Nạn kỳ thị người châu Á ám ảnh Olympic Tokyo

0
72

Hai vụ việc liên quan đến các vận động viên người Hàn Quốc tại Thế vận hội Nhật Bản 2020 đã làm dấy lên phẫn nộ về việc phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.

Một bình luận viên thể thao người Hy Lạp đã bị sa thải hôm 27/7 vì đưa ra bình luận phân biệt chủng tộc về vận động viên bóng bàn người Hàn Quốc Jeoung Young Sik ngay trên sóng truyền hình, theo một bài viết của Korea Times vào ngày 1/8.

Khi được hỏi về kỹ năng của các vận động viên bóng bàn Hàn Quốc, bình luận viên khách mời Dimosthenis Karmiris nói: “Mắt họ nhỏ nên tôi không thể hiểu được làm sao họ có thể nhìn bóng di chuyển qua lại”.

Đài truyền hình ERT của Hy Lạp sau đó đã thông báo trên trang web của họ rằng sẽ ngay lập tức chấm dứt hợp tác với Karmiris với tư cách khách mời bình luận.

“Bình luận phân biệt chủng tộc không có chỗ trên truyền hình công cộng”, đài truyền hình này nói.

phan biet chung toc tai Olympic 2020 anh 1

Vận động viên bóng bàn người Hàn Quốc Jeoung Young Sik. Ảnh: AFP.

Ngày 26/7, Liên đoàn Bắn cung Thế giới (WAF) đã bị chỉ trích vì sử dụng kiểu chữ “chop suey” – có liên quan đến phân biệt chủng tộc đối với người châu Á – khi đăng bài viết trên Twitter đẻ chúc mừng các cung thủ Hàn Quốc giành huy chương vàng Olympic.

“Chop suey”, còn được gọi là phông chữ “wonton” (hoành thánh), mô phỏng các nét thư pháp của Trung Quốc. Kiểu chữ này trước đây thường được nhà hàng Trung Quốc tại Mỹ sử dụng, trong thời kỳ phân biệt chủng tộc sâu sắc đối với người nhập cư gốc Á.

Theo CNN, phông chữ này trong lịch sử cũng được sử dụng trong các phim hoạt hình và áp phích phân biệt chủng tộc đối với người châu Á và người Mỹ gốc Á. Nhiều người tin rằng việc sử dụng phông chữ này ngày nay khi nhắc đến người châu Á hoặc người Mỹ gốc Á thể hiện định kiến và phân biệt chủng tộc đối với người phương Đông.

Bài đăng của WAF trên Twitter đã gây ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội. Người hâm mộ yêu cầu liên đoàn phải xin lỗi, đồng thời thay đổi phông chữ hoặc xóa hẳn bài đăng.

Một người dùng mạng xã hội nói rằng: “Họ là những vận động viên đẳng cấp thế giới, không phải nhân vật hoạt hình. Hãy chúc mừng họ một cách phù hợp”.

Một người khác viết: “Sao lại sử dụng kiểu chữ đó? Nó rất khó đọc. Điều duy nhất mà các anh thể hiện qua kiểu chữ này là sự phân biệt chủng tộc đối với các vận động viên người Đông Á”.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn