ta sẽ cố gắng tăng giá dịch vụ y tế để đảm bảo nhân lực y
tế phục vụ một cách toàn diện”, ông Long nói.Giải pháp ông đưa ra là tăng cường, nâng cao chất lượng đào
tạo và sắp xếp việc sử dụng nhân lực ở các bệnh viện một cách phù hợp.Ông Long cũng nêu thực tế bác sĩ đào tạo 6 năm, tới đây là 9
năm, nhưng khi ra trường chỉ hưởng lương ngang người đào tạo 4 năm. Vì vậy khi
Chính phủ, Thủ tướng ban hành khung trình độ quốc gia thì một bác sĩ khi đào tạo
6 năm sẽ được hưởng lương ở khung mức độ 2 và tới đây sẽ áp dụng. -
Đầu tư cho các trạm y tế từ nguồn tổ chức quốc tế
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng Y tế Nguyễn
Thanh Long trả lời về giải pháp cải thiện chất lượng chăm sóc y tế trạm y tế xã
và việc thiếu hụt nhân lực y, bác sĩ, trình độ chuyên môn cao ở một số địa
phương.Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng đến
nay y tế tuyến cơ sở, cấp huyện, xã cơ bản đáp ứng trong điều kiện bình thường,
tuy nhiên trong thực tế, các cơ sở này không đáp ứng được khi dịch bệnh xảy ra.Ông cho rằng y tế cơ sở đã được quan tâm, đầu tư, xây dựng,
sửa chữa nhưng một số trạm y tế vẫn chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết, con số
này khoảng 20%. Bên cạnh đó, chưa đến 50% số trạm y tế đảm bảo được 80% các dịch
vụ y tế tuyến xã. Và thực trạng này diễn ra ngay tại các tỉnh, thành phố lớn.Bộ Y tế đang xây dựng đề án tăng cường năng lực y tế tuyến
cơ sở, như cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức của trạm y tế xã. Theo đó, bố trí cho trạm
y tế xã số nhân lực phù hợp với dân số trên địa bàn từng xã, phường.Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường đầu tư cho các trạm y tế từ nguồn
tổ chức quốc tế, Ngân hàng Thế giới cho những địa phương khó khăn để khắc phục
việc này. -
Nhiều người không được gian hạn thẻ bảo hiểm y tế
Đại biểu Phạm Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết từ đầu năm đến
nay, rất nhiều lao động trong tình trạng tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc
không lương hoặc mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, những
người này không được tiếp tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế, dẫn đến bị gián đoán
việc khám chữa bệnh được hưởng bảo hiểm y tế.“Người lao động có nguyện vọng được hỗ trợ giảm, miễn đóng bảo
hiểm y tế và tiếp tục được đảm bảo chăm sóc sức khỏe, hưởng chế độ bảo hiểm y tế
trong giai đoạn hiện nay”, bà Dung nói và đặt câu hỏi với Bộ Y tế về giải pháp.Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ đang phối hợp
với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội rà soát lại toàn bộ đối tượng đóng này, để có
cơ chế chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.“Chúng ta vẫn đảm bảo được vấn đề về độ phủ bảo hiểm y tế và
đảm bảo cho người dân tiếp cận một cách công bằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua
bảo hiểm y tế”, Bộ trưởng Long khẳng định. -
Đại biểu tranh luận khi Bộ trưởng trả lời chưa thỏa đáng
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) tranh luận về sai phạm
kinh tế tại bệnh viện khiến hàng loạt bác sĩ vào vòng lao lý. Ông Cường cho rằng
phần trả lời của Bộ trưởng Long về những giải pháp chưa thật sự thỏa đáng.Thứ nhất, về giải pháp phân quyền cho một cấp phó chuyên phụ
trách về kinh tế, ông Cường cho rằng dù có phân công cho cấp phó nhưng nếu có
sai phạm người đứng đầu vẫn phải chịu trách nhiệm. Do vậy có thể người đứng đầu
vẫn bị sai phạm trong “vô thức”.Về trách nhiệm của cơ quan quản lý, ông Cường cho rằng theo
quy định hàng năm cơ quan chức năng của cơ quan chủ quản, cơ quan kiểm toán,
thanh tra đều phải duyệt quyết toán đối với phần vốn ngân sách, còn hoạt động về
vốn của đơn vị tự quyết định phải kiểm tra báo cáo tài chính.“Những cơ quan này có chuyên môn về quản lý kinh tế mà còn
không phát hiện sai phạm vậy làm sao những giáo sư, bác sĩ chỉ biết đọc bệnh án
phát hiện được”, vị đại biểu Hà Nội nêu.Dẫn quy định Luật Phòng chống tham nhũng về những sai phạm xảy
ra sau khi có thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì những người thực hiện chức
năng này cũng phải chịu trách nhiệm. Ông Cường hỏi thêm cơ quan công an, kiểm
soát liệu có bỏ sót tội phạm hay không. -
Hà Nội sẽ tiếp tục điều chỉnh biện pháp cách ly
Giơ biển tranh luận, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) nhắc đến công tác cách ly F1 của Hà Nội. Bà dẫn quy định các văn bản hướng dẫn nêu rõ phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh, năng lực y tế và năng lực triển khai các khu cách ly tập trung, xem xét điều kiện cách ly tại nhà, từng địa phương sẽ quy định giải pháp phù hợp với công tác phòng chống dịch.
“Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế trong thực hiện phòng, chống dịch, đặc biệt công tác cách ly, điều tra truy vết và quản lý người từ vùng có dịch, quản lý F1”, bà Hà nhấn mạnh.
Nữ Giám đốc Sở cho biết gần đây Hà Nội liên tiếp phát hiện các ca F0 chưa rõ nguồn lây, đặc biệt ngày 9/11 Hà Nội ghi nhận 222 ca bệnh, trong đó có 105 ca ngoài cộng đồng.
“Dự báo tình hình dịch tại Hà Nội sẽ diễn biến rất phức tạp và khó lường”, bà Hà nói và cho biết trên cơ sở diễn biến dịch, Hà Nội sẽ tiếp tục có điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch và biện pháp cách ly để vừa đúng quy định, vừa thích ứng, linh hoạt với tình hình địa phương.
-
4-5 năm thực hiện rồi, sao đến giờ vẫn còn làm rất khác nhau?
Đại biểu Dương Ngọc Hải (TP.HCM) nêu chất vấn việc đổi mới hệ thống y tế.
Ông Long nêu quan điểm ủng hộ trao các trung tâm y tế ở TP.HCM cho quận, huyện quản lý. Vì tiềm lực của các quận, huyện ở TP.HCM rất lớn, nên việc phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương với hoạt động y tế trên địa bàn là phù hợp. Nhưng để áp dụng trên toàn quốc, ông Long cho biết sẽ nghiên cứu vì cũng có những địa phương rất khó khăn, khi giao việc quản lý trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn cho họ thì vấn đề quản lý đầu tư, con người sẽ gặp khó.
“Chúng tôi sẽ cân nhắc trên tất cả góc độ để làm tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, ông Long nói.
Nói thêm về những nội dung liên quan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc đến tinh thần Nghị quyết 19 của Trung ương về sắp xếp, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập có nội dung rất quan trọng. Đó là các đơn vị sự nghiệp công lập, các bệnh viện nếu tự chủ hoàn toàn được phép tổ chức hạch toán như doanh nghiệp và phải kiểm toán hàng năm, báo cáo về tài chính.
“Chúng ta đã thực hiện nghiêm việc này chưa hay hay đến khi mất bò mới lo làm chuồng?”, ông Huệ đặt câu hỏi.
Những chuyện như liên kết đặt máy, mua bán vật tư, thiết bị y tế hàng năm thì bệnh viện công sẽ được Nhà nước hạch toán, còn những đơn vị tự chủ hoàn toàn phải kiểm toán và công khai việc này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Y tế kiểm tra lại việc này.Với những đơn vị y tế cấp huyện sau khi sắp xếp, ông Huệ nhấn mạnh phải chuyển về cho địa phương, ngành y tế chỉ quản lý về mặt chuyên môn. Theo ông, cấp huyện rất thành thạo về con người, nhân sự và quản lý tất cả trên địa bàn. “Chính phủ khóa trước đã có chủ trương về vấn đề này rồi, tại sao chúng ta vẫn làm rất khác nhau?, ông Huệ đặt câu hỏi và cho rằng vấn đề này bộc lộ rõ qua đợt chống dịch.
Ông đề nghị Bộ trưởng Nội vụ và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chuẩn bị giải trình việc này cho rạch ròi, vì chúng ta đã có 4-5 năm thực hiện nhưng đến nay vẫn không thống nhất giữa các địa phương với nhau. Ông cũng mong đại biểu thống nhất để nghị quyết chất vấn có nội dung này theo tinh thần nếu chuyển về cho địa phương phải thực hiện thống nhất, còn ngành y tế chỉ quản lý về chuyên môn.
-
Kỳ vọng sớm có vaccine của Việt Nam
Đại biểu Dương Minh Ánh đặt câu hỏi về thời gian cụ thể vaccine Covid-19 của Việt Nam sẽ được phê duyệt và đưa vào sử dụng.
Bộ trưởng nguyễn Thanh Long cho biết hiện trong nước có 2 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 đang trong giai đoạn 3 thử nghiêm lâm sàng. Về vấn đề cấp phép, ông Long cho biết Bộ Y tế chỉ cắt ngắn những thủ tục về mặt hành chính còn về chuyên môn và an toàn phải đảm bảo tối đa trên cơ sở xem xét của Hội đồng Y đức và Hội đồng Cấp phép.
Hai hội đồng này thời gian qua liên tục làm việc, hướng dẫn bổ sung dữ liệu với các nhà sản xuất để có thể cấp phép.“Chúng tôi cũng kỳ vọng sớm có vaccine của Việt Nam để sớm chủ động được nguồn vaccine”, ông Long nói.
-
Cán bộ y tế vướng lao lý là “hết sức đau lòng”
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nêu tình trạng hàng loạt cán bộ y tế vướng vòng lao lý khi sai phạm trong vấn đề đấu thầu và mua bán thuốc, từ đó ông đặt câu hỏi về vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế với vai trò là quản lý lĩnh vực nhất là trong thời gian khi Nghị quyết 30 với hàng loạt cơ chế đặc thù sẽ có hiệu lực.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đây là những vụ việc “hết sức đau lòng”. Nhìn nhận về nguyên nhân, ông Long cho rằng một phần do cơ chế, do sự hướng dẫn và đặc biệt những vi phạm này mang tính cá nhân. Ông lấy ví dụ về quy định về đấu thấu đã có cụ thể nhưng sai phạm vẫn xảy ra.
Bộ trưởng Y tế cũng cho biết Bộ tiếp tục rà soát những hướng dẫn, thể chế liên quan đến quản lý và tăng cường kiểm tra, giám sát mua sắm, đầu thầu, phân cấp phân quyền.
-
Hình thành khu phức hợp y tế ở các địa bàn trọng điểm
Trả lời câu hỏi về giải pháp đột phá giảm chênh lệch chất lượng khám chữa bệnh giữa các vùng, ông Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh chương trình cải cách, đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung hình thành khu phức hợp y tế ở các địa bàn trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện tuyến cuối ở một số địa bàn theo khu vực địa lý.Ông Long cũng nêu thực tế hiện nay có rất ít bệnh viện tuyến cuối, ví dụ khu vực Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm nhưng chưa có bệnh viện nào của Trung ương trên địa bàn. Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý xây dựng một bệnh viện của Trung ương ở Tây Nguyên để đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn. Một số khu vực khác như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ cũng đang xây dựng kế hoạch.
Ngoài ra, ông Long cho biết đang đẩy nhanh tiến độ Đề án khám chữa bệnh từ xa. Thực tế vừa qua, hàng nghìn buổi hội chẩn trực tuyến đã được tổ chức theo tinh thần “y tế không còn khoảng cách”, các bệnh viện Trung ương và tuyến cơ sở cùng hội chẩn, trao đổi với nhau về điều trị.
Trong đào tạo nhân lực, ông Long cho biết đã trình Chính phủ Đề án để đảm bảo nhân lực y tế cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; Đề án luân chuyển, đào tạo bác sĩ trẻ đưa về các vùng và tăng cường đầu tư cho y tế cho những địa bàn khó khăn.
-
Cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao vẫn chủ đạo làm trong cơ sở y tế công lập
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tiêu chí đảm bảo y tế Việt Nam phải tương đương với các nền y tế hiện đại trên thế giới. Ngành y tế đã triển khai nhiều chương trình đào tạo liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đồng thời, Bộ cũng đã có những chính sách, giải pháp thu hút nguồn nhân lực đối với các đơn vị y tế công lập. Trong đó, bao gồm những chế độ phụ cấp ưu đã theo nghề và những chế độ phụ cấp đặc biệt do trực và chống dịch.Ông Long cũng nêu tình trạng cán bộ y tế ngành công lập sang làm việc cho các cơ sở y tế tư nhân tuy nhiên khẳng định nguồn nhân lực trong các cơ sở y tế công lập vẫn được đảm bảo. “Những cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao vẫn làm trong các cơ sở y tế công lập là chủ đạo”, người đứng đầu ngành y tế nói.
-
Ưu tiên chống dịch đến đầu 2022
Trả lời chất vấn của đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận việc dự báo tình hình dịch Covid-19 ở Trung ương và địa phương chưa sát thực tế.
“Việc dự báo với Covid-19 hết sức khó khăn, tất cả quốc gia chưa có dự báo mang tính dài hạn. WHO chỉ đưa ra dự báo dịch chưa thể kết thúc năm 2022 và hy vọng 2023 trở thành bệnh theo mùa”, ông Long chia sẻ.Ông lý giải do Covid-19 là dịch chưa có tiền lệ và liên tục có biến chủng mới, lây lan nhanh và mạnh hơn nên rất khó dự báo. Về tình hình dịch từ nay đến cuối năm, tư lệnh ngành y tế nhấn mạnh “dịch còn diễn biến phức tạp”. Ông bày tỏ quan ngại khi sau khi chuyển sang trạng thái thích ứng, an toàn với dịch, một số địa phương có dấu hiệu Covid-19 tăng trở lại, một số người dân có biểu hiện chủ quan, không thực hiện 5K.
Nhấn mạnh đây là những điều rất quan ngại, ông Long lưu ý các địa phương hết sức quan tâm phòng, chống dịch từ nay đến cuối năm và đầu năm 2022, đồng thời, cần đẩy nhanh phủ vaccine.
“Cuối năm 2021 và đầu năm 2022 thì chống dịch vẫn là trọng tâm ưu tiên”, Bộ trưởng Y tế khẳng định.
-
Dự báo diễn biến dịch tới 2022 thế nào?
Nêu tình trạng nhân lực ngành y tế đang thiếu nhất là nhân lực chất lượng cao đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đặt câu hỏi Bộ trưởng Y tế có giải pháp gì để chống việc chảy máu nhân lực của ngành, từ việc có những nhân viên y tế không muốn tiếp tục với nghề do áp lực quá lớn cho tới những lãnh đạo ngành y bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị khởi tố bởi những vi phạm pháp luật nghiêm trọng?
Đại biểu Lưu Văn Đức (đoàn Đắk Lắk) băn khoăn về công tác dự báo diễn biến dịch thời gian qua đã đạt kết quả ra sao và Bộ Y tế dự báo diễn biến dịch từ nay tới năm 2022 sẽ như thế nào?
Đồng thời ông cũng đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích vấn đề chậm tham mưu chiến lược triển khai vaccine Covid-19 và tính công bằng trong phân bổ vaccine bởi có những địa phương đã hoàn thành tiêm cho trẻ em và có địa phương chuẩn tiêm mũi 3, trong khi đó nhiều tỉnh thành ở miền Trung, Tây Nguyên vẫn chưa có đủ vaccine để tiêm.Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đưa ra câu hỏi về giải pháp của Bộ trưởng Y tế trong nhiệm kỳ để giảm sự chênh lệch chất lượng khám, chữa bệnh giữa vùng miền núi và đồng bằng.
Về việc ở những thành phố lớn, người lớn đã đi làm nhưng trẻ em vẫn chưa được đến trường, bà Thủy đặt câu hỏi liệu có sự thận trọng quá mức cần thiết khiến trẻ em gặp thiệt thòi do phải học trực tuyến nhiều tháng nay gây khó khăn cho gia đình có trẻ nhỏ học ở nhà?Đại biểu Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: Hồng Phong.
-
Test kit không thuộc mặt hàng quản lý giá nên mỗi nơi một giá
Đăng ký tranh luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt câu hỏi có hay không chuyện Bộ Y tế buông lỏng giá xét nghiệm Covid-19, dẫn đến mỗi địa phương một giá. “Tôi cho rằng đây là một thiếu sót”, ông Hòa nói.
Thứ hai, đại biểu tỉnh Đồng Tháp đề nghị bố trị tách bạch giữa quản lý chuyên môn và quản lý kinh tế đối với giám đốc bệnh viện.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết giá xét nghiệm Covid-19 không thuộc mặt hàng quản lý giá theo quy định của luật giá và có sự chênh lệch giữa các nơi.
“Đối với giá xét nghiệm, theo quy định của Bộ là thực thanh thực chi, mặt khác đối với các đơn vị tư nhân, chúng ta không áp dụng hình thức quản lý giá, do đơn vị tự chịu trách nhiệm, phải niêm yết, công khai”, ông Long thông tin.Về vấn đề thứ hai, Bộ trưởng khẳng định đã cố gắng tách bạch người quản lý về mặt tài chính riêng, nhưng một số địa phương do UBND quyết định nên Bộ Y tế không chỉ đạo được. Tới đây, Bộ này sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan để minh bạch hóa toàn bộ quá trình bổ nhiệm, xây dựng quy định và thể chế để hạn chế sai phạm.
-
Đề nghị các địa phương áp dụng triệt để Nghị quyết 128
Chưa hài lòng với câu trả lời về việc cách ly F1, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) giơ biển xin tranh luận. Ông cho rằng Bộ trưởng Long chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi. Ông nhắc lại vì sao F1 đủ điều kiện mà vẫn phải cách ly tập trung ở Hà Nội.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long cho biết lãnh đạo Bộ đã trao đổi với TP Hà Nội và nêu quan điểm trong một số trường hợp không bắt buộc cách ly tập trung. Hướng dẫn của Bộ Y tế đã nêu rõ có thể cách ly tại nhà 7 ngày.
Ông Long cũng đề nghị các địa phương áp dụng triệt để hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly theo phân cấp nguy cơ đối với người tiêm 2 mũi, 1 mũi, chưa tiêm, F0 khỏi bệnh để phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ.Ông cho biết chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn thì các địa phương cần quản lý rủi ro, tạo sự ổn định, thống nhất đồng bộ trên cả nước.
-
Do “mải mê chống dịch” nên không thực hiện đúng việc thu giá xét nghiệm
Trả lời câu hỏi “liệu có lợi ích nhóm trong vấn đề loạn giá xét nghiệm?” của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), và chất vấn “vì sao Việt Nam đã sản xuất được kit, test xét nghiệm Covid-19 nhưng vẫn phải nhập ở nước ngoài” của đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long xin phép dành nhiều thời gian hơn để giải đáp.
Về trang thiết bị y tế và sinh phẩm chẩn đoán, trước đây, ông Long khẳng định không thuộc mặt hàng quản lý theo Luật giá. Giá cả của các mặt hàng này cũng khác nhau giữa các hãng, các nước. Giá sinh phẩm cũng khác nhau qua từng thời điểm, nếu cung ít – cầu nhiều thì giá thành cao hơn. Ông nhắc hồi đầu năm 2020, giá khẩu trang, găng tay, máy thở do khan hiếm đã bị đẩy lên cao, các quốc gia có tình trạng tranh mua trong thời điểm đầu.
Song theo ông Long, thời gian qua do nhiều doanh nghiệp tham gia vào nên đã làm giảm giá những mặt hàng này.Biện pháp của Bộ Y tế được ông Long đề cập là từng bước minh bạch hóa việc cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế, yêu cầu các công ty công khai, niêm yết giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế. Bộ cũng liên tục yêu cầu các DN tăng nguồn cung, hạ giá thành sản phẩm; tăng cường cấp phép để tạo cạnh tranh giữa các đơn vị.
“Hiện nay chúng ta đã cấp phép cho 131 sản phẩm sinh phẩm chẩn đoán, trong đó test nhanh là 60, PCR là 43, và kháng thể là 28”, ông Long nói.
Cùng với đó, ông cho biết đã tăng cường vận động, hỗ trợ từ các nước với khoảng trên 50 triệu test.
Tư lệnh ngành y tế cũng nêu ra yêu cầu về việc giảm giá thành, theo đó, Bộ đã có hướng dẫn về gộp mẫu với cả test nhanh (gộp 3-5) và test PCR (gộp 10-20).“Điều này được cho phép về mặt chuyên môn và giảm giá thành”, ông Long nói.
Đồng thời, ông khẳng định Bộ Y tế liên tục có điều chỉnh về việc xét nghiệm tùy từng thời điểm, mức độ dịch trên quan điểm “hiệu quả, tiết kiệm”.Trước 1/7, ông Long cho biết lượng test nhanh sử dụng không nhiều nhưng sau 1/7, Bộ Y tế tiên lượng thị trường sôi động hơn vì việc xét nghiệm nhiều hơn. Vì vậy, Bộ yêu cầu các địa phương triển khai theo hướng “thực thanh thực chi”. Nếu người dân tự nguyện đến xét nghiệm và thu phí thì chỉ được thu theo giá đầu vào, nên có hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị và các đơn vị tư nhân.
“Do quá bận về công tác phòng, chống dịch nên đến tận tháng 9, khi Bộ chỉ đạo giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào, thì các đơn vị nhận lỗi do mải mê quá nên không thực hiện được. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở và chấn chỉnh việc thu thế này”, ông Long nói.
Bộ trưởng Y tế khẳng định Bộ đã có văn bản và Thủ tướng đã liên tục nhắc nhở các địa phương phải thực hiện đúng quy định về pháp luật, đảm bảo không có lợi ích nhóm, không được tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị và sinh phẩm y tế vì thế đã được đưa vào chương trình thanh tra năm 2022.
-
Ưu tiên phủ vaccine cho toàn bộ dân số
Trả lời câu hỏi nguyên tắc phân bổ vaccine, Bộ trưởng Long cho biết việc phân bổ dựa trên Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong đó có địa bàn ưu tiên trọng điểm và đối tượng ưu tiên. Vì vậy, Bộ ưu tiên cho địa phương có tình hình dịch bệnh phức tạp trước; thứ hai là nơi nguy cơ cao như tập trung khu công nghiệp; đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, mật đô dân cư lớn…
Ngoài ra, chúng ta cũng tập trung cho đối tượng ưu tiên trước như người cao tuổi trên 50, 65 tuổi vì đây là nhóm người rủi ro nhất.
Việc tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi, ông Long nói trước mắt sẽ cho địa bàn trọng điểm trước, còn trong tháng 11 sẽ cố gắng bao phủ phạm vi toàn quốc.
Còn về tiêm mũi 3, ông Long nói Bộ Y tế mới có kế hoạch, chưa triển khai và dự kiến thực hiện vào cuối tháng 12. Tuy nhiên, ông khẳng định mục tiêu ưu tiên vẫn là phủ toàn bộ vaccine cho dân số nhanh nhất; mục tiêu là 2 tuần đầu tháng 11 phủ toàn bộ mũi 1 và trả mũi 2. Lúc đó, chúng ta mới tính đến tiêm mũi 3 cho người cao tuổi.
-
Đang thúc đẩy sản xuất test kháng nguyên
Trả lời về câu hỏi bộ test, kit do Việt Nam sản xuất được sử dụng ra sao, ông Nguyễn Thanh Long cho biết nước ta là một trong 4 nước đã phân lập và giải trình tự gene thành công với virus. Tháng 4, 5 vừa qua, Bộ đã chỉ đạo, phối hợp Công ty Việt Á, Học viện Quân Y, Công ty Thái Dương để sản xuất test RT-PCR.
Căn cứ diễn biến dịch và chiến lược xét nghiệm, chúng ta đã hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên.
“Về xét nghiệm kháng thể, chúng tôi cũng cố gắng để chủ động được nguồn cung loại test này”, ông Long nói.
-
Muốn thích ứng an toàn, phải chuẩn bị điều kiện về y tế
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) về giải phải thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ nên nhiều quốc gia cũng phải điều chỉnh chính sách trong từng giai đoạn. Đến nay, hầu hết quốc gia đã chuyển sang thích ứng với dịch.
Ông Long cho biết Nghị quyết 128 đã đánh giá cấp độ dịch dựa trên tình hình dịch, tiến độ tiêm chủng và năng lực y tế ở từng địa phương, từ đó đưa giải pháp thích hợp.
Giải pháp đầu tiên, theo ông Long, các địa phương phải đánh giá được cấp độ dịch để áp dụng biện pháp phù hợp cho những hoạt động khác nhau như sự kiện ngoài trời, giao thông, giáo dục…
“Nghị quyết quy định rõ nên địa phương phải tuân thủ”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Long, muốn chuyển sang thích ứng an toàn với dịch, các địa phương phải chuẩn bị cơ sở vật chất đặc biệt về y tế như hạ tầng y tế cơ sở, thành lập trung tâm hồi sức, giường cấp cứu.
Về câu hỏi làm sao triển khai đồng bộ các giải pháp, ông Long nhấn mạnh diễn biến dịch phụ thuộc nhiều vào từng địa phương nên các địa phương vừa qua căn cứ vào địa bàn, quy mô dân số và nhiều yếu tố khác để triển khai các biện pháp khác nhau, nhưng khi Nghị quyết 128 ra đời thì cơ bản tất cả áp dụng đồng bộ. Tư lệnh ngành y tế mong các địa phương lưu ý thực hiện đúng nghị quyết. -
Loạn giá xét nghiệm, dân bức xúc
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) hỏi tư lệnh ngành y tế về việc áp dụng Nghị quyết 128 của Chính phủ, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19 được Bộ thực hiện và phối hợp với các địa phương ra sao; giải pháp thực hiện đồng bộ ở các địa phương ra sao khi có tình trạng mỗi nơi áp dụng một kiểu.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đề cập vấn đề một số địa phương, điển hình là Hà Nội vẫn áp dụng chính sách cách ly tập trung trường hợp tiếp xúc gần (F1). Việc này gây lãng phí nguồn lực, gây tổn hại về tinh thần cho người dân và gia tăng khả năng lây nhiễm chéo, không phù hợp tình hình thực tiễn. Đại biểu Cường đề nghị Bộ trưởng Y tế nêu quan điểm vấn đề này.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ bức xúc về loạn giá xét nghiệm Covid-19, có nơi thu đến 450.000 đồng/xét nghiệm, gây bức xúc cho nhân dân. Ông đặt câu hỏi liệu có lợi ích nhóm không và trách nhiệm của Bộ trưởng trong vấn đề này.
Bên cạnh đó, đại biểu tỉnh Đồng Tháp cũng muốn Bộ trưởng trả lời về tình trạng tiêu cực trong đội ngũ lãnh đạo bệnh viện. Ông hỏi liệu ngành y tế đã tính đến tách bạch giữa nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ quản trị của lãnh đạo các cơ sở y tế chưa.Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) hỏi vì sao Việt Nam đã sản xuất được kit, test xét nghiệm Covid-19 nhưng vẫn phải nhập của nước ngoài. Ông cũng hỏi ở một số địa phương người dân chưa có mũi 1 vaccine trong khi ở địa phương khác bắt đầu triển khai tiêm cho trẻ em và tính đến mũi 3 và đề nghị Bộ trưởng Y tế nêu nguyên tắc phân bổ vaccine.
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Hồng Phong.
-
22 đại biểu đăng ký chất vấn
Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long một lần nữa cảm ơn nhân dân cả nước đã động viên, chia sẻ với ngành y tế trong thời gian qua.
Ông cho biết từ kỳ họp thứ nhất, Bộ Y tế đã nhận được nhiều câu hỏi chất vấn và Bộ đã có văn bản trả lời gửi đến từng đoàn. Hiện, các câu hỏi chất vấn mới vẫn được gửi đến và ông Long khẳng định sẽ tiếp tục trả lời bằng văn bản.Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, ngành y tế vừa qua nhận được nhiều ý kiến động viên, góp ý về những vấn đề làm được cũng như những việc còn hạn chế nên ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện.
Bắt đầu phiên chất vấn dành cho tư lệnh ngành y tế, Chủ tịch Quốc hội thông báo trên bảng điện tử đã có 22 đại biểu đăng ký chất vấn.
-
Không dùng quyền tranh luận để đặt câu hỏi
Về vấn đề tranh luận, Chủ tịch Quốc hội cho biết người chất vấn và các đại biểu khác có quyền giơ biển tranh luận lại với bộ trưởng, song không dùng quyền tranh luận để tranh thủ đặt câu hỏi cho bộ trưởng. Và đặc biệt, đại biểu Quốc hội tranh luận với bộ trưởng, không tranh luận với đại biểu khác.
Sau phiên chất vấn, trả lời chất vấn dành cho các đại biểu, Thủ tướng sẽ phát biểu làm rõ hơn các ý kiến về 4 nhóm vấn đề này, sau đó trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
-
Hỏi nhanh – đáp gọn
Mở đầu phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết đây là phiên chất vấn, trả lời chất vấn đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Thành công của phiên chất vấn lần này là yếu tố đảm bảo thành công cho cả kỳ họp.
Theo ông, đây không đơn thuần là hoạt động giám sát, tăng cường giải trình của người đứng đầu mà còn có ý nghĩa tương tác, bổ trợ cho các hoạt động giám sát khác.Việc chọn lựa vấn đề chất vấn, theo Chủ tịch Quốc hội, đã nhiều lần được lấy ý kiến. Sau cùng, các đại biểu Quốc hội chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn. Đó là vấn đề về y tế của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long; nhóm vấn đề liên quan đến lao động, xã hội của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung; vấn đề vĩ mô, đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế trong và hậu đại dịch liên quan đến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng; nhóm vấn đề về giáo dục và đào tạo của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Về cách thức chất vấn và trả lời chất vấn: Mỗi ĐBQH nêu câu hỏi ngắn gọn trong phạm vi 1 phút, bộ trưởng sẽ trả lời mỗi vấn đề 3 phút theo tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn”. Ông đề nghị mỗi đại biểu chọn 1-2 vấn đề trọng tâm để bộ trưởng lĩnh hội được ý đại biểu muốn hỏi.
Chia sẻ từng có lúc đứng ở vị trí trả lời chất vấn, ông Huệ cho rằng nếu đại biểu hỏi nhiều ý sẽ rất khó cho bộ trưởng ghi chép, trả lời.
Trong quá trình trả lời chất vấn, các phó thủ tướng và thành viên khác của Chính phủ có thể cùng tham gia trả lời chất vấn và ĐBQH có thể chất vấn trực tiếp những người liên quan.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn